Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chiến lược ngoại thương việt nam thời đại toàn cầu hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.17 KB, 25 trang )

1
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Môn học:
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài:
CHIẾN LƯỢC NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
THỜI ĐẠI TOÀN CẦU HÓA
GVHD: TS. Đỗ Phú Trần Tình
Lớp: K09402A
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
1. Bùi Diễm Diễm K094020130
2. Trần Vũ Đức K094020137
3. Trần Bảo Khuyên K094020166
4. Vũ Ngọc Lan K094020183
5. Lê Ý Nhi K094020202
2
TP.HCM – THÁNG 04/2011
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................................... 2
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................................................... 4
PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................................................................... 10
1.Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô: ............................................................................................ 10
PHẦN III. KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 21
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khi nói đến sự phát triển của một quốc gia, chúng ta không thể không nhắc
đến những chỉ số tăng trưởng như GNP/người, GNI, và đặc biệt là GDP. Trong đó,
một thành tố đóng vai trò quan trọng làm tăng chỉ số này chính là các hoạt động
thương mại quôc tế, hay còn gọi là ngoại thương.
Ngoại thương, nói một cách tổng quát, là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các
quốc gia theo nguyên tắc ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho đôi bên. Mặc dù đã hình


thành và phát triển từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng kinh tế, chính trị,
xã hội của ngoại thương, của các hoạt động thương mại quốc tế chỉ mới được quan
tâm một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa
hiện nay, phát triển thương mại quốc tế đóng vai trò sống còn đối với mỗi quốc gia,
trong đó có Việt Nam.
Trên thực tế, kinh nghiệm của một số các nước đang phát triển ở châu Phi và các
nước ở Nam Á khác mà sự chọn lựa chiến lược phát triển nửa vời, một mặt vẫn muốn
tập trung đầu tư không hiệu quả cho những ngành công nghiệp nội địa nhằm thay thế
nhập khẩu và bảo vệ chúng bằng các chính sách bảo hộ, mặt khác vẫn phải xuất khẩu
nông sản và nguyên liệu thô vì nhu cầu ngoại tệ, nhưng vẫn không thể chuyển sang
xuất khẩu sản phẩm hàm lượng công nghệ cao vì không còn vốn để đầu tư cho các
ngành công nghiệp xuất khẩu, đã cho thấy một kết quả đáng buồn là tốc độ tăng
3
trưởng kinh tế thấp, năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa ngày
càng kém, năng suất và thu nhập của người lao động không tăng nhiều trong khi tình
hình lạm phát lại luôn luôn vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ.
Vậy nên, đề tài “Việt Nam và chiến lược ngoại thương thời đại toàn cầu hóa” được
thực hiện nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết là xây dưng một chiến lược ngoại thương
phù hợp để tận dụng mọi nguốn lực trong nước một cách hiệu quả, đưa nước ta thoát
khỏi nhóm các nước nghèo và tiến tới một nền kinh tế hiện đại, hiệu quả, bền vững.
4
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dựa vào quan điểm ngoại thương, các nước có các chiến lược ngoại thương khác
nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có ba chiến lược cơ bản, đó là: chiến lược xuất khẩu sản
phẩm thô, chiến lược thay thế hàng nhập khẩu và chiến lược hướng ra thị trường
quốc tế.
1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
1.1 Tác động của xuất khẩu sản phẩm thô đến phát triển kinh tế
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn
tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước.Sản phẩm xuất khẩu thô là

những sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. Chiến lược này chủ yếu thực hiện ở
các nước đang phát triển, trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình
độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn hạn chế.
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều
rộng, thúc đẩy việc sử dụng các yếu tố và điều kiện, dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư
nước ngoài và tích lũy trong nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và
tăng đội ngũ công nhân lành nghề, từ đó tăng quy mô sản xuất của nền kinh tế.
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế.
Ban đầu là sự phát triển công nghiệp khai khoáng và ngành công nghiệp chăn nuôi,
trồng cây lương thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu và công nghiệp chế
biến. Sự phát triển của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu
thô, nó tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra “mối liên hệ
ngược”. Sự phát triển của các ngành có liên quan còn được thể hiện qua “mối quan
hệ gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng.
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công
nghiệp hóa. Đối với hầu hết các nước, quá trình tích lũy vốn lâu dài, gian khổ và đặc
5
biệt khó khăn là quá trình tích lũy ban đầu. Quá trình này sẽ thuận lợi hơn đối với
những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
1.2 Trở ngại đối với sự phát triển dựa vào chiến lược xuất khẩu sản
phẩm thô
1.2.1 Trở ngại do cung – cầu sản phẩm thô không ổn định
• Cung sản phẩm thô không ổn định do các mặt hàng chưa qua chế biến hoặc sơ
chế có nguồn gốc chủ yếu từ ngành nông nghiệp và khai khoáng, đây là những
ngành mà điều kiện và kết quả sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn về thời tiết, khí
hậu.
• Cầu sản phẩm thô biến động do hai nguyên nhân cơ bản:
o Do xu hướng biến động về cầu sản phẩm thô được xác định trong quy luật
tiêu dùng sản phẩm của E.Engel. Quy luật này xác định xu hướng tiêu
dùng lương thực, thực phẩm cơ bản tăng chậm hơn mức tăng thu nhập, bên

