Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

bài giảng sửa chữa hộp số cơ khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.42 KB, 13 trang )

HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA HỘP SỐ.
1- Tự nhảy số:
* Nguyên nhân:
- Các cặp bánh răng bị mòn, ổ bị mòn;
- Cơ cấu khoá số bị mòn (bi mòn, lo xo yếu gãy, trục mòn, rãnh hãm bi mòn).
- Điều chỉnh sai cơ cấu đi số;
- Cần sang số bị cong;
- Độ rơ của trục và của các bánh răng quá lớn;
- Bộ đồng tốc mòn hay hỏng;
- Hộp số xiết không chặt hay không đồng tâm với ly hợp và trục khuỷu


2- Khó sang số hoặc không chuyển số được.
* Nguyên nhân:
- Ly hợp cắt không hết;
- Cơ cấu khoá số bị kẹt;
- Điều chỉnh sai cơ cấu đi số;
- Bánh răng di động hay bộ đồng tốc bị kẹt trên trục thứ cấp, bị toét và mẻ;
- Bộ đồng tốc bị mòn, hỏng hoặc ráp sai..
- Các ốc hãm bị lỏng;
- Càng cua bị cong;
- Đầu cần số bị mòn hoặc trượt ra khỏi rãnh;
- Các ổ bi, các mối ghép then hoa bị mòn;
- Trục số bị cong, kẹt;


3.Khi sang số có tiếng kêu của bánh răng.
* Nguyên nhân:
- Ly hợp cắt không hết;
- Bộ đồng tốc mòn, hỏng;
- Hộp số không thẳng hàng.


- Trục sơ cấp hộp số bị mòn;
- Then hoa và trục mòn tạo ra khe hở quá rộng;
- Các bạc lót bị mòn;
- Bánh răng quay trơn bị mòn hoặc vỡ;
- Các ổ bi bị mòn;
- Cơ cấu đi số lỏng;
- Hộp số thiếu dầu hoặc dầu không đúng chủng loại;
- Chế độ chạy không tải lớn.


4- Hộp số bị rỉ dầu.
* Nguyên nhân:
- Dầu bôi trơn không đúng chủng loại hoặc quá nhiều;
- Các gioăng đệm bị rách;
- Các phớt chặn dầu bị hỏng;
- Vỏ hộp số bị nứt vỡ.

5- Hộp số bị nóng quá nhiệt độ quy định.
* Nguyên nhân
- Tắc lỗ thông hơi.
- Thiếu hoặc không có dầu.
- Lắp ghép, điều chỉnh không đúng, không có độ dịch dọc trục.


HƯ HỎNG, NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ.

1- Vỏ hộp số.
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Mòn các lỗ đặt ổ bi;

+ Các ren hỏng;
+ Vỏ bị nứt, vỡ;
- Nguyên nhân:
Do tháo lắp bảo dưỡng không đúng yêu cầu kỹ thuật hoặc do va đập mạnh.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Mòn các lỗ ổ đặt bi: Ta dùng pan me hoặc đồng hồ so để đo nếu vượt quá so với tiêu chuẩn, ta có thể thêm ống lót và doa đến kích thước tiêu chuẩn.
Yêu cầu phải đảm bảo độ đồng tâm của các lỗ và khoảng cách giữa các trục.
- Ren hỏng: Dùng phương pháp quan sát nếu các ren cháy hoặc trờn thi ta phải ta rô ren lại hoặc khoan rộng tarô và thay bulông mới.
- Vỏ bị nứt vỡ: Dùng phương pháp quan sát nếu vết nứt có thể hàn lại ta dùng phương pháp cấy chốt và táp vá, nếu vết nứt ở trục số lùi hoặc chiều dài
vết nứt quá 100mm thì thay vỏ hộp số mới.


2- Trục hộp số và ổ bi:
a) Hư hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng::
+ Trục bị mòn;
+ Rãnh then hoa mòn, ba via hoặc sứt, mẻ;
+ Trục bị cong.
+ Ổ bi mòn, rơ .
- Nguyên nhân:
Do sử dụng lâu ngày, bảo dưỡng hoặc do sử dụng không đúng kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Các cổ trục lắp ống lót hoặc ổ bi mòn; Dùng pan me hoặc đồng hồ so để kiểm tra. Nếu đường kính đo nhỏ hơn tiêu chuẩn ta dùng phương pháp
phun kim loại hoặc hàn đắp rồi gia công lại kích thước ban đầu. Nếu mòn quá mức cho phép sửa chữa thì phải thay trục mới;

- Các cổ trục lắp ống lót hoặc ổ bi mòn; Dùng pan me hoặc đồng hồ so
để kiểm tra. Nếu đường kính đo nhỏ hơn tiêu chuẩn ta dùng phương pháp
phun kim loại hoặc hàn đắp rồi gia công lại kích thước ban đầu. Nếu mòn
quá mức cho phép sửa chữa thì phải thay trục mới;



- Trục bị cong: Kiểm tra bằng cách đưa trục lên giá
kiểm tra và dùng đồng hồ so kiểm tra độ cong của
trục. Nếu vượt quá
0,05 mm thì thay mới.

- Kiểm tra ổ đặt bi bị mòn bằng phương pháp quan sát hoặc dùng đồng hồ so để kiểm tra. Nếu khe
hở hướng kính vượt quá 0,07mm thì thay mới.
- Các rãnh then hoa mòn, ba via và sứt mẻ. Quan sát hoặc dùng dưỡng để kiểm tra nếu sứt mẻ thì
phục hồi như trục ly hợp.


