Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.35 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1"
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
Chương trình Tiếng Việt Tiểu học hiện hành đã kế thừa các thành tựu và kinh
nghiệm dạy học trong nhiều năm qua và đã có những bước tiến quan trọng đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Chứng tỏ rằng môn Tiếng Việt ở lớp Một chiếm vị trí không kém
phần quan trọng. Là nền tảng giúp các em học tốt các môn học và chỉ khi đọc thông, viết
thạo, học sinh mới có thể tiếp thu chắc chắn kiến thức ở những lớp tiếp theo.
Ngoài ra, môn tiếng Việt còn rèn cho học sinh một số phẩm chất: cung cấp cho học sinh
những hiểu biết sơ giản về tự nhiên - xã hội và con người, bôi dưỡng tình yêu tiếng Việt,
góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thế nhưng đối với lứa tuổi này, các em rất dễ nhàm chán khi nghe những lời nói mang
tính chất mệnh lệnh, bắt buộc hoặc những yêu cầu khô khan mà các em phải thực hiện
theo. Đề tạo hứng thú cho học sinh chú ý vào tiết học, tích cực tham gia các hoạt động
học tập là một giáo viên chủ nhiệm lớp không thể không suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra
phương hướng giảng dạy mang lại hiệu quả nhất định. Và điều cần thiết không thể thiếu
đó là lồng ghép trò chơi có nội dung bài học vào các hoạt động dạy học.
Trò chơi là một nhu cầu không thể thiếu đối với lứa tuổi tiểu học. Nhất là học sinh
lớp Một, Giai đoạn chuyển từ chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động chính là học.
Mặt khác khi chơi trò chơi học tập, các em phải huy động nhiều giác quan để tham gia.
Rất dễ nhận thấy điều này khi quan sát một tiết học của học sinh lớp Một: các em chỉ
tập trung nghe bạn, nghe cô nói một lúc đầu, sau đó thì đa số trẻ bắt đầu mất trật tự,
không chú ý hoặc làm việc riêng. Phải làm thế nào để thu hút mọi học sinh trong lớp vào
việc học mà không gây cho các em cảm giác mệt mỏi, là vấn đề vô cùng khó khăn đối với
một giáo viên phụ trách lớp Một. Bởi vì chỉ khi học sinh tự giác tham gia vào các hoạt
động học thì lúc đó các em mới thực sự tiếp thu bài học và biến sự “hiểu biết” thành
kiến thức, kĩ năng của chính mình.
Qua nhiều năm dạy lớp Một tôi đã cố gắng đi tìm lời đáp cho câu hỏi: “Làm thế nào
để thu hút học sinh tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập?” Sau khi tìm


hiểu, thử nghiệm tôi nhận ra rằng: học sinh rất hứng thú khi được tham gia trò chơi học
tập.
Trò chơi học tập giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho tiết học thêm sinh
động, nhẹ nhàng và hiệu quả, tạo cho lớp học không khí hào hứng, sôi nổi, tránh cho học
sinh cảm thấy nhàm chán. Và quan trọng, nó khơi dậy tính tích cực của học sinh trong
quá trình chiếm lĩnh tri thức, phát hiện kiến thức mới theo hướng đổi mới phương pháp
dạy học. Chính vì lẽ đó, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Một tôi không
khỏi trăn trở băn khoăn, suy nghĩ và tôi không ngần ngại chọn đề tài: ‘Một số biện pháp
tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt lớp Một”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu này nhằm giúp cho học sinh có thói quen học tập để tạo hứng
thú học tập và tự củng cố được kiến thức của mình, tích cực hoạt động tiếp nhận kiến
thức, rèn luyện kỹ năng bằng nhiểu hình thức cá nhân, nhóm lớp.
- Tạo môi trường không khí lớp học sinh động thoải mái phù hợp với tâm lý của trẻ
“Vừa học vừa chơi” phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của các
em.
- Tạo sự gắn bó thân thiện giữa các em học sinh với nhau, giữa giáo viên và học sinh.
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Năm học 2010 - 2011 tôi được phân công dạy lớp 1
2
, lớp tôi quản lý tổng số có 34
học sinh trong đó 11 nữ, 23 nam. Trong công tác chủ nhiệm có một số thuận lợi và khó
khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh học sinh.
- Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ.
- Đồ dùng dạy học và các phương tiện hỗ trợ dạy học tương đối đầy đủ.
- Học sinh đa số đã được học qua mẫu giáo.
2. Khó khăn:
- Còn một số phụ huynh có ít thời gian chú ý đến việc học tập, chưa thực sự quan tâm đến

việc học tập của con em mình.
- Học sinh còn thụ động trong việc học, chưa tự giác tham gia các hoạt động học tập.
- Học sinh lớp Một thường phát âm sai vần, sai âm đầu, và sai cả âm cuối.


