Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo án điện tử lớp 3 Phần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.16 KB, 10 trang )

PHẦN MĨ THUẬT
A - TỔNG QUAN VỀ TIỂU MÔ ĐUN
1. Mục tiêu của tiểu mô đun
Sau khi học tiểu mô đun này, GV có khả năng :
1.1. Kiến thức
Hiểu được mục tiêu, nội dung, PPDH và cách đánh giá kết quả học tập của HS.
1.2. Kĩ năng
- Vận dụng được mục tiêu, phương pháp, cách đánh giá vào dạy mĩ thuật ở lớp 3.
- Thiết kế kế hoạch bài học các phân môn theo tinh thần phát huy tính tích cực học
tập của HS.
1.3. Thái độ
- Có ý thức đúng đắn về dạy học mĩ thuật ở Tiểu học.

2. Cấu trúc tiểu mô đun
Giới thiệu các chủ đề của tiểu mô đun
Tiểu mô đun bồi dưỡng GV dạy môn Mĩ thuật lớp 3 gồm các chủ đề sau :
Chủ đề 1 : Tìm hiểu khái quát về môn Mĩ thuật lớp 3
Để có thể dạy Mĩ thuật ở lớp 3 có hiệu quả, GV cần nắm được :
1. Mục tiêu
2. Nội dung


3. Phương pháp dạy học
4. Đánh giá kết quả học tập của HS
Chủ đề 2 : Tìm hiểu về dạy học các chủ đề (các phân môn)
1. Vẽ theo mẫu
2. Vẽ trang trí
3. Vẽ tranh
4. Tập nặn tạo dáng tự do
5. Thường thức mĩ thuật.


3. Cách thức triển khai từng chủ đề
Các chủ đề sẽ được triển khai theo mô hình GIPO, cụ thể như sau :
Mục tiêu của chủ đề
- Kiến thức : Cần hiểu được kiến thức cơ bản của chủ đề.
- Kĩ năng : Cần làm được sau khi học chủ đề.
- Thái độ : ý thức được sau khi học chủ đề.
Nguồn : Những tài liệu phục vụ cho việc học các chủ đề : SGK, SGV, tài liệu
tham khảo, băng hình giáo khoa, thiết bị dạy học ; đồng thời GV cần sưu tầm thêm
những tài liệu liên quan để học tập có hiệu quả hơn, cụ thể là :
- Chương trình Tiểu học (Ban hành theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày
9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 2002 - tr. 71).
- SGV Nghệ thuật 3, NXB Giáo dục, 2004 (tr. 73 - 180). Tác giả : Nguyễn Quốc
Toản
(Chủ biên), Nguyễn Hữu Hạnh, Triệu Khắc Lễ, Đàm Luyện, Trịnh Đức Minh, Phạm
Ngọc Tới, Bùi Đỗ Thuật.
- Vở Tập vẽ 3, NXB Giáo dục, 2004. Tập thể tác giả.
- Tài liệu Tập huấn GV cốt cán các tỉnh, thành phố môn Mĩ thuật lớp 3. Tác giả :
Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Quốc Toản, NXB Giáo dục, 2004.
- Những vấn đề về dạy học theo chương trình Nghệ thuật 3 (phần Mĩ thuật). Tác giả:
Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Hữu Hạnh. Chuyên đề giáo dục Tiểu học. Tập 10 số
2004, NXB Giáo dục.
Quá trình
Quá trình học tập gồm có :
- Những nhiệm vụ của GV khi học chủ đề.
- Các hoạt động GV phải tham gia để học tập có hiệu quả.


Sản phẩm
Sau thời gian học tập, GV phải có các sản phẩm sau :
- Thiết kế bài học theo nhóm cho các phân môn :

+ Vẽ theo mẫu
+ Vẽ trang trí
+ Vẽ tranh
+ Tập nặn tạo dáng tự do
+ Thường thức mĩ thuật
- Làm được một đồ dùng dạy học theo thiết kế bài học của nhóm.
- Dạy theo nhóm một số bài (tùy chọn) và rút kinh nghiệm.

