Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ghiên cứu lựa chọn phương pháp kiểm kê khí phù hợp cho khai thác đá vôi ở huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Nguyễn Thị Thu

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP
KIỂM KÊ KHÍ PHÙ HỢP CHO KHAI THÁC ĐÁ VÔI
Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội- năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Nguyễn Thị Thu

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP
KIỂM KÊ KHÍ PHÙ HỢP CHO KHAI THÁC ĐÁ VÔI
Ở HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Mã số


: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. Phạm Thị Việt Anh
PGS.TS Đồng Kim Loan

Hà Nội- năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đồng
Kim Loan và TS. Phạm Thị Việt Anh – Giảng viên Trường đại học Khoa học Tự
Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và tạo điều
kiện được đi điều tra, khảo sát, lấy thông tin từ một số cơ sở Khai thác và Chế biến
đá xây dựng tại Lương Sơn-Hòa Bình của Dự án Hợp tác song phương ViệtĐức “Quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản tỉnh Hòa Bình – một đóng góp cho
phát triển bền vững tại Việt Nam” ( MAREX).
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp
đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn
được tốt hơn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Học viên cao học

Nguyễn Thị Thu



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP ĐT XD&DL

Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Du lịch

CT

Công thức

EF

Emission Factor- Hệ số phát thải

E

Emission- Phát thải

PT

Phương trình

PM10

Tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ
hơn hoặc bằng 10 mm.

TNHH XDTM&VT


Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại và Vận tải

TL

Tư lệnh

TSP
SX
USEPA
VKT
NPI

Tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc
bằng 100 mm
Sản xuất
United States Environmental Protection Agency- Cục Bảo vệ
môi trường Mỹ
Vehicle Kilometres Travelled-số kilomet vận chuyển
National Pollutant Inventory - Ủy ban kiểm kê ô nhiễm quốc
gia Úc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. ĐÁ VÔI .............................................................................................................3
1.1.1. Thành phần và phân loại đá vôi .................................................................3
1.1.2.


Khai thác, chế biến đá xây dựng và nhu cầu sản xuất ở Việt Nam ........6

1.1.3.

Ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác đá vôi ................................ 9

1.2. KIỂM KÊ KHÍ THẢI ......................................................................................11
1.2.1. Ý nghĩa của kiểm kê .................................................................................11
1.2.2. Các phương pháp kiểm kê khí thải .........................................................14
1.3. KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................................................19
1.3.1. Giới thiệu huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình .........................................19
1.3.2. Khai thác đá vôi ở huyện Lương Sơn .....................................................20
CHƯƠNG 2-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................23
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................23
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ..................................................................23
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát .................................................................23
2.2.3. Phương pháp tính toán............................................................................24
2.2.4. Phương pháp kiểm kê phát thải .............................................................. 24
CHƯƠNG 3-KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................27
3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY
DỰNG VÀ CHẤT THẢI .......................................................................................27
3.1.1.

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và du lịch Bình Minh ....................28

3.1.2.

Công ty TNHH Xây dựng thương mại và vận tải Hợp Tiến .................28


3.1.3.

Xưởng sản xuất đá - Bộ Tư lệnh pháo binh ..........................................29

3.2. KẾT QUẢ ƯỚC TÍNH LƯỢNG KHÍ VÀ BỤI THẢI ....................................30
3.2.1. Từ quá trình khai thác ..............................................................................30


3.2.2.

Phát thải khí và bụi trong hoạt động vận chuyển ..................................46

3.2.3. Phát thải khí và bụi trong hoạt động chế biến đá ...................................52
3.3. KẾT QUẢ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ PHÙ HỢP ..................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kỹ thuật ước tính khí thải dựa theo phân loại nguồn ............................... 15
Bảng 1.2. Phương án quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng ở huyện Lương Sơn .21
Bảng 2.1. Lựa chọn phương pháp kiểm kê cho mỗi công đoạn................................ 25
Bảng 3.1. Hệ số phát thải bụi từ quá trình bốc xúc và dỡ tải ....................................32
Bảng 3.2. Phát thải bụi từ quá trình bốc xúc và dỡ tải đất phủ và đá .......................32
Bảng 3.3. Hệ số phát thải của một số phương tiện khai thác đá (kg/1000L nhiên
liệu) ........................................................................................................................... 34
Bảng 3.4. Lượng nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện sản xuất .........................34
Bảng 3.5. Ước lượng khí phát thải của máy xúc.......................................................35
Bảng 3.6. Tỷ lệ khí thải từ các phương tiện giao thông ............................................36
Bảng 3.7. Ước tính lượng khí thải từ máy xúc bằng phương pháp phân tích nhiên

