Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý Mẫu giáo Hiệu trưởng xây dựng mối quan hệ với các đoàn thể trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.39 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG Năm sinh: 1982
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Mầm Non
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Hiệu Trưởng
- Đơn vị công tác: Trường MG Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Nghị quyết Hội nghị TW 4 (Khóa VII) đã nêu rõ : “ Tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, quán triệt sâu sắc Nghị quyết này
trong Đảng, trong các ngành, các cấp, xây dựng Đảng vững mạnh và bồi dưỡng lại
cán bộ đảng, cán bộ quản lý trong ngành giáo dục”.
Trong “ Điều lệ trường Mầm Non’’ được ban hành kèm theo Quyết định số
05/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Điều 20 đã quy định rõ về hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong
nhà trường như sau:
“Điều 20. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong trường
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường Mầm Non lãnh đạo nhà
trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng.
2. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác
hoạt động trong nhà trường, nhà trẻ theo quy định của pháp luật và Điều lệ của
từng tổ chức nhằm giúp nhà trường, nhà trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục.”
Để thực hiện quy định trên, nhiều trường Mầm Non đã xây dựng được Quy
chế phối hợp giữa nhà trường và chi bộ Đảng; giữa nhà trường và Công đoàn cơ sở;
giữa nhà trường và Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh… Các Quy chế


phối hợp trên được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng tính độc lập về tổ chức của
các đoàn thể với đầy đủ nội dung cần thiết, việc phân công trách nhiệm của từng bên
rách ròi… nên hiệu quả của công tác phối hợp khá tốt, góp phần thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của đơn vị.
Tuy nhiên, ở không ít nhà trường do chưa xác định rõ vai trò, vị trí của các tổ
chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị nên trong công tác phối hợp đã nảy sinh một
số bất hợp lý, làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác phối hợp:
- Hiệu trưởng và Chi ủy chi bộ chồng chéo nhau về chức năng lãnh đạo và tác
nghiệp lãnh đạo.
- Hiệu trưởng chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Công đoàn cơ sở, của chi đoàn.


- Chi ủy chi bộ đôi khi bao biện công việc, làm thay Hiệu trưởng trong công
tác điều hành, can thiệp vào chuyên môn.
- Công đoàn cơ sở dựa vào chức năng đại diện cho người lao động tham gia
quản lý trường học lại thực hiện sai chức năng.
- Các đoàn thể chỉ nghe chỉ đạo theo hệ thống tổ chức dọc, phối hợp chưa tốt
với nhà trường trong việc hỗ trợ chuyên môn…
Tôi cho rằng, các biểu hiện chưa đúng trên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến
hiệu quả công việc, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường lẫn các tổ chức,
đoàn thể trong nhà trường. Để góp phần giải quyết thực trạng trên, tôi chọn nội dung
Hiệu trưởng xây dựng mối quan hệ với các đoàn thể trong nhà trường để
nghiên cứu.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“ Hiệu trưởng xây dựng mối quan hệ với các đoàn thể trong nhà trường”
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
Trong công tác quản lý.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
a.1. Quan hệ giữa Hiệu trưởng nhà trường và chi bộ Đảng.

