Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Giáo án sinh 9 của quyên năm học 2013 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.11 KB, 136 trang )

Giáo án sinh học 9
Ngày soạn: 06/10/2013
Ngày giảng:08/10/2013

Năm học: 2013 - 2014

TIẾT 16
ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Trình bày được các nguyên tắc tự nhân đôi của ADN
- Nêu được bản chất của gen và chức năng của ADN
2. Kỹ năng
- Quan sát, phân tích, tìm tòi và khái quát hoá kiến thức
- Biết làm việc với SGK và tổ chức thảo luận nhóm.
3.Thái độ
- Có hứng thú học tập, tìm tòi kiến thức bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN
GV: Hình 16 SGK
HS : Đọc bài trước
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
9B:
2. Kiểm tra bài cũ
H. Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu ADN tự nhân
đôi theo những nguyên tắc nào?
- Yêu cầu hs đọc thông tin, quan sát
hình 16, thảo luận trả lời các câu hỏi


sau:
H. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra
trên mấy mạch của ADN?
HS: Đọc thông tin, quan sát hình, thảo
luận trả lời:
+ 2 mạch
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Nội dung
I. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc
nào?

- Nguyên tắc bổ sung:
Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
H. Trong qúa trình nhân đôi các loại Nu
nào liên kết với nhau thành từng cặp?
+ A-T; G-X và ngược lại
H. Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN
con diễn ra như thế nào ?
+ Mạch mới của ADN con được tổng
hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.
Các nu ở mạch khuôn liên kết với các
nu tự do trong môi trường nội bào theo
nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược
lại ; G liên kết với X hay ngược lại.
H. Nhận xét hai mạch con so với mạch
mẹ?

+ Hai mạch mới được tạo thành giống
mạch mẹ
H. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra
theo nguyên tắc nào?
+ 2 nguyên tắc: NTBS và nguyên tắc
giữ lại một nửa( bán bảo toàn).
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất của
gen
Yêu cầu hs đọc thông tin Sgk, trả lời
câu hỏi:
H. Gen là gì? Gen có đặc điểm gì?
HS đọc thông tin để trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của
ADN
Yêu cầu hs đọc thông tin Sgk, trả lời
câu hỏi:
H. ADN có chức năng gì?
HS đọc thông tin để trả lời

Năm học: 2013 - 2014
+ Mạch mới của ADN con được tổng hợp
trên mạch khuôn của ADN mẹ.
+ Các Nu ở mạch khuôn liên kết với các
Nu tự do trong môi trường nội bào theo
nguyên tắc: A – T; G - X (ngược lại)
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo
tồn)
- Trong mỗi ADN con có một ADN mẹ và
một mạch mới được tổng hợp


II. Bản chất của gen
- Gen là một đoạn phân tử của ADN, có
chức năng di truyền xác định
- Bản chất hóa học của gen là ADN. Mỗi
gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân
tử ADN, lưu giũ thông tin quy định cấu
trúc của một loại prôtêin.
III. Chức năng của ADN
- ADN có 2 chức năng quan trọng là:
+ Lưu giữ thông tin di truyền
+ Truyền đạt thông tin di truyền qua các
thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.

4. Kiểm tra – đánh giá
- Gọi Hs đọc kết luận Sgk
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
Năm học: 2013 - 2014
- Yêu cầu Hs làm bài tập 4 sgk : Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
Mạch 1: - A- G- T- X- X- TMạch 2: - T- X- A- G- G- AViết cấu trúc của 2 đoạn mạch ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ
nói trên kết thúc quá trình tự đôi.
Trả lời :
ADN con 1 : Mạch 1 cũ : - A- G- T- X- X- TMạch mới

- T- X- A- G- G- A-


ADN con 2 : Mạch mới

- A- G- T- X- X- T-

Mạch 2 cũ :

- T- X- A- G- G- A-

5. Dặn dò
- Học bài, trả lời các câu hỏi sau bài học
- Đọc trước bài 17

Ngày soạn: 08/10/2013
Ngày giảng:10/10/2013
TIẾT 17
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN

I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo sơ bộ và chức năng của ARN
- Trình bày quá trình tổng hợp ARN
- Phân biệt ADN và ARN