liệu ............................................................................................................................. 37
Bảng 3.8. Hệ số phát thải từ công đoạn khoan đá .....................................................39
Bảng 3.9. Phát thải PM10 ở công đoạn nổ mìn ..........................................................40
Bảng 3.10. Thành phần thuốc nổ nhũ tương ............................................................. 41
Bảng 3.11. Khí thải từ thuốc nổ nhũ tương ở công ty CP TĐXD&DL Bình Minh..44
Bảng 3.12. Tổng hợp ước lượng một số khí thải ở công đoạn nổ mìn bằng phương
pháp cân bằng vật chất .............................................................................................. 45
Bảng 3.13. Ước tính khí thải từ quá trình nổ mìnbằng hệ số phát thải .....................45
Bảng 3.14. Tổng hợp ước lượng một số khí thải ở công đoạn nổ mìn bằng phương
pháp dùng hệ số phát thải ..........................................................................................46
Bảng 3.15. Ước lượng khí thải từ xe tải bằng phương pháp phân tích nhiên liệu ....47
Bảng 3.16. Lượng khí thải từ xe tải bằng hệ số phát thải .............................................48


Bảng 3.17. Dữ liệu hoạt động xe và quãng đường vận chuyển ................................ 50
Bảng 3.18. Kết quả phát thải bụi từ di chuyển xe tải (kg/năm) ................................ 51
Bảng 2.19. Hệ số phát thải TSP và PM10 của quá trình nghiền sàng đá vôi .............53
Bảng 2.20. Phát thải bụi ở công đoạn chế biến đá ở các cơ sở khai thác .................54
Bảng 2.21. Kết quả ước tính bui, khí thải cho khai thác đá vôi (tấn/năm) ...............56
Bảng 2.22. Kết quả tổng hợp kết quả ước tính trên đơn vị sản phẩm ( kg/m3 sản phẩm) 58


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.Núi đá vôi ........................................................................................................3
Hình 3.1. Sơ đồ khối quá trình khai thác, chế biến đá xây dựng và dòng thải .........27


MỞ ĐẦU
Đá vôi chiếm khoảng 10% diện tích bề mặt Trái Đất. Ở Việt Nam diện tích

đá vôi chiếm tới gần 20% diện tích lãnh thổ phần đất liền [15].
Các khu vực có núi đá vôi thường có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Đặc biệt, đá vôi là một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp vật
liệu xây dựng như sản xuất xi măng, làm cốt liệu bê tông, vữa xây dựng, gạch
không nung... Đồng thời đá vôi cũng là một nguồn nguyên liệu quan trọng để sản
xuất bột nhẹ và nguyên liệu hóa chất cơ bản là sôđa, hay cung cấp các khoáng chất
cho đất như một nguồn phân bón nhả chậm...
Ở Việt Nam, trữ lượng đá vôi ước đạt 13 tỷ tấn. Riêng tỉnh Hòa Bình, tổng
trữ lượng các mỏ và điểm quặng được đánh giá là trên 13 triệu tấn với chất lượng
tốt. Trữ lượng tiềm năng còn lớn hơn nhiều (gần tỷ tấn), trong đó huyện Lương Sơn
có 83 mỏ khai thác đá vôi (2013) với diện tích 19.056 ha núi đá vôi có thể khai thác
[11, 31]. Quy trình khai thác đá vôi là dùng mìn phá nổ tầng đá, nghiền sàng để thu
về các sản phẩm có kích cỡ khác nhau. Đây là quy trình khai thác phổ biến trên thế
giới và phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Bên cạnh những mặt tích cực, các hoạt động từ quá trình khai thác, vận
chuyển và chế biến đá xây dựng đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường không
khí, đất, nước… và phá hủy cảnh quan hệ sinh thái khu vực.
Các mỏ đá vôi với quy mô và công nghệ khai thác khác nhau có những tác
động tới môi trường khác nhau, song hiện nay chưa có phương pháp kiểm kê khí
thải phù hợp. Với nguyên tắc “chỉ những gì có thể đo đạc được mới có thể quản lý
và cải thiện”, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc kiểm kê khí thải là một trong
những công cụ cơ bản để quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường không khí,
tăng cường việc tuân thủ môi trường thông qua việc cung cấp một cơ sở thông tin
để xác định xác định và đánh giá các chất ô nhiễm cần quan tâm; xác định các hành
động ưu tiên; xây dựng, thực hiện các chiến lược quản lý; nguồn ô nhiễm; kiểm soát
chất lượng môi trường và làm dữ liệu cho việc đánh giá nguy cơ sức khỏe [1].