4. Phương pháp học tập tiểu mô đun
Yêu cầu
Để học tập có kết quả, GV cần xác định nhiệm vụ và yêu cầu cho mình : học để hiểu
biết và vận dụng vào dạy học môn Mĩ thuật. Việc dạy và học môn Mĩ thuật hiện nay
chưa đi vào nền nếp, vì thế GV chưa có kinh nghiệm. Ngược lại, HS thích học mĩ
thuật và học có hiệu quả nhưng chưa được đánh giá một cách khách quan.
Tài liệu cung cấp cho GV học tập khá đầy đủ, song đây chỉ là gợi ý. Trong quá trình
học, GV cần thường xuyên đặt cho mình câu hỏi : Tại sao ? Qua đó, GV tự tìm hiểu,
thảo luận cùng đồng nghiệp để hiểu biết sâu hơn, rộng hơn ; đồng thời thực hành sẽ
làm cho nhận thức sâu sắc, phong phú.
Phương pháp học tập
- Nghiên cứu tài liệu để nắm được nội dung.
- Phát hiện những điểm mới về nội dung và PPDH mĩ thuật ở lớp 3.
- Tự giải đáp thắc mắc và thảo luận cùng đồng nghiệp.
- Thực hành : thiết kế bài dạy, làm đồ dùng dạy học và tổ chức thực hành dạy theo
nhóm.
- Xem băng hình và thảo luận.

B - TRIỂN KHAI TIỂU MÔ ĐUN
Chủ đề 1 Tìm hiểu khái quát về môn Mĩ thuật lớp 3
I - mục tiêu
Học xong chủ đề này GV có khả năng :

- Hiểu được mục tiêu, nội dung, PPDH và cách đánh giá kết quả học tập của HS.


- Vận dụng vào dạy mĩ thuật ở lớp 3.
- Có ý thức đúng đắn về môn Mĩ thuật.
II - nguồn
1. Chương trình Tiểu học môn Nghệ thuật (phần Mĩ thuật) ở các lớp 1, 2, 3, phần I.
Mục tiêu (tr. 66), phần II. Nội dung (tr. 71), phần III. Giải thích hướng dẫn (tr. 73 74).
2. SGV Nghệ thuật 3 (phần Mĩ thuật), tr. 73 - 78.
III - quá trình
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu và nội dung môn Mĩ thuật lớp 3
Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu mục tiêu môn Mĩ thuật lớp 3

- Đọc tài liệu (SGV, tr. 73).
- Thảo luận để hiểu rõ hơn nội dung các khái niệm : củng cố và nâng cao những kiến
thức ban đầu về mĩ thuật ; kĩ năng thực hành ; giáo dục thẩm mĩ cho HS qua dạy và
học mĩ thuật lớp 3.
- Lấy một bài (tuỳ chọn trong chương trình Mĩ thuật lớp 3) làm ví dụ chứng minh
cho mục tiêu trên.
Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu nội dung môn Mĩ thuật lớp 3
- Đọc tài liệu (Chương trình Tiểu học, tr. 71 và SGV, tr. 73 - 74).
- Nghiên cứu tài liệu để thấy được : nội dung và yêu cầu cần đạt của các phân môn
Mĩ thuật lớp 3.
- Lấy một bài (tuỳ chọn), đối chiếu, so sánh để tìm ra mức độ và yêu cầu cần đạt của
nội dung.

Thông tin phản hồi
Dạy học Mĩ thuật lấy giáo dục thẩm mĩ cho HS làm mục đích chủ yếu : hiểu biết,
cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, của các tác phẩm mĩ thuật và vận dụng
được những hiểu biết về cái đẹp vào sinh hoạt, học tập hằng ngày.

