Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tiết 60. Dung dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.54 KB, 4 trang )

Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Tiết 60. DUNG DỊCH
Người soạn: Nguyễn Thị Nguyệt
Ngày dạy:
Lớp:
A. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
1. Về kiến thức
* HS biết:
Các cách làm cho quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra
nhanh hơn.
* HS hiểu:
- Các khái niệm: dung dịch, dung môi, chất tan.
- Các khái niệm dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa.
* HS vận dụng:
- Phân biệt được dung dịch và hỗn hợp; dung dịch chưa bão hòa và
dung dịch bão hòa.
2. Về kĩ năng
- HS được rèn luyện khả năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm.
Từ thí nghiệm rút ra nhận xét...
- HS biết cách đọc và tóm tắt tài liệu để nắm kiến thức.
- HS biết vận dụng các kiến thức để làm bài tập trong SGK và các
bài tập có liên quan.
3. Về thái độ
- Rèn luyện cho HS tinh thần, trách nhiệm làm việc theo nhóm.
- Tin tưởng khoa học, hăng say khám phá khoa học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV chuẩn bị các thí nghiệm:
- Hòa tan dầu ăn vào nước, vào dầu hỏa
- Hòa tan muối vào nước thành dung dịch bão hòa.
* Dụng cụ:
- Cốc thủy tinh chịu nhiệt: 4 chiếc


- Cốc thủy tinh: 12 chiếc
- Đèn cồn: 4 chiếc
- Đũa thủy tinh: 4 chiếc
- Kiềng sắt có lưới amiang: 4 chiếc
* Hóa chất: Đường, nước, dầu ăn, dầu hỏa.
1
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Nội dung Hoạt động
Hoạt động 1
I. DUNG MÔI - CHẤT TAN - DUNG DỊCH
Chương 6. DUNG DỊCH
Bài 40. Tiết 60. DUNG DỊCH
I. DUNG MÔI – CHẤT TAN –
DUNG DỊCH
1. Thí nghiệm 1: Hòa tan
đường vào nước (SGK)
NX: Đường là chất tan
Nước là dung môi
Nước đường là dung dịch
2. Thí nghiệm 2
- GV giới thiệu mục tiêu của chương
và tiết học.
- GV nêu vấn đề: Hòa tan đường vào
nước.
(?) Cốc nước đường có vị gì?
(?) Vì sao nước đường có vị ngọt?
(?) Có phân biệt được đâu là đường,
đâu là nước không?
(?) Trong thí nghiệm trên, chất nào
là chất bị tan ra? Chất nào là chât

hòa tan chất khác?
- GV gợi ý để HS nhận xét độ ngọt
trong cốc nước đường.
- GV giải thích từ đồng nhất.
- GV gợi ý để HS rút ra nhận xét.
GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm
làm thí nghiệm.
- Các nhóm làm TN và nhận xét hiện
tượng trong 3 phút.
(?) Chất nào hòa tan được dầu ăn,
tạo thành dung dịch?
(?) Chất nào là dung môi của dầu
ăn?
(?) Khi nào một chất trở thành dung
môi của chất khác?
HS làm bài tập 1, 2 trong phiếu học
tập
Hoạt động 2
II. DUNG DỊCH CHƯA BÃO HÒA. DUNG DỊCH BÃO HÒA
* Thí nghiệm: SGK
* Nhận xét:
- Giai đoạn đầu: dung dịch
vẫn có thể hòa tan thêm
đường (dung dịch đường
chưa bão hòa)
- Giai đoạn sau: dung dịch
không thể hòa tan thêm
GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động
Các nhóm HS làm TN trong SGK
GV gọi 1 nhóm HS nhận xét hiện

tượng.
(?) Nếu bây giờ chúng ta đun nóng
cốc nước đường đã bão hòa thì hiện
tượng gì sẽ xảy ra.
GV hướng dẫn các nhóm HS làm TN
2
đường (dung dịch đường bão
hòa)
* Kết luận
Ở một nhiệt độ xác định:
- Dung dịch chưa bão hòa là
dung dịch có thể hòa tan
thêm chất tan.
- Dung dịch bão hòa là dung
dịch không thể hòa tan thêm
chất tan.
để trả lời câu hỏi.
GV: Như vậy dung dịch đường bão
hòa hay không bão hòa chỉ có tính
tương đối và gắn với một nhiệt độ
xác định.
Với các dung dịch khác, hiện tượng
xảy ra tương tự như dung dịch
đường.
(?) Thế nào là dung dịch chưa bão
hòa, dung dịch bão hòa?
1 HS đứng tại chỗ trả lời.
1 HS khác đọc lại SGK.
GV kết luận lại.
HS làm bài tập 3 trong phiếu học

tập
Hoạt động 3:
III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HÒA TAN THÊM CHẤT RẮN
XẢY RA NHANH HƠN?
1. Khuấy dung dịch
2. Đun nóng dung dịch
3. Nghiền nhỏ chất rắn
(?) Đưa ra các cách để hòa tan một
viên kẹo trong nước xảy ra nhanh
hơn?
Gọi HS trả lời.
Sau đó, GV yêu cầu 1 HS đọc SGK.
(?) Vì sao khi thực hiện các biện
pháp đó chất rắn được hòa tan trong
nước xảy ra nhanh hơn?
GV gợi ý HS đưa ra những ví dụ liên
hệ thực tế.
Hoạt động 4:
CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP
- Dung dịch là gì?
- Dung dịch chưa bão hòa,
dung dịch bão hòa.
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính
của tiết học.
Hoạt động 5:
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ
3
BTVN:Bài 3,4,5,6/Tr 138 SGK GV hướng dẫn HS làm bài tập 3,4.

4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×