PHẦN III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
- Học sinh lớp Một chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập điều này sẽ
gây cho học sinh mệt mỏi, chính vì vậy giáo viên phải tạo điều kiện cho các em học sinh
học mà chơi - chơi mà học bằng cách kết hợp trò chơi trong học tập để dạy tốt nhằm tạo
ra không khí lớp học sinh động, vui vẻ.
- Học sinh tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức một cách
thoải mái, nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi.
a) Đọc : Thực tiễn cho thấy học sinh lớp Một thuộc tương đối nhanh bài vừa học.
VD: Khi học bài vần “ăt” – “ât” học sinh sẽ đọc rất nhanh những từ ứng dụng có
trong sách giáo khoa. Nhưng với những chữ ngoài sách giáo khoa có vần “ăt”, “ât” học
sinh sẽ lúng túng, đánh vần rất chậm.
Đó là do đặc điểm tâm lý lứa tuổi: học sinh lớp Một ghi nhớ máy móc, tư duy trực quan,
khả năng tập trung chú ý không cao, nên rất dễ dẫn dến học vẹt.
Từ đặc điểm tâm lý này, người giáo viên nên có cách riêng để tổ chức cho học sinh
có nhiều cơ hội luyện đọc. Việc luyện đọc âm, vần vừa học càng nhiều càng giúp các em
nhớ chữ và đọc trôi chảy.
Mặt khác cũng do tâm lý lứa tuổi, học sinh lớp Một không bao giờ tập trung vào
một việc làm quen thuộc trong một thời gian dài.
VD: Khi giáo viên muốn học sinh tự rèn luyện kĩ năng đọc từ và câu trong bài học,
giáo viên thường đưa ra yêu cầu: “các em hãy nhìn lên bảng và đọc bài” thì chỉ ít phút
sau đó lớp học đã lao xao tiếng nói và sẽ có nhiều em nói chuyện, làm việc riêng. Khi
giáo viên gọi học sinh đứng lên để kiểm tra thì kết quả giáo viên sẽ nhận được là kết quả
ngoài ý muốn - các em vẫn phải đánh vần từng chữ, thậm chí có những em không hề đọc
khi được giáo viên mời đứng dậy thì lúng túng, ngập ngừng thật lâu mới đánh vần được.
Vậy thì làm cách nào để học sinh tự giác, mong muốn đọc được những con chữ kia? Hãy

