Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo án điện tử lớp 3 Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.36 KB, 10 trang )

DẠY LỚP 3
THEO CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC MỚI
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
(Tái bản lần thứ nhất)


Chịu trách nhiệm xuất bản :
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI
Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung :
Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc NXBGD tại TP. Hà Nội NGUYỄN XUÂN
HÒA
Biên soạn :
TRẦN MẠNH HƯỞNG - TRẦN THỊ MINH PHƯƠNG
NGUYỄN ĐẮC DIỆU LAM (Tiếng Việt)
ĐỖ ĐÌNH HOAN - NGUYỄN ĐÌNH KHUÊ - NGUYỄN THANH SƠN
PHẠM THANH TÂM - NGUYỄN ÁNG (Toán)
LƯU THU THUỶ - NGÔ QUANG QUẾ (Đạo đức)
ĐÀO THỊ HỒNG - LÊ THU DINH
NGUYỄN TUYẾT NGA - BÙI PHƯƠNG NGA (Tự nhiên và Xã hội)
HOÀNG LONG - LÊ MINH CHÂU - LÊ ĐỨC SANG (Âm nhạc)
NGUYỄN HỮU HẠNH - BÙI ĐỖ THUẬT - NGUYỄN QUỐC TOẢN (Mĩ thuật)
LƯƠNG NGỌC CẨN - TRẦN THỊ THU- HÀ VĂN KHẢI (Thủ công)
TRẦN ĐÌNH THUẬN - VŨ THỊ THƯ - ĐẶNG ĐỨC THAO (Thể dục)
Biên tập lần đầu và tái bản :
ĐÀO TIẾN THI - NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
NGUYỄN MY LÊ - VŨ MAI HƯƠNG
NGÔ THANH HƯƠNG - BÙI ANH TÚ
NGUYỄN THỊ HIỀN - PHẠM VĨNH THÔNG
Sửa bản in :
HÀ QUỲNH ANH


Thiết kế sách và Biên tập mĩ thuật :
ĐÀO PHƯƠNG NAM
Trình bày bìa :
BÙI QUANG TUÊN


CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCGD

Cải cách giáo dục

CT CCGD

Chương trình Cải cách giáo dục

CTTH

Chương trình Tiểu học

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

HS

Học sinh

GV

Giáo viên


PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

VBT

Vở bài tập


LỜI NÓI ĐẦU

Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án Phát
triển Giáo viên Tiểu học đã tổ chức biên soạn các mô đun đào tạo theo chương trình
Cao đẳng Sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học Sư phạm lên Cao đẳng
Sư phạm ; biên soạn các mô đun bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, PPDH và kiểm tra
đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới.
Điểm mới của các tài liệu viết theo mô đun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực
hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết
vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học ;
chú trọng sử dụng kết hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng

hình / băng tiếng...,) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học
tập.
Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới là tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học
dạy lớp 3 theo chương trình, sách giáo khoa mới. Tài liệu gồm có 8 tiểu mô đun
tương ứng với : Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Nghệ thuật (Âm
nhạc, Mĩ thuật, Thủ công), Thể dục. Trong mỗi tiểu mô đun sẽ có :
- Phần tài liệu in.
- Phần tài liệu nghe nhìn.
Khi tiến hành bồi dưỡng theo tài liệu này, các địa phương cần tổ chức cho giáo viên
học theo hình thức tự học có hướng dẫn để phát huy tính tích cực chủ động của
người học. Tài liệu chỉ đưa ra thời lượng tối thiểu để bồi dưỡng cho từng môn học.
Tuỳ vào hình hình cụ thể của học viên và điều kiện học tập của từng địa phương, các
cấp quản lí giáo dục sẽ quyết định thời lượng bồi dưỡng từng môn cho phù hợp.
Tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh
viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước.
Trân trọng cám ơn.
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HäC


TIẾNG VIỆT
A - TỔNG QUAN VỀ TIỂU MÔ ĐUN
1. Mục tiêu của tiểu mô đun
1.1. Kiến thức
Giáo viên (GV) nắm được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa
(SGK), sách giáo viên (SGV) Tiếng Việt 3 nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy môn
Tiếng Việt lớp 3 ở Tiểu học.

1.2. Kĩ năng

GV có được những kĩ năng cơ bản về thực hành đổi mới phương pháp dạy học để có
thể tiến hành tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.

1.3. Thái độ
Có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong việc thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học, thực hiện tốt những nội dung, yêu cầu cơ bản của chương trình, SGK Tiếng Việt
3.