1



Có các phương pháp khác nhau để kiểm kê khí thải cho các đối tượng gây ô
nhiễm nói chung và ở các cơ sở khai thác đá vôi nói riêng. Tuy nhiên các phương
pháp khác nhau sẽ đưa ra kết quả có độ chính xác khác nhau, điều này còn phụ
thuộc vào khả năng áp dụng vào thực tế.
Việc đánh giá lựa chọn phương pháp kiểm kê phát thải phù hợp cho khai
thác đá vôi ở Việt Nam mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Do vậy tôi tiến
hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu lựa chọn phương pháp kiểm kê khí phù hợp cho
khai thác đá vôi ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình” với các nội dung sau:
- Khảo sát công nghệ khai thác đá vôi ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình;
- Thực hiện kiểm kê khí thải tại cơ sở khai thác đá bằng các phương pháp
khác nhau;
- Tính toán các thông số ô nhiễm dựa trên dữ liệu thu thập được;
- Đánh giá lựa chọn phương pháp kiểm kê khí thải phù hợp.

2


CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐÁ VÔI
Đá vôi là đá cacbonat chứa chủ yếu là CaCO3 dưới dạng hai khoáng vật
canxit và aragonit. Đá vôi có nhiều nguồn gốc và đặc điểm thạch học khác nhau [9].
Đá vôi chủ yếu hình thành trong môi trường biển nông và ấm, do kết tủa dần
từ nước biển chứa nhiều CaCO3 hoặc do tích tụ dần từ vỏ, xương, xác nhiều loài
sinh vật biển. Ban đầu, đá vôi được tích tụ dần thành những lớp dầy, mỏng, màu sắc
khác nhau, hầu như nằm ngang ở dưới đáy biển. Dần dần, do những vận động địa
chất mà các lớp đá vôi được nâng lên, ép nén, uốn lượn. Thêm nữa, đá vôi còn bị
dập vỡ, nứt nẻ, tạo điều kiện cho nước mưa thấm xuống sâu, thúc đẩy quá trình
karst hóa [9].

Hình 1: Núi đá vôi [15]

1.1.1. Thành phần và phân loại đá vôi
(1) Thành phần đá vôi
Thành phần khoáng vật chính tạo thành đá vôi là canxit, aragonit, dolomit.
Aragonit là khoáng vật tương đối bền vững trong điều kiện trên bề mặt thạch quyển,
không những có thể gặp trong các trầm tích cacbonat hiện đại, mà còn gặp cả trong
đá vôi tuổi cổ. Thường aragonit bị canxit thay thế. Dolomit trong đá vôi thường là
sản phẩm sau trầm tích, có tinh thể hình thoi do thay thế canxit.

3


Đá vôi chứa trên 95% CaCO3 thường có MgO dưới dạng dolomit, hàm lượng
ít khi vượt quá 1%. Khi MgO đạt 1-2% ta gọi là đá vôi manhe, chỉ trong trường hợp
đá vôi bị dolomit hoá thì MgO mới cao. SiO2 có thể tới 5-6%, là thành phần của
thạch anh vụn và calcedon. Sự có mặt của Al2O3 cùng SiO2 biểu hiện sự có mặt của
vật liệu sét hoặc feldspat tại sinh [9].
(2) Phân loại đá vôi
Đá vôi được phân loại theo cấu tạo gồm các dạng sau:
- Đá vôi trứng cá: Là một loại đá vôi có cấu tạo trứng cá, các hạt trứng cá
được gắn kết bằng xi măng canxit vi hạt hoặc bằng canxit kết tinh. Trứng cá có độ
hạt tương đối đều và kích thước nhỏ hơn 2mm đôi khi lớn hơn gọi là hạt đậu
(pisolit). Đá vôi trứng cá được thành tạo trong môi trường nước quá bão hoà
CaCO3, với điều kiện xáo động của nước. Khi trứng cá đạt tới độ lớn nhất định thì
nó sẽ lắng xuống, các hạt có kích thước như nhau. Đá vôi trứng cá dễ bị biến đổi
thứ sinh, đặc biệt là dolomit hoá và sự biến đổi này xảy ra cả trong trứng cá [9].
- Đá vôi vụn sinh vật: Theo kích thước mảnh vụn hóa đá chia ra loại hạt thô
và hạt vừa, còn theo trình độ kết tinh của xi măng chia ra đá vôi vụn sinh vật xi
măng vi hạt và đá vôi vụn sinh vật xi măng kết tinh. Thành phần vụn của đá chủ yếu
là mảnh vụn của Trùng lỗ, Tay cuộn, Chân rìu, Chân bụng, v.v ... Mảnh vụn ít nhiều
đã vận chuyển, chịu tác động của sóng và dòng chảy nên hầu như đều bị mài tròn.