2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tìm tòi và khái quát hoá kiến thức
- Biết làm việc với SGK và tổ chức thảo luận nhóm.
3.Thái độ
- Có hứng thú học tập, tìm tòi kiến thức bộ môn
II. PHƯƠNG TIỆN
GV : Mô hình cấu trúc bậc 1 của ARN
HS : Đọc trước bài và kẻ bảng 17
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức
9B :
2. Kiểm tra bài cũ
H. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của gen ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu ARN
GV Y/C hs đọc thông tin, quan sát
hình 17.1 cho biết:
? ARN có thành phần hoá học như
thế nào.
? Trình bày cấu tạo ARN.
HS trả lời, bổ sung
GV nhận xét, giúp học sinh hoàn
chỉnh kiến thức.

Nội dung
I. ARN.

- ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và
P

- ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà
đơn phân là 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X

H : ARN có những loại nào ? Nêu - ARN gồm:
chức năng của từng loại ?
+ m ARN: Truyền đạt thông tin quy định cấu
trúc của Pr cần tổng hợp.
+ t ARN: Vận chuyển axít amin tương ứng tới
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014
nơi tổng hợp Pr.
+ r ARN: Là thành phần cấu tạo nên ribôxôm
– nơi tổng hợp Pr

GV Y/C hs vận dụng kiến thức so
sánh cấu tạo của ARN và ADN 
hoàn thành bảng 17
Đại diện nhóm lên làm trên bảng, các
nhóm khác bổ sung
GV chốt lại kiến
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ARN được
tổng hợp theo nguyên tắc nào ?
GV Y/C hs tìm hiểu thông tin cho
biết

? ARN được tổng hợp ở kì nào của
chu kì TB.
HS: ARN được tổng hợp ở kì trung
gian tại NST, ARN được tổng hợp từ
ADN
GV Y/C hs quan sát hình 17.2  các
nhóm thảo luận trả lời 3 câu hỏi
SGK:
HS đại diện nhóm trả lời:
+ ARN được tổng hợp dựa vào 1
mạch đơn
+ Liên kết theo NTBS: A-U; T-A; GX; X-G
+ ARN có trình tự tương ứng với
mạch khuôn theo NTBS.
GV mô tả quá trình tổng hợp ARN
dựa vào hình 17.2 và chốt lại kiến
thức
GV yêu cầu học sinh thảo luận:
? Quá trình tổng hợp ARN theo
những nguyên tắc nào.
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Đặc điểm
Số mạch đơn
Các loại đơn phân
Kích thước, khối
lượng

ARN
1

A, U, G, X
Nhỏ

ADN
2
A,T, G, X
Lớn

II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào

- Quá trình tổng hợp ARN tại NST ở kì trung
gian
- Quá trình tổng hợp ARN:
+ Gen thao xoắn tách thành 2 mạch đơn
+ Các Nu ở mạch khuôn liên kết với Nu tự do
theo NTBS
+ Khi tổng hợp xong, ARN tách khỏi gen đi ra
chất TB

- Nguyên tắc tổng hợp:
+ Khuôn mẫu: dựa trên một mạch đơn của
gen
+ Bổ sung: A-U; T-A;
G-X; X-G
- Mối quan hệ giữa gen và ARN, trình tự các
Nu trên ,mạch khuôn quy định trình tự các Nu
trên ARN.

Trường THCS An Thịnh



Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014

? Nêu mối quan hệ giữa gen với
ARN.
HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung
GV chốt lại kiến thức

4. Kiểm tra – đánh giá
- Gọi Hs đọc kết luận Sgk
- Yêu cầu Hs làm bài tập 3 sgk sau bài học: Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
Mạch 1: - A- T- G - X- T- X- G Mạch 2: - T- A- X- G- A- G - XXác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2.
Trả lời : Mạch ARN : - A- U- G- X- U- X- G 5. Dặn dò
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1,2,4
- Đọc trước bài 18

Ngày soạn: 12/10/2013
Ngày giảng:15/10/2013
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014
TIẾT 18
PRÔTÊIN


