Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Nhóm 1 lớp ST2 tiết 3 4 dầu đậu NÀNH copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 81 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SH-TP
----------

TIỂU LUẬN
XỬ LÝ PHẾ PHỤ LIỆU
TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI:
TẬN DỤNG VÀ XỬ LÝ PHẾ PHỤ LIỆU TRONG QUY
TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT
TỪ ĐẬU NÀNH
GVHD
LỚP
NHÓM

: Th.s Lê Hương Thuỷ
: DHTP9A
:1

Tp.HCM, ngày 12 tháng 03 năm 2017


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
MỤC LỤC

Th.s Lê Hương Thủy

Page 2



Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
1. TỔNG QUAN PHẾ PHỤ LIỆU TRONG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (QTCN)
1.1. Đánh giá xu hướng tận dụng PPL quy trình công nghệ thực phẩm
Hiện nay, tận dụng các phế phụ liệu trong ngành công nghệ thực phẩm đang rất được các
công ty quan tâm tới. Đặc biệt với những quy trình sản xuất thải ra nhiều phế phụ phẩm trước khi
hoàn thiện sản phẩm, phần thừa này chính là nguyên liệu đầu vào của các quá trình chế biến
nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích khác.
Ví dụ như trong nghành thủy sản: trong năm 2011, trong khi sản lượng khai thác cá ngừ
toàn cầu đạt khoảng 4,76 triệu tấn, thì lượng sản phẩm cá ngừ đóng hộp chỉ có gần 2 triệu tấn.
Chất thải rắn hoặc các phụ phẩm được thải ra từ sản xuất cá ngừ đóng hộp (bao gồm đầu, bộ
xương, nội tạng, mang, phần thịt màu sẫm, vây bụng và da) có thể chiếm khoảng 65% lượng
nguyên liệu ban đầu. Các số liệu báo cáo trong ngành sản xuất thịt cá ngừ cũng cho thấy các phế
phẩm, phụ phẩm chiếm khoảng 50% tổng nguyên liệu ban đầu. Khi philê cá, sản phẩm đạt được
thường chỉ chiếm khoảng 30-50% so với lượng nguyên liệu ban đầu. Sản lượng cá hồi toàn cầu
năm 2011 đạt khoảng 1,93 triệu tấn và hầu hết là các sản phẩm ở dạng philê, sản phẩm này cũng
được báo cáo đạt khoảng 55% tổng khối lượng nguyên liệu. Một lượng lớn các sản phẩm philê cá
rô phi và cá tra hiện cũng đang được bán trên thị trường với hiệu suất philê đạt khoảng 30-37%
cho cá rô phi và 35% cho cá tra.
Có thể thấy, ngành chế biến thủy sản đã và đang tạo ra một lượng đáng kể các phế phẩm,
phụ phẩm và thịt vụn từ các thành phần như đầu, bộ xương, bụng, gan và trứng. Đây là những bộ
phận chứa protein chất lượng cao, axit béo omega-3, vi chất dinh dưỡng (như vitamin A, D,
riboflavin, niacin) và khoáng chất (như sắt, kẽm, selen và i-ốt).
Còn trong chế biến nông sản, lượng thứ liệu và phế liệu loại ra chiếm một tỉ lệ rất lớn so
với khối lượng nguyên liệu rau quả được đưa vào chế biến (ví dụ : chuối thải ra 20% phế liệu,
cam, xoài 30-50%, dứa 40-50%). Các phế thải gồm 2 dạng : dạng rắn (vỏ quà, hạt, cuống lá,...)
và dạng lỏng (nước rửa, ...). Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, đường, protein,
lipid, vitamin, tinh dầu, ... nên là nơi trú ẩn và nguồn thức ăn cho chuột, ruồi, muỗi, gián, và các
loại sinh vật gây bệnh khác. Ngoài ra, dưới tác dụng của hệ vi sinh vật tồn tại trong tự nhiên, phế
thải rau quả cũng bò phân hủy, gây ô nhiễm cho môi trường. Có thể chôn hoặc dùng trực tiếp


Th.s Lê Hương Thủy

Page 3


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
những phế thài này làm thức ăn gia súc để giảm thiểu tình trạng trên. Tuy nhiên, biện pháp tốt
nhất là tận dụng các phế thải này chế biến ra các sàn phẩm có giá trò sử dụng và giá trị dinh
dưỡng cao như cồn, giấm, tinh dầu, pectin, bánh kẹo, thức ăn cho gia súc, phân bón cho cây
trồng, ...
Và trong các ngành thực phẩm khác như súc sản, đồ uống, bánh kẹo thì lượng phế phụ
liệu được thải ra cũng rất nhiều.
Trong ngành công nghệ sản xuất dầu thực vật, lượng phế phụ liệu có trong quy trình sản
xuất là khá phong phú. Cụ thể là vỏ đậu nành, các sắc tố màu, bã đậu nành, sterol, sáp, mixen ,
phức phospholipid, vitamin và các tạp chất cơ học khác … Các hợp chất này có rất nhiều hướng
để tận dụng cũng như tăng giá trị thành phẩm của các phế phụ liệu này.
Một số ví dụ như: Trích ly màu trong vỏ đậu nành, tận dụng nguồn cellulose và Protein
còn lại trong bã đậu, tách chiết các hợp chất phospholipid, vitamin, thu hồi lecithin, sáp từ
cặn phế thải của quá trình tinh luyện dầu thực vật, tổng hợp biodiesel từ dầu ăn phế thải có chỉ số
acid cao, và không thể thiếu đó là việc tận dụng bã đậu nành để làm phân bón hữu cơ cho cây
trồng.
Trong nhưng năm gần đây, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật cùng với
công nghệ mà các loại phế phụ liệu đang ngày một được tận dụng một cách triệt để, góp phần
tăng thêm lợi nhuận cho công ty cũng như bảo vệ môi trương.