Các mảnh vụn này có vai trò như những mảnh tha sinh lục nguyên, chúng được gắn
kết bằng canxit.
- Đá vôi hoá học: Theo đặc điểm kiến trúc phân thành hai loại là vi hạt và kết
tinh. Song trong thực tế cần đề cập một số dạng đặt biệt nữa của đá vôi hóa học. Đá
vôi hoá học chiếm một khối lượng lớn trong số đá vôi có mặt trên vỏ Trái Đất.
- Thạch nhũ: Là loại đá vôi thành tạo thuần tuý hoá học, thường gặp trong các
hang động đá vôi. Vú đá và cột đá tạo thành do nước chứa CaCO3 bão hoà nhỏ từng giọt,
khi nước bốc hơi đi cho kết tủa CaCO3 rồi sinh thành aragonit và có cấu tạo toả tia.

4


- Travectin: Là loại đá vôi hoá học, nhẹ xốp, màu vàng nhạt hoặc màu trắng
phớt vàng, không đồng nhất. Có thể tìm thấy di tích thực vật, có phân lớp. Sự thành
tạo cũng có liên quan với những dung dịch giàu cacbonat canxi, nước bay hơi và kết
tủa thành.
- Tuf vôi: Ở những nơi nước nóng, kết tủa CaCO3 thường tạo thành tuf vôi.
Tuf vôi có kiến trúc dạng sợi, trứng cá do aragonit gắn kết lại và trong thành phần
có thể có tảo vôi. Tuf có nhiều dạng, có thể đặc sít, dạng tấm hay dạng cành cây. Ở
những vùng nhiệt đới hiện đại tuf vôi còn có thể gặp ở những sông suối chảy trong
miền đá vôi. Trong những địa tầng cổ, đôi khi có thể phát hiện được tuf vôi, đó là
loại đá vôi xốp nhiều lỗ hổng.
- Đá vôi vi hạt: Đá vôi này chặt sít, hạt rất nhỏ, dưới kính thấy chúng có kiến
trúc vi tinh hoặc ẩn tinh. Do kích thước hạt quá nhỏ, nhỏ hơn cả bề dày lát mỏng,
nên ngay dưới kính cũng thấy hạt sẫm màu và khó xác định rìa hạt. Đá thường có
màu xám nhạt đến xám đen hoặc tím nhạt đến nâu xám. Bề dày của tầng thay đổi
nhiều. Thường có cấu tạo phân lớp mỏng hoặc dạng dải. Trong đá vôi vi hạt còn
hay gặp các kết hạch silit, cát thạch anh, bột thạch anh.
- Đá vôi kết tinh: Đá vôi vi hạt ở giai đoạn thành đá muộn hoặc hậu sinh thì
một phần hoặc toàn bộ tái kết tinh thành đá vôi kết tinh. Đá vôi kết tinh gồm toàn

canxit hạt lớn có song tinh liên phiến, sạch và trong suốt. Đá vôi màu trắng, trắng
sữa rất ít khi gặp kết hạch silit.
- Đá vôi sinh hoá (Biolithite): Đáng chú ý nhất của đá vôi sinh hoá là đá vôi
ám tiêu. Ngoài ra còn một số dạng khác.
- Đá phấn: Đá vôi còn bở rời, màu trắng như phấn, có khi có màu vàng nhạt
hoặc xám nhạt, hạt mịn, mềm, có thể gặp kết hạch silic và photphorit.
- Đá vôi tảo canxi: Phân bố chủ yếu ở biển nông, cũng có thể có trong những
hồ nước ngọt, ấm. Khi ng 3.14 cho thấy kết quả ước lượng khí thải phát sinh ở phương
pháp cân bằng vật dường như tin cậy hơn, ước lượng được đầy đủ đối với các chất
khí là CO, CO2, NO2, SO2 so với kết quả ước tính bằng phương pháp sử dụng hệ số
phát thải. Do đó lựa chọn phương pháp cân bằng vật chất ở công đoạn này phù hợp
để ước tính.

