Tải bản đầy đủ (.) (53 trang)

BÀI GIẢNG ĐAU BỤNG CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.32 KB, 53 trang )

ĐAU BỤNG CẤP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
• Mục Tiêu

BS.CKI:DI VĂN ĐUA

– Liệt kê được các diễn biến, cơ chế và nguyên nhân
gây đau bụng cấp
– Liệt kê được các bước thăm khám ở bệnh nhân đau
bụng cấp
– Mô tả được các biểu hiện chính và xử trí thiết yếu
của các bệnh lý gây đau bụng cấp
– Trình bày được 5 nguyên tắc cần nhớ khi theo dõi 1
bệnh nhân đau bụng cấp, nhận thức được tầm quan
trọng gây nguy hại cho bệnh nhân nếu chẩn đoán xử
trí sai trường hợp đau bụng cấp


1. ĐẠI CƯƠNG :
Đau bụng là một trong những dấu
hiệu chức năng hay gặp nhất trong các
bệnh về tiêu hoá: nhiều khi chỉ dựa vào
triệu chứng đau, người thầy thuốc có thể
sơ bộ chẩn đoán hay hướng về một
bệnh nào đó. Tuy nhiên đau là một cảm
giác chủ quan, phụ thuộc nhiều vào cá
tính của từng người và không phản ánh
hoàn toàn tình trạng của bệnh.


• không thể chỉ dựa vào tình trạng đau nhiều hay


ít để đánh giá mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Do
đó triệu chứng đau chỉ có tính chất gợi ý đầu
tiên khiến cho thầy thuốc dựa vào đó tiến hành
hỏi bệnh và thăm khám để chẩn đoán bệnh


2. PHÂN BIỆT 3 LOẠI DIỄN BIẾN CỦA ĐAU BỤNG
2.1. Đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa :
• Gồm những bệnh diễn tiến rất nhanh chóng dẫn đến tử
vong, cần phải chẩn đoán sớm và xử trí bằng phẫu thuật
kịp thời và nhanh chóng như thủng dạ dày, viêm ruột
thừa.
2.2. Đau bụng cấp nội khoa :
• Là những cơn đau bụng đột ngột hoặc cơn đau trội lên
của một tình trạng đau bụng kéo dài. Chỉ điều trị nội
khoa như đau do viêm loét dạ dày –tá tràng
2.3. Đau bụng mạn tính :
• Diễn biến kéo dài hàng tuần , hàng tháng , đòi hỏi điều
trị lâu dài.


3. CƠ CHẾ SINH BỆNH CỦA HIỆN TƯỢNG ĐAU
Ở BỤNG :
3.1. Một tạng rỗng ở trong ổ bụng bị căng giãn đột
ngột
3.2. Nhu động co bóp tăng lên quá mức gây nên
một áp lực cao hơn bình thường
3.3. Màng bụng bị đụng chạm kích thích
3.4. Những kích thích bệnh lý đối với các nội tạng (
tác động lên thần kinh giao cảm):

như áp xe
gan, viêm tuỵ.


4. THĂM KHÁM BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG CẤP
4.1. Hỏi bệnh
4.1.1 Các yếu tố : tuổi , phái , cơ địa
4.1.2 Tiền sử: phẫu thuật ở bụng , bệnh lý nội khoa
( loét dạ dày – tá tràng ), dùng thuốc ( kháng
đông, kháng viêm không steroid), nghề nghiệp
(cơn đau bụng chì do ngộ độc chì), các bệnh
mắc từ trước: giang mai , kiết lỵ…Đặc biệt chú ý
đến tính chất tái phát nhiều lần của những cơn
đau giống nhau: Đau vùng thượng vị có chu kỳ
thường do loét dạ dày – hành tá tràng, đau vùng
hạ sườn phải kèm theo sốt và vàng da tái phát
nhiều lần trong sỏi mật…


4.1.3 Các tính chất của cơn đau
4.1.3.1 Vị trí: Vị trí đầu tiên của đau : Nhiều khi có
giá trị quan trọng trong chẩn đoán. Thường vị trí
của đau tương ứng với các cơ quan bên dưới
- Thực quản : sau xương ức
- Dạ dày : thượng vị , ¼ trên trái bụng , lưng
- Tá tràng : thượng vị , ¼ trên phải bụng , lưng
- Ruột non : quanh rốn


- Đại tràng : dọc theo khung đại tràng

- Lách : hạ sườn trái
- Ruột thừa : hố chậu phải
- Gan – túi mật : ¼ trên phải bụng, vai phải
- Tụy : thượng vị , lưng trái
- Thận : hố thắt lưng phải hoặc trái
- Phần phụ - bộ phận sinh dục nữ : hố chậu phải
hoặc trái


4.1.3.2.Hoàn cảnh xuất hiện đau : Đau do thủng
dạ dày thường đột ngột, đau quặn gan, quặn
thận xuất hiện sau khi vận động nhiều ..
4.13.3 Hướng lan : Có thể lan ra sau lưng , lên
ngực , lên vai , xuống dưới. Đau do dạ dày
thường lan ra sau lưng và lên ngực , đau quặn
gan lan lên ngực và lên vai; đau do niệu quản
lan xuống bộ phận sinh dục và đùi…
4.1.3.4.Tính chất của đau : Ta có thể chia làm 5
loại tính chất đau khác nhau :


- Cảm giác đầy bụng: Là cảm giác đầy trướng,
nặng bụng , ậm ạch, khó tiêu.
- Đau thực sự : Tuỳ theo từng bệnh , tùy theo cảm
giác của từng người, có thể đau như dao đâm
( thủng dạ dày ), đau xoắn vặn, đau nhoi nhói,
đau âm ỉ .
- Đau quặn: Là cảm giác đặc biệt khi đau từng
cơn, ở một vị trí nhất định, trội lên rồi dịu dần
cho đến cơn sau .