1.2. Vận dụng các quy định của Việt Nam và thế giới về quản lý xử lý phế phụ liệu
1.2.1. Vận dụng xử lý nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất dầu ăn với một lượng lớn dầu mỡ, các chất lơ lửng, SS… được sinh ra
chủ yếu từ quá trình giải nhiệt và rửa dầu, một lượng nhỏ từ quá trình vệ sinh thiết bị. Thải ra
nguồn tiếp nhận trong điều kiện yếm khí gây mùi hôi thối, tạo nhiều CO 2, CH4, H2S gây độc cho

con người và sinh vật. Ngoài ra, thành phần còn có các chất dinh dưỡng làm phú dưỡng hóa nước
bề mặt. Vì vậy cần đưa ra các giải pháp công nghệ để xử lý nước thải dầu ăn nhằm đảm bảo chất
lượng môi trường sống của con người.

Th.s Lê Hương Thủy

Page 4


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
Bảng 1. Các thông số của dòng thải

 Độ pH :
Là thước đo tính axit hoặc bazơ của dung dịch nước. Nhìn chung sự sống tồn tại và phát
triển tốt nhất trong điều kiện môi trường nước trung tính có pH = 7. Tuy nhiên, sự sống vẫn chấp
nhận một khoảng nhất định trên dưới giá trị trung tính (6 < pH < 8,5).

 BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa BOD ( Biochemical oxygen deman )
Nhu cầu oxy sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước
thải. BOD được định nghĩa là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi
vi sinh vật. Chỉ tiêu BOD biểu hiện mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng cao thì
nước thải bị ô nhiễm càng nặng và ngược lại.
Chất hữu cơ + O2

CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định

Trong thực tế người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất
hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở
nhiệt độ ủ 20oC, kí hiệu là BOD5.


Th.s Lê Hương Thủy

Page 5


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
 COD: Nhu cầu oxy hóa học COD ( Chemical Oxygen Demand )
Chỉ số này được dùng rộng rãi để biểu thị hóa hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải
và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. Chỉ số COD càng cao thì mức độ ô nhiễm càng nặng và ngược
lại. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ
có trong mẫu nước thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ
có thể bị oxy hóa được xác định khi xử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi
trường axit.
Các chất hữu cơ + Cr2O72- + H+ CO2 + H2O + 2Cr3+
 SS (So lid)

Chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù là trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc
thuỷ tinh khi lọc 1 lít mẫu nước qua phễu lọc rồi sấy khô ở nhiệt độ 103 - 105°c tới khi trọng
lượng không đổi.

 Tổng hàm lượng Nitơ (TN - Total Nitro)
 Tổng hàm lượng photpho (TS - Total Phospho)

 Chỉ số vi sinh vật:
Coliform và Fecal coliform (coliform phân) là nhóm các vi sinh vật dùng để chỉ thị khả
năng có sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh.

Th.s Lê Hương Thủy

Page 6



Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1

Hình 1. Sơ đồ xử lý nước thải dầu ăn
Hệ thống xử lý nước thải bao gồm các công đoạn xử lý chính:

• Xử lý cơ học
Nước thải sau khi vào hố thu sẽ qua bể tách dầu, do khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn
nước nên dầu nổi lên bề mặt và được vớt ra ngoài. Nước đi ra tiếp tục qua bể điều hòa, ổn định
lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải. Xử lý cơ học loại bỏ rác, cặn…, tạp
chất có kích thước lớn, tách nước ra khỏi dầu.

Th.s Lê Hương Thủy

Page 7


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
• Xử lý hóa lý
Quá trình tuyển nổi nhờ sục bọt khí vào nước thải giúp loại bỏ các chất hữu cơ nhẹ, khó
lắng, chất lở lững khó phân hủy, dầu mỡ. Các chất này kết hợp với bọt khí, nổi lên và tách ra khỏi
nước thải.

• Xử lý sinh học
Nước đi qua lớp bùn kị khí của bể UASB để phân hủy các chất vô cơ đơn giản. Bể anoxic
và bể aerotank kết hợp nâng cao hiệu quả khử BOD, khử N và P. Qua bể lắng 2 một phần bùn
được mang đi xử lý, một phần bùn tuần hoàn lại bể thổi khí. Cuối cùng xử lý phụ bằng cách lọc
áp lực đồng thời khử trùng loại bỏ coliform và vi khuẩn gây bệnh. Bùn được chuyển tới máy nén,
làm giảm tỉ trọng, bỏ nước và xử lý định kì.


1.2.2. Xử lý chất thải rắn
Nguồn gốc
-

Chất thải sinh hoạt

- Chất thải từ các công đoạn sản xuất
- Ngoài ra còn có vỏ bao bì, nguyên vật liệu loại bỏ thừa.
Biện pháp xử lý
Các chất thải rắn nổi và chìm chủ yếu chứa trong nước thải sinh hoạt và nước thải sản
xuất được loại bỏ bằng phương pháp lắng gạn. Các chất thải rắn độc hại như vỏ bao bì, nguyên
vật liệu loại thừa cũng được loại bỏ bằng các song lưới. Các chất thải rắn này đa số có thể tập
trung lại rồi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, ví dụ như các hạt vỡ, các bã ép
dầu dạng khô đậu, ... Các dạng khác không làm được thức ăn gia súc cũng có thể sử dụng cho
nhiều mục đích khác như tạo nguồn năng lượng mới (ví dụ như bể biogas), sản xuất phân bón
hữu cơ, sản xuất hóa chất để phục vụ con người, ...