55


Đối với quá trình di chuyển, khí thải từ quá trình đốt cháy động cơ bao gồm
phát thải từ máy xúc và xe tải được ước lượng bằng phương pháp phân tích nhiên
liệu và phương pháp cân bằng vật chất. Nhược điểm của phương pháp phân tích
nhiên liệu ở quá trình này là chỉ có thể tính toán phát thải đối với các khí CO, CO2,
SO2. Ngược lại phương pháp sử dụng hệ số phát thải, ngoài việc tính được lượng
phát thải CO và SO2 còn tính được thêm NOx, PM10 và VOCs. Mặc dù tính toán
bằng phương pháp phân tích nhiên liệu có thể đưa ra số liệu tin cậy, nhưng việc
phải giả định tỷ lệ cháy tạo thành CO2 và CO có thể khiến kết quả có sai lệch. Do đó
phương pháp ước tính bằng hệ số phát thải phù hợp hơn ở công đoạn này. Từ việc
phân tích ở trên, có thể tổng kết lại các phương pháp kiểm kê phát thải khí phù hợp
cho hoạt động khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng trong hai bảng
2.21 và 2.22 dưới đây.
ảng 2.21. Kết quả ước tính bụi, khí thải cho khai thác đá vôi (tấn/năm)
Công


Cơ sở

PM10

TSP

CO2

NOx

CO

SOx

VOCs

Hợp Tiến

12,9

24,3

0.086

0,87

6,67

0,033


0,094

Pháo Binh

13,2

26,5

0.017

4,86

14,3

0,20

0,61

BìnhMinh

117,1

253,9

0.019

2,64

16,23


-0,10

0,30

143,2

304,7

0,122

8,37

37,2

0,63

1,004

Hợp Tiến

8,61

34,52

-

0,82

0,35


0,04

0,037

Pháo Binh

84,29

452,7

-

4,19

1,8

0,21

0,19

BìnhMinh

42,31

154,9

-

2,12


0,904

0,104

0,097

đoạn

Khai
thác

Tổng

Vận
tải

56


135,21

642,13

-

7,13

3,05


0.35

0,324

Hợp Tiến

1,24

4,54

-

-

-

-

-

Pháo Binh

0,232

0,57

-

-


-

-

-

BìnhMinh

1,18

3,26

-

-

-

-

-

2,65

8,37

-

-


-

-

-

Tổng

Chế
biến

Tổng

Kết quả kiểm kê cho thấy công đoạn khai thác và vận chuyển chiếm phần lớn
khí phát sinh. Trong đó phát thải bụi chiếm đa số, lượng bụi phát thải ở công đoạn
khai thác chủ yếu từ quá trình khoan lỗ, nổ mìn, và việc di chuyển phương tiện vận
tải.
Lượng phát thải bụi trong công đoạn khai thác lớn nhất ở công ty CP
ĐTXD&DL Bình Minh do sản lượng khai thác lớn, do đó số vụ nổ mìn lớn hơn các
cơ sở khác. Các khí thải khác chiếm tỷ lệ không lớn trong đó khí NOx và CO là hai
khí chiếm tỷ lệ lớn hơn cả. Trong công đoạn vận chuyển, lượng bụi PM10 và TSP
ởXưởng sản xuất đá –Bộ Tư lệnh Pháo binh lớn hơn rất nhiều so với hai cơ sở còn
lại mặc dù sản lượng nhỏ hơn công ty CP ĐT XD&DL Bình Minh. Nguyên nhân do
quãng đường từ nơi khai thác tới nơi chế biến lớn (2 km) do đó lượng bụi từ việc di
chuyển trên đường và khí đốt động cơ lớn.
Ở công đoạn chế biến, ảnh hưởng của yếu tố dập ướt khiến lượng bụi được
khống chế. Ở công ty TNHH XDTM&VT Hợp Tiến không sử dụng phương pháp
dập bụi nào dẫn đến lượng bụi TSP phát sinh bằng 4,54 tấn/năm trong khi bụi TSP
ở Xưởng sản xuất đá –Bộ Tư lệnh Pháo binh bằng 0,57 tấn/năm và công ty CP
ĐTXD&DL Bình Minh bằng 3,26 tấn/năm.