kích thích tính tò mò và tính hiếu thắng của trẻ con bằng những trò chơi có lồng ghép nội
dung học tập. Cụ thể giáo viên sẽ thay yêu cầu: “Các em hãy nhìn lên bảng và đọc bài!”,
bằng lời mời gọi: “Chú ong này đang cõng một chữ, bông hoa này cũng đang có một chữ.
Các em hãy giúp chú ong này tìm đúng bông hoa để khi đọc lên ta sẽ có một từ. Chắc
chắn 100 % học sinh trong lớp sẽ “hướng mắt nhìn, miệng đọc” để tìm cho ra chữ.
Như vậy để đạt mục đích : học sinh luyện đọc tự giác và đọc trên nhiều dữ liệu ta
chỉ cần thay đổi một chút trong phương pháp dạy học đó là tổ chức trò chơi.
b) Viết: Đối với học sinh viết đúng chính tả Tiếng Việt là một việc làm khó. Bởi
Tiếng Việt của chúng ta có nhiều quy tắc viết.
VD: Để biểu thị vỏ âm thanh của âm tiết /c/ có đến 3 cách viết: c; k ; q; /ng/ có 2
cách viết: ng ; ngh.
Bên cạnh hiện tượng có nhiều cách viết cho một âm tiết thì việc phát âm theo tiếng
địa phương cũng gây trở ngại rất lớn cho việc học viết chính tả.
Dễ nhận thấy học sinh lớp Một phát âm sai vần, sai âm đầu,và sai cả âm cuối.
Hãy nghe học sinh đọc: “cánh buồm” thành “cánh bườm”, “cá rô” thành “cá gô”,
“bàn ghế” thành “bàng ghế”
Tôi đã thử nghiệm bằng cách dạy các em phát âm đúng để viết chính tả đúng nhưng
kết quả không như mong muốn. Vì trong thực tế các em chỉ nghe một mình cô dạy đọc
“cái bàn”, “bàn tay” còn xung quanh cha mẹ, bạn bè, giao tiếp đều đọc “cái bàng”, “bàng
tay”. Vậy thì làm cách nào để học sinh viết đúng chính tả?. Nguyên tắc: “thực hành nhiều
sẽ thành kĩ năng” tôi lại đem áp dụng ở đây. Và trò chơi học tập là một phương tiện có
hiệu quả .
VD: Để giúp học sinh nhớ quy tắc viết : g - gh tôi đã tổ chức cho học sinh chơi trò
“ Tìm nhà cho chữ” (minh họa trò chơi ở phần sau)
c) Mở rộng vốn từ: Hiểu nghĩa của từ cũng là một mục tiêu cần đạt khi dạy Tiếng
Việt lớp Một. Mặc dù mục tiêu này không đặt nặng nhưng chỉ cần giáo viên có một chút
tìm tòi thì học sinh sẽ có cơ hội mở rộng sự hiểu biết và ham thích học tập. Thiết nghĩ
đây cũng là việc giáo viên nên làm. Trong thực tế, ở mỗi tiết học tôi thường đưa ra một
câu đố (thường là câu đố dân gian) để kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu của học sinh .
VD: Khi đọc vần “âu” giáo viên ra câu đố về con trâu, học vần “uôi” giáo viên ra

câu đố về con muỗi (minh họa trò chơi ở phần sau)
Tóm lại, để đạt được mục tiêu giáo dục đã định, tôi đã đưa ra những trò chơi học
tập phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Và thực tế đã có kết quả rất khả quan.
Dưới đây tôi xin trình bày minh họa một số trò chơi .
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TIẾNG VIỆT LỚP 1
1. Trò chơi rèn kĩ năng chính tả:
 Trò chơi “ Tìm nhà cho chữ”
* Mục tiêu : Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đúng quy tắc chính tả
* Chuẩn bị :
VD : Để ghi nhớ quy tắc chính tả viết /ng/, /ngh/ giáo viên cần chuẩn bị
+ 2 x 6 thẻ chữ ng/ngh
+ 2 x 6 ngôi nhà có ghi:
….ỉ hè
bé …ủ
… ệ sĩ
…é ọ
tre …à
cá ….ừ
ng
ngh
ngh
ng
ngh
ng
Tổ chức chơi: Giáo viên gắn lên bảng những hình vẽ ngôi nhà có chữ còn thiếu âm ng/
ngh và thẻ chữ ng/ngh, học sinh thi đua (tiếp sức) gắn đúng thẻ chữ ng/ngh vào ngôi nhà
thích hợp. Đội nào nhanh, đúng sẽ thắng.
 Trò chơi “ Ai nhanh tay”
* Mục tiêu: Luyện kĩ năng đọc và viết từ ứng dụng.
* Chuẩn bị: Giáo viên có các thẻ ghi từ ứng dụng (ghi thiếu vần). Học sinh có

bảng con.
* Tổ chức: Giáo viên gắn các thẻ từ lên bảng, cả lớp ghi vào bảng con vần cần
điền. Tổ nào có nhiều bạn chính xác và nhanh sẽ thắng.
 Trò chơi “chung sức”
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
* Chuẩn bị: Giáo viên in phiếu (minh họa ở dưới)
* Tổ Chức: Giáo viên phát phiếu cho các tổ học sinh, học sinh các tổ ghi chữ
còn thiếu vào ô trống , tổ nào nhanh và đúng sẽ thắng.
VD: Khi dạy tập đọc bài “Quyển vở của em”, giáo viên hướng dẫn học sinh
ôn vần bằng phiếu.
Đáp án: (1) Tuyết rơi (3) Tiết kiệm
(2) Hiểu biết (4) Tuyệt đẹp
2. Trò chơi rèn kĩ năng đọc nhanh từ ứng dụng :
 Trò chơi “ Ai tinh mắt”
* Mục tiêu: Luyện đọc nhanh từ ứng dụng
* Chuẩn bị: Giáo viên ghi các từ ứng dụng lên bảng lớp.
* Tổ chức: Học sinh chia làm 2 đội (chơi tiếp sức) thi đua gạch chân và đọc từ có vần vừa
học. Đội nào làm nhanh, đọc đúng sẽ thắng.
3. Trò chơi giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc và rèn kĩ năng nói:
 Trò chơi “cùng đồng đội”
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc và rèn kĩ năng luyện nói.
* Chuẩn bị: Giáo viên in phiếu (VD: khi dạy bài cây bàng). Đề bài: Điền vào chỗ trống
trong sơ đồ để thấy sự thay đổi của cây bàng qua từng mùa trong năm.
* Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 4 đội, mỗi đội tìm hiểu và điền vào phiếu: Sự thay
đổi của cây bàng qua từng mùa trong năm. Đại diện tổ trình bày miệng.






