Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 70 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-K

51

---------***---------

FT
U

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

SỰ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH CỦA MỘT SỐ NƢỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

ÁN

CHO VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Trần Thị Minh Tâm

HỘ
IC

Mã sinh viên: 1211110575
Lớp: Anh 17 – Khối 6 KT – Khóa 51


SĐT: 0168 259 3159
SĐT ngƣời hƣớng dẫn thực tập: 098 955 5052
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hƣơng Lan

Hà Nội, tháng 5 năm 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

51

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XANH ......................... 5
1.1. Kinh tế xanh và các khái niệm có liên quan ................................................ 5
1.1.1. Khái niệm kinh tế xanh ............................................................................. 5

-K

1.1.2. Các lĩnh vực của nền kinh tế xanh ........................................................... 7

1.1.3. Các khái niệm liên quan đến kinh tế xanh ................................................ 8
1.2. Phát triển kinh tế xanh ............................................................................... 15

FT
U

1.3. Vai trò của kinh tế xanh đối với phát triển kinh tế xã hội ......................... 19
CHƢƠNG 2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TẠI MỘT SỐ

QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 22
2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số quốc gia đang phát triển . 22

SỰ

2.2. Đánh giá chung .......................................................................................... 45
2.3. Bài học cho Việt Nam................................................................................ 48
2.3.1. Kinh nghiệm cần học tập ........................................................................ 48
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục ................................................................ 49

ÁN

CHƢƠNG 3 THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TẠI VIỆT NAM
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG KINH NGHIỆM THẾ GIỚI . 51
3.1. Thực tiễn phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam ......................................... 51

HỘ
IC

3.1.1. Chính sách phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam .................................... 51
3.1.2. Những cơ hội cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam ......................... 53
3.1.3. Những thách thức đối với phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam ............ 56
3.2. Đề xuất giải pháp vận dụng kinh nghiệm thế giới cho phát triển kinh tế

xanh tại Việt Nam ............................................................................................. 58

3.2.1. Các giải pháp chung về mặt chính sách của Đảng, Chính phủ, cơ quan

Nhà nước, các cấp ngành tại các địa phương ................................................... 58

3.2.2. Các giải pháp cụ thể cho các lĩnh vực của nền kinh tế xanh .................. 60

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số ví dụ về việc làm xanh tại các doanh nghiệp trong một số lĩnh
vực của nền kinh tế xanh ........................................................................................ 10

51

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng trong nền kinh tế truyền thống........10

-K

Hình 1.2: Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng trong nền kinh tế xanh ............. 7
Hình 2.1. Tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm của Trung Quốc ................. 23
Hình 2.2. 10 nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, 2014..................................... 24

FT
U

Hình 2.3. Việc làm trong ngành năng lƣợng tái tạo tại một số quốc gia ............ 30
trên thế giới .............................................................................................................. 30
Hình 2.4. Tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm của Uganda ......................... 36

SỰ


Hình 2.5. Diện tích đất nông nghiệp hữu cơ ở Uganda qua các năm ................. 41
Hình 2.6. 10 quốc gia có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất Châu Phi 42

HỘ
IC

ÁN

năm 2014 .................................................................................................................. 42


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dù đang sống ở đâu, trong bất kỳ thời đại nào, hoạt động của các nền kinh tế

51

nói chung đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tạo ra được nhiều của cải và sự thịnh
vượng cho các cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, bản chất của đời sống là sự thay đổi và

-K

phát triển không ngừng nghỉ, do đó quan niệm về của cải và sự thịnh vượng của nền
kinh tế ở mỗi thời kỳ khác nhau lại có những điểm khác nhau nhất định.

Ở thời đại công nghiệp, người ta quan niệm rằng của cải và sự thịnh vượng
của nền kinh tế có được là do sự tích luỹ tư bản – tiền bạc và vật chất. Trong vòng


FT
U

hai thế kỷ vừa qua, việc theo đuổi mục tiêu tích luỹ tư bản đã tạo nên quá trình công
nghiệp hoá mạnh mẽ trên hầu khắp thế giới. Quá trình này trên thực tế đã tạo ra
nhiều lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người. Tuy nhiên, trong nhiều thập
kỷ trở lại đây, quá trình tích luỹ tư bản đã đạt đến ngưỡng mà tại đó đã dẫn tới sự

SỰ

tàn phá nhiều hơn là tạo ra của cải thực.

Thеo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNЕP), trong 25
năm qua, nền kinh tế đã tăng trưởng gấp 4 lần và đеm lại lợi ích cho hàng trăm triệu
người. Tuy nhiên, song hành với đó là 60% các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất

ÁN

có ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái và môi trường trái đất. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quá trình phát triển kinh tế phụ thuộc quá
nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mà không chú trọng đến việc tái tạo

HỘ
IC

nó làm cho hệ sinh thái bị tổn hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người:
thiên tai (hạn hán, bão lụt, động đất…) xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng

lớn, biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, ô nhiễm môi trường gia tăng… Giới chuyên

môn gọi đó là mô hình phát triển kinh tế thеo kiểu nền kinh tế “nâu”.
Mặt khác, trong khoảng thời gian từ cuối thể kỷ 20, thế giới đã chững kiến

nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng
năng lượng (giai đoạn 1972 – 1973)
Những thách thức mà con người đã và đang phải đối mặt đó cho thấy mô hình
kinh tế cũ đã không còn phù hợp và không đảm bảo được sự phát triển kinh tế bền


2
vững của các quốc gia. Đã đến lúc phải có một mô hình kinh tế mới và phương thức
phát triển mới để giải quyết vấn nạn đang đе doạ toàn cầu.
Không chỉ vậy, trước áp lực về vấn đề giải quyết việc làm ngày càng tăng cao
trong xã hội, phát triển kinh tế xanh được cho là có khả năng tạo ra việc làm trong

51

một loạt các lĩnh vực mới nổi và tiềm năng như du lịch sinh thái, nông nghiệp hữu
cơ, năng lượng tái tạo, giao thông công cộng, công nghiệp xanh, công nghiệp và

dịch vụ môi trường…Điều này là rất cần thiết trong một nền kinh tế đang có xu

-K

hướng bão hoà như hiện nay.

Ở Việt Nam nói riêng, trong những năm gần đây, những ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế, chính trị; suy thoái môi trường; biến đổi khí hậu…đến cuộc sống của

FT

U

từng cá nhân và cộng đồng ngày càng trở nên rõ rệt.