Kết quả ước tính phát thải khí từ các công đoạn sản xuất trên một m3 sản
phẩm đối với ba cơ sở khai thác được thể hiện ở bảng dưới đây.

57


ảng 2.22. Kết quả tổng hợp kết quả ước tính trên đơn vị sản phẩm ( kg/m3 sản phẩm)

Công ty
Hợp Tiến

PM10

TSP

CO2n

NOx

CO

SOx

VOCs

0,226

0,635

0,0076


0,0169

0,063

0,0007,3

0,0013

0,814

3,99

0,00014

0,075

0,134

0,0021

0,0068

0,322

3,43

0,000038

0,0095


0,035

0,00041

0,0008

Xưởng SX
đá- TL
Pháo binh
Công ty
Bình Minh

n

: Ước tính phát thải CO2 chỉ ở công đoạn khai thác

58


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Công nghệ khai thác và chế biến đá vôi ở ba cơ sở sản xuất là Công ty CP
Đầu tư XD&DL Hòa Bình, Công ty TNHH TM&VT Hợp Tiến và Xưởng sản xuất
đá Bộ TL Pháo binh đều gồm các công đoạn là bốc dỡ đất phủ, khoan đá nổ mìn,
vận chuyển đá tới nơi chế biến để nghiền sàng phân loại ra các sản phẩm có kích
thước khác nhau. Khí và bụi thải đều phát sinh ở mọi hoạt động sản xuất. Tuy nhiên
có thể thấy rõ, khí thải gồm CO2, CO, SO2, NOx, VOCs phát sinh chủ yếu từ quá
trình nổ mìn và đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận chuyển và khai thác.
Bụi (đặc biệt bụi mịn) phát sinh nhiều nhất ở công đoạn nổ mìn, nghiền sàng và vận

chuyển trên đường không trải nhựa.
Kết quả ước tính bụi PM10, TSP và các CO2, CO, SO2, NOx, VOC tại ba cơ
sở khai thác đá vôi ở huyện Lương Sơn cho thấy phát thải bụi ở hầu hết các công
đoạn khai thác và lượng phát thải tương đối lớn cụ thế lượng TSP phát thải ở công
ty TNHH TM&VT Hợp Tiến là 0,55-0,635 kg/m3 đá và ở xưởng SX đá- Bộ TL
Pháo Binh và công ty CP TĐ ĐT XD&DL Bình Minh lần lượt là 3,39 và 3,43
kg/m3 đá. Các khí thải khác chủ yếu là từ quá trình nổ mìn và từ việc đốt cháy nhiên
liệu của các phương tiện vận chuyển.
Từ kết quả tính toán cho thấy phương pháp hệ số phát thải phù hợp với hầu
hết các công đoạn khai thác, trừ công đoạn nổ mìn cho thấy kết quả ước tính bằng
phương pháp cân bằng vật chất có độ tin cậy cao hơn.

59


Kiến nghị
- Nghiên cứu tính toán hệ số phát thải phù hợp cho công đoạn nổ mìn, bởi
công đoạn nổ mìn tạo ra lượng bụi lơ lửng lớn và khó để đo đạc trực tiếp. Ngoài ra
cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới lượng sản phẩm thu được trong quá trình nổ
mìn để tiết kiệm thuốc nổ, cho ra lượng sản phẩm lớn để tránh phát sinh khí thải.
- Tìm hiểu các phương pháp sản xuất sạch hơn phù hợp áp dụng với các cơ
sở sản xuất đá vôi.
- Nghiên cứu phương án lựa chọn điểm đặt trạm nghiền phù hợp để giảm
lượng phát thải từ việc di chuyển của xe cũng như áp dụng phương án sử dụng băng
tải thay thế.
- Khả năng áp dụng các phương pháp dập bụi để giảm lượng phát thải bụi
trong các công đoạn phát sinh bụi lớn như nổ mìn, bốc xúc và dỡ tải, di chuyển của
xe vận tải.