Quan hệ giữa Hiệu trưởng nhà trường và chi bộ Đảng được xây dựng trên
nguyên tắc “ đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong nhà trường”.Sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của chi bộ Đảng
trong nhà trường được thể hiện ở 3 mặt: lãnh đạo về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Hiệu trưởng phải quan tâm thực hiện việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên
môn nghiệp vụ cho đảng viên trong đơn vị để họ thực sự là hạt nhân, là nòng cốt về
chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường. Phối hợp cùng Chi ủy trong
công tác quy hoạch cán bộ (bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ quản lý dự bị, kế cận)
trong từng giai đoạn theo hướng dẫn của cấp trên.
Hiệu trưởng chủ trì phối hợp với các đoàn thể trong hệ thống chính trị đóng
góp xây dựng đảng viên và chi bộ. Thông qua việc thực hiện các hoạt động chuyên
môn cũng như phong trào để phát hiện nhân tố tích cực, giới thiệu cho chi bộ xem
xét bồi dưỡng kết nạp vào Đảng.
a.2. Quan hệ giữa Hiệu trưởng nhà trường với công đoàn cơ sở.
Công đoàn là tổ chức quần chúng trong trường học chịu sự lãnh đạo của chi
bộ Đảng và Công đoàn cấp trên. Hiệu trưởng nhà trường cần tôn trọng tính độc lập
của tổ chức công đoàn. Quan hệ giữa Hiệu trưởng và Công đoàn trong nhà trường là
quan hệ bình đẳng và hợp tác.
Hiệu trưởng phải tạo điều kiện thuận lợi cho Công đoàn hoạt động. Hiệu
trưởng cân đối và kế hoạch hóa kế hoạch hoạt động của công đoàn vào kế hoạch
hoạt động chung của đơn vị.
Hiệu trưởng tạo điều kiện thuận lợi để Công đoàn chọn lựa trong CBQL, GV,
NV những người có năng lực và đủ điều kiện để bố trí làm cán bộ công đoàn.
Hiệu trưởng cần nghiêm túc bàn bạc và tôn trọng quyền chủ động của công
đoàn cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cải thiện đời sống … Đồng
thời, với tư cách là Đoàn viên Công đoàn , Hiệu trưởng phải tích cực tham gia sinh
hoạt và thực hiện Nghị quyết của Công đoàn.


a.3. Quan hệ giữa Hiệu trưởng nhà trường và chi đoàn thanh niên.

Trong trường MG hiện nay, chỉ có Chi đoàn GV. Chi đoàn GV không phải là
bộ phận chức năng của nhà trường. Vì thế, Hiệu trưởng cần phải tôn trọng tính độc
lập của Chi đoàn, quan hệ giữa Hiệu trưởng và chi đoàn là quan hệ bình đẳng, hợp
tác để cùng hướng tới mục đích chung là hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của
nhà trường.
Nội dung công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng và chi đoàn: bàn bạc với chi
đoàn trong các hoạt động giáo dục chủ yếu: phát động và thực hiện các phong trào
thi đua, các cuộc vận động lớn; phân công cho chi đoàn phụ trách một số công việc
để phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của Đoàn; tạo điều kiện thuận lợi cho chi đoàn
về phương pháp hoạt động, phương tiện hoạt động; Tham khảo ý kiến của chi đoàn
khi quyết định những vấn đề có liên quan đến GV là Đoàn viên.
a.4. Quan hệ giữa Hiệu trưởng và các tổ chức, đoàn thể khác.
Về nguyên tắc quan hệ:
- Tôn trọng tính độc lập về tổ chức của nhau.
- Quan hệ giữa Hiệu trưởng và các tổ chức, đoàn thể là quan hệ phối hợp.
- Hiệu trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đoàn thể
này hoạt động đúng theo Điều lệ và có đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ của
đơn vị.
b. Các tổ chức, đoàn thể hiện đang hoạt động trong nhà trường.
b.1. Chi bộ Đảng.
Khi mới thành lập trường, nhà trường chưa có đảng viên. Trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, Đảng ủy xã đã quan tâm bồi dưỡng, giáo dục và đã phát triển được
đảng viên đầu tiên của nhà trường năm 2008. Từ năm 2008 đến nay, do số lượng
đảng viên không ngừng tăng lên và đủ điều kiện để thành lập chi bộ theo quy định
của Điều lệ Đảng. Hiện nay, chi bộ Đảng nhà trường có 14 đảng viên (chiếm 50 %
tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên). So với Nghị quyết của Huyện ủy về phát
triển Đảng trong ngành giáo dục đến năm 2016 phải đạt 60% tổng số CB,GV thì
hiện nay đơn vị chưa đạt. Tuy nhiên, do quan tâm tạo nguồn nên hiện nay đã cử 04
cán bộ, giáo viên tham dự lớp Cảm tình Đảng và chuẩn bị thực hiện các thủ tục kết
nạp đối với 01 đối tượng trên và đã tiến hành đi xác minh cũng như viết lý lịch 03

