Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

01 HeThongCT viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.68 KB, 2 trang )

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống chính trị ở Việt Nam được hình thành trong tiến trình cách mạng và ra đời từ
Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân đầu tiên của
khu vực Đông Nam Á. Hệ thống chính trị mang tính chất dân chủ nhân dân.
Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân chuyển sang làm nhiệm vụ có tính chất XHXN ở
miền bắc từ năm 1954 và trong phạm vi cả nước vào năm 1975.
Hệ thống XHCN Việt Nam bao gồm các cấu thành thực hiện quyền lực chính trị sau:
1. Đảng cộng sản Việt Nam
Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của ca dân tộc, vừa là lực lượng
lãnh đạo, hệ thống chính trị XHCN. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với hệ thống chính
trị là cần thiết và tất yếu cho hệ thống chính trị giữ được bản chất giai cấp công nhân, đảm
bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Bài học kinh nghiệm của cải tổ, cải cách cho thấy,
khi Đảng cộng sản không giữ được vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị, sẽ dẫn đến hậu quả
làm rối lọa hệ thống chính trị và xã hội, quyền lực chính trị sẽ không còn trong tay nhân
dân, chế độ xã hội thay đổi.
2. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị
Nhà nước CHXHXN trong hệ thống chính trị là tổ chức quyền lực thể hiện ý chí của
nhân dân, thay mặt nhân dân, chiu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động
của đời sống xã hội. Mặt khác, nhà nước chịu sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân,
thực hiện đường lối chính trị của giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng cộng
sản.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổ chức trong tâm thực hiện quyền lực chính trị, là
trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện chức
năng đối nội và đối ngoại.
Quản lỹ xã hội chủ yếu bằng pháp luật, nhà nước phải có đủ quyền lực, đủ năng lực
định ra pháp luật và có năng lực tổ chức quản lý các mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
Để nhà nước hoàn thành nhiệm vụ quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện quyền lực nhân
dân, phải luôn chăm lo, kiện toàn các cơ quan nhà nước, với cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả, với một đội ngủ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng,
năng lực chuyên môn giỏi; thương xuyên giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức sống và làm


việc theo Hiến pháp và pháp luật; có cơ chế và biên pháp ngăn ngừa tệ quan liêu, tham
nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm … của đội ngủ cán bộ, công chức; nghiêm trị các hành
vi gây rối, thù địch, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tổ chức xã hội, xây dựng và
tham gia quản lý nhà nước …
Nhấn mạnh vai trò của nhà nước XHXN, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật cần
thấy rằng:


− Một là, toàn bộ hoạt động của cả hệ thống chính trị, kể cả sự lãnh đaoọ của Đảng
củng phải trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, chống mọi hành vi lộng quyền, coi thường
pháp luật.
− Hai là, có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa nhà nước và nhân dân, lắng
nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân, quản lý nhà nước vì lợi ích của nhân dân, chứ không
phải vì các cơ quan và công chức nhà nước.
− Ba là, không có sự đối lập giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường
hiệu lực quản lý của nhà nước mà phải đảm bảo thống nhất để tăng sức mạnh lẫn nhau. Tính
hiệu lực và sức mạnh của nhà nước chính là thể hiện hiệu quả lãnh đạo của Đảng.
3. Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân.
Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân đại diện cho lợi ích của các cộng
đồng xã hội khác nhay tham gia vào hệ thống chính trị XHCN tùy theo tôn chỉ, mục đích,
tính chất.
Ở các nước XHXN khác nhau, các tổ chức này cũng rất phong phú và hoàn toàn không
giống nhau; nội dung hình thức và phương thức hoạt động cũng rất đa dạng và sinh động.
Các tổ chức đó có nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức …động viên phát huy tính
tích cực xã hội đối với các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực thực hiện dân chủ và đổi
mới xã hội; chăm lo lợi ích chính đáng của các thành viên; tham gia quản lý nhà nước, quản
lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong thực tế hiện nay cấn tránh xu hướng biến các tổ chức này thành tổ chức hành
chính, qua liêu, dự vào sự bao cấp của nhà nước, không thể hiện được tính tích cực, đặc thù
của mình trong tổ chức và hoạt động.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×