Nội dung môn Mĩ thuật ở lớp 3 là sự tiếp nối nội dung ở lớp 1, 2 và nâng cao dần về
kiến thức, kĩ năng để trên cơ sở đó HS hiểu hơn về cái đẹp.
GV cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài dạy để đề ra những yêu cầu cụ thể cần
đạt với mức độ phù hợp với thực tế dạy và học ở địa phương, tránh tình trạng yêu
cầu chung chung.
Hoạt động 2. Tìm hiểu phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của
Học sinh


Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu PPDH mĩ thuật lớp 3
- Đọc tài liệu (Chương trình Tiểu học, tr. 73 - 74 ; tài liệu bồi dưỡng cốt cán các
tỉnh,
thành phố môn Mĩ thuật lớp 3, tr. 66 - 67, mục II và SGV tr. 75 - 77).
- Thảo luận làm sáng tỏ :
+ Đặc trưng của dạy học mĩ thuật là gợi ý HS quan sát, nhận xét ; gợi ý HS cách vẽ
và HS vẽ bằng cảm nhận riêng.
+ Phương pháp dạy học các phân môn có gì giống nhau, khác nhau ?
+ Tổ chức các hoạt động : hoạt động nào có ý nghĩa quyết định kết quả học tập của
HS ?
+ Phương pháp dạy học nào có hiệu quả trong dạy học mĩ thuật ?
- Lấy một bài (tuỳ chọn) để minh chứng cho lập luận của mình về PPDH mĩ thuật.
Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu về đánh giá kết quả học tập của HS
- Đọc tài liệu (Chương trình Tiểu học, mục 3 tr. 73 - 74 và tài liệu tập huấn GV cốt
cán các tỉnh, thành phố môn Mĩ thuật lớp 3, NXB Giáo dục, 2004, mục IV, tr. 67).
- Thảo luận để hiểu rõ :
+ Tại sao không đánh giá kết quả học mĩ thuật của HS bằng thang điểm 10 ?
+ Đánh giá kết quả học tập của HS bằng hai mức độ : hoàn thành và chưa hoàn
thành cần dựa trên những cơ sở nào ?
+ Những chứng cứ để nhận xét (ở sổ điểm) đã rõ và sát chưa ? Tại sao ?
+ Có những thuận lợi và khó khăn gì khi thực hiện đổi mới đánh giá ?


Thông tin phản hồi
- Mĩ thuật là cách thức tạo ra cái đẹp. Có nhiều cách tạo ra cái đẹp. Cái đẹp thể hiện
bằng nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau ở bố cục, hình vẽ và cách vẽ màu. Hiệu quả
dạy học mĩ thuật phụ thuộc vào phương pháp dạy của GV và phương pháp học của
HS. Dạy học mĩ thuật cần gợi mở để HS tự tìm tòi và thể hiện bằng cảm xúc của
mình.
- Dùng PPDH nào cũng phải hướng đến phát huy tính tích cực học tập của HS bằng
cách tạo cơ hội cho HS chủ động, tích cực tham gia các hoạt động để lĩnh hội kiến
thức.


- Đánh giá kết quả học mĩ thuật của HS đồng thời cũng là đánh giá kết quả dạy của
GV. HS cần được tham gia đánh giá kết quả học tập của mình và của các bạn dưới
sự tổ chức, gợi ý của GV, thông qua việc được nhận xét và xếp loại các bài theo cảm
nhận riêng.
- Đánh giá kết quả học mĩ thuật của HS cần dựa vào mục tiêu và các tiêu chí cụ thể
về bố cục, hình vẽ, màu sắc nhưng phải có mức độ phù hợp với từng thời điểm, từng
đối tượng.
- GV cần bám sát hướng dẫn để việc đánh giá kết quả học mĩ thuật của HS được
khách quan và kịp thời động viên, khích lệ HS học tập.
IV - sản phẩm
Sau khi học xong chủ đề này, GV cần có các sản phẩm sau :
- Xác định mục tiêu của 5 bài (tuỳ chọn) ở 5 phân môn Mĩ thuật lớp 3.
- Xác định nội dung cụ thể của 5 bài đã chọn.
- Xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS cho 4 bài ở 4 phân
môn
(Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng tự do) trong 4 bài đã chọn.