4. Trò chơi mở rộng vốn từ :
 Trò chơi “ ong tìm hoa"
* Mục tiêu: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc lưu loát, hiểu nội dung đọc
và mở rộng vốn từ.

Đông

Xuân



Thu
Cây bàng
* Chuẩn bị: Giáo viên có 10 chú ong có ghi nội dung từ + 10 bông hoa có ghi
từ, cụm từ.
VD : Khi dạy bài vần ang – anh ,giáo viên chuẩn bị :
5 x 2 hình vẽ hoa có ghi chữ: cây /buôn /hải / cành / hiền
5 x 2 hình vẽ ong có ghi chữ: chanh /làng /cảng /bàng /lành
* Tổ chức:
- Chơi tiếp sức
- Giáo viên gắn một cột bông hoa có chữ, một cột ong có chữ học sinh thi
đua gắn ong vào sát hoa để có từ và đọc từ. Đội nào đọc nhanh sẽ thắng.

làng
chanh
cảng
bàng
lành
buô
n

càn
h
cây
hải
hiền

 Trò chơi “câu cá”
* Mục tiêu: Giúp mở rộng vốn từ, ôn vần đã học, rèn kĩ năng đọc.
* Chuẩn bị: 2 nón có gắn vần ôn. Những con cá có ghi từ có vần ôn, đính
trên bảng lớp.
* Cách chơi: Học sinh đội nón có vần nào, tìm những từ có tiếng mang vần đó
xếp qua một bên. Đội nào nhanh và đúng là thắng.
VD: Khi ôn vần anh / ach (bài chính tả “Cái Bống”)
* Chuẩn bị:

anh ach
túi xách tay hộp bánh
nhanh nhẹnquyển sách
hiền lành bức tranh
sạch sẽróc rách
 Trò chơi “Đố vui”
* Mục tiêu: giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng phán đoán sự vật, hiện
tượng dựa vào những dấu hiệu được gợi ý qua câu đối
* Chuẩn bị: giáo viên sưu tầm câu đố dân gian
* Cách chơi: chơi theo nhóm. Giáo viên đọc câu đố, học sinh thảo luận nhóm 4
rồi ghi kết quả vào bảng con. Đội nào nhanh, đúng sẽ thắng.
* Phụ lục câu đố:
- Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên.
(cái ghế - dạy bài vần “gh/g” )

- Chẳng biết mặt mũi ra sao
Chỉ nghe tiếng nổ trên cao ầm ầm.
(sấm – dạy bài vần “âm” )
- Không chân không tay mà hay mở cửa.
(chìa khóa –dạy bài vần “oa” )
- Da cóc mà bọc trứng gà
Mở ra thơm phức cả nhà muốn ăn.
(quả mít – dạy bài vần “it” )
-Ruột dài từ mũi đến chân
Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo.
(bút chì – dạy bài vần “ut” )
- Không phải bò
- Không phải trâu
- Uống nước ao sâu
- Lên cày ruộng cạn
(bút mực – dạy bài vần “ ưc” )