2. Nguồn
Kèm theo Tài liệu bồi dưỡng này, GV cần có :
1) Tiếng Việt 3 (SGK, hai tập), NXB Giáo dục, 2004.
2) Tiếng Việt 3 (SGV, hai tập), NXB Giáo dục, 2004.
3) Tập viết 3 (hai tập), NXB Giáo dục, 2004.
4) Vở bài tập Tiếng Việt 3 (hai tập), NXB Giáo dục, 2004.
5) Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3, Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), NXB Giáo
dục, 2004.
6) Bộ mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo
dục, NXB Giáo dục, 2004.
7) Bộ chữ dạy tập viết, Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh Giáo dục, NXB Giáo dục,
2004.
8) Băng hình dạy và học môn Tiếng Việt lớp 3 (dạy Tập đọc, Tập làm văn), Ban chỉ
đạo đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông, Vụ Giáo dục Tiểu học, 2004.
9) Văn bản hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá HS lớp 2, lớp 3, Vụ Giáo dục Tiểu học,
2004.
10) Hướng dẫn ra đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 3, Vụ Giáo dục Tiểu học.

3. Cấu trúc của Tiểu mô đun
3.1. Giới thiệu các chủ đề của tiểu mô đun
Mô đun 3 về bồi dưỡng GV dạy Tiếng Việt lớp 3 gồm có các chủ đề cơ bản như
sau :



Chủ đề 1 : Những điểm mới trong chương trình, SGK, SGV Tiếng Việt 3.
Gồm những nội dung sau :
- Mục tiêu môn học
- Quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt 3
- Nội dung SGK Tiếng Việt 3
- Phương pháp chung dạy SGK Tiếng Việt 3
- Vai trò của GV trong hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 3.
Chủ đề 2 : Phương pháp dạy học các phân môn
Gồm các nội dung sau :
- Dạy Tập đọc
- Dạy Kể chuyện
- Dạy Chính tả
- Dạy Tập viết
- Dạy Luyện từ và câu
- Dạy Tập làm văn.
Chủ đề 3 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh về môn Tiếng Việt.
Gồm những nội dung sau :
1. Mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập
(KQHT) môn Tiếng Việt lớp 3.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên KQHT môn
Tiếng Việt lớp 3.
3. Hướng dẫn thiết kế bài kiểm tra định kì trong năm học đối với
môn Tiếng Việt lớp 3.

3.2. Cách thức triển khai từng chủ đề
Mỗi chủ đề được triển khai theo từng bước cụ thể như sau :
- Thông tin cơ bản
- Hoạt động của học viên :

+ Mục tiêu của hoạt động
+ Chỉ dẫn hoạt động
+ Dự kiến sản phẩm.

3.3. Phương pháp học tập tiểu mô đun
Chú trọng phương pháp học tập tích cực :
- Làm việc cá nhân
- Thảo luận nhóm
- Nêu ý kiến thắc mắc
- Nêu sáng kiến và trao đổi kinh nghiệm
- Thực hành giảng mẫu, dạy minh hoạ
- Xem băng hình, thảo luận về bài giảng qua băng hình.


B - TRIỂN KHAI TIỂU MÔ ĐUN (HỌC TRONG 22 TIẾT)
Chủ đề 1
Những điểm mới trong chương trình,
sách giáo khoa và sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3
Thông tin cơ bản
1. Mục tiêu môn học
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là :
- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết)
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Thông qua việc dạy - học môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản
về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
2. Quan điểm biên soạn sách

a) Quan điểm dạy giao tiếp
Để thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết), để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa
tuổi, SGK Tiếng Việt 3 lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản.
Có thể hiểu giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... nhằm thiết
lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác... giữa các thành viên trong xã hội. Người
ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường và
quan trọng nhất là ngôn ngữ.
Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin) và kí mã (phát
thông tin) ; trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình
thức là khẩu ngữ (nghe, nói) và bút ngữ (đọc, viết).
Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và PPDH.
Về nội dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính
tả, Tập viết, Tập làm văn, SGK Tiếng Việt 3 tạo ra những môi trường giao tiếp có
chọn lọc để HS mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát
triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Về PPDH, các kĩ năng nói trên
được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình
huống giao tiếp tự nhiên.
b) Quan điểm tích hợp
Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài
tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả


giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Có thể thực hiện tích hợp theo
chiều ngang và chiều dọc.
Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức
về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích
hợp này được sách Tiếng Việt 3 thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết,
Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại

xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc ; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn
luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước.
Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới với
những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là
đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc). Cụ thể là : kiến thức và kĩ năng của lớp trên,
bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới, nhưng cao
hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới.
Dĩ nhiên, trong tích hợp vẫn có điểm nhấn. Không nắm được điểm nhấn này, GV dễ
hiểu lệch yêu cầu tích hợp, dẫn tới chỗ sa đà, ví dụ biến giờ Tập đọc thành giờ dạy
Đạo đức, thậm chí giờ dạy Toán hay Thủ công (gấp hình, xé giấy),... Để nắm vững
trọng tâm của mỗi tiết học, bài học, GV nên đọc kĩ phần mục đích, yêu cầu của mỗi
tiết, mỗi bài nêu trong SGV.
c) Quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của HS
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK lần này là
đổi mới phương pháp dạy và học : chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương
pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức
hoạt động của HS ; mỗi HS đều được hoạt động, mỗi HS đều được bộc lộ mình và
được phát triển.
Theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của HS, SGK Tiếng Việt 3 không
trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài
tập hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển
kĩ năng sử dụng tiếng Việt ; SGV Tiếng Việt 3 hướng dẫn GV cách thức cụ thể tổ
chức các hoạt động này.
3. Nội dung SGK Tiếng Việt 3
a) Các đơn vị học
SGK Tiếng Việt 3 gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2
tuần (trừ chủ điểm Ngôi nhà chung học trong 3 tuần), cụ thể như sau :
Tập 1 gồm 8 chủ điểm :
- Tuần 1, 2 : Măng non (Thiếu nhi)
- Tuần 3, 4 : Mái ấm (Gia đình)

