Tải bản đầy đủ (.docx) (203 trang)

Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 203 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

1


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

/LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường khoáng sản Việt Nam nói chung và thị trường trên thế giới nói riêng,
than có thể được coi là một nguồn nhiên liệu chính phục vụ cho các ngành công nghiệp
năng lượng. Trong những năm qua dưới dự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành
than đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tê xã hội của đất nước. Tập
đoàn than khoáng sản Việt Nam đã chủ trương phát triển nghành than theo hướng phát
triển bền vững, tăng sản lượng khai thác, nâng cao chất lượng than xuất khẩu, giảm tổn
thất tài nguyên, an toàn lao động và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo than cho nền
kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin là một đơn vị khai thác than hầm
lò có quy mô lớn, với dây chuyền thiết bị sản xuất cơ giới hóa hoàn chỉnh từ khâu khai
thác đến khâu tiêu thụ. Cùng với sự phát triển chung của tập đoàn, Công ty Cổ phần
than Vàng Danh – vinacomin trong những năm gần đây luôn đạt mục tiêu phát triển ổn
định và bền vững làm mục tiêu chung cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của


mình, Công ty đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống chủ động, sang tạo trong điều
kiện sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng than khai thác, nâng cao
năng suất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho công nhân viên trong công ty.
Với sự phát triển và cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường như ngày nay,
yêu cầu đặt ra cho các Doanh nghiệp sản xuất là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dung với chất lượng cao nhưng vẫn
giảm được chi phí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện điều này doanh
nghiệp phải tiến hành đồng bộ hóa các hoạt động quản lý mọi yếu tố liên quan đến sản
xuất kinh doanh mà trong đó, việc lập kế hoạch sản xuất giúp cho doing nghiệp có thể
định lượng được các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, đảm bảo các yếu tố tham
gia vào quá trình sản xuất được cung cấp đầy đủ còn lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
giúp các Doanh nghiệp tổ chức tốt hoạt động thị trường nhằm tạo ra các ưu thế cạnh
tranh, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường bằng việc sử dụng các phương thức thị trường
và giá bán hợp lý, tổ chức tốt hoạt động quảng cáo, xúc tiến và yểm trợ cho bán hang
tạo ra lợi thế trong cạnh tranh mở rông thị trường hiện tại và chiếm lĩnh phát triển các
thị trường mới. Vì vậy việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ là rất cần thiết.
Đồ án gồm có 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty cổ
phần than Vàng Danh – Vinacomin.

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

2


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần Than Vàng Danh – Vinacomin.
Chương 3: Lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm năm 2017 tại
Công ty cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin.
Do còn hạn chế về mặt lý luận cũng như kinh nghiệm về thực tiễn nên đồ án chắc
chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đươc sự chỉ bảo của các
Thầy Cô để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình để phục vụ cho công
tác thực tiễn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô giáo trong khoa Kinh tế - quản trị
kinh doanh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đồ án này. Và đặc biệt em xin chân thành
cảm ơn Cô Lê Thị Hường đã vô cùng tận tình, giúp đỡ em hoàn thành đồ án môn học
này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Vũ Thanh Thương

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

3


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG I TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN

SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN THAN VÀNG DANH – VINACOMIN

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

4


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1.1. Khái quát quá trinh hình thành và phát triển của Công ty cổ phần than Vàng
Danh

-

-

Công ty cổ phần than Vàng Danh – viancomin là tiền thân mà Mỏ than Vàng
Danh được thành lập theo quyết định số 262 – BCNNG - KB2 ngày 06/06/1964 của Bộ
Công nghiệp nặng.
Ngày17/09/1996 bộ công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) có quyết định số
2604/QĐ/TCCB thành lập mỏ than Vàng Danh – Đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc
Tổng công ty than Việt Nam (nay là Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam).
Ngày 01/10/2000 hội đồng quản trị Tổng công ty than Việt Nam ban hành quyết
định số 405/QĐ/HĐQT Của chủ tịch HĐQT về việc đổi tên mỏ than Vàng Danh thành
công ty Than Vàng Danh.

Ngày 08/11/2006 Hôi đồng quản trị Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam ký
quyết định số 2458 QĐ/ HĐQT về việc đổi tên công ty than Vàng Danh thành công ty
than Vàng Danh – TKV.
Theo quyết định số 714/QĐ – HĐQT ngày 30 tháng 03 năm 2007 của Hội đồng
quản trị tập đoàn Công Nghiệp than- khoáng sản Việt Nam về việc phê duyệt triển khai
cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, công ty cổ phần than Vàng Danh đã thực
hiện đầy đủ các bước cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước. Kể từ ngày 01/07/2008
Công ty than Vàng Danh – TKV chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần
với tên gọi “Công ty cổ phần than Vàng Danh – TKV”.
Tên công ty và trụ sở giao dịch:
+ Tên công ty: Công ty cổ phần than Vàng Danh – vinacomin
+ Tên giao dịch quốc tế: VIANCOMIN- VANG DANH COAL COMPANY
+ Địa chỉ: 185 – Nguyễn Văn Cừ - Vàng Danh – Uông Bí – Quảng Ninh.
+ Điện thoại: 0333853104
- Fax: 0333853120
+ Email:
website: vangdanhcoal.com.
Ngành nghề kinh doanh: giấy chứng nhận kinh doanh số 2203001477 ngày
01/07/2008:
+Khai thác, chế biến và tiêu thụ than và khoáng sản.
+ Bốc xúc, vận chuyển than, đất đá.
+ Chế tạo sửa chữa, phục hồi thiết bị mỏ, phương tiện vân tải và các sản phẩm cơ
khí khác.
+ Xây lắp các công trình mỏ,công nghiệp, dân dụng, giao thong