1.2.3. Xử lý khí thải, bụi thải và tiếng ồn
Nguồn gốc
- Khí thải phát sinh từ các nguồn sau:
- Khí thải từ các phuơng tiện vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm
- Khí thải từ hệ thống nồi hơi dầu: chủ yếu phát sinh từ quá trình đốt than trong buồng

Th.s Lê Hương Thủy

Page 8


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1

đốt của lò hơi.
Biện pháp xử lý
- Hạn chế ô nhiễm khí thải nồi hơi: khí thải từ nồi hơi sẽ được hạn chế bằng các biện
pháp sau:


Pha loãng hàm lượng bụi, khí thải từ nồi hơi bằng ống khói: chọn chiều cao ống khói phù
hợp. Theo tính toán lý thuyết thì chiều cao ống khói nồi hơi phải đạt tối thiểu 24m thì mới
đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm khí tại mặt đất không vượt quá tiêu chuẩn.



Xử lý bụi, khí thải từ hệ thống nồi hơi dầu: Khí thải phát sinh khi nồi hơi hoạt động có
chứa các khí gây ô nhiễm như C0 2, S02, CO nên sử dụng các phương pháp sau để xử lý
khí thải do đốt dầu FO (Fuel Oils): (1) Sử dụng thiết bị lọc ướt kiểu tháp đĩa. (2) Sử dụng
thiết bị hấp thụ các chất khí thải ra.
Cả hai phương pháp trên đều sử dụng các dung dịch tưới là dung dịch hoá học thích hợp

để hấp thụ như dung dịch kiềm, dung dịch sữa vôi. Có thể thay thế các dung dịch hoá học bằng
nước, tuy nhiên hiệu quả hấp thụ của nước thấp hơn so với dung dịch hoá học. Nếu dùng nước để
làm dung dịch tưới thì chi phí thấp, an toàn và hiệu quả xử lý đối với các khí S0 2, NOx là 50%,
hiệu quả xử lý đối với bụi là 80%. Dùng sữa vôi để hấp thụ khí S02 thì hiệu quả xử lý tăng lên 80
- 90%.

Hình 2. Nguyên lý xử lý khí thải do đốt dầu FO
Hạn chế ô nhiễm khí thải từ các phương tiện vận chuyển: khí thải từ các phương tiện vận
chuyển chỉ chiếm một phần nhỏ góp phần vào ô nhiễm môi trường tại khu vực nhà máy. Lượng
khí thải này tuy ít nhưng rất khó kiểm soát. Do đó để hạn chế ô nhiễm khí thải từ các phương tiện

Th.s Lê Hương Thủy


Page 9


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
vận chuyển thì các nhà máy thường trồng thêm cây xanh xung quanh khu vực sản xuất, nhằm làm
cho môi trường trong lành hơn.

1.2.4. Phân loại chất thải rắn công nghiệp
Theo tính chất, CTRCN được phân loại thành CTRCN không nguy hại và CTRCN
nguy hại.

-

CTR công nghiệp nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu hóa chất, vật liệu
trung gian, ...) sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có đặc tính bắt lửa, dễ cháy
nổ, dễ ăn mòn, chất thải bị oxy hóa, chất thải gây độc hại cho con người và hệ sinh thái.
Thành phần chất thải rắn nguy hại trong chất thải công nghiệp là mối quan tâm chính. Do
yêu cầu, tính chất về công nghệ của một số ngành công nghiệp, chẳng hạn như công
nghiệp sản xuất hóa chất, da giầy, dệt may, luyện kim, … dẫn đến việc phải sử dụng
nhiều thành phần độc hại khác nhau trong quá trình sản xuất và sau đó thải ra các chất thải

-

nguy hại tương ứng.
CTRCN không nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu) từ quá trình sản
xuất công nghiệp không gây nguy hại cho sức khỏe con người, không gây tai họa cho môi
trường và các hệ sinh thái, việc thu gom xử lý có thể giống như chất thải rắn sinh hoạt
thông thường.


1.2.4.1. Các phương pháp xử lý – tái chế rác thải
1.2.4.1.1. Phương pháp truyền thống: (Phương pháp này được phổ biến ở Việt Nam)
- Tập trung vào bãi rác
- Phương pháp đốt
- Phương pháp chôn lấp
1.2.4.1.2. Phương pháp xử lý bằng công nghệ hiện đại:
1.2.4.1.2.1. Phân loại rác, tái chế rác hữu cơ
Các nhà máy tái chế rác thải thực phẩm thu gom rác từ từng hộ gia đình và được xử lý
chúng thành phân bón và thức ăn gia súc. Không giống với các loại rác thải sinh hoạt khác, lượng
chất thải thực phẩm có thể được giảm xuống một phần ba bằng cách sấy khô. Nhà máy loại bỏ
chất độc hại và kim loại nặng từ chất thải thực phẩm, rồi sấy khô, nghiền nhỏ, và điều chỉnh độ
mặn để làm thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng. Chất thải thực phẩm trước đây được đưa thẳng đến
bãi chứa rác, nhưng nay đã trở thành nguồn nhiên liệu thay thế quý giá và thức ăn gia súc. Tận
dụng chế biến rác thải hữu cơ ngay tại nguồn sẽ giảm thiểu rác thải phải chuyên chở đến bãi chôn

Th.s Lê Hương Thủy

Page 10


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
lấp, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, tiết kiệm tài nguyên đất, kéo dài tuổi thọ các
bãi chôn lấp, tận dụng được chất thải, đem lại lợi ích kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường.

1.2.4.1.2.2.

Sử dụng công nghệ xử lý nhiệt phân rác

Là phương pháp tiên tiến trên thế giới trong bảo vệ môi trường. Nhưng phương pháp này
chỉ áp dụng được cho các khu công nghiệp, đông dân cư.


Nguyên lí:

Nguyên liệu tái sinh
Nước

Nhiệt phân (500oC)
Rác thải

Dầu nặng, nhẹ

Than tổng hợp
Khí hidro

Hình 3. Sơ đồ quy trình nhiệt phân rác

1.2.4.1.2.3.

