Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

NGUYÊN TẮC CHUNG SƠ CẤP CỨU NẠN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.28 KB, 15 trang )

NGUYÊN TẮC CHUNG
SƠ CẤP CỨU NẠN NHÂN
TAI NẠN GIAO THÔNG
Ths Phạm Đức Thụ


1. Kiểm tra hiện trường để đảm bảo
an toàn

2. Kêu gọi trợ giúp
3. Khám NN phát hiện
tình trạng NN.

tổn thương,


KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG

1. Phát hiện các yếu tố nguy hiểm:
 Cần tìm kiếm và phát hiện các mối nguy hiểm
đối với nạn nhân, người cấp cứu và người
xung quanh từ hiện trường: Sập nhà, đổ
tường, mảnh kính vỡ, xe cộ đi lại qua hiện
trường, các loại hóa chất, các nguy cơ cháy
nổ, điện, nước...
 Các mối nguy hiểm đối với người cấp cứu:
Phơi nhiễm với chất thải, máu của nạn nhân.


KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
2. Loại trừ các yếu tố nguy hiểm:


 Dập lửa, tắt máy…
 Cảnh giới hiện trường: Cần có tín hiệu cảnh báo
đoạn đường phía trước và sau tại nạn bằng các
tín hiệu, người cảnh báo đối với người, phương
tiện đang đi tới. Cần loại bỏ, lau dọn dầu mỡ, dầu
phanh…và cảnh báo phòng ngừa trơn trượt.
 Giải tán đám đông và trấn an nạn nhân. Có thể
yêu cầu một số người cùng giúp đỡ giải quyết an
toàn hiện trường.


KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
3. Di chuyển nạn nhân tới vị trí an toàn


KÊU GỌI TRỢ GIÚP

Người trợ giúp là ai???
 Nhân viên cấp cứu 115
 Nhân viên y tế thôn, bản, tình nguyện viên chữ
thập đỏ các phường, xã và
 Người tham gia giao thông, cư dân, những nạn
nhân còn khỏe mạnh


KÊU GỌI TRỢ GIÚP

Thông tin cần cung cấp khi gọi cấp cứu:
 Địa chỉ cụ thể của nạn nhân (nơi xảy ra tai nạn).
 Số điện thoại liên lạc của người gọi cấp cứu.

 Tình huống tai nạn: Loại tai nạn, số lượng nạn nhân, tình
trạng của các nạn nhân... để giúp cơ quan cấp cứu có
phương án huy động nhân lực, phương tiện tham gia cấp
cứu.
 Nơi đón xe cấp cứu thuận tiện nhất để giúp cho kíp cấp cứu
đến hiện trường nhanh nhất.
 Người gọi cấp cứu không được dập máy điện thoại trước
khi nhân viên tiếp nhận thông tin cấp cứu dập máy.


III. KHÁM NẠN NHÂN
A. Nếu nạn nhân tỉnh:
 Nếu NN còn tỉnh sẽ trả lời chính xác thông tin bạn đưa ra.
Nạn nhân có thể cung cấp các thông tin cần thiết: Thông
tin về nhân thân NN, hoàn cảnh, số lượng người đi cùng…
 Bạn cần hỏi nạn nhân có đau, khó thở, chảy máu ở đâu
không điều đó khu trú nơi tổn thương.
 Yêu cầu NN tự cử động chân tay để phát hiện các tổn
thương xương khớp. (Khi có gãy xương, khớp nạn nhân
hạn chế, mất vận động, tổn thương cột sống có thể liệt cả
hai tay, hai chân)
 Phát hiện các dấu hiệu khác: Chảy máu ngoài, sốc (da
xanh tái hoặc nhợt nhạt, mạch nhanh nhỏ khó bắt…)


KHÁM NẠN NHÂN
B. Nạn nhân không tỉnh:
1. Làm thông đường thở
Đường thở/miệng NN có sạch?. Nếu không sạch, NN thở khó khăn:








Bước 1: Nghiêng người NN sang một bên, đầu
nghiêng và hơi cúi xuống.
Bước 2: Mở miệng, lấy các dị vật và lau sạch
miệng NN.
Bước 3: Dùng một tay bạn đỡ cằm NN nâng cổ
ngửa hẳn ra phía sau, tay kia đè lên trán NN và
đẩy xuống dưới, động để làm cổ giãn ra và đẩy
gốc lưỡi khỏi chèn vào vùng hầu họng.
Bước 4: Nâng hàm và mở miệng NN.


KHÁM NẠN NHÂN


KHÁM NẠN NHÂN
2. Kiểm tra tình trạng hô hấp:
 Quan sát sự di động của lồng ngực
 Nghe tiếng thở qua miệng nạn nhân
 Cảm nhận hơi thở của nạn nhân
 Thời gian kiểm tra không quá 10
giây.


KHÁM NẠN NHÂN


Nếu NN thở bình thường:
 Để nạn nhân ở tư thế an toàn.
 Thường xuyên kiểm tra tình trạng hô
hấp của nạn nhân.


KHÁM NẠN NHÂN

 Thở không bình thường:
 Nới rộng quần áo, thắt lưng…
 Xử trí chấn thương: Vết thương
ngực hở, tràn khí màng phổi
 Thổi ngạt nếu thở chậm hoặc
ngừng thở hoặc thổi ngạt kết hợp
với ép tim ngoài lồng ngực nếu có
ngừng tim.


KHÁM NẠN NHÂN

3. Kiểm tra tình trạng tuần hoàn:
 Kiểm tra mạch: Cổ tay, cổ, bẹn
 Sắc da : Nhợt, vã mồ hôi
 Chảy máu bên ngoài không?
 Nặng: Kích động, lơ mơ, chân tay
lạnh, nhợt, mạch khó bắt hoặc không
thấy?



KHÁM NẠN NHÂN

Cần làm ngay:
 Để nạn nhân nằm ngửa đầu thấp
 Cầm máu nếu chảy máu bên ngoài
 Ga rô nếu chi dập nát không có khả
năng bảo tồn, hoặc đã bị cắt cụt
Cố định gãy xương (Chống sốc)



×