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

5



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

+ Đầu tư kinh doanh hạ tầng và bất động sản.
+ Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản
+ Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy quản lý khai thác cảng, bến thủy
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ,khách sạn
+ Cung ứng lao động
+ Sản xuất nước tinh khiết
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư,thiết bị và hàng hóa
+ Cho thuê máy móc thiết bị phương tiện bốc xúc, vận tải.
- Vốn điều lệ của công ty tính đến thời điểm 31/12/2016 là: 420.000.000.000
VND (bốn trăm hai mươi tỉ đồng chẵn)
- Số cổ phần: 42.000.000 (bốn mươi hai triệu cổ phần); mệnh giá mỗi cổ phần là;
10.000 đồng (mười nghìn đồng)
Bảng cơ cấu vốn điều lệ theo chủ sở hữu
Bảng 1-1
Cổ đông
Số lượng cổ phần
Giá trị cổ phần
Tỉ lệ cổ phần nắm
nắm giữ (cổ phần)
nắm giữ (đồng)
giữ/ vốn điều lệ
Nhà nước

28.068.600


28.068.600.000

66,83

Các đối tượng khác

13.931.400

13.931.400.000

33,17

Tổng

42.000.000

42.000.000.000

100

1.2. Điều kiện vật chất - kĩ thuật của công ty cổ phàn Vàng Danh
1.2.1. Điều kiện địa chất tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Công ty cổ phần than Vàng Danh nằm trong địa bàn hành chính phường Vàng
Danh- Thành phố Uông Bí - Tỉnh Quảng Ninh. Vùng khoáng sản mà công ty khai thác
than nằm trong dải than Yên Tử - Bảo Đài thuộc bể than Quảng Ninh, cách thành phố
Uông Bí 14 km về phía Bắc, cách thành phố Hạ Long 50km về phía tây
- Vị trí tọa độ nhà nước năm 1972
X: 37.000 ÷ 40.500

Y: 371.000 ÷ 377.500
- Ranh giới trên mặt

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

6


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+
+
+
+

-

-

-



Đồ án tốt nghiệp

Phía Bắc giới hạn bởi đường phân thủy dãy núi Bảo Đài - Yên Tử
Phía Nam giáp khu dân cư phường Vàng Danh
Phía Tây giáp khu mỏ Nam Mẫu

Phía Đông giáp khu mỏ Uông Thượng
- Diện tích khu mỏ theo báo cáo thăm dò khoảng 23 k
1.2.1.2. Địa hình
Khu mỏ Vàng Danh thuộc phần Đông Nam của dãy núi Bảo Đài - Yên Tử, địa
hình cao tập trung ở phía Bắc khu mỏ và thấp dần về phía Nam. Đỉnh cao nhất ở khu
vực Vàng Danh là đỉnh núi Bảo Đài cao trên 900m, đỉnh thấp nhất ở phía đông bắc cao
125m. Các núi có sườn dốc trung bình có thể phân loại thành các dạng địa hình:
Địa hình dốc và rất dốc: Bề mặt địa hình lộ các lớp đá cuội kết, sạn kết xen các lớp cát
kết không chứa than, phân bố ở độ cao từ 500m đến 900m tạo thành những vách núi
dốc và rất dốc phân bố ở phía bắc của khu mỏ Vàng Danh.
Địa hình dốc trung bình: Trong đó có phần lộ diện các vỉa than từ đứt gãy F.13 đến đứt
gãy F.2. Đá lộ chủ yếu là các đá cát kết, bội kết , sét kết và các vỉa than phân bố ở độ
cao từ +150 500m, chiếm 80% diện tích khu mở Vàng Danh. Địa hình có dạng bậc
thang, sườn núi thoải, thường có độ dốc trung bình từ 15 .
Địa hình thoải: Bao gồm các lớp đá thuộc phần móng của hệ tầng Hòn Gai như đá
phiến xerixit - thạch anh, quaczit, được phân bổ ở độ cao từ + 150m đến + 100m. Loại
địa hình này tương đối bằng phẳng, thường là ở những thung lũng ở phía Nam và lưu
vực của suối A, B.
1.2.1.3. Khí hậu
Khu mỏ Vàng Danh thuộc vùng núi cao, trong năm có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700ml đến 21.000ml,
nhiệt độ ; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, nhiệt
độ trung bình từ .
1.2.1.4. Hệ thống vỉa than
Hệ thống các vỉa có giá trị công nghiệp
Các vỉa than ở khu mỏ Vàng Danh được phân bố trong các tập 1, tập 2 và tập 3
của phụ hệ tầng Hòn Gai giữa. Tập 1 và tập 3 có các vỉa than mỏng không ổn định,
phần nhiều ở dạng thấu kính không duy trì, không đạt chiều dày công nghiệp. Tập 2 có
chiều từ 6 đến 9 vỉa than có chiều dày tương đối ổn định hầu hết đạt chiều dày công
nghiệp. Đặc tính các vỉa than có giá trị công nghiệp từ vỉa 4 đến vỉa 8a như sau:


SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

7


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Bảng đặc điểm của các vỉa than có giá trị công nghiệp
Bảng 1-2
STT
1

2

3

4

5

6

Tên

Chiều dày vỉa

riêng than(m)

Vỉa 4

Góc dốc
(độ)
18 - 25

Vỉa 5

15 - 26

Vỉa 6

15 - 26

Vỉa 7

15-30

Vỉa 8

15-25

Vỉa 8a

15-25

Tính chất
Nằm trên vỉa 3 cách khoảng 42m, cấu

tạo phức tạp trong than chứa Pyorit
dạng phân tán.
Nằm trên vỉa 4 cách khoảng 50m, cấu
tạo phức tạp có 3 lớp: Lớp than đá
cứng phân bố dày, lớp giữa, trụ than
phân lớp mỏng có độ tro cao.
Nằm trên vỉa 5 cách khoảng 45m đá
vách và đá trụ hầu hết là cát két.
Nằm trên vỉa 6 khoảng 60m vách và
trụ là sa thạch, có độ bền vững trung
bình.
Nằm trên vỉa 7 khoảng 70m, luôn có 2
phần vỉa, chiều dày vỉa vách lớn gấp 3
lần vỉa trụ
Vỉa phân bố trên diện tích của Cánh
Gà đến Tây Vàng Danh.