Ở ruột, cơn đau dịu đi sau khi trung tiện hoặc đại
tiện và đau là do một một đoạn ruột bị trướng
hơi đột ngột; hội chứng Koenig: bán tắc ruột , ở
các ống tiết như ống mật, túi mật, niệu quản,
cơn đau quặn là do sự co bóp quá mạnh gây
tăng áp lực đột ngột và tạo thành cơn đau quặn
gan và quặn thận.


- Cảm giác rát bỏng: Thường là cảm giác nóng
bỏng, cồn cào ở dạ dày; cảm giác này gây nên
do tình trạng quá cảm của niêm mạc dạ dày.
- Hội chứng đau đám rối thái dương: Đau dữ dội ở
vùng thượng vị, đột ngột rối loạn tiêu hóa, ảnh
hưởng nhiều đến tình trạng toàn thân.


4.1.3.5 Cường độ đau
4.1.3.6 Kiểu đau : Khởi phát ( cấp , từ từ ), tính
chất đau ( quặn , âm ỉ liên tục )
• Các yếu tố ảnh hưởng đến đau: Vận động, thời
tiết, ăn uống, thuốc men.
• Các biểu hiện liên quan đến bộ phận có bệnh:
Nôn mữa, rối loạn đại tiện, vàng da, vàng mắt,
đái máu, đái đục, kinh nguyệt…
• Đặc biệt chú ý:
-Tình trạng sốc: Trong thủng dạ dày, viêm tụy xuất
huyết, vỡ thai ngoài tử cung



- Trụy tim mạch: Xuất huyết nội
- Vàng da vàng mắt
- Suy mòn: Lao , ung thư..
- Nhiễm khuẩn
4.1.3.7 Rối loạn vận chuyển ruột kèm theo : bón ,
tiêu chảy
• Các biểu hiện toàn thân : Sốt , ngất , trụy tim
mạch ..


4.2. Khám bệnh
4.2.1 Nhìn
4.2.2 Nghe
4.2.3 Sờ
4.2.4 Gõ
4.2.5 Thăm hậu môn - trực tràng – âm đạo


4.3. Đánh giá tổng trạng
4.3.1 Sinh hiệu
4.3.2 Tình trạng choáng
4.3.3 Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng
• Tuỳ theo nguyên nhân sẽ cho làm một số xét
nghiệm
• X quang : Hình liềm hơi dưới cơ hoành trong
thủng tạng rổng
• Hình mức nước hơi trong tắc ruột.



4.4. Khám lại theo dõi diễn tiến các triệu chứng
(khó chẩn đoán ngay lúc đầu)
4.5. Các nguyên tắc cần nhớ khi theo dõi 1 bệnh
nhân đau bụng cấp :
4.5.1 Theo dõi , đánh giá lại mỗi 30 phút – 1 giờ
4.5.2 Phải khám hậu môn - trực tràng – âm đạo
4.5.3 Chọc dò ổ bụng qua hướng dẩn của siêu âm
khi phát hiện tụ dịch ổ
bụng


4.5.4 Không dùng kháng sinh khi chưa chẩn đoán
rõ ràng
4.5.5 Không lạm dụng các thuốc giảm đau, nhất là
đối với các thuốc ức chế
thần
kinh trung ương


5. NGUYÊN NHÂN VÀ XỬ TRÍ ĐAU BỤNG CẤP
5.1. Một số nguyên nhân quan trọng của đau
bụng cấp
5.1.1 Đau tại ổ bụng
5.1.1.1 Viêm phúc mạc :
- Do nhiễm khuẩn ( viêm ruột thứa vỡ mủ, các
viêm nhiễm vùng tiểu khung )
- Do kích thích hóa học ( thủng dạ dày , viêm tụy
cấp )



5.1.1.2 Tắc nghẽn tạng rổng :
- Tắc ống tiêu hóa ( môn vị , ruột non , ruột già )
- Tắc đường mật
- Tắc đường niệu


5.1.1.3 Rối loạn về mạch máu :
- Nhồi máu ruột do thuyên tắc, huyết tắc
- Nhồi máu không nghẽn tắc
- Vỡ phình động mạch chủ bụng
5.1.1.4 Các bất thường của thành bụng
- Mạc treo bị xoắn , kéo
- Chấn thương hoặc viêm nhiễm của cơ
- Phúc mạc bị căng ( bao gan, phúc mạc thận )


5.1.2 Đau liên hệ do nguồn gốc ở ngoài ổ bụng
• 5.1.2.1 Ngực : Viêm phổi , nhồi máu cơ tim
• 5.1.2.2 Cột sống : Viêm rể thần kinh do viêm
khớp
• 5.1.2.3 Bộ phận sinh dục : Xoắn tinh hoàn


5.1.3 Nguyên nhân chuyển hoá :
5.1.3.1 Ngoại sinh :
- Bị nhện đen châm
- Ngộ độc chì
5.1.3.2 Nội sinh :
- Tăng urê huyết

- Đái tháo đường có nhiễm ceton-acid
- Tiểu porphyrin


5.1.4. Nguyên nhân thần kinh :
5.1.4.1 Cơ học :
- Tabes dorsalis
- Herpes-Zoster
- Causalgie
5.1.4.2 Chức năng


5.2. Xử trí theo nguyên nhân :
5.2.1 Có phản ứng thành bụng :
5.2.1.1 Bụng cứng :
+ Viêm phúc mạc do các nguyên nhân
+ Ấn túi cùng Douglas đau
+ Phải chỉ định ngoại khoa
+ Tìm các chỉ dẩn nguyên nhân


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×