- Tuần 5, 6 : Tới trường (Trường học)


- Tuần 7, 8 : Cộng đồng (Sống với những người xung quanh)
- Tuần 9 : Ôn tập giữa học kì I
- Tuần 10, 11 : Quê hương
- Tuần 12, 13 : Bắc - Trung - Nam (Các vùng, miền trên đất nước ta)
- Tuần 14, 15 : Anh em một nhà (Các dân tộc anh em trên đất nước ta)
- Tuần 16, 17 : Thành thị - Nông thôn
- Tuần 18 : Ôn tập cuối học kì I
Tập 2 gồm 7 chủ điểm :
- Tuần 19, 20 : Bảo vệ Tổ quốc
- Tuần 21, 22 : Sáng tạo (Hoạt động khoa học ; Trí thức)
- Tuần 23, 24 : Nghệ thuật
- Tuần 25, 26 : Lễ hội
- Tuần 27 : Ôn tập giữa học kì II
- Tuần 28, 29 : Thể thao
- Tuần 30, 31, 32 : Ngôi nhà chung (Các nước ; Một số vấn đề toàn cầu : hoà bình,
hữu nghị, hợp tác, bảo vệ môi trường)
- Tuần 33, 34 : Bầu trời và mặt đất (Các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ ; Con người
với
thiên nhiên, vũ trụ)
- Tuần 35 : Ôn tập cuối học kì II.
Như vậy, so với lớp 2, nội dung các chủ điểm học ở lớp 3 được mở rộng và nâng cao
hơn, đặc biệt là từ tuần 7 đến tuần 34. Một số chủ điểm học từ tuần 1 đến tuần 6 tuy
quen thuộc với HS nhưng có độ khái quát cao hơn, đề cập đến trách nhiệm của HS
nhiều hơn.
b) Các phân môn
- Phân môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc, nghe và nói. Bên cạnh đó, thông
qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội

dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên,
xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn
học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho HS.
- Phân môn Kể chuyện rèn các kĩ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ kể chuyện, HS
kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã đọc (trong SGK hoặc
trong các sách khác), nghe thầy cô hoặc bạn kể rồi kể lại câu chuyện bằng lời của
mình hoặc trả lời câu hỏi về câu chuyện đó.
- Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ chính tả, nhiệm
vụ của HS là viết một đoạn văn (nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết) và làm bài tập


chính tả, qua đó rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài chính tả nhiều khi
cũng cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.
- Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết chữ. Trọng tâm ở lớp 3 là luyện viết
chữ hoa. Qua các từ ngữ và câu ứng dụng, HS có thêm hiểu biết về các nhân vật lịch
sử, các địa danh, tích luỹ thêm được vốn ca dao, tục ngữ và vốn sống.
- Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng
con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho
HS.
- Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ tập làm
văn ở lớp 3, HS được dạy các kĩ năng giao tiếp như viết thư, làm đơn, khai giấy tờ,
hội họp (họp nhóm, họp tổ, báo cáo hoạt động của tổ, lớp...). Ngoài ra, HS còn được
rèn luyện các kĩ năng nghe và nói thông qua hình thức nghe - kể.
c) Cấu trúc của một đơn vị học
* Tuần thứ nhất

* Tuần thứ hai

- Tập đọc - Kể chuyện (2 tiết): Một - Tập đọc - Kể chuyện (2 tiết): Một
truyện kể

truyện kể
- Chính tả (1 tiết)

- Chính tả (1 tiết)

- Tập đọc (1 tiết) : Một văn bản thơ

- Tập đọc (1 tiết) : Một văn bản thơ

- Luyện từ và câu (1 tiết)

- Luyện từ và câu (1 tiết)

- Tập viết (1 tiết)

- Tập viết (1 tiết)

- Tập đọc (1 tiết) : Một văn bản thông - Tập đọc (1 tiết) : Một văn bản miêu tả
thường
- Chính tả (1 tiết)

- Chính tả (1 tiết).

- Tập làm văn (1 tiết)
4. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 3

(Phương pháp chung)
a) Bản chất của phương pháp dạy học mới
Nội dung và PPDH bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một
phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể được hình thành và phát

triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển những kĩ năng này,
HS phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của GV. Các
kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua
lời giảng, nhưng HS chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh
chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng,



×