Ghi chú: Kí hiệu chiều dài vỉa riêng than:


-

Thành phần hóa học của than
Thành phần các nguyên tố ( C, H, O, S )
Khu mỏ Vàng Danh đã phân tich 134 mẫu thành phần các nguyên tố trong than,
hàm lượng các nguyên tố được tổng hợp bảng sau:
Bảng thành phần các nguyên tố trong than
Bảng 1-3

SV: Vũ Thanh Thương


Lớp: QTKD Mỏ - K58

8


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thành phần hóa học
Hàm lượng TB(%)
-

Đồ án tốt nghiệp

Cacbon
93,24

Hydro
1,53

Nito
0,71

Oxi
3,09

Lưu huỳnh
1,11

Thành phần các nguyên tố quý hiếm

Khu mỏ Vàng Danh đã lấy phân tích 275 mẫu quang phổ, các nguyên tố quý hiếm
hầu hết có mặt với hàm lượng nhỏ, nhiều nguyên tố chỉ thể hiện ở dạng vết.
Bảng đặc tính của vỉa than
Bảng 1-4
STT

Tên
vỉa

Độ ẩm
(W%)

Độ tro
( %)

Chất bốc
(V%)

Nhiệt lượng
(Kcal/kg)

TT
(t/)

1

Vỉa 4

2,55 -6,12


4,38 - 39,83

1,49 - 7,79

4108 - 7721

1,60

2

Vỉa 5

1,4 -7,21

4,10 - 39,9

1,13 - 7,04

3775 - 7942

1,63

3

Vỉa 6

1,68 -11,84

2,38 - 39,11


1,03 - 7,79

4244 - 8074

1,63

4

Vỉa 7

0,95 -10,26

1,75 - 39,98

0,53 - 8,08

4228 - 7676

1,60

5

Vỉa 8

1,42 -6,66

2,0 - 39,30

0,42 - 8,28


3798 - 8242

1,63

6

Vỉa 9

2,9 - 7,57

2,84 - 40,00

0,91 - 8,84

3983 - 8503

1,63

Cấu tạo đất đá vây quanh
Vách trực tiếp của than là acgilit, chiều dày thay đổi từ 0,6 20m, trung bình từ 4
Tiếp theo là Merrolit với chiều dày thay đổi từ 3 19,5m trung bình là 6,5m. Vách cơ
bản là sa thạch, cuội kết, chiều dày thay đổi từ 8 ÷ 30m, trụ trực tiếp của các vỉa than
thường là Acgirit than, tiếp theo là Alevorolit.
Bảng tính chất cơ lí của đất đá vây quanh
Bảng 1-5
STT Tên nham thạch Độ kiên cố(T)
Trọng lượng
Cường độ kháng
3
thể tích(T/m )

nén(Kg/cm3)
1
Sa thạch
6
2,65 ÷ 2,7
512 ÷ 653
2
alevorolit
4÷6
2,6
220 ÷ 445
3
Acgilit
3÷5
2,16 ÷ 2,73
139 ÷ 435
1.2.1.5. Địa chất thủy văn của khu vực
• Nước mặt


SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

9


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


Trong khu mỏ không có sông hồ, nước mặt được tập trung ở các con suối cắt qua
khu mỏ bao gồm các con suối G, F, H ở phía Tây; suối Uông Thượng ở phía đông; suối
A, B, C ở trung tâm khu mỏ; phía Nam các con suối trong vùng hợp lại chảy vào sông
Uông Thượng, đổ ra biển. Các con suối phân nhánh nhiều, bắt nguồn từ phần địa hình
cao của dãy núi Bảo Đài và cắt qua hầu hết các địa tầng chứa than. Lòng các con suối
thường rộng từ 3 ÷ 10m nằm trên địa hình dốc, lưu lượng suối phụ thuộc vào lượng
mưa. Sau trận mưa từ 30p đến 1h đồng hồ lưu lượng suối tăng lên rất nhanh; sau khi
ngừng mưa từ 1 đến 5h lưu lượng nước giảm dần. Theo tài liệu quan trắc cho thấy, lưu
lượng lớn nhất về mùa mưa ở suối C là 1,277m 3/s và suối F G H là 3.376m3/s. Các con
suối trong vùng có hướng chảy vuông góc với phương của các lớp đá trầm tích chứa
than nên khi phần khai thác đi dưới lòng suối nằm trong diện ảnh hưởng sẽ bị nước
suối thấm qua chảy vào lò rất dễ gây sạt lở.
Qua phân tích thành phần hóa học nước thấy nước thường không màu, không
mùi, không vị. Độ Ph: 6 ÷ 8, tổng độ khoáng M = 0,03 ÷ 0,2 g/l.
• Nước ngầm
Địa tầng địa chất thủy văn từ trẻ đến già của khu mỏ được phân chia như sau:
- Nước trong trầm tích đệ tứ (G): thành phần nham thạch chủ yếu gồm cuộn sỏi,
cát, sét màu vàng nâu đến vàng nhạt, chúng được sắp xếp hỗn độn và phân bố trên hầu
hết diện tích khu mỏ. Các bồi tích được tập trung ở hạ nguồn thung lũng suối, chiều
dày trầm tích thay đổi từ 0 ÷ 1m. Ở phần phân bố trên cao không có nước, phần địa
hình thấp có nước về mùa mưa.Do chiều dày trầm tích mỏng nên nước mưa dễ dàng
thấm qua cung cấp cho các tầng nước bên dưới. Nhưng với khai thác hầm lò thì nước ở
tầng này ít bị ảnh hưởng trực tiếp.
-Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích trượt trên phụ điệp Hòn Gai trên T 3 (n-r)
hg3.
1.2.1.6. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành
Công ty Cổ phần than Vành Danh là một trong số những đơn vị đúng đầu tập
đoàn về sản lượng khai thác than hầm lò. Sau 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty
đã sản xuất trên 33 triệu tấn than nguyên khai, được Nhà nước tặng thưởng 16 huân

chương Lao đọng, 1 Huân chương độc lập, nhiều cờ thưởng và bằng khen của Chính
phủ, Bộ, Ngành và địa phương. Đặc biệt trong năm 2003, Công ty vinh dự được Nhà
nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới.