60



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh, Lưu Linh Hương, (2014), “Kiểm đếm khí nhà kính và công
cụ đo đạc, báo cáo, thẩm định năng lượng và phát thải khí nhà kính ngành
xi măng”, Chuyên đề Tăng trưởng xanh - Tạp chí Môi trường 2014.
2. Bộ Tài nguyên môi trường, Tổng cục môi trường, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản (2014), Tài liệu hội thảo dự án Tăng cường thể chế Quản lý chất lượng
không khí tại Việt Nam, Hà Nội.
3. Phạm Văn Cương, Trần Ba, Nguyễn Như Chương, Nguyễn Văn Chấn, Đỗ Đình
Khải (1995), Nghiên cứu sản xuất thuốc nổ nhũ tương và phụ kiện nổ dùng
cho khai thác mỏ lộ thiên, Hà Nội.
4. Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Vận tải Hợp Tiến (2009), Báo cáo
Đánh giá tác động môi trường dự án Khai thác lộ thiên mỏ đá vôi làm vật
liệu xây dựng thông thường, Hòa Bình.
5. Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh (2009), Báo cáo
đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác
mỏ đá vôi Lộc Môn và mỏ đá sét Phương Viên tại huyện Lương Sơn-tỉnh
Hòa Bình, Hòa Bình.
6. Trần Văn Huynh (2012), Tổng quan về tình hình khai thác khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giải pháp, Hội
thảo Khai thác và chế biến khoáng sản làm VLXD, Hội Vật liệu xây dựng
Việt Nam.
7. Hội nghị khoa học mỏ toàn quốc lần thứ 23 (2012), Tiềm năng đá làm vật liệu
xây dựng ở Việt Nam - hiện trạng khai thác và một số đề xuất về công tác
quản lý.
8. Đồng Kim Loan, Phạm Ngọc Hồ, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Mạnh Khải, Trần
Thị Hồng (2015), Kiếm soát và đánh giá chất lượng môi trường, Hà Nội.
9. Trần Nghi (2012), Trầm tích học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

10. Quyết định số 192/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hòa Bình “Về việc khoanh định các khu vực không đấu giá quyền khai thác
khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà
Bình”.

61


11. Quyết định số 268/2012/QĐ-UBND ngày 28/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hòa Bình “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh
Hoà Bình đến năm 2020”.
12. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2012/BCT, Quy định về các chỉ tiêu kỹ
thuật, phương pháp thử và các quy định khác đối với thuốc nổ ANFO.
13. Tiêu chuẩn TCVN 5689:2005, Quy định các chỉ tiêu chất lượng cho nhiên liệu
dầu DO dùng cho động cơ Diesel của phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ và các động cơ Diesel dùng cho mục đích khác.
14. Xưởng sản xuất đá Bộ Tư lệnh Pháo binh (2010), Báo cáo đánh giá tác động
môi trường dự án Đầu tư xây dựng công trình mỏ đá vôi làm vật liệu xây
dựng thông thường tại núi Rạng, Hòa Bình.
15. Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản (2005), Phát triển Bền vững các Vùng
Đá vôi ở Việt Nam.
Tiếng anh
16. Bacha John et al (2007), Diesel Fuels Technical Review, Chevron Corporation.
17. Department of Sustainability, Environment,Water, Population and
Communities, National Pollutant Inventory (2012), Emission Estimation
Technique Manual for Mining ver 3.1, Australia.
18. Department of Sustainability, Environment, Water, Population and
Communities, National Pollutant Inventory (2000), Mining and Processing
of Non-Metallic Minerals Manual version 2.0, Australia.
19. Department of Sustainability, Environment, Water, Population and

Communities, National Pollutant Inventory (2012), Emission estimation
technique manual for Explosives detonation and firing ranges Version 3.0,
Australia.
20. John Richards (2003), Crushed Stone Processing and Pulverized Mineral
Processing, U. S. Environmental Protection Agency Research Triangle
Park, NC 27711.
21. Midwest Research Institute (1995), Sand and Gravel Processing, United States
Environmental Protection Agency Contract 68-D2-0159, Work Assignment
No. II-01.
22. Midwest Research Institute (1998), Unpaved Roads, Contract No. 68-D2-0159,
U. S. Environmental Protection Agency Office of Air Quality Planning and