Chủ đề 2 Tìm hiểu về dạy học các chủ đề


Chủ đề vẽ theo mẫu
I - Mục tiêu
- GV hiểu được mục tiêu, nội dung và PPDH Vẽ theo mẫu ở lớp 3.
- Vận dụng vào dạy vẽ theo mẫu ở lớp 3.
- Có ý thức đúng đắn về dạy - học vẽ theo mẫu.
II - Nguồn
1. Chương trình Tiểu học (tr. 71, mục 1.1)
2. SGV Nghệ thuật 3 (phần Mĩ thuật, mục 1, tr. 73 và các bài : 3, 7, 11, 14, 18, 23,
27, 30).
3. Hình gợi ý cách vẽ ở bộ ĐDDH Mĩ thuật lớp 3.
III - quá trình
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung
vẽ theo mẫu ở lớp 3
Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu mục tiêu chung


- Tìm hiểu mục tiêu chung của vẽ theo mẫu ở lớp 3.
- Tìm hiểu mục tiêu của từng bài.
- Thảo luận làm rõ mức độ của mục tiêu ở từng bài.
Nhiệm vụ 2 : Xác định mục tiêu bài dạy vẽ theo mẫu
- Xác định mục tiêu cụ thể cho một bài vẽ theo mẫu ở lớp 3 theo ý mình.
- Thảo luận làm rõ mức độ của mục tiêu sao cho phù hợp với thực tế địa phương.
Nhiệm vụ 3 : Tìm hiểu nội dung vẽ theo mẫu
Đọc, nghiên cứu chương trình, SGV và trả lời câu hỏi sau :
Hãy cho biết nội dung và những yêu cầu cần đạt của chủ đề Vẽ theo mẫu ở lớp 3 ?

Thông tin phản hồi
Nội dung Vẽ theo mẫu ở lớp 3
Vẽ theo mẫu có 8 bài với các nội dung sau :

1. Vẽ quả

5. Vẽ cái chai

2. Vẽ cành lá

6. Vẽ con vật quen thuộc

3. Vẽ lọ hoa (cái bình)

7. Vẽ cái bình đựng nước

4. Vẽ lọ hoa và quả (cái bình và quả)

8. Vẽ cái ấm pha trà

Yêu cầu cần đạt
- HS biết cách quan sát, cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết.
- Biết so sánh, ước lượng để tìm tỉ lệ của mẫu.
- Nhận biết được cấu trúc của mẫu.
- Biết cách sắp xếp bố cục, hình vẽ cân đối trên tờ giấy.
- Vẽ được hình gần giống mẫu.
- Vẽ hình là chủ yếu, nét vẽ tự nhiên (có thể vẽ màu hoặc trang trí theo ý thích).
Hoạt động 2. Tìm hiểu phương pháp dạy học
vẽ theo mẫu ở lớp 3
Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu PPDH vẽ theo mẫu
Đọc, nghiên cứu SGV và trả lời câu hỏi sau :
Hãy cho biết những yêu cầu nào thể hiện tinh thần đổi mới PPDH các bài vẽ theo
mẫu ở lớp 3 ?