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

10


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1.2.2. Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần than Vàng Danh – Vinacomin
Hiện tại Công ty Cổ phần thanVàng Danh đang áp dụng hai công nghệ khai thác
than là công nghệ khai thách hầm lò và công nghệ khai thác lộ thiên, trong đó công
nghệ khai thác hầm lò giữ vai trò chủ đạo.
1.2.2.1. Công nghệ khai thác hầm lò, đào lò chuẩn bị sản xuất
Là công nghệ khai thác thủ công kết hợp cơ giới hóa, chủ yếu bằng phương pháp
khoan, nổ mìn để tách than ra khỏi khối khoáng sản, sản phẩm sau công nghệ được gọi
là than nguyên khai, dòng than này thông qua hệ thống máng trượt, băng tải nằm trong
lò chợ tự trượt theo độ dóc xuống để hệ thống máng cào băng tải vận tải tại các chân lò
và đổ vào bunke chứa.
• Công nghệ khai thác hầm lò
-Đào lò XDCB
-Đào lò CBSX

Tổ chức khai thách than lò chợ bằng các

công nghệ khấu

Vận chuyển bằng băng tải
hoặc tầu điện về PX tuyến

Sàng tuyến chế biến than,
nhập kho
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất hầm lò



Công nghệ vận tải hầm lò

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

11


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Vận tải than
Khai
thác

Máng
cào


Xe
goòng

Tàu
điện cần
vẹt

Bunke
nhà máy
tuyến

Quang
lật

Hình 1-2: Công nghệ vận chuyển than hầm lò

- Vận chuyển đất đá
Tàu điện
cần vẹt

Xe goòng

Quang lật

Ô tô

Bãi thải

Hình 1-3: Sơ đồ công nghệ vẩn chuyển đất đá

1.2.2.2. Công nghệ khai thác lộ thiên
Là công nghệ khai thác bao gồm khoan nổ, xúc tốc bằng máy bốc xúc than gồm
xúc đất đá, vận tải đến bãi thải.
Khoan nổ mìn
Than

Dầu đá

Xúc bốc đất đá

Xúc bốc than

Vận tải đất đá

Vận tải than

Bãi thải

Sàng tuyển

Hình 1-4: Sơ đồ công nghệ khai thác lộ thiên
Với sơ đồ công nghệ của khai thác than hầm lò cũng như khai thác than lộ thiên
cho phép công ty chủ động hoàn thành trong việc khai thác than không bị phụ thuộc

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

12



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

vào các yếu tố bên ngoài; do Công ty quản lý đồng bộ từ khâu khai thác than nguyên
khai đến khi than sạch được giao cho khách hàng.
1.2.2.3. Công nghệ sàng tuyển
• Công nghệ sang tuyển
Quang lật
hoặc
máy xúc

Băng tải,
sàng sơ bộ

Tuyển
xoáy lốc,
lọc ép

Băng tải

Xả xuống
toa xe hoặc
kho chứa

Hình 1-5: Sơ đồ công nghệ sàng tuyển
Tại nhà máy tuyển than thông qua dây truyền công nghệ sàng tuyển.Tùy yêu cầu
phẩm chất mà khách hàng yêu cầu, chủng loại than, thương phẩm thị trường tại nhà
máy tuyển than được sàng theo chu trình của tuyển 16,2k. Than thành phẩm được đưa

vào các Bunke chứa của nhà máy tuyển
Một số sản phẩm được đưa vào kho chứa thông qua hệ thống vận tải, bằng otô,
máy xúc.
• Quá trình tiêu thụ sản phẩm
- Hiện nay tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam đã chỉ đạo 3 đơn vị thành viên
có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm cho cả tập đoàn tại khu vực Uông Bí - Quảng Ninh là
công ty kho vận Đá Bạc – Vinacomin.
- Như vậy, với một số đồ công nghệ khép kín, cộng với việc sắp xếp, bố trí kết
hợp máy móc thiết bị, nhân lực thích hợp tạo ra điều kiện thuận lợi cho công ty phát
triển nhanh chóng về sản lượng. Công ty luôn chủ động trong sản xuất để đáp ứng nhu
cầu thị trường, sản lượng than sản xuất Công ty trong những năm qua có mức độ tăng
trưởng năm sau cao hơn năm trước. Ngoài ra công ty còn tận thu bã sàng, bố trí lao
động tận thu than cụ vừa tạo việc làm và thu nhập cho người lao động nhàn dỗi trên địa
bàn và tăng doanh thu cho công ty.

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

13


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1.2.3. Trình độ trang thiết bị kỹ thuật công ty
Từ các số liệu của phòng cơ điện, ta có bảng thống kê máy móc thiết bị chủ yếu
dùng vào quá trình sản xuất chính, phụ trợ công ty đến ngày 31/12/2016.
Ngoài số liệu máy móc thiết bị đã được thống kê còn một còn số máy móc thiết bị

khác phục vụ cho nhu cầu của quá trình sản xuất, quản lý như: Thiết bị động lực, thiết
bị truyền dẫn, thiết bị điện, máy tính vv...
Qua bảng thống kê cho thấy máy móc thiết bị của công ty là lớn, có thể đáp ứng
nhu cầu kinh doanh ở quy mô lớn. Tuy nhiên so với quá trình khai thác của nước khác
thì những máy móc thiết bị hiện đại như Combai đào lò còn ít, hơn nữa máy Combai
còn bị hỏng cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Bên cạnh đó máy móc thiết bị không
được sử dụng, chờ thanh lý tương dối nhiều. Công ty lên có kế hoạch bổ sung, thay thế
thiết bị để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng thống kê máy móc thiết bị của công ty
Bảng 1-5
Đang sử
Chờ
STT
Thiết bị
ĐVT
Số lượng
dụng
thanh lý
I
Thiết bị lộ thiên
1
Máy khoan lộ thiên
Cái
5
4
1
2
Máy xúc
Cái
15

14
1
3
Máy gọt
Cái
9
9
...
II
Thiết bị hầm lò
1
Aptomat phòng nổ
Cái
211
161
50
2
Biến áp khoan phòng nổ
Cái
135
115
20
3
Máy nén khí di động
Cái
6
3
3
4
Máy nén khi cố định

Cái
13
11
2
5
Tàu điện ác quy
Cái
42
22
20
6
Tàu điện cần vẹt
Cái
18
16
2
7
Goong chở than
Cái
1272
972
300
8
Quang lật nghiêng
Cái
4
4
0
9
Giá TLDĐ dạng khung

Bộ
485
463
22
10
Giá TLDĐ hầm lò XĐY
Bộ
397
319
78
11
Quạt gió cục bộ hầm lò
Cái
254
138
116
12
Máng cào tải than
Bộ
225
120
105
13
Song loan chở người
Cái
96
86
10
14
Tời hỗ trợ người đi bộ

Cái
2
1
1
15
Tời kéo goong sân ga
Cái
95
75
20

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

14


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

16
17
18
19
20
21
22
23
24
...

