TKKN - Tổ chức trò chơi học tập môn TNXH lớp 1 1
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên mới với sự phát triển chung của xã hội
loài người theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “ Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lưc, bồi dưỡng nhân tài ” là một trong những nhiệm vụ của mỗi quốc gia. Ở
mọi nơi, mọi lúc giáo dục được đặt ở vị trí hàng đầu. Vì vậy , học sinh bậc tiểu học có
một vị trí hết sức quan trọng. Tạo tiền đề cho các cấp học tiếp theo và là cấp học làm
nền tảng cho trẻ. Ngoài kiến thức văn hóa trẻ chiếm lĩnh được thì kiến thức xã hội cũng
không kém phần quan trọng như: Kiến thức về con người, xã hội, cuộc sống xung
quanh.... đều giúp ích rất nhiều cho trẻ. Chính vì thế, việc tổ chức trò chơi học tập môn
tự nhiên xã hội là điều hết sức cần thiết nhằm giúp học sinh học tốt môn học này.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Vui - Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
TKKN - Tổ chức trò chơi học tập môn TNXH lớp 1 2
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, hiện nay việc giáo dục học sinh cần có tính
hoàn thiện cả đức, trí, thể, mĩ. Ngoài những kiến thức văn hoá cơ bản thì kiến thức về
đời sống thực tế cũng không kém phần quan trọng. Chính những kiến thức cơ bản ban
đầu hình thành cho trẻ những thói quen tốt góp phần không nhỏ vào việc hình thành
nhân cách cho từng đứa trẻ sau này.
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy môn TNXH lớp 1 là một môn học cũng không
kém phần quan trọng. Tạo điều kiện để trẻ chiếm lĩnh những kiến thức cơ bản ban đầu
về các bộ phận trên cơ thể, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn, biết được các thành
viên trong gia đình, lớp học, nhận biết được một số cây và con vật. Vì vậy, để thực hiện
một tiết học “ Nhẹ nhàng - Tự nhiên - Hiệu quả ” việc tổ chức trò chơi học tập đối với
học sinh lớp 1 là một trong những yêu cầu cần thiết, nhằm khắc sâu kiến thức cho các
em, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt với học sinh lớp 1 việc “ Tổ chức
trò chơi học tập môn tự nhiên xã hội” là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết, làm
cho quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn,
các em thấy vui hơn, nhẹ nhàng hơn. Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích
và lí thú, thì đó là điều kì diệu với các em. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Tổ chức trò chơi
học tập môn tự nhiên xã hội” thực hiện ở lớp 1B
II/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với việc thực hiện giảng dạy chương trình lớp 1,
tôi đã vận dụng đề tài này nhằm thực hiện cho lớp 1B trường tiểu học Nguyễn Thị Minh
Khai tôi đang giảng dạy.
Thời gian thực hiện từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008
III/ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA DỀ TÀI
1/ Tình hình nghiên cứu:
Sách tham khảo ở thư viện
Tài liệu trò chơi môn tự nhiên & xã hội lớp 1,2,3
Tài liệu tập huấn PPDHTC môn tự nhiên & xã hôi 1,2 do dự án cấp
Một số kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp qua các lần chuyên đề, dự giờ
thăm lớp.
2/ Thuận lợi- khó khăn
a) Thuận lợi
- Số lượng học sinh ít, 100% học sinh tham gia học 2 buổi trên ngày.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của chuyên môn nhà trường.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Vui - Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
TKKN - Tổ chức trò chơi học tập môn TNXH lớp 1 3
- Được sự giúp đỡ của dự án phát triển vùng tạo điều kiện mua sắm dụng cụ học
tập đầy đủ.
- Giáo viên nhiều năm liền giảng dạy một khối lớp.
Được tham gia lớp tập huấn phương pháp học tập tích cực.
- HS biết vâng lời, lễ phép và ngoan ngoãn.
b)Khó khăn.
- Việc tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng đều.
