Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

giảng sửa chữa bảo dưỡng ly hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.97 KB, 20 trang )

HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA BỘ LY HỢP.

1- Ly hợp bị trượt khi kết nối.
- Nguyên nhân:
+ Không có hành trình tự do của bàn đạp.
+ Chiều cao của đòn mở không đều nhau;
+ Lò xo mâm ép bị gẫy, yếu;
+ Đĩa ly hợp bị mòn bề mặt ma sát hoặc bị dính dầu mỡ;
+ đòn mở bị cong, thanh kéo cong…


2- Ly hợp không cắt hoàn toàn.
- Nguyên nhân:
+ Hành trình tự do của bàn đạp quá lớn;
+ Đĩa ma sát hoặc đĩa ép bị cong, vênh;
+ Các bề mặt của ma sát của đĩa ma sát bị lỏng đinh tán;
+ Chiều cao của đòn mở không đều nhau;
+ Moay ơ đĩa ma sát bị kẹt trên trục sơ cấp của hộp số;
+ Đối với ly hợp hai đĩa ma sát, các cơ cấu hay lò xo, vít định vị đĩa chủ động trung gian bị sai lệch.


3- Ly hợp bị giật khi kết nối.
- Nguyên nhân:
+ Chiều cao của đòn mở không đều nhau;
+ Đĩa ma sát bị:
* Bị lỏng đinh tán (moay ơ- xương đĩa, tấm ma sát - xương đĩa;
* Lò xo giảm chấn bị gẫy, yếu;
* Đĩa ma sát không di chuyển tự do được trên rãnh then hoa của trục ly hợp;
* Bề mặt đĩa ma sát bị nứt vỡ, bị đảo;
+ Cơ cấu dẫn động bị kẹt…



4- Ly hợp bị phát ra tiếng kêu.
Nếu có tiếng gõ lớn: rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục. Khi thay đổi đột ngột vòng quay động cơ có tiếng
va kim loại chứng tỏ khe hở bên then hoa quá lớn (then hoa bị rơ). Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: đĩa bị
động bị cong vênh. Ở trạng thái làm việc ổn định (ly hợp đóng hoàn toàn) có tiếng va nhẹ chứng tỏ bị va nhẹ của
đầu đòn mở với bạc, bi tỳ. Tiếng kêu khi đạp để cắt ly hợp thì bi tỳ bị mòn, khô dầu mỡ hoặc bị kẹt.


5- Đĩa ma sát chóng mòn.
- Nguyên nhân:
+ Hành trình tự do của bàn đạp quá bé hoặc không có;
+ Chiều cao của đòn mở không đều nhau, cong hoặc kẹt;
+ Đĩa ép bị vênh;
+ Sử dụng ly hợp nhiều;
+ Người điều khiển có thói quen để chân lên bàn đạp.


6- Bàn đạp ly hợp bị nặng.
- Nguyên nhân:
+ Bàn đạp, thanh kéo bị cong, kẹt;
+ Các gối đỡ bị thiếu dầu, mỡ…
+Trợ lực không làm việc, do không có khí nén hoặc khí nén bị rò rỉ ở xylanh trợ


HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN PHƯƠNG, PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC CHI TIẾT CỦA LY HỢP

1-Vỏ ly hợp.
a) Hư hỏng và nguyên nhân:
- Hư hỏng:
+ Vỏ bị nứt, sứt, biến dạng;

- Nguyên nhân:
Do va đập mạnh, tháo lắp không đúng yêu cầu kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Dùng mắt quan sát các vết nứt, sứt và biến dạng;
- Các vết nứt, sứt thì dùng phương pháp hàn;
- Các lỗ mòn thì hàn đắp rồi gia công lại kích thước ban đầu;
- Nếu vỡ và biến dạng lớn thì thay mới.


2 Trục ly hợp.
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Trục bị mòn chỗ lắp vòng bi;
+ Rãnh then hoa bị mòn, sứt, mẻ và bavia;
+ Trục bị cong…..
- Nguyên nhân:
+ Trục bị mòn do tháo lắp nhiều lần không đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Rãnh then hoa bị mòn do làm việc lâu ngày, sứt, mẻ và ba via do sử dụng và bảo dưỡng không đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Trục bị cong do quá tải hoặc nhả ly hợp đột ngột.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Dung phương pháp quan sát, dùng panme và dưỡng để kiểm tra
- Nếu đầu trục bị mòn, rãnh then hoa bị sứt mẻ ta dùng phương pháp hàn đắp, phun hoặc mạ kim loại sau đó gia công lại
kích thước ban đầu;
- Nếu trục bị cong thì nắn lại..


3- Đĩa ép.
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Bề mặt đĩa bị mòn không đều, bị vênh, bị xước, bị cháy, nứt…

- Nguyên nhân:
+ Do đinh tán của đĩa bị động bị trồi lên, do trục ly hợp không đồng tâm với trục khuỷu và do nhiệt sinh ra lớn..
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:

-Chủ yếu dùng phương pháp quan sát, nếu sứt nhẹ hoặc cháy nhẹ ta dùng giấy ráp để đánh bóng, nếu vết rạn nứt chân chim hoặc xước
lớn quá 0,2 0, 5 mm ta đem đi láng lại.

-- Dùng thước phẳng kiểm tra độ vênh của đĩa. Nếu quá 0,3mm thì đem đi láng lại.

Yêu cầu sau khi sửa xong độ bóng phải đạt trở lên, độ cong vênh không được vượt quá 0,02
mm, chiều dầy không được quá 2mm so với chiều dầy ban đầu.


4- Đĩa bị động.
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Bề mặt ma sát bị mòn, cào xước cong vênh, chai cứng và dính dầu mỡ;
+ Các đinh tán giữa đĩa và moay ơ lỏng hoặc đinh tán tấm ma sát bị lỏng và chồi lên mặt đĩa;
+ Lò xo giảm chấn bị yếu, gẫy;
+ Xương đĩa bị mất tính đàn hồi (Phẳng)
+ Rãnh then hoa bị mòn, sứt mẻ, ba via.
- Nguyên nhân:
Do ly hợp bị trượt hoặc do sử dụng, tháo lắp không đúng yêu kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Dùng phương pháp quan sát, nếu thấy bề mặt đĩa ma sát bị dính dầu mỡ thì ta dùng xăng rửa sạch. Nếu đĩa ma sát bị cào xước ít ta dùng
giấy ráp mịn đánh bóng lại. Nếu bị cào xước sâu và đinh tán trồi lên hoặc bề mặt đĩa bị chai cứng thì ta thay mới.


÷
- Dùng thước cặp ta kiểm tra độ chìm sâu của đinh tán, nếu


1- Đĩa ma sát; 2- Thước cặp; 3- Chiều sâu đinh tán.

độ sâu của đinh tán so với bề mặt đĩa < 0, 3 mm. thì thay mới.

- Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo của đĩa, độ đảo của đĩa
ma sát cho phép trong khoảng 0,3 0, 5 mm. nếu vượt quá ta phải
nắn lại

1- Đĩa ma sát; 2- Đồng hồng so; 3- Khối định tâm

- Dùng dưỡng để kiểm tra độ mòn của rãnh then hoa, nếu mòn quá thì thay mới. Các vết xước, mẻ nhiều thì thay mới.
- Dùng thước cặp kiểm tra độ nghiêng, dài và dùng lực kế kiểm tra độ đàn hồi của lò xo. Nếu vượt quá quy định thì thay mới.


5- Đòn mở ly hợp.
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Đầu đòn mở bị mòn;
+ đòn mở bị cong, gẫy…
+ Lỗ lắp chốt với đĩa ép và bulông bị mòn;
+ Ổ bị bị mòn.
- Nguyên nhân: Do sử dụng lâu ngày hoặc lắp ghép, bảo dưỡng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Dùng phương pháp quan sát kiểm tra độ cong, gẫy. Nếu bị cong ta nắn lại, gẫy có thể hàn hoặc thay mới.
- Dùng thước cặp kiểm tra độ mòn của lỗ, nếu mòn ta thay chốt mới có đường kính lớn hơn và đảm bảo yêu cầu khe hở lắp ghép .
- Dùng thước cặp đo độ mòn của đầu đòn mở đối nếu mòn quá 2mm thì hàn đắp rồi gia công lại.
- Đối với ly hợp dùng lò xo trung tâm thì độ sâu không quá 0,5mm, độ rộng không quá 6mm.
 



- Đối với ly hợp dùng lò xo trung tâm
thì độ sâu không quá 0,5mm, độ rộng
không quá 6mm.


6- Lò xo ép.
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Lò xo bị yếu, gẫy, vẹt, nghiêng…..
- Nguyên nhân:
+ Do làm việc lâu ngày, bảo dưỡng, sửa chữa không đúng yêu cầu kỹ thuật, ly hợp sinh nhiệt lớn…..
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Dùng phương pháp quan sát: Nếu thấy hiện tượng gẫy, mòn vẹt quá 1/3 so với ban đầu thì thay mới;


0
- Dùng thước vuông để kiểm tra độ nghiêng của lò xo, nếu quá 2 thì thay mới;

- Dùng thước cặp để kiểm tra độ dài của lò xo nếu quá 2mm thì thay mới;

- Dùng thiết bị kiểm tra lực nén của lò xo nếu vượt quá tiêu chuẩn thì thay mới.