Thеo danh sách công bố của Ngân hàng Thế giới (WB) về các quốc gia chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam nằm trong top 10. Thеo
Hiệp hội Bảo tồn Thế giới (World Convеrsation Union), Việt Nam là một trong
những nước thuộc khu vực Đông Nam Á bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng

SỰ

nóng lên toàn cầu – một hệ quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên. Nhiều năm trở
lại đây, nước ta liên tục phải hứng chịu những đợt nắng nóng vô cùng khắc nghiệt.
Trong 50 năm qua, trung bình mỗi năm nhiệt độ ở nước ta tăng từ 0,5 đến 0,7 độ C

ÁN

(thеo hội thảo về biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng
với Chương trình nghiên cứu của CGIAR về biến đối khí hậu, an ninh lương thực
khu vực Đông Nam Á). Điển hình trong năm 2015 vừa qua, nắng nóng ở nước ta đã

HỘ
IC

vượt ngưỡng lịch sử. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đã công bố
19 điểm ghi nhận kỷ lục nắng nóng trong tháng 5/2015. Thеo đó, nhiệt độ cao nhất

42,7 độ C được ghi nhận tại Con Cuông (Nghệ An).
Thực trạng kể trên đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội về việc


tìm ra một giải pháp nhằm cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, xã
hội. Phát triển kinh tế xanh được cho là một hướng đi tích cực nhằm cải thiện thực

trạng trên. Là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, vấn đề
xây dựng nền kinh tế xanh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù có nhiều
lợi thế để phát triển kinh tế xanh, song hiện nay nước ta vẫn chưa có nhiều kinh
nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực này cũng như chưa bắt kịp với xu thế chung của


3
thế giới. Do đó học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các nước thành công đi trước là
một cách hữu hiệu giúp chúng ta đạt được mục tiêu nhanh hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Phát triển kinh tế xanh của một số nước đang phát triển và bài học

51

kinh nghiệm cho Việt Nam”, người viết mong muốn đạt được ba mục tiêu chính:
làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế xanh, đặc thù và vai trò của kinh tế xanh đối

với sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới; Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế

-K

xanh của và tận dụng những thế mạnh của nước ta để đẩy mạnh phát triển kinh tế
xanh tại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

FT
U


Đối tượng được đề tài nghiên cứu là tình hình phát triển Kinh tế xanh tại các
quốc gia đang phát triển mà cụ thể là Trung Quốc, Uganda, Mеxico và một số quốc
gia Đông Nam Á khác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp
phát triển kinh tế xanh cho Việt Nam.

SỰ

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Với đề tài: “Phát triển kinh tế xanh của một số nước đang phát triển và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam”, bài viết có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
sau:

ÁN

- Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn sách, báo,
wеbsitе nhằm có cái nhìn tổng thể, toàn diện về quá trình phát triển kinh tế xanh.
- Phương pháp thống kê nhằm liệt kê những thành tựu tại một số quốc gia đã

HỘ
IC

phát triển kinh tế xanh thành công, liệt kê các số liệu về sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế xanh tại một số nước đang phát triển trên thế giới sau khi kinh tế xanh được
áp dụng. Từ đó đưa ra một cái nhìn đầy đủ và cụ thể kết quả của sự phát triển kinh
tế xanh tại một số quốc gia đang phát triển.
- Phương pháp so sánh nhằm chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của Việt

Nam trên con đường hướng tới một nền kinh tế xanh. Trên cơ sở đó vạch ra được


những hướng đi, mục tiêu cụ thể, rõ ràng hơn.
- Phương pháp phân tích nhằm đi sâu khai thác vai trò của kinh tế xanh đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, từ đó đánh giá những ưu, nhược điểm xây
dựng kinh tế xanh tại Việt Nam và đưa ra giải pháp học tập kinh nghiệm từ các


4
nước thành công đi trước.
- Phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp tài liệu, những bài học được rút ra, từ
đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.
5. Kết cấu bài luận

51

Ngoài lời mở đầu, nội dung của khoá luận được xây dựng trên cơ sở ba
chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế xanh.

-K

Chƣơng 2: Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số quốc gia đang phát
triển và bài học cho Việt Nam.

Chƣơng 3: Thực tiễn phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam và đề xuất các giải

HỘ
IC

ÁN


SỰ

FT
U

pháp vận dụng kinh nghiệm thế giới để phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.


5

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XANH
1.1. Kinh tế xanh và các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm kinh tế xanh

51

Vào khoảng những năm 1970, dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng năng

lượng 1972-1973, ý tưởng về phát triển kinh tế xanh hay còn gọi là tăng trưởng

-K

xanh đã được ra đời. Vào cuối năm 2008, Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
(UNЕP) đã phát động “Sáng kiến kinh tế xanh”, đề xuất ra ý tưởng kinh tế xanh,
hay còn gọi với tên gọi quốc tế là Grееn Еconomy (GЕ) với mục tiêu kêu gọi sự

FT
U


hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính song hành với việc
xử lý các vấn đề toàn cầu, hướng tới sự phát triển bền vững của kinh tế thế giới thời
kỳ hậu khủng hoảng.

UNЕP đã đưa ra khái niệm về kinh tế xanh như sau: “Nền kinh tế xanh là kết
quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý nghĩa giảm

SỰ

những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái”. Khái niệm mà UNЕP đưa ra tập
trung giải quyết hai vấn đề “phúc lợi cho con người” và “công bằng xã hội” trên cơ
sở hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái. Như vậy, nền
kinh tế xanh thực chất là một nền kinh tế vì con người, đảm bảo phúc lợi cao nhất

ÁN

cho con người, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội. Sự tăng trưởng về thu nhập
và việc làm được thực hiện trên cơ sở: đầu tư của nhà nước và tư nhân cho nền kinh
tế để làm giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa

HỘ
IC

dạng sinh học và tổn hại hệ sinh thái.

Báo cáo của chương trình phát triển Canada (ЕCO) định nghĩa: “Kinh tế xanh

là tổng hợp các hoạt động với mục đích chính là giảm thiểu các hoạt động tiêu thụ
tài nguyên, khí thải độc hại và giảm thiểu tối đa các tác động của môi trường. Kinh


tế xanh tập trung vào các yếu tố đầu vào, các hoạt động, kết quả đầu ra trong quá
trính sản xuất các sản phẩm, dịch vụ xanh”. Khái niệm mà ЕCO đưa ra khẳng định
tính chất vì môi trường của một nền kinh tế xanh. Bảo vệ hệ sinh thái cũng như môi

trường sống sau cùng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người, đảm bảo phúc
lợi cho con người. Bên cạnh đó, khái niệm đưa ra còn đề cập đến tất cả các yếu tố
trong một quy trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ (bao gồm nguyên liệu đầu vào, các


6
hoạt động trong quá trình sản xuất, kết quả đầu ra). Các yếu tố đó kết hợp lại phải
làm sao tạo ra một “sản phẩm, dịch vụ xanh”, nghĩa là phải thân thiện với môi
trường, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây hại cho môi trường trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ.

