Tải bản đầy đủ (.) (14 trang)

Huong dan on phan VKT CB ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.97 KB, 14 trang )

ON-1 Câu hỏi hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

1) Kể tên các loại khổ giấy vẽ theo TCVN, kích thước của chúng?
2) Nêu các loại tỷ lệ của bản vẽ theo TCVN. Những điểm cần lưu ý khi biểu diễn vật thể trên một khổ giấy cho trước?
3) Kể tên các loại nét vẽ và nêu phạm vi ứng dụng của chúng.
4) Khi nhiều nét vẽ trùng nhau thì thứ tự ưu tiên như thế nào?
5) Những quy định chung về: ghi kích thước cho vật thể, đường dóng, đường kích thước, chữ số kích thước.
6) Kể tên các phương pháp biểu diễn một vật thể. Trong phương pháp h.chiếu thẳng góc có những loại hình biểu diễn nào? Hãy nêu định nghĩa và
phạm vi ứng dụng của mỗi loại hình biểu diễn đó.
7) Hình cắt và mặt cắt: Định nghĩa, phạm vi ứng dụng.
8) Thế nào là hình cắt: đơn giản, phức tạp, bậc, xoay? Phạm vi ứng dụng?
9) Nêu những điểm cần chú ý trong phương pháp ghép một nửa hình cắt với một nửa hình chiếu tương ứng.
10) Kể tên các loại H.c trục đo thường dùng. Nêu đặc điểm về cách dựng mỗi loại.
11) THỰC HÀNH BIỂU DIỄN VẬT THỂ. Đề bài là: cho trước h.c đứng & h.c bằng của một vật thể (theo một tỷ lệ nào đó). Yêu cầu: Hãy biểu diễn lại
vật thể đã cho bởi hình cắt đứng & hình chiếu bằng & hình chiếu cạnh; Từ đó hãy ghi KT cho vật thể đó.


ON-2

Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

HƯỚNG DẪN LỚP CÂU HỎI 11
 Hiện nay toàn bộ câu hỏi vẽ kỹ thuật cơ bản trong ngân hàng đề thi sẽ có nội dung như câu 11 này. Khi làm câu hỏi này, trước hết bạn cần đọc
vật thể đã cho, tức là hãy hình dung hình dạng không gian của vật thể từ hình chiếu thẳng góc đã cho của nó (có thể vẽ sơ bộ hình dạng không
gian của vật thể ra giấy nháp; việc đọc vật thể xin xem lại mục 10.4 ở slides 10.18). Các vật thể đã cho thường được tạo thành từ các khối cơ sở đã
biết như: Khối hộp chữ nhật, khối lăng trụ, khối trụ…


a)

Với câu hỏi hình cắt đứng: Hầu hết các vật thể trong đề thi sẽ có trục đối xứng trên hình chiếu đứng. Cho nên việc vẽ h.cắt đứng phải vẽ
hình cắt + hình chiếu kết hợp (nửa hình cắt đứng vẽ bên phải, nửa hình chiếu đứng ở bên trái trục đối xứng) & chỉ cần dùng một m.p cắt
vật thể là đủ (mp cắt này song song với mphc đứng & chia vật thể thành hai nửa). Sau đó cần xem mp cắt đó có phải là mp đối xứng của
vật thể không? Nếu là mp đối xứng thì không cần kí hiệu hình cắt đứng, ngược lại thì phải kí hiệu hình cắt đứng (A- A; B- B…).

b) Với câu hỏi tiếp theo là vẽ hình chiếu bằng: Bạn chỉ cần “chép” lại hình chiếu bằng ở đề thi vào giấy thi (vẽ ở phía dưới, liên thuộc với hình cắt
đứng).
c) Với câu vẽ h.c cạnh: Câu hỏi này thường khó hơn 2 câu trên, bởi lẽ thường phải vẽ hình chiếu cạnh của giao tuyến giữa 2 mặt trụ chiếu tròn
xoay hoặc giao tuyến giữa


ON-3

Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

mặt phẳng chiếu với mặt trụ chiếu tròn xoay. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể làm tốt câu hỏi này nếu nắm chắc các vấn đề sau:



Cách vẽ h.c cạnh của một điểm, một đoạn thẳng khi biết trước hình chiếu đứng & bằng của nó (vật thể là tập hợp nhiều điểm, do đó chỉ cần
xác định h.c cạnh của các điểm tới hạn để xác định hình dạng, kích thước trên h.c cạnh).



Ba định lý về giao của hai mặt cong bậc hai trong hình họa (xin xem lại mục 8.3 ở chương 8).