- Điều kiện kinh tế của một số phụ huynh quá khó khăn
- Tuy đúng độ tuổi nhưng có nhiều em chậm phát triển, cơ thể rât yếu .
IV/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
“Trò chơi học tập” là một hoạt động nhằm giúp các em hứng thú trong học tập,
kích thích tư duy sáng tạo để mở rộng sự hiểu biết của các em .Đồng thời còn là phương
pháp, phương tiện rèn luyện kĩ năng, tính mạnh dạng, tự tin để hoà nhập với tập thể và
cũng cố vững chắc kiến thức đã học.
V/ PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1/ Phương pháp:
Qua thực tế tìm hiểu từ đầu năm học đa số học sinh là con nhà nông, việc quan
tâm chăm sóc đối với học sinh rất còn hạn chế. Vì vậy tôi quan tâm:
- Tạo tính tự tin mạnh dạn trong giao tiếp.
- Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh.
- Tạo điều kiện để học sinh tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức đơn giản trong đời
sống thực tế hằng ngày.
2/ Đối tượng nghiên cứu
Đối với giáo viên tiểu học là phải dạy được tất cả các môn học nhưng trong thực
tế không phải môn học nào giáo viên cũng có khả năng dạy tốt và đạt kết quả cao, vì nó
có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Mặc khác trong quá trình dạy học giáo
viên phải đầu tư nghiên cứu để dạy tốt các môn học. Vì vậy tôi tập trung nghiên cứu để
tài “Tổ chức trò chơi học tập môn tự nhiên xã hội” nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp
1, cụ thể là lớp 1B tôi đang dạy.
VI/ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nhìn chung đề tài mà tôi đang nghiên cứu chưa phải là triệt để, nhưng so với quá
trình thực hiện giảng dạy môn TNXH, qua thực tế vốn sống, viêc vệ sinh cá nhân và
hiểu biêt về môi trường xung quanh có tiến bộ.
Đa số học sinh hứng thú trong học tập, tham gia vào các hoạt động tích cực,
mạnh dạn, tự tin và cuốn hút một cách mạnh mẽ, học sinh ham thích đến trường.
Tổ chức trò chơi học tập là góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học
tích cực
Người thực hiện : Nguyễn Thị Vui - Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
TKKN - Tổ chức trò chơi học tập môn TNXH lớp 1 4
B/ THỰC TRẠNG
I/ TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ
Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai là trường có địa bàn dân cư phức tạp, đời
sống của nhân dân còn nhiều khó khăn so với các trường đóng trên địa bàn xã Bình
Lâm. Hầu hết học sinh là con nông dân, sống rải rác nhiều thôn, việc đi lại hết sức khó
khăn. Vì vậy với sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên và cán bộ quan lí phần nào đã tác
động đến tinh thần và ý thức tự giác học tập của các em. Hiện nay nhà trường đang tích
cực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh những khó khăn và thuận lợi nêu
trên, trường đang được nhiều cấp lãnh đạo quan tâm về cơ sở vật chất. Với đội ngũ cán
bộ giáo viên nhiệt tình với sự quan tâm đó, tôi tin rằng nhà trường sẽ ngày càng vững
mạnh, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn.
II/ HIỆN TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐANG NGHIÊN CỨU.
Nhìn chung đa số học sinh còn nhỏ, bước đầu nhập lớp các em còn chậm chạp, sợ
sệt, chưa mạnh dạn hoà nhập với bạn bè, trường lớp. Các em còn nhiều bỡ ngỡ, nóinhỏ,
ít tập trung chú ý. Song đa số các em rất ngoan, biết vâng lời.
Qua theo dõi tìm hiểt học sinh ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành điều tra theo
tình hình thực tế cụ thể như sau:
-Tổng số học sinh: 19/12 nữ
- Học sinh rụt rè, nhút nhát: 4 học sinh
- Học sinh chưa mạnh dạn, tự tin: 8 học sinh
Trong đó học sinh ăn mặc chưa gọn gàng, sạch sẽ: 10 học sinh
* Nguyên nhân:
Qua quá trình tìm hiểu, theo dõi, quan sát học sinh tôi đã tìm ra một số nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên của học sinh:
- Địa bàn dân cư thưa thớt,đường xá đi lại không thuận tiện .