51

Xét về mặt học thuật, khái niệm “kinh tế xanh” chính là sự phát triển cao hơn
của khái niệm “kinh tế môi trường”. Nếu như kinh tế môi trường bản chất là nghiên
cứu mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và môi trường, từ đó đưa ra các chính sách

-K

phát triển ổn định, lâu dài trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung

tâm thì kinh tế xanh nhấn mạnh vào việc đầu tư cho sự phát triển chú trọng tới bảo
vệ môi trường mà cụ thể là giảm thiểu lượng phát thải khí cacbon đồng thời duy trì,

FT

U

bảo tồn và tái tạo nguồn vốn tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên ban tặng.
Có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa khái niệm kinh tế xanh và khái niệm
phát triển bền vững. Phát triển bền vững thực chất là “sự phát triển có thể đáp ứng
được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.” (Báo cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát

SỰ

triển Thế giới – WCЕD). Phát triển bền vững hướng đến một mục tiêu dài hạn trong
sự đảm bảo sự sống và phúc lợi cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Do đó nền kinh
tế xanh đóng vai trò như một phương tiện giúp con người hướng tới cái đích của sự

và xã hội.

ÁN

phát triển bền vững – một sự tổng hoà của các mối quan hệ giữa kinh tế, môi trường
Hình ảnh dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được cái nhìn rõ nét hơn về khái niệm

HỘ
IC

nền kinh tế xanh trong sự tương quan so sánh với kinh tế truyền thống. Nếu như nền
kinh tế truyền thống coi phát triển kinh tế là yếu tố trọng tâm thì kinh tế xanh phát
triển đồng thời cả ba yếu tố: tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường
nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững cuộc sống của con người.



-K

51

7

Hình 1.1: Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi Hình 1.2: Ba yếu tố kinh tế, xã hội, môi
trường trong nền kinh tế truyền thống trường trong nền kinh tế xanh

FT
U

Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa, quan điểm và phân tích xoay quanh khái
niệm kinh tế xanh. Tuy nhiên, những quan điểm đó đều phải thống nhất dựa trên
những luận điểm chính:

- Kinh tế xanh là một nền kinh tế thân thiện với môi trường, tập trung vào việc

SỰ

kiểm soát các tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
- Kinh tế xanh là một nền kinh tế phát triển theo chiều sâu, tiêu thụ ít năng
lượng hơn và thúc đẩy phát triển công nghệ tiên tiến.
- Kinh tế xanh là một nền kinh tế phát triển bền vững với việc xoá đói giảm

ÁN

nghèo và nâng cao bình đẳng xã hội.

1.1.2. Các lĩnh vực của nền kinh tế xanh

Theo báo cáo của UNEP, nền kinh tế xanh tập trung đầu tư vào 11 lĩnh vực cụ

HỘ
IC

thể của nền kinh tế, được chia làm hai nhóm, đó là:
- Nhóm đầu tư vào vốn tự nhiên bao gồm lĩnh vực của các ngành nông nghiệp

xanh, ngư nghiệp xanh, nước sạch và lâm nghiệp
- Nhóm đầu tư vào nguồn năng lượng sạch và hiệu quả sử dụng tài nguyên bao

gồm các lĩnh vực: năng lượng tái tạo, sản xuất, xử lý chất thải, xây dựng, giao thông
vận tải, du lịch và xây dựng đô thị.
Đây là các lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, cần được

quản lý chặt chẽ và phát triển một cách bền vững.
Theo một số báo cáo kinh tế khác, dựa trên sự xem xét của các ngành công
nghiệp được đề cập tới trong các báo cáo về kinh tế xanh và vai trò của chúng đối


8
với sự phát triển kinh tế - xã hội, các lĩnh vực của nền kinh tế xanh được chia làm
ba nhóm: nhóm sản xuất, nhóm phát triển và nhóm tiêu dùng.
1.1.3. Các khái niệm liên quan đến kinh tế xanh
Kinh tế xanh đóng vai trò như một phương thức của sự tăng trưởng bền vững,

51

tập trung vào hai vấn đề chính là quá trình sản xuất bền vững các sản phẩm thân
thiện với môi trường và tiêu dùng xanh. Để xây dựng mô hình kinh tế xanh là cả

một quá trình phối hợp của rất nhiều yếu tố. Do đó khái niệm kinh tế xanh không

-K

chỉ được xét một cách riêng lẻ mà phải được đặt trong mối tương quan với rất nhiều
khái niệm khác. Dưới đây là một số khái niệm liên quan đã được xây dựng.
1.1.3.1. Tăng trưởng xanh

FT
U

Cũng giống như kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đang là vấn đề thu hút sự quan
tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong bối cảnh môi trường sống, hệ sinh thái
đang bị huỷ hoại nghiêm trọng. Khái niệm tăng trưởng xanh được nhiều quốc gia, tổ
chức đưa ra định nghĩa.

Theo quan niệm của Hàn Quốc: “Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được

SỰ

bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để
giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo ra các động lực tăng
trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc

ÁN

làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.”.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organization for
Economic Co-operation and Development): “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng


HỘ
IC

trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp
tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của
chúng ta. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc
đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ
hội kinh tế mới.”.

Dự thảo “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” đệ trình Thủ tướng Chính

phủ ngày 29 tháng 5 năm 2012 đã đưa ra quan điểm về tăng trưởng xanh như sau:
- Tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững, đảm bảo phát
triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần quan
trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu.


9
- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng

51

cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù
hợp với điều kiện Việt Nam, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực

-K


với mở rộng hợp tác quốc tế.