I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS nêu được thành phần hoá học của prôtêin, phân tích được tính đặc thù và đa dạng
của nó.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó. Trình bày được
các chức năng của prôtêin
2. Kĩ năng
- Phát triển kỉ năng quan sát, phân tích kênh hình, tư duy và hệ thống hoá kiến thức
3.Thái độ
- Có hứng thú học tập, tìm tòi kiến thức bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN
GV: Hình 18 SGK
HS : Đọc bài trước
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức. 9B:
2. Kiểm tra bài cũ
H: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc của
prôtêin.
GV Y/C hs tìm hiểu thông tin  trả lời
câu hỏi:
? Nêu thành phần hoá học và cấu tạo
của prôtêin.
HS vận dụng kiến thức để trả lời
GV Y/C hs thảo luận trả lời câu hỏi
? Tính đặc thù của prôtêin được thể
hiện như thế nào.

? Yếu tố nào xác định sự đa dạng của
prôtêin.
? Vì sao prôtêin có tính đa dạng và đặc
thù.
HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung
+ Tính đặc thù thể hiện ở số lượng,
thành phần và trinhd tự sắp xếp của axít
amin
+ Sự đa dạng do cách sắp xếp khác
nhau của 20 loại axít amin
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Nội dung
I. Cấu trúc của prôtêin.
- Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm các
nguyên tố: C, H, O, N
- Prôtêin là đại phân tử được cấu trúc theo
nguyên tắc đa phân mà đơn phân là axít
amin

- Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù do
thành phần, số lượng và trình tự các axít
amin.
- Các bậc cấu trúc:
+ Cấu trúc bậc 1: là chuổi axít amin có
trình tự xác định
+ Cấu trúc bậc 2: Là chuổi axít amin tạo
Trường THCS An Thịnh



Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014

GV Y/C hs quan sát hình 18, thông
báo: tính đa dạng và đặc thù còn biểu
hiệu ở cấu trúc không gian
? Tính đặc thù của prôtêin được thể
hiện thông qua cấu trúc không gian như
thế nào.
HS xác định được tính đặc trưng thể
hiện ở cấu trúc bậc 3 và 4.
GV chốt lại kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng
của prôtêin.
GV Y/C hs tìm hiểu thông tin SGK nêu
các chức năng của prôtêin
VD: prôtêin dạng sợi là thành phần chủ
yếu của da, mô hình liên kết
GV phân tích thêm các chức năng:
+ Là thành phần tạo nên kháng thể
+ prôtêin phân giải  cung cấp năng
lượng
+ Truyền xung thần kinh…
GV giới thiệu qua nội dung lệnh trang
55, không yêu cầu HS phải trả lời.
+ Vì các vòng xoắn dạng sợi, bện lại
kiểu dây thừng  chịu lực kéo
+ Các loại enzim:
* Amilaza biến tinh bột thành đường

* Pepsin Cắt prôtêin chuổi dài 
prôtêin chuổi ngắn
+ Do thay đổi tỷ lệ bất thường của
insulin  tăng lượng đường trong máu.
GV chốt lại kiến thức
4. Kiểm tra, đánh giá:
- Trả lời câu hỏi 1,2
5. Dặn dò:
- Học bài cũ theo nội dung SGK
- Làm bài tập 3, 4 vào vở bài tập
- Xem trước bài mới.

vòng xoắn lò xo
+ Cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 cuộn
xếp theo kiểu đặc trưng
+ Cấu trúc bậc 4: Gồm 2 hay nhiều chuỗi
axít amin kết hợp với nhau.

II. Chức năng của prôtêin.
1. Chức năng cấu trúc:
Là thành phần quan trọng xây dựng các
bào quan và màng sinh chất  hình thành
các đặc điểm của mô, cơ quan, cơ thể
2. Vai trò xúc tác các quá trình trao đổi
chất.
Bản chất enzim là prôtêin, tham gia các
phản ứng sinh hoá.
3. Vai trò điều hoà các quá trình trao
đổi chất.
Các hoocmôn phần lớn là prôtêin  điều

hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể

* Tóm lại:
Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng, liên
quan đến hoạt động sống của tế bào, biểu
hiện thành các tính trạng của cơ thể.