Thông tin phản hồi
Vẽ theo mẫu là một phân môn cơ bản của môn Mĩ thuật, mục đích của vẽ theo mẫu
nhằm :
- Bồi dưỡng năng lực quan sát và nhận xét cho HS ; rèn luyện tay vẽ mềm mại,
thuần thục để có thể vẽ được hình dáng và tỉ lệ đặc trưng của vật mẫu tương đối
đúng.
- Giúp HS nhận biết nhanh được hình dáng, cấu trúc, vẻ đẹp của vật mẫu ; phát triển
khả năng thể hiện đối tượng, đồng thời rèn luyện cách làm việc cẩn thận,
nghiêm túc.
- Hình thành tình cảm yêu quý thiên nhiên, yêu quý những sản phẩm lao động do
con người sáng tạo nên.
- Dạy vẽ theo mẫu cần chú ý đến phương pháp quan sát, gợi ý HS tìm ra vẻ đẹp qua
cấu trúc, hình dáng, đường nét của mẫu ; gợi ý cách vẽ và để HS vẽ theo cảm nhận
riêng.
- ĐDDH vẽ theo mẫu cần đẹp và sát nội dung.
Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu về thiết kế bài dạy vẽ theo mẫu
Để có thể dạy đủ, dạy đúng các bài vẽ theo mẫu theo yêu cầu về kiến thức và kĩ
năng, khi thiết kế bài dạy GV cần chú ý một số điểm cơ bản sau đây :
Chuẩn bị đồ dùng dạy học
ở Tiểu học, đối với tất cả các môn học, ĐDDH đều rất cần thiết, riêng đối với môn
Mĩ thuật lại càng cần thiết hơn. Mẫu vẽ, tranh, ảnh luôn luôn đóng vai trò quan trọng
cho thành công của tiết dạy và trở thành bộ phận không thể thiếu được của mỗi bài
dạy. Ngoài những hình hướng dẫn trong bộ ĐDDH, GV cần tự vẽ hoặc sưu tầm
thêm các tranh, ảnh khác và chọn lọc những bài vẽ của HS để làm ĐDDH. Nếu tiết
dạy vẽ theo mẫu thiếu ĐDDH, bài học sẽ trở nên đơn điệu, khô khan và kém hiệu
quả.
Đặt mẫu cho HS vẽ
Trong điều kiện hiện nay (lớp học nhỏ, hẹp, HS đông, bàn ghế chưa đủ tiêu chuẩn),
việc đặt mẫu vẽ trong lớp học còn gặp nhiều khó khăn. Nếu GV không tìm cách

khắc phục thì việc quan sát mẫu của HS sẽ gặp rất nhiều trở ngại : Những HS ở cuối
lớp sẽ không nhìn thấy mẫu, còn những HS ở phía trên lớp lại quá gần mẫu, như vậy
chất lượng bài vẽ sẽ rất hạn chế, không đảm bảo được yêu cầu của tiết dạy. Để đảm
bảo được các yêu cầu của bài vẽ theo mẫu, GV cần linh hoạt, sáng tạo trong việc đặt


mẫu vẽ, cố gắng đặt mẫu sao cho vừa tầm mắt của HS để cả lớp đều nhìn thấy được.
Tránh đặt mẫu quá cao hoặc quá thấp so với tầm nhìn của HS.
- Nếu có điều kiện, GV có thể bố trí lại chỗ ngồi, tạo điều kiện cho HS quan sát mẫu
được dễ dàng hơn. Ví dụ : Bố trí lớp ngồi vẽ theo hình chữ U, đặt 2 mẫu ở phần
trống giữa lớp hoặc bố trí lớp thành hai nhóm, một nhóm quay về phía cuối lớp (đặt
mẫu ở cuối lớp), một nhóm quay về phía bảng (đặt mẫu ở khu vực bục giảng). Nếu
mẫu nhỏ, có thể đặt mẫu tại bàn (mỗi bàn một mẫu, để HS vẽ theo nhóm).
- GV cố gắng chọn mẫu đúng theo hướng dẫn trong chương trình, trường hợp vì
điều kiện khó khăn không thể có mẫu như trong hướng dẫn, GV có thể lựa chọn vật
mẫu tương đương có ở địa phương để thay thế. Ví dụ : cành lá, cái chai, cái lọ,...
khác có hình dáng tương đương.
Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
HS tiểu học thường cầm bút là vẽ ngay, chưa có thói quen quan sát trước khi vẽ. Vì
vậy, hình vẽ của các em thường bị xộc xệch, méo mó, không giống mẫu. Để khắc
phục tình trạng này, sau khi bày mẫu xong, GV cần yêu cầu HS không vẽ ngay mà
phải dành thời gian để quan sát kĩ vật mẫu. Quan sát, nhận xét sẽ giúp HS nhận biết
và ghi nhớ hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của vật mẫu, do đó khi vẽ sẽ không bị lúng
túng, hình vẽ sẽ sát với tỉ lệ và đặc điểm của mẫu hơn, tránh được tình trạng vẽ sai.
Khi GV hướng dẫn HS quan sát mẫu, cần nhấn mạnh một số kĩ năng sau đây :
- So sánh, ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu đồng thời nhận
xét hình dáng của vật mẫu có dạng hình gì ? (hình tròn, hình chữ nhật, hình tam
giác,...).
- So sánh, ước lượng tỉ lệ giữa các bộ phận.
- So sánh độ đậm nhạt trên vật mẫu.