3 Các bánh răng của hộp số bị mòn.
a) Hư hỏng hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
Bánh răng bị mòn, tróc rỗ, bị sứt mẻ và ba via.
- Nguyên nhân:
Do làm việc lâu ngày, thiếu dầu và do bảo dưỡng, sử dụng không đúng yêu cầu kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Ta có thể dùng phương pháp quan sát, kẹp trì hoặc dùng dưỡng để kiểm tra độ mòn; Nếu các bánh răng sứt mẻ thì phải hàn đắp gia công lại, cho phép
trên một bánh răng không được vượt quá 03 răng sứt mẻ hoặc 02 răng liền nhau. Nếu quá tiêu chuẩn cho phép trên phải thay bánh răng mới.
- Đo đường kính trục bị động tương ứng với vị trí lắp các bánh răng lồng không bằng panme. Tính khe hở lắp ghép giữa các bánh răng và trục. Khe hở tiêu
chuẩn: Đối với hộp số xe TO YOTA HIACE bánh răng số 2, 3 và 4 là:
0,009 ÷ 0, 033mm. Bánh răng số 1: 0,009 ÷ 0,03mm.
- Đo khe hở giữa càng cua với rãnh trên bánh răng di trượt hoặc rãnh trên vành đồng tốc. Khe hở lớn nhất 1 mm.


Bộ đồng tốc.
a) Hư hỏng hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:

+ Rãnh gạt đi số mòn;
+ Vòng hãm đồng tốc bị mòn;
+ Mảnh hãm mòn, lò xo gẫy;
+ Moay ơ bộ đồng tốc mòn, vòng răng ngoài bị sứt, mẻ.
- Nguyên nhân:
Do làm việc lâu ngày hoặc do sử dụng không đúng yêu cầu kỹ thuật.


÷
- Rãnh gạt đi số bị mòn. Kiểm tra bằng cách cho càng cua vào rãnh đi số của bộ
đồng tốc và dùng căn lá để kiểm tra. Nếu quá 1mm thì phải sửa chữa hoặc thay mới.
Tiêu chuẩn 0,1 0,4mm.

¬

- Kiểm tra độ mòn của vòng hãm đồng tốc: Kiểm tra bằng cách quan sát hoặc kiểm
tra tác dụng hãm của vòng hãm đồng tốc bằng cách ta vừa quay vòng đồng tốc vừa
đẩy nó về phía mặt côn của bánh răng nếu thấy có cảm giác hãm là được.

- Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa lưng vòng đồng tốc và mặt đầu vành răng của
bánh răng cho phép khe hở nhỏ nhất là 0,6 mm.
Tiêu chuẩn 0,8 1,5mm.


Cơ cấu đi số.
a) Hư hỏng hỏng và nguyên nhân.
- Hư hỏng:
+ Trục đi số bị mòn, cong, cào xước…
+ Các lỗ lắp với trục đi số bị mòn;
+ Càng cua bị mòn, cong;

+ Đầu cần đi số bị mòn, cần số bị cong;
+ Lò xo gẫy, yếu, bi mòn.
- Nguyên nhân:
Do làm việc lâu ngày hoặc do tháo, lắp bảo dưỡng không đúng yêu cầu kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:
- Trục đi số bị cào xước: Dùng phương pháp quan sát nếu cào xước nhẹ, ta dùng giấy ráp mịn để đánh bóng. Nếu cào xước sâu ta thay thế.
- Trục trượt đi số cong dùng đồng hồ so để kiểm tra. Nếu cong thì nắn lại.
- Trục trượt mòn ở vị trí tiếp xúc với nắp hộp số và mòn các rãnh của cơ cấu định vị, khoá số. nếu đường kính trục trượt mòn quá 0,05 0,12 mm thì thay
mới.
- Các lỗ lắp với trục đi số bị mòn nếu quá mức quy định thì phải thay trục mới.
- Các lò xo mòn yếu: Nếu ở mức độ cho phép thì khắc phục, còn gãy hoặc mòn yếu vượt quá tiêu chuẩn thì thay mới.
- Khớp cầu cần đi số và mòn đầu tay gài số nơi tiếp xúc với rãnh trượt hay càng cua. Nếu mòn quá 0,15 mm phải hàn đắp và gia công lại hình dáng kích
thước ban đầu.


÷

6- Gioăng, đệm và phớt bị hỏng.
- Nếu các gioăng, đệm, phớt bị rách, chai cứng và mòn quá quy định thì thay mới.

7- Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa và lắp giáp.

- Khe hở dọc trục của các bánh răng cho phép từ 0,1 0,4mm.
Tối đa là 0,5mm nếu vượt quá thì phải điều chỉnh hoặc sửa
chữa;

- Khe hở hướng kính các bánh răng cho phép từ
0,015 0,058mm. Tối đa cho phép là 0,07 nếu vượt
quá thì phải sửa chữa.



- Khe hở giữa đệm tỳ và moay ơ đồng tốc cho phép 0,03 0,19mm.
- Khe hở giữa càng đi số và rãnh đồng tốc cho phép là 0,15 1mm.
- Khe hở dọc trục cho phép 0,08 0,15mm. Yêu cầu các trục phải dùng tay quay nhẹ nhàng, êm
dịu không có hiện tượng kẹt.
- Khe hở giữa đầu cần đi số và rãnh đi số cho phép từ 0,1 0,3mm.
- Các bánh răng, vòng răng phải ăn khớp hoàn toàn và di trượt nhẹ nhàng trên trục.
- Dầu phải đổ đúng chủng loại và theo quy định của từng hộp số.



×