cạnh đó làm cho sản phẩm thô có xu hướng giảm.
o Do tác động của sự phát triển khoa học công nghệ dẫn đến xu hướng giảm
nhu cầu về sản phẩm thô.
1.2.2 Trở ngại do giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng
công nghệ
Việc so sánh tương quan giữa giá cả sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm nhập khẩu
thường được thực hiện thông qua “hệ số trao đổi hàng hóa”:
%100.
m
x
n
P
P
I
=
Trong đó:
I
n
: Hệ số trao đổi hàng hóa
P
x
: Giá bình quân hàng xuất khẩu
P
m
: giá bình quân hàng nhập khẩu
Hệ số này phản ánh sức mua hàng nhập khẩu khi xuất khẩu một đơn vị hàng hóa. Các
nước đang phát triển thường xuất khẩu sản phẩm thô để có ngoại tệ nhập khẩu hàng
công nghệ.
6
1.2.3 Trở ngại do thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động

Khi cung – cầu và giá cả sản phẩm thô biến động tất yếu dẫn đến mức thu nhập biến
động. Tuy nguồn gốc sâu xa của sự bất ổn định là do cung hàng xuất khẩu thô (vì sản
lượng không ổn định nên các cơ sở nhập khẩu phải tìm cách chống lại sự mất ổn định
này) nhưng sự biến động của cung lại ảnh hưởng đến thu nhập ít hơn sự biến động
của cầu.
1.2.4 Trở ngại do khó đa dạng hóa các sản phẩm thô
Vì việc đa dạng hóa các sản phẩm thô gặp nhiều khó khăn nên các nước sử dụng
chiến lược này dễ gặp biến động, phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới.
1.3 Các giải pháp khắc phục trở ngại
1.3.1 Giải pháp “trật tự kinh tế quốc tế mới”
Nghị quyết của Liên hợp quốc năm 1974 về “trật tự quốc dân mới”, gọi tắt là NIEO
kêu gọi thành lập các tổ chức mà các thành viên tham gia có khả năng khống chế
được đại bộ phận lượng cung một loại sản phẩm thô trên thị trường quốc tế. Và nếu
tổ chức này có sự tham gia của những nước nhập khẩu phần lớn sản phẩm cùng loại
này thì hiệu quả của giải pháp sẽ được nâng cao.
Nội dung hoạt động của những tổ chức này là kí các hiệp định nhằm xác định lượng
cung sản phẩm thô trên thị trường quốc tế sao cho giữ được ổn định hoặc tăng giá
hàng hóa.
1.3.2 Giải pháp “kho đệm dự trữ quốc tế”
Tiếp theo Nghị quyết về “trật tự kinh tế quốc tế mới”, Hội nghị Liên hiệp quốc về
thương mại và phát triển ra “Chương trình tổng hợp về hàng hóa”. Theo chương
trình này, một quỹ chung sẽ được thành lập dựa trên sự thỏa thuận giữa cả hai bên
các nước xuất khẩu và nhập khẩu. Quỹ này được dùng để mua hàng hóa dự trữ, gọi là
“kho đệm dự trữ quốc tế” nhằm ổn định giá của 18 mặt hàng trong số những hàng
quan trọng nhất của các nước đang phát triển.
2. Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu (chiến lược hướng nội)
2.1 Điều kiện thực hiện chiến lược
7
Nội dung cơ bản của chiến lược này là đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp
trong nước, trước hết là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sau đó là các ngành

công nghiệp khác nhằm sản xuất sản phẩm nội địa thay thế các sản phẩm nhập khẩu.
Để thực thi chiến lược này đòi hỏi những điều kiện nhất định:
(1) Cần có thị trường trong nước tương đối rộng rãi. Do đó chiến lược này chỉ
có thể phát huy hiệu quả đối với những nước có dân số tương đối đông.
(2) Các ngành công nghiệp trong nước ban đầu có thể còn nhỏ bé nhưng phải
tạo ra được những yếu tố đảm bảo khả năng phát triển, những yếu tố này
trước hết là khả năng thu hút vốn và công nghệ của các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
(3) Vai trò của chính phủ chính là điều kiện quan trọng nhất. Chính phủ cần
xây dựng những chính sách hợp lí phù hợp với từng giai đoạn.
2.2 Bảo hộ của chính phủ bằng thuế quan
2.2.1 Bảo hộ thuế quan danh nghĩa
Bảo hộ thuế quan danh nghĩa là hình thức đánh thuế của Nhà nước vào hàng nhập
khẩu có sức cạnh tranh với hàng trong nước làm cho giá hàng trong nước cao hơn giá
hàng trên thị trường quốc tế.
2.2.2 Bảo hộ thuế quan thực tế
Bên cạnh việc đánh thuế để tăng giá hàng nội địa so với giá quốc tế, những người sản
xuất trong các ngành công nghiệp non trẻ còn quan tâm đến việc đánh giá thuế đối
với nguyên vật liệu và đầu vào cho những ngành này. Bảo hộ thuế quan thực tế là sự
tác động của hai loại thuế: thuế đánh vào hàng nhập và thuế đánh vào nguyên vật liệu
nhập sao cho đảm bảo lợi nhuận cho nhà sản xuất.
2.3 Bảo hộ của chính phủ bằng hạn ngạch
Nếu với hình thức thuế quan, lượng hàng nhập khẩu phụ thuộc vào mức độ linh hoạt
của cung – cầu trên thị trường thì bảo hộ bằng hạn ngạch là hình thức Nhà nước xác
định trước khối lượng hàng nhập khẩu và cấp giấy phép cho một số tổ chức có đủ
tiêu chuẩn được nhập khẩu khối lượng hàng này. Tác động của hạn ngạch cũng gần
giống như thuế quan.
8
2.4 Lợi ích của chiến lược thay thế nhập khẩu
• Kích thích hình thành những ngành công nghiệp mới trong nước và thúc đẩy sự