7- Cơ cấu dẫn động
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
* Dẫn động bằng cơ khí:
+ Càng cua bị mòn,
+Các thanh kéo bị cong;

+ Các gối đỡ bị kẹt, mòn;
+ Bulông bị hỏng ren..;
* Dẫn động bằng thuỷ lực:
+ Xylanh mòn, rỗ..
+ Cúp ben rách, mòn, chai cứng;
+ Piston mòn, xước..;
+ Đường ống gẫy, thủng, bẹp..
+ Các ren bị hỏng;
+ Ty đẩy cong.
- Nguyên nhân:
+ Do làm việc lâu ngày và bảo dưỡng, sửa chữa không đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc do va chạm gây ra.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Dùng phương pháp quan sát đường ống để phát hiện những chỗ thủng, bẹp, chấn ren, cong, cào xước ….. ta có thể hàn, nắn, tarô ren.
- Quan sát piston nếu bị cào xước nhẹ thì dùng giấy ráp mịn đánh bóng lại.
- Nếu cúp ben bị mòn, chai cứng, rách thì thay mới;

-Dùng panme, đồng hồ so để kiểm độ mòn của piston, xylanh, nếu vượt quá giới hạn thì thay mới…


÷
b) Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp.
- Kiểm tra bằng cách dùng thước đo đặt vuông góc với sàn xe và song song với trục bàn đạp ly hợp. Dùng ngón tay cái ấn bàn đạp xuống đến khi
cảm thấy nặng thì dừng lại, đọc trị số dịch chuyển của bàn đạp trên thước. So sánh giá trị đo được với giá trị đo tiêu chuẩn nếu không đúng ta phải
tiến hành điều chỉnh.
Tuỳ theo từng loại mà yêu cầu và phương pháp chỉnh khác nhau:
Nguyên tắc của điều chỉnh là: Làm thay đổi chiều dài thanh kéo hoặc ty đẩy.

Ví dụ: Xe Zin- 130 tiêu chuẩn là
Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp


35 50mm;
- Maz 500 tiêu chuẩn là 45 50mm;
- ISUZU; SUZUKI; TOYOTA; MISUBISHI tiêu chuẩn là
5 15mm.
- Đối với dẫn động thuỷ lực kiểm tra khoảng cách giữa ty
đẩy và piston năm trong khoảng 1 ÷ 5 mm. Hoặc khoảng
cách giữa bi tỳ và đòn mở là 3 ÷ 4mm.


1. Bánh đà

2. Lò xo đĩa bị động

3. Đĩa ép trung gian

4. Đĩa bị động

5. Đĩa ép

6. Bulông hạn chế

7. Lò xo ép

8. Vỏ ly hợp

9. Bạc mở

10. Trục ly hợp

11. Bàn đạp ly hợp


12. Lò xo hồi vị

13. Thanh kéo

14. Càng mở

15. Bi tỳ

16. Đòn mở

17. Lò xo giảm chấn


Nguyên tắc hoạt động:
- Trạng thái đóng: Người lái không tác dụng vào bàn đạp các lò xo ép 7 luôn ép đĩa ép 5 ép chặt toàn bộ các đĩa ma sát 4 và đĩa trung gian 3 với
bánh đà tạo thành một khối mômen được truyền từ động cơ tới trục ly hợp.
- Trạng thái mở: Khi người lái tác dụng vào bàn đạp 11 đòn kéo 13 kéo càng mở 14 đẩy bạc mở 9 dịch chuyển sang trái bi tỳ 15 sẽ ép lên đầu đòn
mở lò xo 7 bị nén lại đĩa ép dịch chuyển sang phải tạo khe hở giữa các đĩa bị động với các đĩa ép trục ly hợp được quay tự do ngắt đường truyền
mômen từ động cơ tới trục ly hợp


+ Ưu điểm

-Nếu cùng kích thước bao ngoài và lực ép như nhau, LH 2 đĩa do có 2 bề mặt MS nên truyền được lực lớn hơn=> thường dùng trên xe tải
trọng lớn

- Nếu truyền cùng một Moomen LH 2 đĩa có KT < hơnLH 1 đĩa
-Truyền động em dịu hơn
+ Nhược điểm:

LH 2 đĩa có kết cấu phức tạp hơn, thường bị lỗi mở không dứt khoát



×