- Phụ huynh đa số là nông dân, thu nhập thấp. Một số phụ huynh đi làm ăn xa
không có điều kiện chăm sóc con .
- Học sinh nhỏ chưa biết quan tâm nhiều vệ sinh, sức khoẻ bản thân .
C/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I/ NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Từ thực tế giảng dạy trên lớp ta có thể thấy rõ “trò chơi học tập” có một vị trí
quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học. “Trò chơi học tập” giáo dục cho các em tính
thật thà, biết đánh giá chính xác kết quả học tập của mình và của bạn, thể hiện được tính
trung thực của từng cá nhân.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Vui - Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai
TKKN - Tổ chức trò chơi học tập môn TNXH lớp 1 5
Trò chơi có những qui định và luật lệ nhất định , song tổ chức trò chơi phải mang
tính thi đua và đòi hỏi sự tự giác của học sinh thì mới mang lại kết quả cao. Do đó khi
tham gia học sinh cần phải vận dụng hết khả năng của mình , tập trung cao độ sự hiểu biết
cùng với trí thông minh và sáng to của bản thân đó là yếu tố rất thuận lợi .
Nhưng giáo viên tổ chức trò chơi , tránh để các em chơi quá thời gian qui định thì
sẽ không đem lại hiệu quả cao.Vì vậy khi tổ chức trò chơi cần thực hiện tốt những yêu
cầu sau:
1) chuẩn bị:
- Trò chơi phải đúng theo yêu cầu, đạt được mục đích , phải phù hợp với kiến và
kĩ năng của học sinh .
- Trò chơi phải cuốn hút 100% Hs tham gia
- Luật chơi phải rõ ràng, công bằng , khách quan.
2) Tiến hành :
- Giáo viên nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi
- Khi giới thiệu trò chơi phải ngắn gọn , rõ rang, dễ hiểu
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để phục vụ trò chơi
- Yêu cầu HS tham gia một cách chủ động
3) Đánh giá:
- Đánh giá đúng thực chất kết quả sau mỗi lần chơi. GV nên có những nhận xét
tuyên dương kịp thời, chính xác , đầy đủ cụ thể ưu khuyết điểm của từng nhóm hoặc cá
nhân tham gia trò chơi
II./ MỘT SỐ TRÒ CHƠI BỔ ÍCH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.
1) Trò chơi “Ai đúng hơn”
- Áp dụng vào bài : Cơ thể chúng ta
Thời gian : 5phút
Mục đích : giúp học sinh kể đúng và nhanh các bộ phận trên cơ thể người
Luật chơi : kể đúng tên các bộ phận trên cơ thể người
Hình thức tổ chức : theo nhóm
Chuẩn bị : Tranh cơ thể người phóng to
Cách tiến hành:
+ Giáo viên treo tranh vẽ cơ thể người đã được phóng to lên bảng
+ Yêu cầu mỗi nhóm cử một bạn lên chơi
+ Từng học sinh được cử lần lược lên bảng vừa chỉ vừa nói tên các bộ phận của
cơ thể. Trong một phút bạn nào kể đúng và nhiều tên bộ phận của cơ thể là bạn đó
thắng.
Kết thúc trò chơi tuyên dương nhóm có bạn thắng cuộc.
2) Trò chơi “ Vật tay”
- Áp dụng bài “Chúng ta đang lớn”
Thời gian :5 phút
Mục đích : Nhận biết được sức khỏe của từng em.
Luật chơi : Dùng khủy tay để vật xem ai mạnh hơn
Hình thức tổ chức: theo cặp
Người thực hiện : Nguyễn Thị Vui - Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai