Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

SÀNG TUYỂN PHÁT HIỆN BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 25 trang )

SÀNG TUYỂN PHÁT HIỆN
BỆNH

BS Trương Bá Nhẫn


Định nghĩa
• Sàng tuyển là quá trình phát hiện ra bệnh khi
chưa có biểu hiện lâm sàng thông qua xét
nghiệm nhanh và có thể áp dụng rộng rãi.
• Sàng tuyển không phải là chẩn đoán, nó cần
phải làm thêm các kỹ thuật chẩn đóan thích hợp.


Lịch sử tự nhiên của bệnh
• Giai đoạn bệnh bắt đầu: Giai đoạn mầm bệnh
xâm nhập vào cơ thể
• Giai đoạn tiền triệu chứng (tiền lâm sàng): từ lúc
bắt đầu có sự biến đổi sinh lý, sinh hóa hay mô
học của bệnh lý đến trước lúc xuất hiện triệu
chứng hay dấu hiệu đầu tiên của bệnh
• Giai đoạn lâm sàng: Bệnh đã có biểu hiện rõ rệt
về lâm sàng
• Giai đọan lui bệnh/ tử vong: Bệnh có thể khỏi,
thuyên giảm tạm thời rồi tái phát, khỏi nhưng để
lại di chứng, hay diễn biến tới tử vong.


Mục đích của sàng tuyển
• Sàng tuyển nhằm giúp phát hiện ra những người
có nguy cơ mắc các bệnh ở giai đoạn sớm chưa


có biểu hiện lâm sàng trong 1 tập thể được xem
là lành mạnh, nhằm chẩn đoán và điều trị có
hiệu quả căn bệnh nguy hiểm mà việc chẩn
đóan và điều trị trể có thể đưa tới các hậu quả
nghiêm trọng như: tử vong hoặc tàn phế.


Các phương pháp sàng tuyển
• Sàng tuyển số đông bao gồm khám sàng lọc cả
một quần thể
• Sàng tuyển đa dạng (nhiều giai đoạn) gồm có
sử dụng nhiều xét nghiệm sàng tuyển khác nhau
trong cùng một thời điểm
• Sàng tuyển cho đối tượng phơi nhiễm đặc biệt.
Ví dụ sàng tuyển phát hiện bệnh bụi phổi ở công
nhân khai thác than, xi măng
• Sàng tuyển tìm ca bệnh hay sàng tuyển cơ hội
là sự sàng tuyển được thực hiện ở những bệnh
nhân đi khám bệnh tại cơ sở y tế vì bất kỳ lý do
gì.


Giá trị của test sàng tuyển
• Là sự so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên
lượng của test so với phương pháp đối chiếu
(chuẩn vàng):


Giá trị của test sàng tuyển
• Độ nhạy: Là khả năng phát hiện ra những

người mắc bệnh trong nhóm những người bị
bệnh.
• Nói cách khác độ nhạy là tỷ lệ dương tính khi
thực hiện nghiệm pháp sàng lọc trong nhóm
người thực sự mắc bệnh.


Giá trị của test sàng tuyển
• Độ đặc hiệu: Là khả năng của test cho kết quả
âm tính khi thực hiện nghiệm pháp sàng lọc trên
nhóm người không bệnh


Giá trị của test sàng tuyển
• Giá trị dự đoán dương tính (+) của phương
pháp sàng tuyển: Là xác suất của một người có
bệnh khi xét nghiệm sàng tuyển cho kết quả (+)

Ghi chú: Vp = PPV


Giá trị của test sàng tuyển
• Giá trị dự đoán âm tính (-) của phương pháp
sàng tuyển: Là xác suất của một người không bị
bệnh khi xét nghiệm sàng tuyển cho kết quả (-)

• Ghi chú: Vn = NPV


Giá trị của test sàng tuyển

• Giá trị tổng quát (Valeur globale): Giá trị tổng
quát (còn gọi giá trị tiên lượng chung) của
một thử nghiệm là tỷ lệ giữa các kết quả thật so
với toàn bộ các kết quả của thử nghiệm đã được
thực hiện.

a+d
Vg =
× 100;
a+b+c+d


Ví dụ 1
• Có một chương trình sàng tuyển phát hiện bệnh
ung thư cổ tử cung bằng phương pháp xét
nghiệm tế bào. Bạn hãy đánh giá độ nhạy, độ
đặc hiệu, giá trị dự đoán (+), (-) của xét nghiệm
trên thông qua bảng sau:


Ví dụ 1
• Độ nhạy = a/(a + c) x 100% = 80/(100)x100 = 80
%
• Độ đặc hiệu = d / (b + d) x 100% = 150/160x100
= 93,8 %
• Giá trị dự đoán (+) = a / (a + b) x 100% = 80/90
x100 = 88,9 %
• Giá trị dự đoán (-) = d / (c + d) x 100% =
150/170 x100 = 88,3 %
• Giá trị tiên lương chung: [(a+d)/(a+b+

c+d)]x100= [(80+150)/260]x100 =88.46%


Quan hệ giữa giá trị của test chẩn
đoán và tỷ lệ hiện mắc của bệnh
• Giá trị tiên đoán của một test bị ảnh hưởng bởi
tỷ lệ hiện mắc của bệnh.
 Tỷ lệ hiện mắc p càng nhỏ thì Vp (PPV) càng
thấp và Vn (NPV) càng cao,
 Ngược lại, tỷ lệ hiện mắc p càng lớn thì Vp
(PPV) càng cao và Vn (NPV) càng thấp.


Ví dụ 1
• Trong ví dụ này ta có tỷ lệ hiện mắc trong cộng
đồng là: 100/ 260 = 38.46%
• Giả sử trong một cộng đồng khác có tỷ lệ hiện mắc
là 50 % và người ta sử dụng test này để sàng lọc:
kết quả sẽ như sau:


• Giá trị tiên lượng dương: (104/112)x100 = 92,8%
• Giá trị tiên lượng âm: (122/148)x100 = 82.4%


Ngưỡng và chiến lược chọn test
sàng tuyển
• Một test có độ nhạy, độ đặc hiệu <80% là không
tốt.
• Nếu để phát hiện một bệnh nặng có thể chết,

phải được điều trị bằng mọi giá, người ta phải
nghiên cứu một test có độ nhạy thật cao (nhằm
tránh bỏ sót).


Ngưỡng và chiến lược chọn test
sàng tuyển
• Một test có độ nhạy cao phải được ưu tiên
 Một bệnh nặng, không thể không biết
 Bệnh có thể điều trị được.
 Khi kết quả dương tính sai không gây nên
thương tổn về tâm lý hoặc kinh tế nhiều cho
người được sàng lọc.


Ngưỡng và chiến lược chọn test
sàng tuyển
• Phải sử dụng test có độ đặc hiệu cao
 Một bệnh nặng nhưng khó điều trị hay nan y .
 Khi cho bệnh nhân biết họ không có bệnh thì có
ý nghĩa quan trọng về tâm lý và sức khỏe.
 Kết quả dương tính sai gây thương tổn tâm lý
và kinh tế nặng nề đối với người được sàng lọc.


Ngưỡng và chiến lược chọn test
sàng tuyển
• Giá trị tổng quát cao của test dùng cho:
 Bệng nặng nhưng có thể chăm sóc tốt.
 Khi kết quả dương tính sai, âm tính sai đều gây

các thương tổn nặng nề.
Ví dụ: Nhồi máu cơ tim, có thể chết nếu
không được điều trị, nhưng cũng gây thương
tổn nặng nề khi kết quả dương tính sai; hay
vài dạng Leucémie, Đái đường, Lymphoma.


Tiêu chuẩn thực hiện chương
trình sàng tuyển
• Bệnh:
 Bệnh nặng hay vấn đề sức khoẻ có ý nghĩa
quan trọng về mặt y tế công cộng
 Tỷ lệ mắc cao ở giai đoạn tiền lâm sàng
 Lịch sử tự nhiên của bệnh rõ ràng
 Có thời kỳ tiền lâm sàng kéo dài
 Điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn điều trị muộn,
và thật sự làm giảm tỷ lệ mắc, chết.


Tiêu chuẩn thực hiện chương trình sàng
tuyển
• Test sàng lọc phát hiện bệnh:
 Có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
 Đơn giản, rẽ tiền và dễ thực hiện
 Được cộng đồng chấp nhận, an toàn, không gây khó
chịu cho người được chỉ định xét nghiệm
 Có độ tin cậy cao và độ ổn định cao.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định là:






Biến thiên sinh học ít
Biến thiên do phương pháp xét nghiệm hay dụng cụ đo ít
Biến thiên bên trong của người đo hay làm xét nghiệm ít
Biến thiên giữa những người đo hay làm xét nghiệm khác nhau
ít


Tiêu chuẩn thực hiện chương
trình sàng tuyển
• Chẩn đoán và điều trị
 Có sẵn cơ sở vật chất đầy đủ cho chẩn đoán
thêm
 Có phương pháp điều trị hiệu quả an toàn và
chấp nhận được
 Có chính sách theo dõi chẩn đoán và điều trị
cho những người có kết quả xét nghiệm dương
tính
 Việc phát bệnh là một quá trình liên tục


Tổ chức thực hiện chương trình sàng tuyển
• Lựa chọn đúng bệnh hay vấn đề sức khỏe
• Lập kế hoạch chi tiết về con người, kỹ thuật, tài
chính, hậu cần, thời gian
• Tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đã được
lập ra 1 cách chi tiết
• Tổ chức theo dõi tiến độ triển khai các hoạt

động theo kế hoạch đã định
• Giám sát các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong
sàng lọc bệnh xem có được thực hiện đúng yêu
cầu không


Việc tổ chức thực hiện sàng
tuyển: tham gia của cộng đồng
• Để việc sàng tuyển bệnh đạt hiệu quả mong đợi,
cần phải có sự tham gia của cộng đồng.
 Tiến hành giáo dục sức khỏe về tác hại của căn
bệnh
 Tư vấn và giải thích cho người dân biết về:
 mục đích của sàng tuyển,
 kỹ thuật sàng tuyển thực hiện như thế nào,
 và hiệu quả của biện pháp sàng tuyển đối với sức
khỏe của người dân.

 Huy động sự đóng góp của tình nguyện viên sức
khỏe cộng đồng và các cơ sở dịch vụ y tế có
trong cộng đồng.


. Đánh giá hiệu quả của chương
trình sàng tuyển
• Giá trị của một chương trình sàng tuyển được
xác định bằng:
giảm tỷ lệ mắc,
tỷ lệ tử vong,
và tàn tật của bệnh.


• Hiệu quả của một chương trình sàng tuyển
được thực hiện bằng cách so sánh số liệu:
bệnh tật,
tử vong,
tàn phế giữa nhóm có áp dụng sàng tuyển và nhóm
không có sàng tuyển.


×