Âm nhạc 6
Ngày soạn: 13/02/2017
Tiết 23:
Ngày dự : 20/02/2017
Ôn tập bài hát: NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC
Tập đọc nhạc : TĐN SỐ 7
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn lại bài hát “Ngày đầu tiên đi học”.
- HS biết bài TĐN số 7 “ Chơi đu”, do nhạc sĩ Mộng Lân sáng tác. Đọc đúng
cao độ, trường độ, luyện nhớ tên nốt và vị trí nốt nhạc, phân biệt trường độ nốt
trắng với nốt trắng có chấm dôi.
2. Kĩ năng:
- Học sinh đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 7.
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ phách.
- Học sinh biết trình bày theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
3. Thái độ:
- Giúp các em nắm vững hơn về cao độ, trường độ và tiết tấu của bài TĐN.
- Qua tiết học tiết học giúp học sinh nắm nội dung bài học, các em có ý thức
học tập tốt bộ môn âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bài giảng Âm nhạc 6, Sách giáo khoa Âm nhạc 6.
- Tập đệm và đọc chuẩn xác bài TĐN số 7 “Chơi đu”.
- Đàn organ, bảng phụ bài TĐN số 7, slide, máy tính, đĩa CD.
2. Học sinh:
- Học bài cũ ở nhà.
- Chuẩn bị bài mới.
- Sách giáo khoa âm nhạc 6.
- Vở để ghi chép và đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: (45’)
1. Ổn định lớp: (1’)
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Gọi một đến hai em học sinh hát lại bài hát “ Ngày đầu tiên đi học”.
- Yêu cầu: Thuộc lời bài hát, hát diễn cảm, nhẹ nhàng, chú ý các chỗ ngân.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
IV. DẠY BÀI MỚI: (37’)
Hoạt động
Nội dung
của giáo viên
GV ghi bảng I. Ôn bài hát: “Ngày đầu tiên đi học”
Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện
Lời: Thơ Viễn Phương
GV thực hiện - Cho cả lớp hát lại bài hát “Ngày đầu tiên đi học”
- Chia lớp thành 2 nhóm để hát lại bài hát.
- Gọi một vài bạn học sinh trình bày lại bài hát một
cách diễn cảm.
- Nhận xét và sửa sai cho HS
II. Bài tập đọc nhạc: TĐN số 7 “Chơi đu”
Nhạc và lời: Mộng Lân
GV yêu cầu
1.Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sách giáo
khoa trang 47 bài TĐN số 7 và đặt một số câu hỏi
cho học sinh trả lời.
Hoạt động
của học sinh
HS ghi bài
GV treo bảng
phụ
HS quan sát
HS thực hiện
HS thực hiện
- Bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp nào? ( nhịp 3/4)
- Về cao độ có những nốt nào? ( đô, rê, mi, sol, la )
HS trả lời
- Về trường độ có những hình nốt nào? ( nốt đen, nốt
trắng, nốt trắng chấm dôi).
2. Giáo viên đàn và đọc mẫu cho học sinh nghe.
HS lắng nghe
3. Luyện đọc gam C- Dur.
HS lắng nghe
thực hiện
GV đặt câu
hỏi
GV đàn
GV hướng
dẫn và thực
hiện
GV hướng
dẫn
-
-
GV yêu cầu
GV nhận xét
-
4. Tập đọc từng câu kết hợp với ghép lời ca:
HS lắng nghe
- Bài TĐN được chia thành 4 câu:
và thực hiện
Câu 1: A ha a ha, này chiếc đu xinh.
Câu 2: Đu cùng với em bay cao lên trời.
Câu 3: Tay cầm cho chắc chân nhún cho cao.
Câu 4: Nào ai có thích chơi đu không nào.
- Giáo viên cho học sinh đọc nốt từng câu theo lối
móc xích, đàn + gõ phách giai điệu mỗi câu 2 lần,
sau đó học sinh đọc theo tiếng đàn 2-3 lần, nối cả 4
câu thành một bài hoàn chỉnh.
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm: nhóm 1 đọc
nhạc trước nhóm 2 ghép lời sau đó ngược lại.
- Giáo viên cho cả lớp hát và ghép lời kết hợp đánh
nhịp.
- Giáo viên mời một nhóm đứng lên trình bày bài hát
kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Học sinh hát đúng giai điệu và thể hiện sắc thái vui
HS thực hiện
tươi, nhộn nhịp của bài TĐN.
- Giáo viên nhận xét học sinh.
HS lắng nghe
V. CŨNG CỐ VÀ DẶN DÒ: (4’)
1. Giáo viên:
- GV chọn ra 2 tổ và yêu cầu trình bày bài tập đọc nhạc một lần.
- Gọi học sinh xung phong thực hiện, (nếu tốt) giáo viên cho điểm.
- Về nhà học thuộc bài TĐN số 7kết hợp ghép lời ca.
- Chuẩn bị bài mới.
2. Học sinh :
- Lắng nghe thực hiện, về nhà ôn bài và chuẩn bị bài mới.
* Rút kinh nghiệm bổ sung:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Người dạy
Người dự
(Giáo viên hướng dẫn)
(Giáo sinh thực tập)
Nguyễn Thị Thanh Nguyệt
Nguyễn Thị Hoàng Huyên