III
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Cáp treo chở người
Băng tời hầm lò
Khởi động từ phòng nổ
Khởi động nền phòng nổ
Máy khoan thăm dò hầm lò
Máy khoan TAMROCK
Máy Combai AM – 50Z
Bơm tự hút LT35-16TH
(4.5KW)
Bơm BQK 30-30-4;-5-5
Thiết bị khác
Sàng
Xe ca chở công nhân
Xe con ĐHSX
Xe tải
Xe phun nước chống bụi
Xe máng
Băng tải

Máy tiện
Máy hàn điện
Tủ giá nạp đèn ắc quy

Đồ án tốt nghiệp

Cái
Bộ
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

1
40
807
25
7
1
1

1
39
620
23
4
1
0


Cái
Cái

53
50

47
15

6
35

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Bộ
Cái
Cái
Bộ

35
27
11
62
3
4
88

12
27
100

33
27
11
62
3
4
86
11
27
100

2

1
187
2
3
1

2
1
3

1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội Công ty Cổ phần than Vàng Danh
1.3.1. Tình hình tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất
1.3.1.1. Tập trung

Công ty gồm 3 khu vực sản xuất chính là khu Cảnh Gà, khu Tây Vàng Danh và
khu Giềng Vàng Danh. Trong đó 2 khu vực chính là khu Cảnh Gà và khu Tây Vàng
Danh. Nhưng sản lượng tâp trung chủ yếu ở khu Tây Vàng Danh. Do đó trong quá
trình sản xuất kinh doanh của công ty tập trung ưu tiên đầu tư các nguồn lực vào khu
vực này và coi đó là khu vực chủ lực.
1.3.1.2. Trình độ chuyên môn hóa
Chuyên môn hóa đòi hỏi doanh nghiệp cần có kế hoạch phối hợp sản xuất giữa
các đơn vị phù hợp để tận dụng tối đa năng lực sản xuất của các đơn vị, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Là công ty khai thác hầm lò với dây truyền đã được thiết kế
và lắp đặt để phục vụ cho quá trình khai thác, quá trình sản xuất Công ty cổ phần than

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

15


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Vàng Danh không ngừng đổi mới công nghệ khai thác, bố trí lao động và tổ chức lao
động mang tính chất di truyền theo từng khâu, từng công đoạn sản xuất. Công ty bố trí
phân xưởng khai thác, vận chuyển, chế biến hợp lý cho sản xuất được liên tục, nhịp
nhàng và những người có chuyên môn làm việc cùng với nhau để nâng cao tay nghề
cũng như năng suất lao động.
Bộ phận tổ chức chính công ty được chia làm 3 bộ phận thực hiện 3 nhiệm vụ
khác nhau, gồm bộ phận khai thác lộ thiên, bộ phận khai thác hầm lò và bộ phận sàng
tuyển. Trong bộ phận khai thác hầm lò Công ty lại tổ chức thành 2 bộ phận nhỏ, một

chuyên đào lò, một chuyên khai thác. Ngoài ra các bộ phận phụ và phụ trợ được tổ
chức chuyên môn hóa như nghành phục vụ ăn uống, phan xưởng vận tải lò....
1.3.1.3 . Tình hình hợp tác sản xuất
Đối với Công ty Cổ phần than Vàng Danh, tuy trong giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh có ghi nghành nghề kinh doanh, xong nghành nghề chính của công ty lại là
khai thác chế biến. Do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty hợp
tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nghành cụ thể:
- Công ty hợp tác về phía sau với các doanh nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào như
Tập đoàn ĐIện Lực, Công ty cơ điện Uông Bí.
- Công ty hợp tác phái trước với khách hàng tiêu thụ mà khách hàng tiêu biểu là
công ty Kho Vận Đá Bạc - Vinacomin. Việc tiêu thụ tạ công ty Kho Vận Đá Bạc là do
Tập đoàn chỉ định xong hai bên vẫn hợp tác với nhau để lên các kế hoạch chi tiết, cụ
thể. Ngoài ra, công ty hợp tác với các đơn vị khác nhau.
- Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị –Vinacomin, Trường Đại học Công
Nghiệp Quảng Ninh trong việc giao thầu khai thác than, hay với các doanh nghiệp khác
để cho huê các nguồn lực như TSCD, nguồn nhân lực…
- Nằm trên vùng công nghiệp với nhiều nhà máy, doanh nghiệp như: Nhà máy
điện Uông Bí, Công ty CP cơ khí Mạo Khê, Xí nghiệp vật tư - vận tải Hòn Gai..., vì
vậy công ty luôn có những chính sách quan hệ và đối ngoại hợp tác với tất cả các bạn
hàng, các nhà cung cấp sản phẩm cho công ty để đạt đến hiệu quả kinh tế cao nhất, hợp
tác hai bên cùng có lợi.
- Nhìn chung, cùng với xu hướng của các đơn vị trong ngành, trình độ phân công
lao động xã hội của Công ty Cổ phần than Vàng Danh đã đạt được những thành tựu