Phương pháp 3R: (viết tắt từ tiếng Anh, 3R là Reduce/Giảm thiểu Reuse/Tái sử dụng - Recycle/Tái chế)

Quá trình tái chế giúp ngăn cho rác không phải chôn xuống đất hay đốt cháy, giảm bớt
lượng tiêu thụ nguyên liệu thô, và giảm được lượng năng lượng phải sử dụng hơn so với quá trình
sản xuất từ nguyên liệu thô. Các nguyên liệu phổ biến được tái chế là thuỷ tinh, giấy, nhôm, hắc
ín, thép, vải và nhựa. Các nguyên liệu này có thể là rác thải từ quá trình sản xuất hoặc là rác thải
tiêu dùng.

Th.s Lê Hương Thủy

Page 11



Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
Phương pháp thực hiện là rác sẽ được phân loại tại nguồn, rác vô cơ và rác hữu cơ được
tách riêng. Những loại rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón. Các loại rác như nilông, bìa giấy loại, nhựa... sẽ được tái chế để dùng làm nguyên liệu. Còn các loại rác vô cơ khác
được tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp được dùng cho các công trình cảnh quan đô thị.
Như vậy, phần rác cần chôn lấp sẽ giảm đi.

Làm phân bón
Rác hữu cơ
Làm nguyên liệu sản xuất
Phân loại
Vật liệu xây dựng

Rác vô cơ

Hình 4. Phân loại rác

1.2.4.1.2.4.

Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp yếm khí tùy nghi A.B.T
(Anoxy Bio Technology)

Các giai đoạn trong quá trình xử lý rác thải theo Công nghệ A.B.T:
Giai đoạn xử lý sơ bộ: Rác thải thu gom được đưa về sân thao tác. Xé các túi nilong đựng
rác để rác được thoát ra ngoài. Nhặt loại riêng rác có kích thước lớn; Phun, rải, trộn đều rác với
chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia trước khi đưa vào hầm ủ.
Giai đoạn ủ: Rác sau khi đã trộn đều cùng các chế phẩm sinh học P.MET và phụ gia, được
đưa chuyển vào hầm ủ theo từng lớp dày 20cm; Mỗi lớp rác 20cm đều được phun P.MET và rải
phụ gia bột, làm các lớp rác như vậy cho đến khi đầy hầm ủ. Miệng hầm ủ được phủ kín bằng vải
bạt không trong suốt; Thời gian ủ rác (28-30) ngày. Trong quá trình ủ rác, thực hiện phun P.MET

để bổ sung vi sinh và độ ẩm giúp cho các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ nhanh.
Giai đoạn sàng phân loại: Rác sau khi ủ (28 -30) ngày được đưa lên sàng phân loại thu
được mùn thô. Nghiền mùn thô rồi tiến hành tách mùn hữu cơ, cát đất, đá,…bằng khí tuyển. Mùn

Th.s Lê Hương Thủy

Page 12


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
tinh thu được là nguyên liệu để sản xuất phân bón và các sản phẩm khác. Các thành phần phi hữu
cơ được đem tái chế hoặc chôn lấp (tùy theo khối lượng và điều kiện kinh tế).

Hình 5. Sơ đồ quy trình yếm khí tùy nghi
Ưu điểm:

-

Tái chế các chất không phân hủy thành những vật liệu có thể tái sử dụng được.
Không tốn đất chôn lấp chất thải rắn.
Không có nước rỉ rác và các khí độc hại, khí dễ gây cháy nổ sinh ra trong quá trình phân

-

hủy hữu cơ do đó không gây ô nhiễm môi trường.
Không phân loại ban đầu, do đó không làm ảnh hưởng đến công nhân lao động trực tiếp.
Thiết bị đơn giản, chi phí đầu tư thấp.
Vận hành đơn giản, chi phí vận hành thường xuyên không cao.
Nhược điểm: Chỉ tập trung ở các khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp… Phạm vi áp


dụng: Có thể áp dụng cho nhiều quy mô công suất khác nhau, có thể áp dụng ở các khu vực nông
thôn, thành thị. Khu xử lý có thể xây dựng không quá xa đô thị do không có nước rỉ rác và các
khí độc hại thải ra.

1.2.4.1.2.5.

Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh

Đem ủ

Khí sinh học và phân vi sinh

Th.s Lê Hương Thủy

Phân loại
Rác thải sinh hoạt

Page 13


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1

Hình 6. Quy trình xử lý rác thải bằng vi sinh
Ưu điểm: Tiết kiệm được chi phí xử lí rác thải, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khắc phục
được tình trạng ô nhiễm không khí và nước do rác thải để lại, tạo nguồn năng lượng, xử lí sự tồn
đọng ở các bãi rác.
Khuyết điểm: Vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, chỉ tập trung tái chế rác hữu cơ. [1,2,3,4]

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DẦU ĐẬU NÀNH
2.1. Tổng quan đậu nành

Bảng 2. Thành phần hóa học các bộ phận trong hạt đậu nành
Các phần cấu tạo của
hạt

% trọng lượng hạt

Nguyên hạt
Nhân
Vỏ hạt
Phôi

100
90
8
2

Thành phần hóa học (%)
Protein
Lipid
Gluxid
(Nx 6.25)
40.0
20
35
43.0
23
29
8.8
1
86

41.0
43
4.4

Tro
4.9
5.0
4.3

Trong thành phần hóa học của đậu nành, người ta quan tâm đến 2 nhóm proein và lipid.
Nhóm glucid đậu nành không thuộc loại có giá trị dinh dưỡng cao. [5]
Protein đậu nành chiếm tỷ lệ lớn trong hạt. Protein đậu nành thuộc loại tan trong nước,
không bền, dễ bị biến tính dưới tác dụng của nhiệt độ, tia bức xạ và dung môi hữu cơ, muối
khoáng, tác dụng cơ học mạnh. Sau khi bị biến tính, mức độ hydrat hóa, khả năng trương nở và
tính hòa tan của protein sẽ giảm. [6]