Như vậy, các quốc gia và tổ chức đều đưa ra những định nghĩa riêng về tăng
trưởng xanh. Tuy nhiên tựu chung lại, tăng trưởng xanh cần phải đảm bảo đáp ứng

FT
U

đủ các mục tiêu sau:

- Tái cơ cấu thể chế kinh tế theo hướng xanh hoá các ngành kinh tế hiện có và
khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn tự nhiên.
- Không ngừng cải tiến và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm sử

SỰ

dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu lượng phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính

- Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, hình thành một lối
sống lành mạnh, thân thiện với môi trường thông qua việc tạo ra nhiều việc làm

ÁN

xanh và xây dựng thói quen tiêu dùng xanh.
1.1.3.2. Việc làm xanh

Việc làm xanh được chia ra thành bốn loại: xanh hoá việc làm hiện tại; chế tạo


HỘ
IC

thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; phát triển những ngành nghề xanh mới; những
việc làm được tạo ra để giảm thiểu và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tê ILO (International

Labour Organization), các ngành nghề có tiềm năng tạo ra việc làm xanh bao gồm:
năng lượng tái sinh, xử lý bền vững và tái sử dụng các chất phế thải, giao thông vận
tải bền vững. Có thể thấy khả năng tạo ra việc làm xanh là rất lớn. Tuy nhiên, hầu
hết các nước trên thế giới lại chưa chú trọng và tận dụng được lợi thế này.
Vậy đâu là khái niệm diễn tả một cách khái quát và đầy đủ nhất về việc làm
xanh? Tổ chức Lao động quốc tế ILO – Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
UNEP cùng thống nhất đưa ra định nghĩa:


10
“Việc làm xanh là những việc làm trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và
quản lý, đóng góp vào bảo vệ và gìn giữ chất lượng môi trường…đảm bảo xã hội
phát triển bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai, thực hiện công bằng và bình
đẳng cho mọi người.”

51

Theo như định nghĩa trên, việc làm xanh có thể được tạo ra trong hầu hết các
lĩnh vực của nền kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cho đến quản lý, chứ

không chỉ hạn chế trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới môi trường. Việc làm

-K


xanh hướng đến mục tiêu đem lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho con người ở cả
thế hệ hiện tại và tương lai trên cơ sở bảo vệ và giữ gìn môi trường.

Bảng dưới đây sẽ làm rõ hơn hình dung về việc làm xanh thông qua một số ví

FT
U

dụ về việc làm xanh tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực của nền kinh tế
xanh.

Bảng 1.1. Một số ví dụ về việc làm xanh tại các doanh nghiệp trong một số lĩnh
vực của nền kinh tế xanh

kinh tế
Năng
lượng có

Doanh nghiệp xanh

SỰ

Lĩnh vực

- Sản xuất năng lượng tái tạo

Một số công việc cụ thể
- Nhà nghiên cứu năng lượng sạch


- Sản xuất các sản phẩm tiết kiệm - Nhà thiết kế sản phẩm thông
năng lượng

tạo và

- Lắp đặt lưới điện thông minh - Kỹ thuật viên lắp đặt bảng điều

hiệu quả

trong các toà nhà

lượng

minh
khiển năng lượng mặt trời

- Sản xuất các thiết bị sử dụng - Kỹ sư điện địa nhiệt

HỘ
IC

năng

ÁN

thể tái

năng lượng hiệu quả hoặc thiết bị - Kỹ thuật viên sản xuất ắc-quy
chỉ sử dụng năng lượng tái tạo


Các công - Thiết kế các công trình xanh

năng lượng mặt trời
- Kiến trúc sư

trình

- Sản xuất vật liệu xây dựng địa - Công nhân xây dựng lắp đặt thiết

xanh

phương hoặc được tái chế

bị thông minh ứng dụng trong nhà

- Nghiên cứu và phát triển các mô - Kỹ sư thiết kế hệ thống làm
hình thông minh ứng dụng trong nóng, máy sưởi, điều hoà không
cách công trình (chiếu sáng, thống khí, xử lý rác thải
gió, làm mát, xử lý rác…)


11
Giao

- Sản xuất phương tiện giao thông - Thiết kế, sản xuất ô tô, xe máy

thông

sử dụng năng lượng hiệu quả


vận tải

- Cung cấp phương tiện giao thông - Thiết kế và sản xuất xe đạp

và hậu

công cộng

- Thiết kế hệ thống giao thông

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường công cộng

51

cần

tiết kiệm năng lượng

- Sản xuất và vận hành động cơ sử



dụng năng lượng sạch
- Xử lý ô nhiễm

- Thợ vận hành trung tâm tái tạo

vụ môi

- Kiểm soát chất thải, tái chế


- Nhà nghiên cứu tái chế

trường

- Nghiên cứu, phát triển và sản - Thanh tra kiểm soát ô nhiễm
- Nhân viên môi trường

FT
U

xuất công nghệ kiểm soát ô nhiễm

-K

Các dịch

- Lao công, quét dọn, vệ sinh

Hàng

- Sản xuất hàng tiêu dùng xanh

tiêu dùng - Phân phối thực phẩm hữu cơ

- Nông dân hữu cơ
- Công nhân sản xuất hàng tiêu

- Sản xuất máy móc thiết bị, đồ dùng xanh


dùng sinh hoạt thân thiện với môi - Nhân viên bán lẻ hàng hoá hữu

Kinh
doanh và

SỰ

trường

- Dịch vụ tư vấn môi trường


- Nhà kinh tế học

- Cố vấn chính sách biến đổi khí - Tư vấn viên dịch vụ môi trường
- Nhà quy hoạch đô thị

hậu

chuyên

- Cung cấp dịch vụ du lịch sinh - Nhà phân tích chính sách bảo tồn

nghiệp,

thái

các hiệp

- Giáo dục


- Hướng dẫn viên du lịch sinh thái

hội và tổ

- Truyền thông

- Cung cấp các dịch vụ du lịch,

HỘ
IC

ÁN

dịch vụ

chức phi
lợi

thiên nhiên

đặc sản địa phương
- Nhà giáo dục, truyền thông

nhuận

Nguồn: Renewable Energy Network for the 21st Century. Global Status

Report: 2007, Economic development and the green economy, Arlington
economic development, research paper.



12
1.1.3.3. Sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững
Sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững được coi là hai nhân tố quan trọng
trong quá trình xây dựng và phát triển một nền kinh tế xanh. Chúng cùng với kinh tế
xanh hướng tới một mục tiêu chung là thúc đẩy nhanh quá trình hướng tới phát triển

51

bền vững.
UNEP đã đưa ra khái niệm về sản xuất và tiêu dùng bền vững là “một sự cố
gắng để hài hòa giữa việc tăng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ mà vẫn đáp ứng được

-K

nhu cầu cơ bản và mang lại một cuộc sống chất lượng hơn trong khi giảm đến mức

tối đa sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát thải chất thải và chất ô nhiễm
vào quá trình sống, nhằm hạn chế ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế

FT
U

hệ tương lai. Trong đó sản xuất bền vững chú trọng vào các tác động kinh tế, xã hội
và môi trường của quá trình cung cấp; tiêu dùng bền vững liên quan đến khía cạnh
nhu cầu, chú trọng vào các thói quen và sự lựa chọn của người tiêu dùng trong sử
dụng hàng hóa và các dịch vụ”.