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

16



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

đáng kể. Điều này góp phần mang lại thành công cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp
có được những thành tựu như ngày hôm nay.
1.3.2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động
1.3.2.1. Tổ chức quản lý
Hiện nay, Công ty than Vàng Danh thực hiện công tác tổ chức quản lý theo mô
hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu này phù hợp với điều kiện khai thác mỏ, phát huy
đầy đủ hơn ưu thế chuyên môn hóa ngành nghề theo chức năng của từng đơn vị, tạo
khung hành chính vững chắc cho quản lý doanh nghiệp.
• Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của công ty hiện nay bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Công ty, tất cả các cổ dông có quyền quyết định những vấn đềthuộc nhiệm vụ và quyền
hạn được Pháp luật và Điều lệ của công ty quy định.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị của công ty có toàn quyền nhân doanh Công ty
để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lơi của Công ty trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên dám
sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản
lý rủi ro của Công ty.
- Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chế dộ hạch
toán, hoạt động của hệ thông kiểm tra và kiểm soát nội bộ của công ty. Ban kiểm soát
thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt
động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại Hội Đồng Cổ đông
về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài
chính và hoạt dộng của hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Giám đốc công ty: Do Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinacomin bổ nhiệm. Giám đốc là
người đứng đầu và là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Các Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc quản lý điều hành một hoặc một
số lĩnh vực theo sự phân công hoắc ủy quền của Giám đốc thực hiện nhiệm vụ được
giao. Công ty có 5 Phó giám đốc: 1 Phó giám đốc kỹ thuật, 1 Phó giám đốc an toàn, 1
Phó giám đốc đầu tư, 1 Phó giám đốc cơ điện vận tải, 1 Phó giám đốc sản xuất.
- Kế toán trưởng: Giúp Giám đóc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán, thống
kê, tài chính, có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

17


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Các phòng ban kỹ thuật, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc, các
Phó giám đốc, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty.
• Chức năng nhiệm vụ cụ thể của một số chức danh của Công ty
- Giám đốc Công ty: Điều hành chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và
trực tiếp phụ trách công tác: tổ chức cán bộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực; tổ
chức lập các phương án kinh tế điều hòa vốn kinh doanh; phụ trách công tác mua bán
vật tư, thiết bị,tài chính và tiêu thụ sản phẩm – trực tiếp chỉ đạo các phòng ban: TCLD,
VP-TĐ, KH; là chủ tich hội đồng thi đua, nâng bậc lương, tuyển dụng, xây dưng kế
hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm trình HĐQT Công ty.

- Phó giám đóc kỹ thuật: Tham mưu giúp GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ và toàn bộ
công tác quản lý kỹ thuật công nghệ khai thác hầm lò và lộ thiên.
- Phó giám đốc đầu tư: Tham mưu chỉ đạo tiến hành công tác đàu tư mua sắm trang thiết
bị cũng như cơ sở hạ tầng để tổ chức đầu tư trong sản xuất.
- Phó giám đốc sản xuất: Tham mưu giúp GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ về toàn bộ
công tác sản xuất của công ty. Chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tháng,
quý cả về số lượng, chất lượng, tiêu thụ. Chỉ đạo công tác định mức lao động. Điều hòa
lao động ở các phann xưởng để thực hiện mục tiêu kế hoạch.
- Phó giám đóc an toàn: Phụ trách các vấn đề an toàn, thông gió của công ty.
- Phó giám đốc cơ điện – vận tải: Tham mưu giúp GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ về
toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật cơ điện của công ty, trực tiếp phụ trách các phòng Cơ
Điện – Vận tải, Cơ tuyển.
- Kế toán trưởng: Phụ trách phòng TK – KT – TC, tổ chức thực hiện đúng nguyên tắc tài
chính của công ty.
• Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban, phân xưởng của công ty
-

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

18


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG C.TY


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ C.TY
BAN KIỂM
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Phó GĐ
Kỹ thuật

Phó GĐ
Sản Xuất

Phó GĐ
An toàn

Phó GĐ
Cơ điện
vận tải

Phó GĐ
Đầu tư

Kế Toán trưởng
Phòng kỹ thuật- Khai thác
Phòng trắc địa- Địa chất Phòng Tổ chức lao động
Phòng đầu tư-XD- MT
Văn phòng thi đua
Phòng cơ tuyển
Phòng kế hoạch
Phòng cơ điện-Vận tải
Phòng TK-KT_TC
-Các PX Sản xuất (30): Khối khai thác và khối đào lò;

Phòng điều độ sản xuất
Y Tế mặt bằng;
-Các PX Sản xuất (11): Các đơn vị Trạm
dây chuyền,
tiêu
-KCS
Phòng TT-PC-KT
-Các Phòng
PX phục
vụthụ
(02);
Phòng an toàn-BHLĐ Phòng bảo vệ-Quân sự
Phòng Thông gió Mỏ
Phòng vật tư

Hình 1-6: Sơ đồ tổ chức bộ

máy của
Công ty cổ phần than Vàng Danh- Vinacomin năm 2016
1) Phòng Kỹ thuật - Khai thác: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc (GĐ) trong
việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo và kiểm tra công tác kỹ thuật, công nghệ mỏ để thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong từng kỳ kế hoạch.

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

19



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

2) Phòng Trắc địa - Địa chất: Tham mưu giúp GĐ về tổ chức, quản lý, hướng
dẫn, kiểm tra công tác trắc địa - địa chất để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,
XDCB và phục vụ đời sống của công ty.
3) Phòng Cơ điện: Tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc trong tổ chức, quản lý,
hướng dẫn, kiểm tra công tác cơ điện, mạng tin học để thực hiện nhiệm vụ SXKD,
XDCB và phục vụ đời sống của công ty. Tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản
lí các thiết bị ô tô, xe máy và cầu đường bộ, cầu đường sắt…
4) Phòng an toàn: Tham mưu giúp GĐ thực hiện chủ trương, biện pháp về tổ
chức, kiểm tra, giám sát công tác AT-BHLĐ của công ty theo quy định.
5) Phòng đầu tư mỏ: Tham mưu cho GĐ tổ chức, quản lý công tác đầu tư xây
dựng, bảo vệ và phòng chống sự cố môi trường của công ty theo quy định của pháp
luật. Là đầu mối tham mưu giúp GĐ công ty – chủ đầu tư quản lý thực hiện các thủ tục
đầu tư các dự án mỏ của công ty theo quy định của pháp luật.
6) Phòng điều độ sản xuất: Tham mưu giúp GĐ trong việc chỉ huy điều hành dây
chuyền sản xuất, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy phạm về kĩ thật an toàn trong
sản xuất kinh doanh của các đơn vị trog công ty.
7) Phòng Cơ điện: Tham mưu, giúp việc cho GĐ tổ chức, quản lí thực hiện công
tác: quản lí, vận hành, sữa chữa, lắp đặt toàn bộ máy móc, thiết bị cơ điện nhà máy
tuyển than, PX chế biến than và điều hành cung cấp nước khu vực Vàng Danh.
8) Phòng Thong gió và thoát nước Mỏ: Tham mưu, giúp việc cho GĐ quản lí, chỉ
đạo thực hiện công tác: Thông gió mỏ, kiểm soát khí mỏ, thoát nước mỏ, giải quyết sự
cố và công tác sáng kiến trong Công ty.
9) Phòng Tiêu thụ - KCS: Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong việc quản lí, tổ
chức thực hiện công nghệ sàng tuyển, chế biến, nghiệm thu than, kiểm tra chất lượng
than, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công ty.
10) Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu giúp GĐ quản lí, chỉ đạo thực hiện công

tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, lập định mức hao phí lao động,
tiền lương à giả quyết các chế độ chính sách đối với người lao động trong công ty theo
quy định cảu pháp luật.
11) Phòng Kế hoạch: Tham mưu, giúp việc cho GĐ trong lĩnh vực quản lí công
tác kế hoạch, quản lí chi phí, hợp đồng kinh tế phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh
của công ty theo quy định của pháp luật.

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

20


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

12) Phòng Thống kê – kế toán – tài chính: Tham mưu giúp GĐ và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và kế toán trưởng cấp trên về các công việc thuộc lĩnh vực kế
toán, tài chính, thống kê .
13) Phòng vật tư: Tham mưu giúp GĐ và chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn
bộ công tác quản lí và cung ứng vật tư, phụ tùng thiết bị đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu
cầu sản xuất theo quy định của pháp luật.
14) Phòng Thanh tra- Pháp chế à Kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp việc cho
GĐ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lí, hợp lệ trong sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh
vực: tổ chức sản xuất, hợp đồng kinh tế, đầu tư xây dựng, hạch toán kinh tế, ban hành
các văn bản pháp quy, kiểm toán báo cáo tài chính (nội bộ) theo quy định của pháp
luật, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lí trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn được giao.

15) Phòng BV-QS: Tổ chức các lực lượng bảo vệ tuần tra, bảo vệ các vị trí sản
xuất của công ty, tổ chức thanh tra, kiểm tra các vụ việc xảy ra trong nội bộ công ty.
Đảm bảo an ninh trật tự trong khai trường sản xuất và các khu vực do công ty quản lý.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự của CBCNV trong công ty.
16) Văn phòng thi đua: Tham mưu trước Giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về công tác quản ly hành chính, văn thư và thi đua tuyên truyền.
17) Trạm Y tế: Xây dựng kế hoạch khám sức khỏe, quản lý, chỉ đạo, kiểm tra,
thực hiện công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên định kì.
Các đơn vị sản xuất: Gồm 30 đơn vị thuộc khối khai thác và đào lò (Các phân
xưởng khai thác than, đào lò), 11 đơn vị dây chuyền, mặt bằng và 2 đơn vị làm công
tác phục vụ.

1.3.2.2. Tổ chức sản xuất
Quản đốc phân
xưởng

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

21


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

PQĐ ca 1

Nhân viên
thống kê


Tổ SX ca
1

Đồ án tốt nghiệp

PQĐ ca 2

Tổ SX ca
2

PQĐ ca 3

Tổ SX ca
3

PQĐ cơ điện

Tổ SX cơ
điện

Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức quản lý cấp phân xưởng
Sơ đồ bộ máy phân xưởng của công ty được thể hiện trong hình 1-7. Qua hình ta
thấy bộ phận sản xuất của Công ty được chia thành các phân xưởng, mỗi đơn vị sản
xuất đều được bố trí nhân viên thống kê theo dõi về quá trình sản xuất của các phân
xưởng. Các phân xưởng được tổ chức thành các tổ, đội sản xuất chuyên môn phụ trách
một công việc nhất định trong một lĩnh vực nhất định, đồng thời chịu sự chỉ huy và
nhận nhiệm vụ của Trung tâm chỉ huy sản xuất của công ty. Các tổ, đội được chia ra
các kíp sản xuất, hoạt động luân phiên trong các ca sản xuất đảm bảo quá trình sản xuất
được nhịp nhàng. Các tổ, đội sản xuất thực hiện nhiệm vụ của mình theo lệnh của cấp
trên (các tổ ca 1, 2, 3 thực hiện công việc dưới sự chỉ đạo của các Phó quản đốc), thực

hiện chế độ báo cáo kết quả và thực hiện sản xuất (thông qua sổ giao ca) với Quản đốc
phân xưởng, đồng thời báo cáo với GĐ công ty thông qua phòng điều độ sản xuất. Tùy
theo từng trường hợp cụ thể, GĐ công ty sẽ căn cứ vào thông tin của phòng điều độ sản
xuất và các phòng ban chức năng do quản đốc trực tiếp báo cáo hoặc sau khi trực tiếp
kiểm tra, từ đó đưa ra quyết định để điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
1.3.2.3. Chế độ làm việc
Thời gian làm việc của công được quy định tại quyết định 188 – 1999 QĐ/TTg
của Thủ tướng chính phủ và điều 68 - 81 của Bộ luật Lao động. Quy định cụ thể như
sau:
- Đối với bộ phận quản lý: Ngày làm việc 8 giờ (theo ca) hoặc 6 giờ (theo kíp),
tuần làm việc 6 ngày nghỉ chủ nhật hoặc liên tục nghỉ lượt, không kể chế độ nghỉ lễ, tết
mà Nhà nước quy định.
- Đối với bộ phận sản xuất trực tiếp: Công ty áp dụng chế độ làm việc 3 ca liên
tục, thực hiện chế độ đảo ca ngược (3-2-1) nghỉ ngày chủ nhật; công ty có phân xưởng
D1 đào lò XDCB thực hiện chế độ làm việc liên tục 4 kip trên 1 ngày, nghỉ luân phiên

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

22


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

đảo kip ngược (4-3-2-1). Thời gian nghỉ giữa ca cho cán bộ công nhân viên vào ban
ngày là 30 phút trên 1 ca, ban đêm 45 phút trên 1 ca.