Ngày soạn: 1310/2013
Ngày giảng:17/10/2013
TIẾT 19
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
I. MỤC TIÊU
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
Năm học: 2013 - 2014
1.Kiến thức:
- Giúp hs hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình
thành chuỗi aa. Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen ( 1đoạn ADN)  mARN 
prôtêin  tính trạng.
2. Kĩ năng
- Phát triển cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, rèn luyện tư duy phân tích,
hệ thống hoá kiến thức.
3.Thái độ
- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học
II. PHƯƠNG TIỆN
GV: Hình 19.1, 19.2, 19.3 SGK

HS : Đọc bài trước
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức. 9B:
2. Kiểm tra bài cũ
H: Trình bày cấu trúc prôtêin?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ
giữa ARN và prôtêin.
- GV y/c hs nghiên cứu thông tin đoạn
1 sgk và thực hiện lệnh 1 sgk ( T57) .
- HS: + Dạng trung gian: mARN
+ Vai trò: Mang thông tin tổng hợp
prôtêin.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV y/c hs qs hình 16.1 và thảo luận:
? Nêu các thành phần tham gia tổng
hợp chuỗi aa.( HS: mARN , tARN,
ribôxôm.
? Câu hỏi lệnh 2 SGK ( T57)
-HS: + Các loại Nu liên kết theo
NTBS: A-U, G-X
+ Tương quan: 3 Nu  1aa
- GV hoàn thiện kiến thức.
? Trình bày quá trình hình thành chuỗi
aa.
- GV phân tích:+ Số lượng, TP, trình tự
sắp xếp các aa tạo nên tính đặc trưng
cho mỗi loại prôtêin.
+ Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên khuôn

mẫu ARN.
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Nội dung
I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.
- mARN là dạng trung gian có vai trò
truyền đạt thông tin về cấu trúc của
prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra
chất TB
- Sự hình thành chuỗi aa.
+ mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để
tổng hợp prôtêin.
+ Các tARN mang aa vào ribôxôm khớp
với mARN theo NTBS  đặt aa vào đúng
vị trí.
+ Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN 
1aa được nối tiếp.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài
của mARN  chuỗi aa được tổng hợp
xong.
- Nguyên tắc:+ Khuôn mẫu: Trình tự các
Nu trên mARN  trình tự các aa của P.
+ Bổ sung: ( A- U; G-X)
Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ
giữa gen và tính trạng.
- GV y/c hs qs hình 19.2, 19.3  ng/cứu

thông tin mục II ( T58) và thực hiện
sgk .
- GV y/c hs trả lời.

Năm học: 2013 - 2014
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Mối liên hệ: ADN là khuôn mẫu để
tổng hợp mARN .
+ mARN là khuôn mẫu dể tổng hợp
chuỗi aa ( cấu trúc bậc 1 của prôtêin)
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động
sinh lí của TB  biểu hiện thành tính
trạng.
- Bản chất mối quan hệ gen- tính trạng:
Trình tự các Nu trong ADN qui định
trình tự các Nu trong ARN , qua đó qui
định trình tự các aa của prôtêin.P tham
gia vào các hoạt động của TB  biểu
hiện thành tính trạng.

4. Kiểm tra, đánh giá:
- Trình bày sự hình thành chuỗi aa trên sơ đồ ?
- Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
5. Dặn dò:
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk.
- Ôn lại cấu trúc không gian của ADN, tiết sau thực hành.

Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh



Giáo án sinh học 9

Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Năm học: 2013 - 2014

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Năm học: 2013 - 2014

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Năm học: 2013 - 2014

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9


Năm học: 2013 - 2014

Ngày soạn: 26/10/2013
Ngày dạy: 29/10/2013
Tiết: 22
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp hs củng cố, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức đã học.
. Đồng thời gv đánh giá trình độ, kết quả học tập chung của lớp cũng như từng cá nhân
và điều chỉnh được phương pháp dạy học.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho hs kĩ năng điều chỉnh phương pháp học tập, có ý thức trong học tập
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
Năm học: 2013 - 2014
đặc biệt là tự học, tự nghiên cứu
3. Thái độ:
- Giáo dục hs tính trung thực, nghiêm túc trong khi làm bài.
II. PHƯƠNG TIỆN
- GV: Hệ thống câu hỏi, đáp án. Chuẩn bị đề photo đủ cho hs
- HS : Ôn lại tất cả các bài đã học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
9B:

2. Nội dung kiểm tra
Ma trận:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Cộng
cấp độ thấp
cấp độ
cao
Chương I: Các Nhận biết đối
Hãy xác
thí nghiệm của tượng di
định kiểu
Menden
truyền. Nội
gen và
dung quy luật
kiểu hình
phân li độc
lập
ở F1 và F2
Số câu
2 câu
1 câu
3 câu
Số điểm
2,0 đ
2,0 đ

4,0 đ
Chương II:
Diễn biến cơ
Xác định số
Nhiễm sắc thể
bản của NST
NST đơn, NST
ở kì đầu của
kép, số
giảm phân I
crômatit, số
tâm động của
loài qua kì sau
của nguyên
phân.
Số câu
1 câu
1 câu
2 câu
Số điểm
1,0 đ
2,0 đ
3,0 đ
Chương III:
Trình tự các Tính số Nu
ADN và gen
Nu. ADN tự từng loại và
nhân đôi
tổng số Nu
theo nguyên

tắc bổ sung
và giữ lại 1
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014
nửa.

Số câu
Số điểm
TS câu hỏi
TS điểm

3 câu
3,0 điểm

2/3 câu
2,0 đ
2/3 câu
2,0 điểm

1/3 câu
1,0 đ
4/3 câu
3,0 điểm


1câu
2 điểm

1 câu
3,0 đ
6 câu
10 đ

A. Trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu1: Đối tượng của di truyền học là:
a. Bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền, biến dị.
b. Cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính
c. Tất cả động thực vật và vi sinh vật
d. Cả a và b.
Câu 2:Diễn biến cơ bản của NST ở kì đầu của giảm phân I là:
a. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST
b. Tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo
c. Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng
d. Các NST phân li về 2 cực của tế bào
Câu 3: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thì:
a. Sự phân li của các cặp tính trạng độc lập với nhau.
b. F1 phân li kiểu hình 3 trội: 1 lặn.
c. F2 có tỉ lệ mỗi kiếu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
d. Cả a và c
B. Tự luận
Câu 4: Cho bộ nhiễm sắc thể của 1 loài 2n = 18. Hãy xác định số NST đơn, NST kép,
số crômatit, số tâm động của loài trên qua kì sau của nguyên phân.
Câu 5: Một đoạn ARN có trình tự các Nu như sau:
- A - U - G - X- U - U - G - A - X a, Hãy xác định trình tự các Nu trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên.

b, Tính số Nu từng loại và tổng số Nu của đoạn gen nói trên biết Nu loại Adênin bằng
230; Guanin bằng 360.
c, Cho biết ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
Câu 6: Ở gà, màu lông đen là trội hoàn toàn so với màu lông trắng.
a. Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2 khi cho lai gà màu lông đen thuần
chủng với gà màu lông trắng ?
b. Cho gà màu lông đen ở F1 giao phối với gà lông trắng thì kết quả như thế nào ?
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
Năm học: 2013 - 2014
Đáp án: Câu1a; 2c; 3d; ( 1,0 điểm x 3 = 3,0 điểm)
Câu 4: Kì sau nguyên phân
- Số NST đơn = 4n= 2.18 = 36 (0,5 đ)
- Số NST kép = 0 (0,5 đ)
- Số crômatit = 0 (0,5 đ)
- Số tâm động = 4n = 36 (0,5 đ)
Câu 5: a, Mạch khuôn: - T- A - X - G - A- A - X - T - G - ( 0,5 điểm)
Mạch bổ sung: - A - T - G - X - T - T - G - G - X - ( 0,5 điểm)
b, A= T = 230 ( 0,25 đ) ; G = X = 360 (0,25 đ)
- Tổng số Nu : 2A + 3G = 2.230 + 2.360 = 1180 Nu ( 0,5 đ)
C, ADN tự nhân đôi theo 2 nguyên tắc:
+ Nguyên tắc bổ sung ( 0,5 đ)
+ Nguyên tắc giữ lại 1 nửa: ( 0,5 đ)
Câu 6: a. Gọi A là gen qui định màu lông đen (tính trội)
- Gọi a là gen qui định màu lông trắng ( tính lặn)