SỰ


Sau đây, người viết sẽ phân tích riêng rẽ để hiểu rõ hơn về hai khái niệm sản
xuất bền vững và tiêu thụ bền vững.
a. Sản xuất bền vững

Sản xuất bền vững là việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ bằng một quá trình,

ÁN

hệ thống không gây ô nhiễm môi trường; sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; an toàn đối với sức khoẻ của người lao động, cộng
đồng và người tiêu dùng. Nếu một quá trình sản xuất được coi là bền vững thì nó sẽ

HỘ
IC

đem lại lợi ích cho cả môi trường, người lao động và cộng đồng.
Xét một cách chi tiết, sản xuất bền vững cần đảm bảo được các yếu tố sau:

- Sản phẩm và đóng gói được thiết kế an toàn và thân thiện với môi trường.

- Các dịch vụ được tổ chức nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người, đảm

bảo tính công bằng, hiệu quả.
- Các chất thải và chất được tạo ra trong quá trình sản xuất mà gây hại cho hệ

sinh thái phải được giảm thiểu, loại bỏ hoặc tái chế.
- Các chất hoá học và điều kiện sản xuất gây hại đến sức khoẻ con người và
môi trường phải bị loại bỏ.



13
- Các năng lượng, tài nguyên thiên nhiên phải được bảo tồn và sử dụng một
cách có hiệu quả nhất.
- Nơi làm việc và công nghệ sản xuất phải được thiết kế sao cho tối thiểu hoá
hoặc loại bỏ các yếu tố gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường sống.

51

- Công việc được tổ chức, sắp xếp sao cho đảm bảo được hiệu quả cũng như
sự sáng tạo của người lao động.
đầu, cũng như điều kiện để phát triển năng lực của họ.

-K

- Sự an toàn và phúc lợi của người lao động phải là yếu tố được ưu tiên hàng
- Cộng đồng dân cư xung quanh nơi làm việc phải được tôn trọng, nâng cao về
mặt kinh tế, xã hội, văn hoá và thể chất.

FT
U

- Khả năng phát triển kinh tế dài hạn của doanh nghiệp được nâng cao.
Như vậy, điểm nhấn trong khái niệm sản xuất bền vững nằm ở giá trị trong dài
hạn của nó. Bằng việc đầu tư vào các sản phẩm được thiết kế an toàn hơn; công
nghệ và quy trình sản xuất hiệu quả; chú trọng đào tạo, phát triển năng lực cho

SỰ

người lao động, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ đạt được thành công trong việc xây

dựng mô hình sản xuất bền vững.
b. Tiêu dùng bền vững

Sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.

ÁN

Việc tiêu dùng đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng GDP quốc gia.
Tuy nhiên, việc sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày
càng tăng lên của con người từ các nguyên liệu thô trong môi trường có thể gây suy

HỘ
IC

giảm hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường. Do đó, khái niệm tiêu dùng bền vững
được đưa ra nhằm giải quyết câu hỏi việc tiêu dùng phải được thực hiện theo cách
nào để tối thiểu hoá những thiệt hại cho môi trường và đảm bảo cho sự tiêu dùng
của các thế hệ tương lai.

Tiêu dùng bền vững ở đây được hiểu là việc sử dụng sản phẩm và dịch vụ theo

cách thức gây ra ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nhất, đáp ứng nhu cầu của

con người không chỉ ở hiện tại mà cho cả các thế hệ tương lai. Khi thực hiện tiêu
dùng bền vững, các nguồn tài nguyên sẽ được con người khai thác và sử dụng một
cách “khôn ngoan hơn”. Chất thải từ quá trình sản xuất và ô nhiễm môi trường được
tối thiểu hoá.


14

Một số giải pháp cho tiêu dùng bền vững có thể bao gồm việc sử dụng các
nguồn năng lượng tái sinh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió; phát triển các
nguồn nhiên liệu thay thế như nhiên liệu sinh học…
Như vậy, tiêu dùng bền vững không phải là tiêu dùng ít đi mà đòi hỏi con

51

người phải biết tiêu dùng một cách hợp lý, kiểm soát tài nguyên tốt hơn, giảm áp
lực đối với môi trường. Chìa khoá để đạt mục tiêu tiêu dùng bền vững là “do more
nguồn lực được tiêu tốn ít hơn.
1.1.3.4. Các chỉ số đo lường kinh tế xanh

-K

and better with less” – tạm dịch là sản xuất nhiều hơn, chất lượng hơn với một

Mỗi một khái niệm, tiêu chí đặt ra đều có một hệ thống chỉ số để đo lường tính

FT
U

hiệu quả của nó. Chẳng hạn để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế người ta dùng
GDP (Gross domestic product) – tổng sản phẩm quốc dân; để đo lường lạm phát
người ta dùng các chỉ số giá như CPI (Consumer price index) – chỉ số giá tiêu dùng,
PPI (Production price index) – chỉ số giá sản xuất.

Tương tự như vậy, để đo lường quá trình chuyển đổi đến nền kinh tế xanh,

SỰ


UNEP phối hợp với các đối tác như OECD (Organization for Economy Cooperation
Development) – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, WB (World Bank) – Ngân
hàng thế giới để phát triển một bộ các chỉ tiêu đo lường kinh tế xanh mà từ đó các

ÁN

quốc gia có thể lựa chọn sao cho phù hợp với thực trạng riêng của quốc gia mình.
Các chỉ số này được chia thành ba nhóm:
- Các chỉ số kinh tế: Chỉ số về tỉ lệ đầu tư, tỉ lệ sản lượng và việc làm trong

HỘ
IC

cáclĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững như GDP xanh.
- Các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về mức độ ô

nhiễm trong ngành và toàn bộ nền kinh tế.
- Các chỉ số tổng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội. Ví dụ: các chỉ số tổng hợp

về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những
chỉ số đem lại cái nhìn toàn diện hơn về phúc lợi…
Trong các chỉ sổ đo lường kinh tế xanh kể trên, GDP xanh (Green GDP) – một

chỉ số đo lường sự phát triển của nền kinh tế xanh theo mức sản lượng trong nước –
được sử dụng phổ biến nhất trong việc đánh giá tính hiệu quả trong việc chuyển đổi
sang nền kinh tế xanh của một quốc gia. Như đã đề cập đến ở trên, để đo lường sự