5. Lựa chọn phương pháp:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp học theo nhóm.
- Phương pháp động não.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp thi đua khen thưởng.
- Việc lựa chọn vận dụng phối hợp các phương pháp một cách hợp lý, linh hoạt sẽ nâng
cao hiệu quả trò chơi, vì không có phương pháp nào là vạn năng. Sẽ giúp các em học tốt
và phát triển năng khiếu tư duy ham học hỏi.
PHẦN IV: KẾT QUẢ
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài.
- Với phương pháp dạy học bằng trò chơi vào giờ học Tiếng việt giáo viên chỉ là người
tổ chức hướng dẫn, học sinh tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo trong việc củng cố và

lĩnh hội tri thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không mang tính áp đặt. Trò chơi tạo
cho không khí lớp được thoải mái, phấn khởi. Qua các trò chơi học tập, rèn luyện cho các
em óc quan sát, trí nhớ phát triển, tư duy và tiếp thu bài có hiệu quả hơn. Trò chơi học tập
giúp cho các em ghi nhớ kiến thức đã học. Các em có sự tiến bộ rõ rệt ở hai mặt kĩ năng
giao tiếp và kĩ năng đọc, viết Tiếng việt.
2. Kết quả đạt được:
Qua một thời gian thực hiện đưa trò chơi học tập vào giờ học Tiếng Việt trên tinh thần
phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, tôi nhận thấy các em học sinh lớp
tôi có sự tiến bộ rõ rệt ở 2 mặt Kĩ năng giao tiếp và kĩ năng đọc, viết Tiếng Việt.
Về tâm lý các em mạnh dạn hoà đồng, hăng hái phát biểu ý kiến. Đọc viết theo tốc độ
quy định tăng lên.
Dưới đây là kết quả tôi có được:
* Chuyển biến tâm lý từ đầu năm học đến cuối học kỳ I năm học 2010 –
2011:
Chuyển biến về Tâm lý Đầu năm học Cuối Học Kì I
Nhút nhát, thiếu tự tin, nói
nhỏ
25/34 học sinh 4/34 học sinh
Mạnh dạn, hòa đồng, hăng
hái phát biểu ý kiến
13/34 học sinh 28/34 học sinh
* Kết quả học tập:
Loại Đầu năm học Cuối Học Kỳ I
Đọc + Viết chậm
24/34 học sinh 11/34học sinh
Đọc + Viết theo tốc độ
quy định
10/34 học sinh 23/34học sinh



PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tiễn giảng dạy tôi rút ra được một số kinh nghiệm khi thiết kế và tổ chức
trò chơi học tập Tiếng Việt lớp Một như sau:
 Trò chơi có thể được tổ chức ở bất kì ở mỗi bước lên lớp của một giờ : kiểm tra bài cũ,
hình thành bài mới, củng cố bài…
 Mỗi trò chơi học tập phải là một bộ phận của tiến trình lên lớp và phải giải quyết được
mục tiêu bài học.
Sau mỗi trò chơi, giáo viên phải giúp học sinh rút ra được bài học từ trò chơi đó.
 Giáo viên cần lựa chọn cách chơi sao cho trong mỗi trò chơi càng nhiều học sinh được
tham gia càng tốt.
 Giáo viên cần tỏ thái độ quan tâm, khích lệ, động viên những học sinh chậm; học sinh
chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tránh để các em này có tâm lý “mình dở, mình luôn thua
bạn”.
 Giáo viên cần tự học tập và rèn luyện cho mình khả năng quan sát, óc phán đoán và
hiểu tâm lý trẻ để mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần học sinh được tạo điều kiện để phát
triển tối đa khả năng, kinh nghiệm, năng lực của mình.

PHẦN VI: KẾT LUẬN
Trước yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới phương pháp dạy học, đòi
hỏi những người trực tiếp giảng dạy phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm phát
huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh. Một tiết dạy giáo viên không chỉ nắm
chắc nội dung kiến thức mà phải biết phối hợp vận dụng linh hoạt các phương pháp để
không ngừng nâng cao kết quả dạy học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao mục tiêu giáo dục
Tiểu học.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá
trình dạy học. Tôi mong rằng đề tài này không chỉ góp phần giúp học sinh lớp Một thêm
hứng thú, say mê học Tiếng Việt; mặt khác, những trò chơi học tập này còn rèn luyện cho
học sinh kĩ năng đọc – viết Tiếng Việt tốt hơn.Và trên hết, những trò chơi được lồng
ghép vào các hoạt động học sẽ rèn luyện cho các em tính tự chủ, tự giác, lòng tự tin và
tinh thần đồng đội.

Tuy nhiên, đây chỉ là những kinh nghiệm của cá nhân và chỉ mới được áp dụng
trong phạm vi một lớp học nên có lẽ đề tài này cũng cần hoàn thiện ở mức cao hơn. Vậy
tôi mong muốn nhận được những đóng góp chân thành của quý thầy cô để giúp tôi áp
dụng những kinh nghiệm này vào thực tiễn giảng dạy được tốt hơn.

×