( 0, 25 điểm)

- Kiểu gen của gà lông đen thuần chủng: AA, gà lông trắng aa
Ta có sơ đồ sau:
Pt/c: AA
x
aa
GP: A
a
F1 :
Aa
( 0,25 đ)
Kết quả: - Kiểu gen: 100% Aa
- Kiểu hình: 100% gà lông đen
F1 x F1: Aa
x
Aa
G1: A: a
A: a
F2 :
A
a

A
AA
Aa

( 0,5 đ)
a
Aa

aa
Kết quả: Kiểu gen: 25% AA : 50% Aa : 25% aa

Kiểu hình: 75% gà lông đen: 25% gà lông trắng
b. Kiểu gen gà lông đen F1 : Aa
Kiểu gen gà lông trắng : aa ( 0,5 điểm)
Ta có sơ đồ :
P:
Aa
x
aa
( 0,5 điểm)
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014
GP :
F1 :

A: a

a
Aa

aa


Kết quả: Kiểu gen: 50% Aa : 50% aa
Kiểu hình: 50% gà lông đen : 50% gà lông trắng

( 0,5 điểm)

4 Kiểm tra, đánh giá:
- GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
5 Dặn dò:
- Đọc trước bài: Đột biến gen

Ngày soạn: 26/10/2013
Ngày dạy: 29/10/2013

Chương IV: BIẾN DỊ
Tiết 23: ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Hiểu được tính
chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và hoạt động nhóm đặc biệt là tự học,
tự nghiên cứu
3. Thái độ:
- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học.
II. PHƯƠNG TIỆN
- GV: Hnh 21.1sgk, tranh đột biến gen có lợi, có hại cho sinh vật
- HS: Kẻ sẵn phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên


Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
9B:
2. Bài mới

Năm học: 2013 - 2014

Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đột biến gen
I. Đột biến gen là gì ?
- GV y/c hs qs hình 21.1 thảo luận nhóm 
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng ĐB gen :
hoàn thành phiếu học tập.
- HS: chú ý trình tự các cặp Nu  thống * Đoạn ADN ban đầu ( a)
* Có 5 cặp Nu
nhất điền vào phiếu.
- GV kẻ nhanh phiếu lên bảng gọi hs lên * Trình tự các cặp Nu:
-T- G-A-T- Xlàm.
- GV hoàn chỉnh phiếu kiến thức.
-A- X-T-A- G- Đoạn ADN bị biến đổi

Đoạn
ADN
b

- ? Vậy đột biến gen là gì. Gồm những

đoạn nào.

Số cặp Điểm khác
Nu
đoạn a
4

c

6

d

5

Mất cặp: XG
Thêm cặp:
T-A
Thay cặp AT bằng cặp
G-X

Đặt tên
dạng biến
đổi
Mất 1 cặp
Nu
Thêm 1 cặp
Nu
Thay cặp
Nu này

bằng cặp Nu
khác.

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu
trúc của gen.
- Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay
thế 1 cặp nuclêotic.
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân
- Tự nhiên: Do rối loạn trong quá trình tự
phát sinh đột biến gen
sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của
- GV cho hs ng/cứu thông tin sgk và trả
môi trường trong và ngoài cơ thể.
lời:
- Thực nghiệm: Con người gây ra các đột
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014

? Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến biến bằng tác nhân vật lí, hoá học.
gen.
- GV y/c 1 - 2 hs trình bày, lớp bổ sung.
III. Vai trò của đột biến gen.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của đột

biến gen
- GV y/c hs qs hình 21.2, 21.3, 21.4, và - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường
trả lời câu hỏi lệnh sgk ( T63)
có hại cho bản thân sinh vật.
- HS:+ ĐB có lợi: Cây cứng, nhiều bông - Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người
ở lúa
vì có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
+ ĐB có hại: lá mạ mùa trắng, đầu và
chân sau của lợn dị dạng.
- Biến đổi ADN làm thay đổi trình tự các
- GV cho hs tiếp tục thảo luận:
aa nên biến đổi kiểu hình.
? Tại sao đột biến gen biến đổi kiểu hình
? Nêu vai trò của đột biến gen.