trưởng thành của các ngành công nghiệp.
• Tiết kiệm được ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị; tiếp thu được công nghệ
bên ngoài.
2.5 Hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu
• Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
• Làm nảy sinh nhiều tiêu cực, bảo hộ bằng thuế dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế,
hối lộ đội ngũ thuế quan. Bảo hộ bằng hạn ngạch thì dẫn đến tình trạng hối lộ các
quan chức phụ trách phân phối hạn ngạch nhập khẩu.
• Hạn chế xu hướng công nghiệp hóa của đất nước.
• Làm tăng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển.
3. Chiến lược hướng ra thị trường quốc tế (chiến lược hướng ngoại)
3.1 Nội dung chiến lược hướng ra thị trường quốc tế
3.1.1 Chiến lược hướng ngoại của các nước NICs
Chiến lược hướng ngoại thành công đầu tiên ở một số nước và vùng lãnh thổ các
nước NICs. Nội dung chiến lược này của các nước NICs là sản xuất những mặt hàng
xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố có sẵn trong nước, thực hiện nhất quán
chính sách giá cả: giá hàng trong nước phải phản ánh sát với hàng trên thị trường
quốc tế và phản ánh được sự khan hiếm của các yếu tố trong nước. Các nước NICs
trong thời kì đầu thực hiện chiến lược hướng ngoại thường tập trung vào sản xuất
hàng công nghiệp và dịch vụ, sử dụng nhiều lao động làm cho chi phí sản xuất sẽ
tương đối thấp hơn so với thị trường quốc tế.
3.1.2 Chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN và các nước đang
phát triển khác
Vào đầu những năm 70 các nước ASEAN đều lần lượt chuyển sang chiến lược
hướng ngoại. Phần lớn các nước ASEAN có dân số đông và nguồn tài nguyên thiên
nhiên đáng kể, do đó nội dung chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN có
9
những đặc điểm khác so với các nước NICs. Các nước ASEAN tận dụng lợi thế so
sánh để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để
thúc đẩy quá trình tích lũy ban đầu của đất nước, khuyến khích sản xuất các sản

phẩm để đáp ứng nhu cầu đất nước. Vì vậy, thực chất chiến lược hướng ngoại của
các nước ASEAN là chiến lược hướng ngoại mang tính chất tổng hợp.
3.2 Tác động của chiến lược hướng ngoại đối với phát triển kinh tế
Chiến lược hướng ngoại tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động.
Chiến lược hướng ngoại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước càng ngày
càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Bởi vì chiến lược này
làm cho các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc vào thị trường thế giới nhiều hơn là
thị trường trong nước, do đó doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh phải
dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế.
Chiến lược hướng ngoại còn tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Đối với nhiều nước đang phát triển, ngoại thương đã trở thành nguồn tích lũy vốn
chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa.
3.3 Những chính sách đòn bẩy thúc đẩy chiến lược hướng ngoại
Trước hết là chính sách tỉ giá hối đoái.Khi thực thi chiến lược hướng ngoại, điều cần
thiết là duy trì tỉ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất trong nước có lãi khi bán các
sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, cần trợ cấp cho một số sản phẩm xuất khẩu để khuyến khích các nhà sản
xuất đầu tư vào hàng xuất khẩu.Việc xâm nhập các thị trường xuất khẩu có rủi ro hơn
so với sản xuất sau các hàng rào bảo hộ cho thị trường trong nước.Tuy nhiên, khi các
nhà sản xuất đã biết cách thích ứng với thị trường quốc tế thì sẽ mở ra cơ hội lớn hơn
trong kinh doanh.
Thứ ba, chính phủ cần tạo ra sức hấp dẫn cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.Nếu
chính phủ muốn các nhà sản xuất hướng ra thị trường quốc tế thì cần phải giảm bớt
sức hấp dẫn tương đối của việc sản xuất để tiêu thụ ở thị trường trong nước.

×