62


Standards Emission Factor and Inventory Group Research Triangle Park,
NC 27711.
23. Midwest Research Institute (2006), Aggregate Handling And Storage Piles,
Western Governors’ Association Western Regional Air Partnership
(WRAP) 1515 Cleveland Place, Suite 200 Denver, Colorado 80202, MRI
Project No. 110397.
24. Lashgari. A, Johnson. C, Kecojevic. V, Lusk. B and Hoffman.J.M (2013), NOx
emission of equipment and blasting agents in surface coal mining, Mining
Engineering, 2013, Vol. 65, No. 10, pp. 34-41.
25. Queensland Guidance Note QGN 20v3 (1999), Management of oxides of
nitrogen in open cut blasting.
26. Richards. J, Brozell. T, and Kirk.W (1992), PM-10 Emission Factors for a
Stone Crushing Plant Deister Vibrating Screen, EPA Contract No. 68-D10055, Task 2.84, U.S. Environmental Protection Agency, Research Triangle
Park.
27. U.S.Environmental Protection Agency, Research Triangle Park (1982), Air

Pollution Control Techniques for Nonmetallic Minerals Industry, EPA450/3-82-014, NC.
28. U.S.Environmental Protection Agency EPA 420-F-05-001 (2005), Average
Carbon Dioxide Emissions Resulting from Gasoline and Diesel Fuel.
29. U.S.Environmental Protection Agency, Research Triangle Park (1980),
Explosives Detonation (AP42 chapter 13.3).
Wedsite
30. UBND huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình (tháng 10/2016), Trang thông tin điện
tử huyện Lương Sơn, Giới thiệu huyện Lương Sơn tại: http://luongson.
hoabinh. gov.vn/gi-i-thi-u-chung.
31. Trang thông tin điện tử Viện kiểm soát nhân dân tỉnh Hòa Bình (2016), Giới
thiệu chung về tỉnh Hòa Bình tại: />vienkiemsat/1254/28358/39123/248921/Tin-trong-tinh/Gioi-thieu-chungve-tinh-Hoa-Binh-.aspx.

63


PHỤ LỤC
Bảng 1. dữ liệu hoạt động của các cơ sở sản xuất đá vôi
Cơ sở
Dữ liệu

TNHH XD
TM &VT Hợp
Tiến

Xưởng SX đáBộ TL pháo
binh

CP ĐT
XD&DL Bình
Minh


Sản lượng (m3/năm)

100.000

120.000

500.000

Đất đá thải (tấn/năm)

7000

10.000

60.000

Vận
Loại xe sử dụng/
chuyển Phần trăm số
đất phủ chyến vận chuyển
và đá
sau
khai
thác

Xe Dongfeng 5
tấn, tự trọng
6,1/70%
Xe Dongfeng

8,5 tấn, tự trọng
là 6,94 tấn/
30%

Xe Huyndai 15
tấn, tự trọng 9,47
tấn/ 40%
2 xe ben Thaco
Foton 8 tấn, tự
trọng 6,3 tấn/
60%

Xe ben Howo
371 HP tải
trọng 9,13 tấn,
tự trọng 15,66
tấn

0,5

0,5

0,3

0,2-0,4

2

0,1


Tải trọng trung
bình (TB)16
tấn, tự trọng 7,6
tấn/ 65%

Tải trọng TB
17,9 tấn, tự trọng
12,9 tấn/ 15%
Xe tải trọng TB
12 tấn, tự trọng
9,3/50%

Quãng đườngchở đất phủ (km)
Quãng đườngchở đá (km)
Vận
chuyển
thành
phẩm

Loại xe sử dụng/
Phần trăm số
chuyến vận
chuyển

Chiều dài quãng
đường (km)

Đá thành
phẩm vận
chuyển bằng

băng tải tới
nhà máy sản
xuất xi măng

Tải trọng TB
Xe tải trọng TB 8
8,5 tấn, tự trọng tấn, tự trọng 6,3
6,9/ 35%
tấn/ 30%
Xe tải trọng TB 2
tấn, tự trọng 1,5
tấn/ 5%
1
0,8
0,15


Một số hình ảnh của các cơ sở khai thác đá vôi

Hình 1. Hình ảnh khai thác đá vôi ở công ty CP TĐ ĐT XD&DL Bình Minh

Hình 2. Hình ảnh khai thác đá vôi ở công ty TNHH XDTM&VT Hợp Tiến


Hình 3. Hình ảnh khai thác đá vôi ở xưởng SX đá- Bộ TL Pháo Binh


×