Th.s Lê Hương Thủy

Page 14


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
2.1.1. Glucid đậu nành
Glucid gồm nhóm đường tan và không tan, chỉ chứa một ít tinh bột. Đường starchyose và
rafinose không được tiêu hóa bởi enzyme tiêu hóa nhưng lại bị lên men bởi vi sinh vật ở ruột và
tạo khí, nên nguyên nhân gây ra hiện tượng sôi bụng.
Bảng 3. Thành phần glucid đậu nành
Thành phần Glucid đậu nành
Cellulose
Hemicellulose

Starchyose
Raffinose
Saccharose
Arbinose, glucose, verbacose

% trọng lượng hạt
4.0
15.0
3.8
1.1
5.0
5.1

2.1.2. Vitamin
Các vitamin chứa rất ít trong đậu nành và hầu nhưu bị biến tính trong khi chế biến. Một số
vitamin có trong hạt đậu nành như vitamin E, K…

2.1.3. Chất khoáng
Chất khoáng chiếm tỷ lệ thấp (4% trọng lượng hạt). Có các nguyên tố sau: Ca, P, Mn…

2.1.4. Enzyme
Các enzyme trong đậu nành chủ yếu là urese, lipooxygenase, amilase…

2.2.

Hiện trạng
Tổng nhập khẩu đậu tương năm 2014 ước tính ở mức 1,56 triệu tấn, tăng 21% so với năm

trước đó do nhu cầu tăng từ 2 nhà máy ép đậu tương và từ các ngành thực phẩm và chăn
nuôi. Cũng trong năm 2013/14, Việt Nam nhập khẩu khoảng 3,65 triệu tấn khô đậu (soybean

meal) tương, tăng 14% so với năm trước do nhu cầu protein cho chăn nuôi gia tăng.
Nhập khẩu bột đậu tương (soy flour) năm 2014 đạt lục 367.000 tấn do nhu cầu tăng từ cả
lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thực phẩm, và do thuế nhập khẩu bột đậu tương giảm xuống 8%
từ mức 12% áp dụng trong năm 2013. Triển vọng nhập khẩu bột đậu tương sẽ còn tiếp tục tăng

Th.s Lê Hương Thủy

Page 15


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
trong năm 2015 và trong những năm tiếp theo do nhu cầu tiếp tục tăng bởi dân số và thu nhập
tăng thúc đẩy tăng trưởng của ngành thực phẩm.
Cơ quan thường trú Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Post) dự báo nhập khẩu khô đậu tương
năm 2015 và 2016 sẽ tăng nhẹ lên lần lượt 3,75 triệu tấn và 3,85 triệu tấn, bởi nhu cầu của ngành
thực phẩm và chăn nuôi.
Việt Nam tiếp tục phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu dầu thực vật thô và tinh luyện để
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, mặc dù trong nước đã sản xuất được dầu đậu tương thô từ năm 2011.
Trong năm 2014, Việt Nam sản xuất khoảng 235.000 tấn dầu đậu tương thô từ các nhà máy ép
dầu thương mại, song vẫn tiếp tục nhập khẩu khoảng 812.000 tấn dầu thực vật thô và tinh luyện
để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhập khẩu dầu thực vật tinh luyện năm
2014 đạt 723.000 tấn, tăng 13% so với năm trước đó, còn nhập khẩu dầu thực vật thô tăng 17%.
Nhập khẩu dầu thực vật tinh luyện chiếm 89% tổng nhập khẩu dầu thực vật.

2.3.

Quy mô và sản lượng
Quy mô trồng đậu tương của Việt Nam vẫn nhỏ so với những nước khác, và sản lượng

ngày càng thấp xa so với nhu cầu trong nước.

Bảng 4. Sản lượng đậu tương

Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)

2012

2013

2014

2015

2016

119.6

117.2

110.2

120

125

1.45


1.44

1.43

1.45

1.45

173.7

168.2

157.9

174

181

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT

2.4.

Tiêu thụ
Khoảng 80% đậu tương nhập khẩu được dùng ép dầu, 20% còn lại được tiêu thụ làm thức

ăn con người và làm thức ăn trực tiếp cho vật nuôi. Sản lượng trong nước chủ yếu dùng trong
ngành chế biến (đậu phụ và sữa đậu nành) và sản xuất dầu đậu tương quy mô hộ gia đình. Đậu

Th.s Lê Hương Thủy


Page 16


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
tương nhập khẩu tiếp tục là nguồn nguyên liệu chính của 2 nhà máy quy mô lớn (một ở miền Bắc
và một ở miền Nam) để sản xuất dầu đậu tương và khô đậu tương.
Hiện hai nhà máy ép dầu vẫn đang hoạt động với công suất tối đa, tổng cộng 4.000 tấn
đậu tương mỗi ngày. Niên lịch 2014 (năm marketing 2013/14), lượng đậu tương ép ở hai nhà máy
này đạt khoảng 1,24 triệu tấn, chiếm khoảng 85% tổng công suất ép của cả nước. Các sản phẩm
của hai nhà máy là 889.000 tấn khô dầu, 235.000 tấn dầu đậu tương thô, 59.000 tấn vỏ đậu tương
và 4.000 tấn lecithin dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi tiếp tục điều khiển nhu cầu đậu tương, và sẽ tiếp tục định hướng sự phát
triển hơn nữa của ngành ép nghiền đậu tương trong nước. Năm 2014, trong 14,7 triệu tấn sản
lượng thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm thương phẩm thì có khoảng 3 triệu tấn (20%) là bột đậu
tương, còn trong ở 3,53 triệu tấn thức ăn nuôi thủy sản thì có khoảng 900.000 tấn (25%) là khô
đậu tương. Theo các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản lượng thức ăn gia súc gia cầm và thủy
sản sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015. Bộ NN&PTNT dự báo nhu cầu các sản phẩm thức ăn chăn
nuôi nội địa sẽ đạt 16,4 triệu tấn, tăng khoảng 12% so với năm 2014, nhu cầu thức ăn nuôi thủy
sản sẽ tăng lên 3,6 triệu tấn.