4. Kiểm tra, đánh giá:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu mà em cho là đúng trong các câu sau:
Câu 1: Đột biến gen phát sinh có những dạng thường gặp nào?
a. Mất đi 1 cặp Nu
b. Thêm 1 cặp Nu
c. Thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác
d. Mất đi 1 đoạn NST
e. Cả a, b, và c
g. Cả b, c và d
Câu 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen trong tự nhiên là do:
a. Rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin
b. Rối loạn trong quá trình tổng hợp mARN
c. Rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng của môi
trường trong và ngoài.
- Đáp án: 1e; 2c

5. Dặn dò:
- Về nhà học bài theo câu hỏi sgk
- Xem trước bài: Đột biến cấu trúc NST

Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014

Ngày soạn:02/11/2013
Ngày dạy:05/11/2013
Tiết 24
BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Nêu được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đối
với bản thân sinh vật và con người.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3 Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN
GV: Sưu tầm tranh, ảnh các dạng đột biến cấu trúc NST
HS: Chuẩn bị bài trước
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:
9B :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đột biến gen là gì ? kể tên các dạng đột biến gen ?
- Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên &HS
Nội dung
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
Hoạt động 1: Tìm hiểu đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể là gì ?
+GV: yêu cầu hs quan sát hình 22, trả lời
các câu hỏi:
HS quan sát kĩ hình, lưu ý các đoạn có mũi
tên ngắn, trả lời các câu hỏi
+GV chốt lại đáp án đúng
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi
? Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ?
gồm những dạng nào ?
HS trả lời câu hỏi
HS tự tổng kết kiến thức cần nhớ vào vở
+GV thông báo ngoài 3 dạng trên còn có
dạng đột biến chuyển đoạn.

STT

A
B
C

Năm học: 2013 - 2014
1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là
gì ?

+ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là
những biến đổi trong cấu trúc nhiễm
sắc thể.
+ Các dạng: Mất đoạn, đảo đoạn, lặp
đoạn (và còn chuyển đoạn).

CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Nhiễm sắc thể ban đầu
Nhiễm sắc thể sau khi
Tên dạng đột biến
bị biến đổi
Gồm các đoạn:
Mất đoạn H
Mất đoạn
ABCDEFGH
Gồm các đoạn:
Lặp lại đoạn BC
Lặp đoạn
ABCDEFGH
Gồm các đoạn:
Trình tự đoạn BCD
Đảo đoạn

ABCDEFGH
đổi lại thành DCB

Hoạtđộng của giáo viên &HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh
và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể.
GV nêu câu hỏi:
? Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu
trúc nhiễm sắc thể
? VD1 là dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
nào
? VD2 là dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
nào
? VD nào có hại ? VD nào có lợi cho sinh vật và
con người
? Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể
GV yêu cầu hs trao đổi nhhóm trả lời câu hỏi
+GV yêu cầu hs rút ra kết luận mục 2 và tổng kết
kiến thức toàn bài.
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Nội dung
2. Nguyên nhân phát sinh và tính
chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể.
a. Nguyên nhân phát sinh:
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có
thể trong điều kiệ tự nhiên hoặc do con

người tạo ra.
- Nguyên nhân: do tác nhân lí hoá 
phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể.
b. Vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm
sắc thể:
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
thường có hại cho bản thân sinh vật
- Một số đột biến có lợi  có ý nghĩa
trong chọn giống và tiến hoá.
* Kết luận chung: sgk

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
Năm học: 2013 - 2014
4. Kiểm tra – đánh giá
- Nêu các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho sinh vật ?
5. Dặn dò
- Học bài theo nội dung sgk và vở ghi.
- Làm câu 3 vào vở bài tập.
- Đọc trước bài “đột biến số lượng nhiễm sắc thể”.