• Thời gian làm việc chung của các đơn vị theo ca:
Ca 1: Từ 8 giờ đến 16 giờ.
Ca 2: Từ 16 giờ đến 24 giờ.
Ca 3: Từ 24 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau.
• Thời gian làm việc chung cho các đơn vị theo kíp:
Kíp 1: Từ 8 giờ đến 14 giờ.
Kíp 2: Từ 14 giờ đến 20 giờ.
Kíp 3: Từ 20 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau.
Kíp 4: Từ 2 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau.
Chế độ đảo ca của bộ phận sản xuất chính được thể hiện qua bảng 1-7. Trong đó
A, B, C lần lượt là các tổ sản xuất của công ty.
Chế độ đảo ca của công nhân sản xuất chính
Bảng 1-7
Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 21
N
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 N
N
Ca 1 A A A A A A
B B B B B B
C C C C C C
Ca 2

B B B B B B

C C C C C C

A A A A A A

Ca 3


C C C C C C

A A A A A A

B B B B B B

1.3.3. Tình hình xây dung và chỉ đạo thực hiện kế hoạch
-

1.3.3.1. Cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
Công văn hướng dẫn về việc lập kế hoạch năm của Tập đoàn Vinacomin.
Căn cứ vào tình hình khai thác và tiêu thụ sản phẩm thực tế của công ty.
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trước của Công ty.
Năng lực sản xuất của các khâu sản xuất chính như: Khoan nổ, bốc xúc, vận chuyển,
sàng tuyển.
Tình hình biến động về giá cả và nhu cầu than trên thị trường.

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

23


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1.3.3.2. Trình tự, phương pháp xây dựng kế hoạch
- Dựa vào các căn cứ trên Công ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

cho năm tiếp theo. Các chỉ tiêu cơ bản xuất phát từ tình hình thực hiện kế hoạch năm
phân tích và các hướng dẫn của Tập đoàn.
- Khi lập kế hoạch, Phó giám đốc kỹ thuật và các phòng ban lien quan báo cáo trữ
lượng tài nguyên khai thác, tình hình tiêu thụ sản phẩm, và các khả năng đáp ứng của
công ty để tiến hành lập kế hoạch sản xuất. Sau khi lập xong, bản kế hoạch sẽ được
chuyển giao cho Giám đốc ký duyệt. Khi đã được ký duyệt chính thức, đây sẽ là căn cứ
để cân đối tài chính, vật tư, lao động, tiền lương.
Giai đoạn chuẩn bị: Dựa vào báo cáo thực hiện của các năm trước đó với kế
hoạch tương ứng với các năm để tìm ra những nhược điểm, trên cơ sở đố đề ra những
chi tiêu tính toán cụ thể cho mỗi bộ phận và có biện pháp khắc phục.
Bước 2: Lập kế hoạch bộ phận của kế hoạch năm bao gồm: Kế hoạch kỹ thuật công nghệ, kế hạch đầu tư và xây dựng cơ bản, kế hoạch doanh thu - chi phí, kế hoạch
lao động.
Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch:
-Sau khi được Tập đoàn duyệt, phòng kế hoạch chịu trách nhiệm hoàn chỉnh lại
báo cáo lãnh đạo Công ty và gửi các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ và các công trường
phân xưởng làm căn cứ đẻ triển khai kế hoạch sản xuất, đồng thời lấy đó làm chỉ tiêu
đánh giá hoạt động của đơn vị.
-Kế hoạch được lập và duyệt vào khoảng thơi gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm
trước và 6 tháng thực hiện quyết toán một lần. Nếu có biến động lớn thì đều chỉnh lại
sao cho phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường và tình hình sản xuất của công ty.
1.3.3.3. Tình hình chỉ đạo thực hiện kế hoạch
- Trong thực tế, sản xuất kinh doanh của Công ty không tránh khỏi sự tăng giảm
sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Đôi khi vì nhu cầu thực tế của khách hàng mà Công ty
phải điều chỉnh việc cung ứng nên kế hoạch lập ra không còn sát với thực tế và cần
được điều chỉnh để nhanh chóng thích ứng với nhu cầu thị trường.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn lấy kế hoạch đã
đặt ra làm mục tiêu phấn đấu. Ngoài việc thực hiện kế hoạch đã lập, Công ty luôn xúc
tiến công tác marketing tìm kiếm thị trường, khách hàng mới để đẩy mạnh công tác
tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, công tác lập kế hoạch dẫ tạo ra được sự phối hợp đồng bộ
với công tác chỉ đạo kế hoạch của Công ty. Bên cạnh đó Công ty luôn có nhưng biện


SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

24


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

pháp thưởng phạt xứng đáng đối với những cá nhân và tập thể hoàn thành và hoàn
thành vượt mức kế hoạch. Vì vậy, tình hình thực hiện kế hoạch trong những năm vừa
qua của công ty tương đối tốt.
1.3.3.4. Phương hướng xây dựng kế hoạch
Trong những năm qua phương hướng xây dựng kế hoạch của Công ty là nâng cao
số lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tiến tới giảm giá
thành, tăng thu nhập cho người lao động. Do vậy, công tác lập kế hoạch luôn được đổi
mới tạo nên sự phối hợp giữa công tác lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
1.3.4. Tình hình sử dụng lao đông trong doanh nghiệp
Việc tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động được Công ty áp dụng theo quy định của
Bộ Luật Lao động và của Tập đoàn Vinacomin. Lao động Công ty thường xuyên biến
động cả về số lượng lẫn chất lượng theo từng gia đoạn phát triển của Công ty với trên
1.500 lao động khi mới thành lập, đến nay số lao động bình quân là 6.141 lao động.
Công ty đã phân công bố trí lao động theo đúng chuyên môn, đúng người, đúng việc
nhằm đảm bảo trình độ chuyên môn hóa và khuyến khích cán bộ công nhân viên làm
việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, với việc áp dụng cơ giới hóa, công nghệ hiện đại như
sử dụng công nghệ chống lò bằng vi neo chất dẻo, bê tông cốt thép và lưới thép kết hợp
bê tông phun, công nghệ khai thác bằng giá chống thủy lục dạng thường và dạng khung

ZH… vào sản xuất cũng là một trong những yếu tố quyết định việc nâng cao năng suất,
cải thiện điều kiện lao động và mang lại hiệu quả sản xuất cho Công ty.

SV: Vũ Thanh Thương

Lớp: QTKD Mỏ - K58

25


×