2.5.

Nhập khẩu
Năm marketing 2013/14, tổng nhập khẩu khô đậu tương đạt 3,64 triệu tấn, tăng 14% so

với năm trước đó do nhu cầu thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản tăng. Năm
2014, Hoa Kỳ trở thành nước cung cấp đậu tương nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt qua
Brazil.


Th.s Lê Hương Thủy

Page 17


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1

Hình 7. Nhập khẩu đậu nành Việt Nam (2010-2014)
Bảng 5. Sản lượng dầu tiêu thụ trên thị trường Việt Nam

Dân số Việt
Nam
Tổng tiêu
thụ dầu
thực vật
trong nước
Tiêu thụ
dầu thực
vật trung
bình người

ĐVT

2013

2014

2015 (dự báo)

2020 (dự báo)


2025 (dự báo)

Triệu người

90

91

92

97

102

1000 tấn

780

870

920

1570

1890

Kg/người/năm

8.7


9.6

10

16.2

18.5

Nguồn: Tổng cục thống kê, ước tính của các nhà sản xuất và USDA Post

2.6.

Tổng quan quy trình trong công nghệ ép dầu

Th.s Lê Hương Thủy

Page 18


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
2.6.1. Sơ đồ quy trình

Đậu nành
Tạp chất, nguyên liệu không đạt chất lượng
Sơ chế
Nghiền
Lọc
Chưng sấy


Ép sơ bộ

Trích ly

Hình 8. Sơ đồ quy trình sản xuất đậu nành

Lọc
Ép

Bã ép
Dầu thô

Th.s Lê Hương Thủy

Page 19

Dầu thô

Bã trích


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1

Hình 9. Quy trình chiết xuất từ đậu nành. [7]

2.6.2. Thuyết minh quy trình sản xuất dầu đậu nành
Dầu thực vật có nguồn gốc từ nhiều nguyên liệu khác nhau, chủ yếu là đậu nành, đậu
phộng, mè, dừa, cọ,…Hạt có dầu sau khi thu hoạch, phơi khô, và bảo quản có lẫn khá nhiều tạp
chất, những tạp chất này chủ yếu là tạp chất rắn. Để phân loại, người ta thường dùng các loại
sàng có kích thước khác nhau. Tách vỏ hạt dầu nhằm mục đích giảm tổn thất chất béo trong quá

trình ép (do vỏ có lẫn trong khô dầu). Quá trình phân loại làm sạch cũng có một số lượng lớn chất
thải, gồm chất thải rắn hữu cơ (các mảnh vỏ, mảnh hạt, các hạt bị hư, không đạt chất lượng) và
các tạp chất rắn vô cơ (chất bẩn bám ngoài hạt).
Quá trình nghiền nhỏ nhằm phá vỡ cấu trúc nội nhũ hạt làm cho kích thước nguyên liệu nhỏ
và đồng đều, tạo điều kiện cho công đoạn sau được thuận lợi.
Chưng sấy bột nghiền là sự gia công bột nghiền bằng nhiệt và hơi nước. Chất thải trong
công đoạn nghiền và chưng sấy là nước rửa các thiết bị và có một phần tạp chất dầu béo. Nước

Th.s Lê Hương Thủy

Page 20


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
thải thường có các phụ phẩm trong công đoạn nghiền (chất thải dạng kết lắng) và một phần tạp
chất dầu béo (nổi lên trên bề mặt nước rửa).
Đến công đoạn ép và lọc dầu: Người ta ép dầu bằng cách dùng lực cơ học tác dụng lên khối
nguyên liệu có chứa dầu. Dầu sau khi ép xong còn nhiều cặn, chủ yếu là các mảnh vụ lẫn vào
dầu, do đó cần phải lọc để thu được dầu thô. Chất thải chủ yếu trong quá trình này là khô dầu và
một số chất thải rắn vô cơ.

2.6.2.1. Sơ chế
2.6.2.1.1. Tách vỏ hạt
Tăng hàm lượng dầu của nguyên liệu chế biến: Dầu trong mô tập trung chủ yếu ở nhân
hạt, vỏ quả và vỏ hạt có một lượng rất ít với thành phần không giống thành phần lipid ở nhân. Vì
vậy khi chế biến hầu hết các loại hạt dầu cần tiến hành tách nhân, mô chứa dầu chủ yếu khỏi lớp
vỏ ngoài của hạt chứa ít dầu. Ngoài ra, vỏ quả và vỏ hạt có tính xốp, hấp thu dầu, hình thành liên
kết giữ dầu lại ở vỏ, tăng tổn thất dầu. Nâng cao năng suất thiết bị công nghệ. Vỏ quả và vỏ hạt
có độ bền cơ lớn hơn rất nhiều so với nhân sẽ gây giảm hiệu suất làm việc của máy, thiết bị, gây
chóng mòn các bộ phận làm việc của máy. Tăng chất lượng dầu. Lipid của vỏ hạt với thành phần

chủ yếu là sáp và các chất tương tự lẫn vào dầu sẽ làm giảm giá trị cảm quan cũng như chất
lượng dầu.

2.6.2.1.1.1.

Phương pháp tách vỏ hạt

Quá trình tách vỏ hạt bao gồm các bước chính: phá vỡ vỏ hạt, xay xát và phân ly hỗn hợp
sau xay. Tùy thuộc tính chất cơ lý của các mô hạt dầu, máy xay xát vỏ được thiết kế quy trình làm
việc theo các nguyên lý khác nhau. Yêu cầu đối với các máy xát vỏ là chỉ phá vỡ vỏ, giữ cho
nhân không xay xát. Khi xát vỏ, công được chi dùng cho phá vỡ vỏ và giải phóng nhân. Dưới tác
động của tải trọng đập lên vỏ hạt, vỏ sẽ bị phá vỡ.