Để HS quan sát, nhận xét có hiệu quả, GV cần chuẩn bị các câu hỏi thích hợp đối
với từng mẫu vẽ ở mỗi bài. Các câu hỏi này cần đơn giản, dễ hiểu và có tính bắt
buộc HS suy nghĩ để ghi nhớ, xác định những gì đã quan sát, chuẩn bị cho việc vẽ ở
bước tiếp theo.
Các câu hỏi này đã được định hướng trong SGV, GV cần nghiên cứu và tìm thêm
các câu hỏi khác để phục vụ tốt hơn cho phần quan sát và nhận xét.
Hướng dẫn HS cách sắp xếp bố cục hình vẽ trên tờ giấy


Khi vẽ, HS tiểu học thường ít chú ý đến việc sắp xếp bố cục hình vẽ trên tờ giấy :
thường vẽ to quá, nhỏ quá hoặc bị xô lệch làm cho bài vẽ mất cân đối, không đẹp.
GV cần nhắc nhở để các em biết cách sắp xếp hình vẽ sao cho cân đối, vừa phải với
khuôn khổ giấy. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng đối với việc giáo dục
và rèn luyện ý thức về cái đẹp, đó là cảm nhận về sự cân đối, hài hoà.
Hướng dẫn HS cách vẽ
Để HS vẽ được gần giống mẫu về hình dáng, tỉ lệ, GV cần hướng dẫn HS xác định
được tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của khung hình chung, vẽ khung hình cân
đối trong tờ giấy, tìm trục và ước lượng tỉ lệ, đánh dấu vị trí các bộ phận của mẫu.
Vẽ phác các nét chính, sau đó vẽ các nét chi tiết rồi sửa chữa, điều chỉnh cho hình vẽ
giống với mẫu hơn. Vẽ đậm nhạt cần dựa trên ba độ đậm nhạt : đậm, đậm vừa và
nhạt. Chú ý hướng dẫn HS cách diễn tả đậm nhạt đơn giản bằng cách gạch nét
ngang, dọc, cong ; nhẹ hoặc đậm ; đan xen thưa và mau khác nhau.
- Khi hướng dẫn HS cách vẽ, GV nên sử dụng băng hình và các thiết bị dạy học như
: hình gợi ý cách vẽ, bài vẽ của HS các lớp trước,...
- Nếu có điều kiện, GV cần phối hợp giữa việc sử dụng hình minh hoạ với vẽ bảng
để hướng dẫn cụ thể cách vẽ theo từng bước, nhất là ở các bài đầu để hình thành cho
HS nền nếp học tập và một số kĩ năng cơ bản cần thiết.
- GV cần dùng các bài vẽ của HS các lớp trước để chỉ ra những chỗ đạt và chưa đạt
giúp HS nhận thức được yêu cầu của bài học.
Hướng dẫn thực hành

- Khi vẽ là lúc HS tiếp thu kiến thức một cách cụ thể, hiệu quả nhất và thể hiện rõ
mức độ hiểu biết trên bài vẽ của mình.
- GV luôn luôn nhắc HS vừa vẽ, vừa quan sát vật mẫu.
- Nhắc lại các yêu cầu, cách tiến hành bài vẽ khi cần thiết.
- GV cần đến từng bàn để xem xét và hướng dẫn thêm..., chú ý gợi ý, động viên
khích lệ nhưng không nên can thiệp trực tiếp vào bài vẽ của HS.
- Có thể gợi ý HS vẽ màu, trang trí thêm cho bài vẽ đẹp hơn hoặc vẽ đậm nhạt bằng
bút chì đen.
Nhận xét, đánh giá kết quả học tập
Trước khi kết thúc tiết học, GV cần giành thời gian để nhận xét. Nên chọn một số
bài có ưu điểm và nhược điểm nổi bật để treo và so sánh, nhận xét. Khi nhận xét,



×