Ngày soạn:04/11/2013
Ngày dạy:07/11/2013
Tiết 25
BÀI 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:

- HS kể được các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Giải thích được cơ chế hình thành thể 3 và thể 1
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp nhiễm sắc thể.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3.Thái độ :
- Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật,bảo vệ môi
trường đất, nước.
II. PHƯƠNG TIỆN
GV: Hình 23.1 và 23.2 sgk
HS: Nghiên cứu sgk
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
9B:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng
đột biến đó ?
- Những nguyên nhân nào gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV &HS
Nội dung

Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9
Hoạt động1: Tìm hiểu về hiện tượng
dị bội thể.

GV yêu cầu nghiên cứu thông tin sgk
 trả lời câu hỏi:
? Sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể ở
1 cặp nhiễm sắc thể thấy ở những
dạng nào
? Thế nào là hiện tượng dị bội thể
GV tổ chức trao đổi toàn lớp.
HS tự thu nhận và xử lí thông tin 
trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, yêu cầu:
+ Các dạng: 2n +1
2n – 1
+ Hiện tượng thêm hoặc mất 1 nhiễm
sắc thể ở một cặp nào đó  dị bội thể.
nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV hoàn chỉnh kiến thức cho hs.
GV phân tích thêm có thể có 1 số cặp
nhiễm sắc thể thêm hoặc mất 1 nhiễm
sắc thể  tạo ra các dạng khác: 2n –
2; 2n ± 1
GV lưu ý hs hiện tượng dị bội gây ra
các biến đổi hình thái: kích thước,
hình dạng
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát sinh
thể dị bội.
GV yêu cầu hs quan sát hình 23.2 
nhận xét:
* Sự phân li cặp nhiễm sắc thể hình
thành giao tử trong:
? Trường hợp bình thường
? Trường hợp bị rối loạn phân bào

-Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh
 hợp tử có số lượng nhiễm sắc thể
như thế nào ?
HS các nhóm quan sát kĩ tranh hình,
thảo luận, thống nhất ý kiến
-HS đại diện lện trình bày lớp nhận xét
bổ sung
GV thông báo ở người tăng thêm 1
nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể số
21  gây bệnh đao.
? Nêu hậu quả chung của hiện tượng
dị bội thể
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Năm học: 2013 - 2014
I. Dị bội thể:

+ Hiện tượng di bội thể: là đột biến thêm
hoặc mất 1 nhiễm sắc thể ở một cặp nhiễm
sắc thể nào đó.
+ Các dạng: (2n + 1)
(2n – 1)

2. Sự phát sinh thể dị bội:
Cơ chế phát sinh thể dị bội:
- Trong giảm phân có một cặp nhiễm sắc
thể tương đồng không phân li  tạo thành
1 giao tử mang 2 nhiễm sắc thể và một giao
tử không mang nhiễm sắc thể nào.
- Hậu quả: gây biến đổi hình thái (hình

dạng, kích thước, màu sắc) ở thức vật hoặc
gây bệnh nhiễm sắc thể.
- Kết luận chung: sgk

Trường THCS An Thịnh


Giáo án sinh học 9

Năm học: 2013 - 2014

HS tự nêu hậu quả.
GV yêu cầu hs tự tổng kết kiến thức
mục 2 và kết luận toàn bài.
-Liên hệ: bảo vệ môi trường: Sử dụng
hơp lý thuốc bảo vệ thực vật,bảo vệ
môi trường đất, nước.

4. Kiểm tra – đánh giá
- Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể (2n +1) ?
5. Dặn dò
- Học bài theo sgk, vở ghi.
- Sưu tầm tài liệu và mô tả một giống cây trồng đa bội.
- Đọc trước bài “ Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp theo)”

Ngày soạn:10/11/2013
Ngày dạy:12/11/2013
Tiết 26
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ( TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
+ HS phân biệt được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội.
+ Nhận biết một số thể đa bội qua tranh ảnh
2. Kĩ năng:
+ Thu thập mẫu vật tranh ảnh liên quan đến đột biến.
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
3 Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN
GV: Hình 24.1, 24.2, 24.3, 24.4 sgk, sưu tầm tranh có nội dung phù hợp với bài.
HS: Chuẩn bị bài trước
Giáo viên: Lương Thị Thúy Quyên

Trường THCS An Thịnh


×