cán bộ, giáo viên, nhân viên còn lại.
b.2. Công đoàn cơ sở nhà trường.
Công đoàn cơ sở được thành lập vào đầu năm học 2008-2009
( Lí do các năm trước Công Đoàn hoạt động chung với Công Đoàn Tiểu Học )
Hiện nay, có 28 Công Đoàn viên (100% tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên).
Trong thời gian qua, công đoàn cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc tham gia
quản lý, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và thực hiện công tác giám
sát, kiểm tra theo quy định.
b.3. Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Chi đoàn được thành lập năm 2008, hiện nay có 20 Đoàn viên.
Chi đoàn hoạt động theo quy định của Điều lệ Đoàn và có thực hiện các
nhiệm vụ phối hợp phù hợp với chức năng để góp phần vào việc thực hiện các
nhiệm vụ của nhà trường.


b.4. Các tổ chức, đoàn thể khác trong nhà trường.
Chi hội Khuyến học hiện có 28 Hội viên (100% tổng số cán bộ, giáo viên,
nhân viên), hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội Khuyến học xã, Chi hội phụ nữ hiện
có 26 Hội viên ( 92.85% tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên).
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng:
Áp dụng vào các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị với Hiệu trưởng
trường MG Thạnh Lợi, Tháp Mười.Đồng tháp.
4.2. Phạm vi áp dụng:
Sáng kiến chỉ giới hạn trong trường MG Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh
Đồng Tháp.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Kết quả phân tích hồ sơ sổ sách: chúng tôi đã đề nghị được xem xét các loại
hồ sơ sổ sách sau của nhà trường:
- Chương trình phối hợp giữa Hiệu trưởng nhà trường với công đoàn cơ sở,

chi đoàn thanh niên….
- Báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học…
- Hồ sơ sổ sách của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
- Báo cáo đánh giá kết quả phối hợp giữa Hiệu trưởng với các tổ chức, đoàn
thể…
Qua khảo sát hồ sơ, chúng tôi nhận xét về quan hệ giữa Hiệu trưởng nhà
trường và các tổ chức, đoàn thể như sau:
- Ưu điểm: Hiệu trưởng nhà trường có xây dựng chương trình phối hợp với
công đoàn cơ sở và chi đoàn thanh niên. Trong các loại hồ sơ lưu có thể hiện sự phối
hợp của Hiệu trưởng nhà trường đến hoạt động của các tổ chức, đoàn thể. Hồ sơ của
các đoàn thể trong nhà trường có thể hiện hoạt động phối hợp với nhà trường để
thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Trong điều kiện cụ thể của nhà trường,
Hiệu trưởng đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các tổ chức, đoàn thể
hoạt động
- Thiếu sót: Việc cụ thể hóa Nghị quyết của chi bộ thành kế hoạch của nhà
trường chưa thể hiện rõ nét chức năng lãnh đạo của chi bộ. Nội dung phối hợp giữa
Hiệu trưởng với công đoàn cơ sở và chi đoàn có một số vấn đề chưa phân định rõ
ràng về trách nhiệm, còn dẫm chân lên nhau, ưa đi sâu vào những vấn đề cụ thể.
Việc sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện phối hợp còn chung chung, chưa thật cụ
thể. Hoạt động phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong việc thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của đơn vị còn mang tính phong trào, chưa thường xuyên, liên tục. Chi
đoàn, mức độ quan tâm, hỗ trợ chưa cao. Đối với Hội Khuyến học, Hội phụ nữ ,
quan hệ còn ở mức “thời vụ”
Kết quả hỏi ý kiến cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Kết quả hỏi ý kiến về quan hệ giữa Hiệu trưởng và chi bộ Đảng.
+ Số người được hỏi: 28/28 Cán bộ, giáo viên, nhân viên.
+ Kết quả tổng hợp được như sau:
Mức độ
Tốt
Khá