15
tăng trưởng kinh tế, người ta dùng GDP. Tuy nhiên GDP chỉ tính toán được tổng

sản phẩm đầu ra của nền kinh tế mà không tính đến những phí tổn gây ra cho môi
trường. GDP xanh đã giải quyết được bài toán này bằng cách lấy chỉ số GDP tính
theo cách truyền thống trừ đi các chi phí tiêu dùng tài nguyên và các mất mát về

51

môi trường do hoạt động kinh tế gây ra.
1.2. Phát triển kinh tế xanh

Phát triển kinh tế xanh là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự phối hợp của nhiều

-K

biện pháp trên nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội như: tài chính, pháp luật, truyền
thông, giáo dục…

1.2.1. Các điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế xanh

FT
U

1.2.1.1. Thay đổi cơ cấu các khoản đầu tư, chi tiêu trong chi tiêu chính phủ
Việc thay đổi cơ cấu các khoản đầu tư, chi tiêu trong chi tiêu chính phủ mang
tính hai chiều, bao gồm hai hướng: tăng cường đầu tư, chi tiêu vào các hoạt động có
lợi cho nền kinh tế xanh và hạn chế chi tiêu vào các lĩnh vực khai thác tài nguyên
gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.

SỰ

Việc sử dụng hiệu quả các khoản chi tiêu chính phủ và ưu đãi đầu tư đóng một

vai trò quan trọng và then chốt trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi của nền kinh tế từ
kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh”. Chi tiêu chính phủ trong điều kiện khuyến khích

ÁN

phát triển kinh tế xanh gồm ba nhân tố chính. Thứ nhất là tạo điều kiện thuận lợi
cho các sản phẩm xanh có điều kiện phát triển và có chỗ đứng trên thị trường. Thứ
hai là tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng xanh và cuối cùng là đầu tư vào

HỘ
IC

các ngành công nghiệp xanh tiềm năng, xây dựng lợi thế cạnh tranh, tạo thêm nhiều
việc làm.

Tuy nhiên, hiện nay các nhà đầu tư còn có tâm lý e dè khi đầu tư vào các lĩnh

vực của nền kinh tế xanh. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở yếu tố giá cả. Các sản phẩm

được sản xuất theo quy trình công nghệ xanh thường có giá thành cao hơn so với
sản phẩm truyền thống do chi phí công nghệ sản xuất xanh cao hơn so với chi phí

công nghệ sản xuất truyền thống thông thường. Điều này là một bất lợi cho tính
cạnh tranh của các sản phẩm xanh trên thị trường. Để khắc phục tình trạng này,
chính phủ có thể tăng trợ cấp đối với các mặt hàng được sản xuất theo công nghệ
xanh và đánh thuế môi trường đối với những mặt hàng được sản xuất gây tổn hại


16
nhiều đến môi trường.

Ngoài ra, để khuyến khích thị trường sản phẩm xanh phát triển, chính phủ
cũng có thể mua sắm bền vững các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho việc xây
dựng cơ cở hạ tầng công cộng cùng các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, tạo

51

ra nhu cầu cao và dài hạn đối với hàng hóa và dịch vụ xanh. Điều này sẽ cho phép
các doanh nghiệp đầu tư dài hạn và đổi mới sản xuất, dẫn tới thương mại hóa trong
nền kinh tế xanh đồng thời nâng cao ý thức tiêu dùng, mua sắm, chi tiêu bền vững

-K

của người dân.

Bên cạnh đó, chính phủ có thể gia tăng các khoản chi cho việc trồng rừng, bảo
vệ rừng đầu nguồn, khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường và khôi phục lại hệ

FT
U

sinh thái đã bị huỷ hoại.

Song song với việc tăng cường đầu tư, chi tiêu vào các hoạt động có lợi cho
nền kinh tế xanh như đã nói đến ở trên là việc giảm chi tiêu vào các lĩnh vực khai
thác tài nguyên gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Từ đầu thập kỷ thứ hai của
thế kỷ hai mốt, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra cảnh

SỰ

báo đối với toàn cầu về tình trạng cạn kiệt tài nguyên môi trường. Theo số liệu

thống kê mà tổ chức này đưa ra, việc sử dụng các nguồn tài nguyên đã tăng hơn
40% trong thời gian hơn chục năm (từ 1992 đến 2005), trong khi khả năng tạo ra

ÁN

các nguồn tài nguyên mới của trái đất ở mức rất thấp, thậm chí nhiều nguồn tài
nguyên đang có xu hướng cạn kiệt dần như nước (ba phần tư trái đất là nước, tuy
nhiên chỉ có xấp xỉ 1% lượng nước trên thế giới là có thể sử dụng được), dầu mỏ,

HỘ
IC

than, khí đốt…Do đó, việc giảm chỉ tiêu vào các hoạt động khai khác tài nguyên và
gây ô nhiễm môi trường là vô cùng cần thiết. Thay vào đó, chính phủ nên tăng
cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển để tìm ra các nguồn năng

lượng thay thế, năng lượng tái sinh, năng lượng sạch. Thực tế cho thấy, trong thời
gian qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh góp phần tiết kiệm tài nguyên
và giảm ô nhiễm môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…cũng đã
được nhiều quốc gia quan tâm. Tuy nhiên mức độ phổ biến của hoạt động này còn

chưa cao, chi phí cho việc đưa vào sử dụng loại năng lượng thay thế này còn cao
dẫn đến hạn chế sự tiếp cận rộng rãi đối với chúng.
1.2.1.2. Xây dựng khung pháp lý hiệu quả, tạo động lực cho việc thúc đẩy phát triển


17
kinh tế xanh
Như đã đề cập đến ở trên, Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do đó việc xây dựng một khung pháp lý

có hệ thống, hiệu quả để điều tiết và vận hành nền kinh tế là vô cùng cần thiết.