2.6.2.1.1.2.

Kích thước hạt

Khối hạt đồng đều về kích thước, hiệu quả xát vỏ tăng, dễ dàng điều chỉnh chính xác chế
độ làm việc của máy xát. Với khối hạt có cùng độ ẩm, hạt lớn dễ tróc vỏ hơn hạt bé, đồng thời
việc tiêu thụ điện năng cũng ít hơn. Thí dụ: Hạt hướng dương có độ ẩm 6-7 %, với cỡ hạt 6 mm,
vận tốc xát 31m/s; với cỡ hạt < 6mm, vận tốc xát 34 m/s.

Th.s Lê Hương Thủy

Page 21


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
2.6.2.2.


Nghiền

Phá vỡ cấu trúc tế bào nguyên liệu chứa dầu để dầu dễ dàng thoát khỏi phần protein khi
ép hoặc trích ly. Tạo tính đồng đều cho khối bột nghiền, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình
chưng sấy sau này. Nếu khối bột nghiền có hình dạng và kích thước không đều, hiệu suất ép tách
dầu chỉ ở mức độ thấp.

2.6.2.2.1. Kỹ thuật nghiền
Muốn phá vỡ tế bào của một vật thể cứng thường phải sử dụng lực cơ học. Tùy thuộc độ
bền cơ học của từng loại nguyên liệu mà sử dụng các loại lực nghiền khác nhau. Do đó việc chọn
một loại thiết bị nghiền phải dựa vào tính chất cơ học của nguyên liệu kết hợp với yêu cầu bột
nghiền. Các loại máy nghiền thường sử dụng: nghiền trục (máy cán trục), nghiền búa, nghiền
đĩa… Trong đó, máy nghiền trục được sử dụng phổ biến nhất. Tùy thuộc loại nguyên liệu, điều
kiện nghiền khác nhau. Đậu nành có hàm lượng dầu tương đối cao, kích thước hạt nhỏ, thường sử
dụng máy nghiền 2 đôi trục hay 1 trục, có rãnh khía. Mức độ phá vỡ nhân ở d= 1mm xấp xỉ 60%.

2.6.2.2.2. Nhiệt độ nghiền
Khi nhiệt độ tăng, tính dẻo của nguyên liệu cũng tăng, khó nghiền đạt yêu cầu thích hợp.
Với độ ẩm thích hợp, nhiệt độ nghiền không lớn hơn nhiều so với nhiệt độ không khí. Nhiệt độ
nghiền thích hợp 25-45oC.

2.6.2.3. Chưng sấy bột nghiền
2.6.2.3.1. Mục đích
Chưng sấy bột nghiền là quá trình gia công nhiệt ẩm cho khối hạt nhằm mục đíchchủ yếu
là tạo sự đồng đều cho khối hạt và tạo điều kiện tốt cho quá trình tách chiết dầu đạt hiệu quả cao
nhất. Quá trình chưng sấy sẽ phá vỡ liên kết tự nhiên giữa phần béo và phần không béo, giúp dầu
thoát ra ở dạng tự do dưới tác dụng của nước và nhiệt. Ngoài ra, nhờ vào các tác động này đã tạo
cho dầu có độ nhớt thích hợp (thấp nhất), tạo tính linh động cho dầu. Vô hoạt enzyme không
mong muốn, xúc tác quá trình phân hủy dầu (lipase, lipoxygenase, phospholipase). Làm mất tính
độc của nguyên liệu nếu nguyên liệu có chứa độc tố. Mặt khác, chưng sấy còn làm thay đổi một

phần về mặt hóa học theo chiều hướng tích cực cho các giai đoạn kế tiếp nhằm đảm bảo chất

Th.s Lê Hương Thủy

Page 22


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
lượng sản phẩm cuối. Protein bị biến tính nhiệt nên tính dẻo của bột ép tăng, độ tiêu hóa của khô
dầu tốt hơn.

2.6.2.3.2. Yêu cầu đặc tính kỹ thuật của bột chưng sấy
Bột chưng sấy phải có đặc tính kỹ thuật phù hợp với điều kiện làm việc của máy ép hoặc
trích ly. Tùy theo từng loại nguyên liệu, cơ cấu của thiết bị mà bột chưng sấy có những đặc tính
kỹ thuật khác nhau, nhưng yêu cầu chung quan trọng là mức độ đồng nhất của khối bột. Mức độ
đồng nhất chung: khối bột phải có tính đồng nhất về kích thước, hình dạng, độ ẩm, tính dẻo, đàn
hồi,…Mức độ đồng nhất nội tại: đồng nhất về đặc tính bề mặt và đặc tính bên trong của các phân
tử bột. Nếu bột không đạt độ đồng nhất chung cũng như đồng nhất nột tại thì hiệu quả thoát dầu
sẽ giảm. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất khó đạt được cả hai độ đồng nhất này. Độ ẩm của khối
bột sau chưng sấy thường từ 8-12%.

2.6.2.4.

Ép dầu

Tùy thuộc vào tính chất nguyên liệu, việc chiết tách dầu từ hạt dầu được thực hiện theo
các biện pháp khác nhau: Chiết tách theo 2 giai đoạn (ép sơ bộ trước khi ép kiệt hay trích ly) hay
ép trực tiếp (1 giai đoạn). Ép sơ bộ: sử dụng thiết bị ép dầu có áp suất tạo thành thấp, điều này
dẫn đến lượng dầu còn sót lại trong bánh dầu khoảng 15-25%. Lượng dầu còn lại được tách chiết
bằng biện pháp trích ly hay sử dụng thiết bị ép kiệt. Ép trực tiếp: máy ép được thiết kế với áp suất

tạo thành trong ép cao hơn, dầu được chiết tách ra khỏi nguyên liệu với hiệu suất cao, lượng dầu
còn lại trong khô dầu dao động trong khoảng 4-7%. Kỹ thuật này yêu cầu năng lượng sử dụng
lớn hơn, đồng thời nhiệt độ của bánh dầu gia tăng trong suốt tiến trình ép. Điều này có thể là
nguyên nhân làm cho dầu dễ bị oxy hóa và ôi hóa, đồng thời xảy ra các biến đổi làm giảm phẩm
chất dầu. Chính vì thế, việc làm lạnh hệ thống trong suốt quá trình ép cần thiết phải được tiến
hành nhằm ngăn cản tác động xấu của nhiệt độ.