Trung bình
Yếu
Nội dung
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL TL


Định hướng của chi bộ
lãnh đạo nhà trường
Hiệu trưởng phục tùng sự
lãnh đạo của chi bộ.
Việc cụ thể hóa Nghị
quyết của chi bộ thành kế
hoạch nhà trường của
Hiệu trưởng.
Việc báo cáo và xin ý
kiến chi bộ của Hiệu
trưởng
Hiệu trưởng nâng cao
trình độ, năng lực cho
đảng viên.
Việc Hiệu trưởng tham
gia xây dựng Đảng.

17


60.71%

11

39.3%

23

82.14%

05

17.9%

17

60.71%

07

25%

26

92.85%

02

7.14%


22

78.57%

06

21.42%

24

85.71%

04

14.28%

04

14.28%

- Kết quả hỏi ý kiến về quan hệ giữa Hiệu trưởng với công đoàn, chi đoàn và
các tổ chức, đoàn thể khác trong nhà trường: số người được hỏi: 28, số người trả lời:
28.
+ Kết quả tổng hợp được như sau:
Mức độ
Nội dung
Tốt
Khá
Trung bình

Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL TL
Xác định vai trò, vị trí và
tính độc lập về tổ chức của
23 82.14% 05 17.85%
các tổ chức, đoàn thể.
Việc xây dựng Chương trình
24 85.71% 04 14.28%
phối hợp với tổ chức, đ/thể.
Kết quả thực hiện Chương
20 71.42% 06 21.42% 02 7.14%
trình phối hợp.
Việc giao trách nhiệm phù
27 96.42%
1 3.57%
hợp chức năng tổ chức, ĐT.
Tạo điều kiện cho các tổ
chức. đoàn thể hoạt động
20 71.42% 06 21.42% 02 7.14%
thuận lợi, đạt kết quả.
Tham gia sinh hoạt đoàn thể
28
100%
với tư cách thành viên.

+ Nội dung xác định vai trò, vị trí và tính độc lập của các tổ chức, đoàn thể:
có 82.14% số ý kiến đánh giá ở mức Tốt và 17.85% số ý kiến đánh giá ở mức Khá.
+ Việc xây dựng Chương trình phối hợp với các tổ chức, đoàn thể: 85.71 % số
ý kiến trả lời đánh giá ở mức Tốt; 14.28% số ý kiến trả lời đánh giá ở mức Khá .


+ Về kết quả các chương trình phối hợp: 71.42 % số ý kiến trả lời đánh giá ở
mức Tốt; 21.42% số ý kiến trả lời đánh giá ở Khá và 7.14 % số ý kiến trả lời đánh
giá Trung bình.
+ Đối với việc Hiệu trưởng nhà trường giao trách nhiệm cho các tổ chức, đoàn
thể trong nhà trường phù hợp với chức năng: 96.42% số ý kiến trả lời đánh giá ở
mức Tốt và 3.57% số ý kiến trả lời đánh giá ở mức Khá.
+ Việc tạo điều kiện và hỗ trợ cho các tổ chức, đoàn thể hoạt động : 71.42 %
số ý kiến trả lời đánh giá ở mức Tốt; 21.42 % số ý kiến trả lời đánh giá ở mức Khá
và 3.57 % số ý kiến trả lời đánh giá ở mức Trung bình.
+ Đối với việc Hiệu trưởng tham gia sinh hoạt đoàn thể với tư cách là thành
viên: 100% số ý kiến trả lời đánh giá ở mức Tốt.
Trên đây là những sáng kiến mới của bản thân tôi trong năm học 2015-2016.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến
cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
PHT

Lư Thị Thu Ngân

Thạnh Lợi, ngày 29 tháng 02 năm 2016
Người báo cáo
(ký, ghi rõ họ tên)


Nguyễn Thị Ngọc Hương



×