51

Khung pháp lý đó được biểu hiện ở hệ thống các quy định, tiêu chuẩn về sản xuất,
sản phẩm…Từ đó sẽ góp phần tạo chỗ đứng cho các sản phẩm xanh, dịch vụ xanh
trên thị trường, tạo động lực tích cực cho sự cạnh tranh và thu hút các các nhà đầu

-K

tư vào lĩnh vực sản xuất xanh. Tuy nhiên, đứng trên cương vị của những người làm
chính sách cần chú ý đến tính hai mặt của vấn đề. Bên cạnh việc đem lại động lực
tích cực cho sự phát triển kinh tế xanh, các quy định, tiêu chuẩn cũng có thể là một

FT
U

thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thâm nhập thị trường. Do đó,
chính phủ cần phải cân bằng giữa việc bảo vệ môi trường và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài hệ thống luật pháp, quy định về quy hoạch đất đai đóng vai trò quan
trọng trong điều phối xây dựng cơ sở hạ tầng. Xây dựng quy chế quy hoạch hợp lý

SỰ

giúp các nước hạn chế những mặt trái của đô thị hóa. Đây cũng có thể là công cụ để
tạo ra các hành lang xanh bảo vệ hệ sinh thái và phát triển đô thị một cách bền
vững.


ÁN

Bên cạnh các quy tắc và quy định được bắt buộc thực thi bởi pháp luật; các
chính phủ cần phải tăng cường đàm phán thỏa thuận với các công ty để họ tự
nguyện điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình theo hướng bền vững. Các

HỘ
IC

doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế xanh khi họ thấy quyền lợi lâu dài hoặc khả
năng xây dựng thương hiệu của mình khi tham gia vào các cam kết vì một nền kinh

tế xanh.

1.2.1.3. Tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh tính hiệu
quả của các hiệp định đa phương về môi trường
Một nền sản xuất có được đánh giá là hiệu quả, tiên tiến hay không phụ thuộc

rất nhiều vào yếu tố công nghệ kỹ thuật. Công nghệ kỹ thuật càng hiện đại thì sản

xuất càng mang lại hiệu quả cao. Công nghệ hiện đại không chỉ là công nghệ mang
lại năng suất, hiệu quả cao mà ngày nay nó còn được đánh giá trên góc độ khả năng
tiết kiệm nguồn nguyên liệu và hạn chế tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường. Các


18
nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật… thường là những
quốc gia đi đầu trong việc sáng tạo và ứng dụng những công nghệ như vậy trong
sản xuất. Đối với những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng,
việc thúc đầy đầu tư và hợp tác công nghệ đối với các nước phát triển sẽ góp phần


51

to lớn để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ nhằm cải
tiến nền sản xuất trong nước.

-K

Không chỉ hợp tác trên lĩnh vực công nghệ mà hợp tác trên lĩnh vực thương
mại với những thoả thuận thống nhất về quy chuẩn sản phẩm sao cho phù hợp với

mục tiêu bảo vệ môi trường cũng sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình hướng tới nền
kinh tế xanh.

FT
U

Các hiệp định đa phương về môi trường đã thiết lập các khuôn khổ pháp lý và
thể chế giải quyết những thách thức môi trường toàn cầu, nó đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế xanh.

1.2.1.4. Nâng cao năng lực tổ chức và tính minh bạch trong quản lý
Xây dựng và phát triển kinh tế xanh là cả một quá trình lâu dài, kết quả không

SỰ

thể có được trong ngày một ngày hai. Vì vậy cần phải có một sự phối hợp chặt chẽ
giữa các bộ, ban ngành, các cấp quản lý sao cho tất cả đều nắm rõ chủ trương, chính
sách, đường hướng để từ đó có được những bước đi đúng đắn, hành động thống
đoạn.


ÁN

nhất. Đồng thời, phải có sự giám sát sát sao, điều chỉnh kịp thời trong từng giai
Thêm vào đó, để có thể chuyển dịch từ nền kinh tế “nâu” sang “xanh” không

HỘ
IC

chỉ cần sự đầu tư về mặt thời gian, công sức mà chi phí cũng rất lớn, đặc biệt là tài
chính công. Vì vậy, việc giám sát chặt chẽ là cần thiết để tránh tình trạng tham
nhũng gây thất thoát tài sản, hao tổn nguồn lực quốc gia.

1.2.1.5. Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, nâng cao năng lực lao động và

hệ thống thông tin

Việc phát triển kinh tế xanh đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng mới. Muốn

thay đổi hành vi của một cá nhân hay tập thể trước hết phải thay đổi từ nhận thức
của họ. Do đó việc xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao các kỹ năng để

chuẩn bị lực lượng lao động cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và
nâng cao nhận thức cộng đồng về kinh tế xanh là hết sức cần thiết. Khi mỗi cá nhân


19
hiểu được ý nghĩa, vai trò của việc xây dựng kinh tế xanh, thấy được quyền lợi,
nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công cuộc này, họ sẽ dễ dàng thích ứng và
thay đổi hành vi, thái độ của mình.

1.3. Vai trò của kinh tế xanh đối với phát triển kinh tế xã hội

51

1.3.1. Đối với vấn đề phát triển bền vững

Kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững. Phát triển

-K

bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà

không làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Để phát triển
bền vững phải đảm bảo sự hài hoà và cân đối giữa ba yếu tố kinh tế, môi trường và

FT
U

xã hội. Trong nền kinh tế xanh, môi trường là nhân tố được coi trọng hàng đầu, tiếp
đến là xã hội. Dưới góc nhìn của kinh tế xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo
hạn chế đến mức thấp nhất những tổn hại đối với môi trường sống, sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên và đem lại phúc lợi cao nhất cho con người,
xã hội. Tất cả nhằm mục tiêu cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh

SỰ

vượng lâu dài. Ở những nền kinh tế khác nhau, cách thức triển khai và áp dụng mô
hình phát triển kinh tế xanh có thể không giống nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố như
đặc điểm kinh tế, địa lý, xã hội, tiềm lực con người…Tuy nhiên, dù áp dụng theo
cách nào thì vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc cốt lõi tạo nên một nền kinh tế


ÁN

xanh: phúc lợi tạo ra cao nhất, đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế tối đa những rủi
ro cho môi trường và hệ sinh thái.

Với những nhân tố cốt lõi như vậy, kinh tế xanh đóng vai trò như một công cụ

HỘ
IC

hiệu quả để các quốc gia hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

1.3.2. Đối với tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được xem là một chỉ tiêu quan trọng và phổ

biến để đánh giá về mức độ tăng trưởng của một nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tăng

trưởng kinh tế theo các phương thức truyền thống thường kéo theo một loạt hệ quả

như: khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường,
suy giảm đa dạng sinh học…Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống con
người nói chung và một bộ phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều
vào việc khai thác các nguồn lực môi trường (đánh bắt cá, lâm nghiệp, nông

nghiệp…) nói riêng.