2.6.2.5.

Trích ly dầu

Khai thác dầu bằng phương pháp trích ly đem lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều nước
trên thế giới áp dụng do có nhiều ưu điểm: Máy móc thiết bị được cơ giới hóa và tự động hóa
hoàn toàn nên quy trình sản xuất liên tục, năng suất thiết bị cao, thao tác dễ dàng, hiệu suất lao

Th.s Lê Hương Thủy

Page 23


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
động cao. Trích được triệt để hàm lượng dầu từ nguyên liệu, hàm lượng dầu còn lại trong bã rất
thấp (0,1- 0,3%). Do đó, dầu tổn thất trong quá trình sản xuất không đáng kể.
Đối với các loại nguyên liệu có chứa hàm lượng dầu thấp (17- 18%) và loại nguyên liệu
chứa dầu quý thì chỉ dùng phương pháp trích ly có hiệu quả khai thác cao. Tuy nhiên, quá trình
trích ly đòi hỏi hệ thống trích ly phải đảm bảo, tránh hiện tượng cháy nổ do dung môi có nhiệt độ
sôi thấp, dung môi sử dụng có chất lượng cao, phù hợp với từng loại nguyên liệu nhằm tránh tổn
thất cũng như giảm phất chất của dầu.

2.6.2.5.1. Các dạnh trính ly dầu

2.6.2.5.1.1. Thiết bị trích ly ngâm chiết (Percolation extractor)
Dung môi được bơm vào hệ thống và phân phối thông qua hệ thống băng chuyền của
bánh dầu, có chiều dày thay đổi theo kiểu trích ly ngược dòng. Kiểu thiết kế khác nhau tùy thuộc
vào hãng thiết kế, quá trình sản xuất.

2.6.2.5.1.2. Thiết bị trích ly kiểu nhúng (Immersion extractors)
Hạt được ngâm hoàn toàn trong dung môi. Quá trình trích ly cần khuấy đảo liên tục nhằm
trách việc hình thành nồng độ dung môi cục bộ ở một số vị trí. Trong trường hợp này, sự hình
thành những phần tử nhỏ tăng. Thiết bị hoạt động liên tục hoặc gián đoạn. Thiết bị trích ly
Hildebrandt được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình trích ly kiểu nhúng.

2.6.2.5.2. Dung môi trích ly dầu
2.6.2.5.2.1. Xăng
Cấu tạo gồm một chuỗi những hydrocacbon mạch thẳng, chưa no hay dẫn xuất của
hexobenzen và các đồng đẳng. Ngoài ra, trong thành phần của xăng còn có các hydrocacbon no.
Nhiệt độ sôi khoảng 70- 1200C. Xăng không tan trong nước.Khả năng hòa tan dầu mỡ của xăng
là 1:5, khả năng hòa tan dầu mỡ tăng khi tăng phần nhẹ có nhiệt độ sôi thấp.

2.6.2.5.2.2. Hexan
Chất lỏng, dễ bay hơi, nhiệt độ sôi từ 66.7-693 oC. Khối lượng riêng 663 kg/m3 ở 15 oC, nhecxan là một loại xăng trong thành phần không lẫn hydrocacbon chưa no và thơm, có khả năng
hòa tan dầu và mỡ ở bất kỳ tỷ lệ nào.

Th.s Lê Hương Thủy

Page 24


Tiểu luận phế phụ liệu- Nhóm 1
2.6.2.5.2.3.


Propan và butan

Dung môi tiên tiến, khi sử dụng dưới áp suất dư 0,4- 1,2 MPa sẽ rút ngắn được quá trình
trích ly 2- 3 lần. Dung môi này chỉ hòa tan một lượng rất nhỏ các chất không có đặc tính béo.

2.6.2.5.2.4.

Rượu etylic

Chất lỏng, nhiệt độ sôi 78.3oC, nhiệt độ bắt lửa 404oC. Rượu tan trong nước ở bất kỳ tỷ lệ
nào. Tuy nhiên, có thể dùng rượu etylic 96% để trích ly dầu nành.

2.6.2.5.2.5.

Axeton

Chất lỏng, có mùi đặc trưng, nhiệt độ sôi 56 oC. Hơi aceton trong không khí có thể bắt lửa,
axeton hòa tan tốt trong nước ở bất kỳ tỷ lệ nào, khả năng hòa tan dầu mỡ là 1:5. Axeton là dung
môi chuyên dùng đối với nguyên liệu chứa dầu có lẫn nhiều phospholipid.

3. Tổng quan khô dầu đậu nành
Giai đoạn
Bã dầu (hay còn gọi là bánh dầu), thu được sau quá trình ép tách dầu
Phân loại
Là phế phụ liệu dạng rắn giàu protid
Thành phần, bản chất
Bảng 6. Thành phần dinh dưỡng của các loại bánh dầu
Thành phần

% chất khô


Nước

10

Protid

44.5

Lipid

5

Glucid

29.2

Cellulose

5.8

Tro

5.5

Khô dầu đậu nành là một phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ hạt đậu nành. Hàm
lượng dầu còn lại khoảng 10g/kg. Khô dầu đậu nành là nguồn đạm thực vật tốt nhất, có hàm

Th.s Lê Hương Thủy


Page 25


×