H. c cạnh của giao tuyến giữa mp với mặt trụ, giữa 2 trụ tròn xoay thường là cung elip có trục đối xứng là đường bằng của bản vẽ. Khi vẽ chỉ cần
xác định điểm đầu, điểm giữa & điểm cuối của cung elip này và cho phép vẽ cung elip bởi cung tròn đi qua 3 điểm đó.
d) Câu cuối là ghi kích thước cho vật thể trên hình biểu diễn: Cần ghi chiều dài, rộng, cao: của toàn bộ vật thể cũng như vị trí tương đối giữa các
phần tử; KT các lỗ, rãnh…
Các bạn chỉ nên ghi KT trên h.cắt đứng & h.c bằng mà không nên ghi trên h.c cạnh của nó; bởi nếu vẽ sai h.c cạnh thì KT ghi sẽ kéo theo sai.
: Sau đây tác giả xin trình bày một vài bài cụ thể để các bạn làm quen & tự kiểm tra kiến thức của mình nhé!


ON-4

Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

Bài 1: Cho h.c đứng và h.c bằng của một vật thể theo tỷ lệ 1:1. Hãy biểu diễn vật thể đã cho bởi hình cắt đứng,
h.c bằng & h.c cạnh. Từ đó hãy ghi kích thước cho vật thể trên hình đã biểu diễn.

Giải:
Bạn đọc tự phân tích các đường nét trên mỗi h.c để có kết quả hình chiếu trục đo (hình không gian) của
vật thể như hình bên.

Hướng
chiếu đứng


ON-5



Hướng dẫn ôn tập


∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

Trước hết ta vẽ h.cắt đứng: Vì h.c đứng có trục đối xứng nên khi vẽ h.cắt đứng ta phải vẽ h.cắt + h.c. Mp cắt là mp đối xứng của
vật thể & song song với mphc đứng.



Nếu vẽ h.cắt đứng toàn phần (vẽ theo tỷ lệ 1:1) thì h.cắt đứng như sau

 Mặt phẳng cắt trong hình cắt đứng là m.p đối xứng của vật thể, nên không cần ký hiệu hình cắt đứng.

Hướng
chiếu đứng


ON-6

Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

Sau khi ghép một nửa h.c đứng với một nửa h.cắt đứng (nửa h.cắt đặt bên phải trục đối xứng) ta được h.cắt đứng cần
biểu diễn như sau.



H.c bằng: Ta chỉ cần vẽ lại h.c bằng (cùng tỷ lệ với h.cắt đứng) vào phía dưới & liên thuộc h.cắt đứng Hướng
chiếu đứng



ON-7



Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

H.c cạnh: H.c cạnh cũng có trục đối xứng

+ Vẽ h.c cạnh của phần đế.
+ Vẽ phần thân:

-

Giao của trụ chiếu đứng (lỗ ngang) với trụ chiếu bằng (vỏ ngoài).
Giao của trụ chiếu đứng (lỗ ngang) với trụ chiếu bằng (lỗ thẳng đứng), lưu ý 2 lỗ này có bán kính bằng nhau.

Hướng
chiếu cạnh


ON-8



Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*


Ghi kích thước

Lưu ý vì vật thể được biểu diễn tỷ lệ 1:1 nên KT đo trên hình biểu diễn bằng KT thực của vật thể.

28

12

30

30

Φ 60

80

60

120

Φ 36


ON-9

Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*


Bài 2: Câu hỏi như bài 1 với hai h.chiếu của vật thể như sau.

Giải:
Bạn đọc tự phân tích các đường nét trên mỗi h.c để có kết quả hình chiếu trục đo của vật thể như sau


H.C
Trục

Hướng

đo

chiếu đứng


ON-10



Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

Hình cắt đứng

- Cắt toàn phần

Hướng
chiếu đứng



ON-11



Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

Sau khi ghép nửa phải hình cắt với nửa trái h.c đứng
H.c bằng


ON-12

Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

-Mặt phẳng cắt trong hình cắt đứng không phải mp đối xứng của vật thể, nên phải kí hiệu hình cắt đứng (xin xem
lại cách kí hiệu).



Vẽ hình chiếu cạnh
A-A

A


A
Hướng
chiếu cạnh


ON-13

Ghi kích thước cho vật thể trên hình đã biểu diễn
A-A

9

20

20

22

11



Hướng dẫn ôn tập ∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

36

Φ 45

Φ 60


Φ 36

A

A

Hướng
chiếu cạnh


ON-14

Hướng dẫn ôn tập

∗ Nguyễn Thúc Tráng, Giảng viên HVKTQS*

 Đôi điều góp ý!



Qua hai ví dụ trên, ta thấy rằng việc phân tích hai hình chiếu của vật thể để đọc đúng vật thể đó, đóng một vai trò
quan trọng và quyết định việc vẽ đúng hay sai hình biểu diễn mà đề bài yêu cầu.



Hiện nay có nhiều tài liệu từ các khóa học trước (lan truyền trên “giang hồ”) cho hình của câu hỏi 11, đề nghị các bạn
sinh viên sưu tầm và làm thử nhé.




Trong khi thi hết học phần môn học này, theo tác giả bạn nên dành khoảng 40 phút đồng hồ để làm câu hỏi này trong
đề thi (đề thi có thời gian làm bài 90 phút).



Môn học dễ học (mặc dù bước đầu mới làm quen có cảm thấy hơi trừu tượng), thích hợp với những “cái đầu toán”.

Chúc các bạn ôn thi tốt và chúc may mắn trong khi thi!
----------------------------------------------- Hết.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×