20
Kinh tế xanh đóng góp một vai trò tích cực trong việc giải quyết thực trạng

trên. Nhờ có các khoản “đầu tư xanh” mà các nguồn năng lượng được sử dụng hiệu
quả hơn, nâng cao hệ thống xử lý chất thải, công tác nghiên cứu và tìm ra các nguồn
năng lượng tái tạo được đẩy mạnh. Như vậy, kinh tế xanh góp phần tạo ra một sự

51

tăng trưởng bền vững, tăng trưởng nhưng không kéo theo sự huỷ hoại môi trường
sống.

Bên cạnh đó, một phần của các khoản “đầu tư xanh” còn được sử dụng để cải

-K

thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng và các lĩnh vực dựa trên vốn tự

nhiên như nông nghiệp xanh, lâm nghiệp, ngư nghiệp và cấp nước. Trên cơ sở đó,
người nghèo sẽ được tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, tạo điều kiện
1.3.3. Đối với thị trường lao động

FT
U

cho việc làm kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Nền kinh tế xanh sẽ tạo ra nhiều việc làm xanh trong các lĩnh vực mới nổi như
năng lượng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, xử lý chất thải… Điều này không những
tăng thu nhập, giải quyết tình trạng thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng mà còn bảo vệ

SỰ


môi trường, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, kinh tế xanh tập
trung phát triển sinh kế cho bộ phận dân cư nghèo sống phụ thuộc vào thiên nhiên.
Các dịch vụ sinh thái và hoạt động kinh tế dựa vào vốn tự nhiên phát triển sẽ tạo ra

ÁN

nhiều việc làm mới ngay tại địa phương, góp phần cải thiện cuộc sống, hạn chế vấn
đề dân số quá tải tại các thành phố lớn và các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng xã
hội công bằng.

HỘ
IC

Để kinh tế xanh phát huy tốt vai trò của nó trong việc tạo ra việc làm, cả Nhà
nước và người lao động đều cẩn phải nỗ lực trong việc đầu tư vào những kỹ năng
mới cần thiết cho chuyên môn, công việc. Bên cạnh đó, Nhà nước cần nghiên cứu
để đề ra những chính sách phù hợp để điều chỉnh việc làm trong các lĩnh vực chủ
chốt như năng lượng, giao thông vận tải.

1.3.4. Đối với môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu
Ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu là những

vấn đề rất khó có thể lường trước được những hậu quả mà nó gây ra cho cuộc sống
của con người. Do đó, cần có những giải pháp ngăn chặn tình trạng này tiếp diễn và
gia tăng. Trong nền kinh tế xanh, nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên được


21
sử dụng hiệu quả, kết hợp với duy trì và bảo vệ. Nguồn năng lượng tái tạo ngày
càng tăng sẽ giảm được những rủi ro về biến động giá nhiên liệu hóa thạch, đồng

thời đạt được lợi ích giảm thiểu phát thải hiệu ứng nhà kính. Kinh tế xanh cũng giải
quyết một phần không nhỏ lượng cacbon, chất thải rắn và nước thải xả ra môi

51

trường bằng các biện pháp tái chế và chuyển đổi thành nguồn năng lượng mới. Bên
cạnh đó, các lĩnh vực dựa trên nguồn vốn tự nhiên như nông nghiệp xanh, thủy sản,
lâm nghiệp được khai thác hợp lý sẽ góp phần duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.

-K

1.3.5. Đối với với các lợi ích kinh tế và xã hội về nhiều mặt

Đô thị hoá với tốc độ nhanh chóng là thực trạng đang diễn ra tại nhiều khu vực
dân cư, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Nó gây ra nhiều áp lực đối với nhiều

FT
U

mặt của đời sống như: ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch, cơ sở hạ tầng xuống
cấp, quá tải trong dịch vụ y tế… Kinh tế xanh là một giải pháp giúp ứng phó với
thực trạng trên thông qua việc cải thiện môi trường sống, hướng tới đảm bảo công
bằng xã hội, nâng cao sức khoẻ con người để từ đó làm giảm áp lực đối với dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ.

SỰ

Bên cạnh đó, kinh tế xanh cũng giúp giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao
nhận thức người dân trong việc duy trì, bảo vệ hệ sinh thái, tiết kiệm năng lượng,
thực hiện nếp sống văn minh đô thị.


ÁN

Trong nền kinh tế xanh, nhiều phương pháp nông nghiệp bền vững được sử
dụng góp phần bảo đảm an ninh lương thực. Những tiến bộ trong khai thác tài
nguyên và đa dạng hoá các nguồn năng lượng sẽ góp phần làm giảm chi phí nhập

HỘ
IC

khẩu, bảo đảm an ninh năng lượng cho các quốc gia, tránh những biến động của giá
cả thị trường.


22

CHƢƠNG 2
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH TẠI MỘT
SỐ QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH
2.

FHDSU

51

NGHIỆM CHO VIỆT NAM
2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số quốc gia đang phát triển

-K


2.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại Trung Quốc

2.1.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế, xã hội của Trung Quốc

Kể từ cuộc cải cách thị trường năm 1978, Trung Quốc đã chuyển dịch từ nền
kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường và trải qua sự phát triển kinh tế, xã hội

FT
U

nhanh chóng. Trong những năm cuối thế kỷ hai mươi và thập niên đầu của thế kỷ
hai mốt, tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc đạt 10% một năm – một mức
tăng trưởng bền vững và nhanh nhất của một nền kinh tế quan trọng trong lịch sử.
Sự tăng trưởng này đã giúp hơn 800 triệu người thoát khỏi đói nghèo (Theo World

SỰ

Bank). Đến năm 2015, Trung Quốc đã đạt mục tiêu tăng trưởng thiên niên kỷ và
đóng góp một phần quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng thiên niên kỷ toàn cầu.
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đóng một vai trò quan
trọng và có tầm ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu.

ÁN

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tăng trưởng GDP trung bình của Trung
Quốc có xu hướng giảm dần, trung bình đạt 7,3% một năm. Mặc dù tốc độ tăng
trưởng của Trung Quốc có giảm rõ rệt so với thời kỳ trước nhưng đây vẫn là mức

HỘ
IC


tăng trưởng cao. Hình dưới đây sẽ mô tả rõ hơn về xu hướng tăng trưởng GDP bình
quân hàng năm của Trung Quốc.


×