Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bài giảng bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PGS. TS. ĐẶNG XUÂN BÌNH

BÀI GIẢNG
BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN
HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
(DÀNH CHO BẬC TIẾN SĨ)

THÁI NGUYÊN - 2016


Chương I
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

1.1. Khái niệm miễn dịch
Trong sinh giới luôn tồn tại mối quan hệ phụ thuộc phức tạp giữa sinh vật với
các điều kiện vô cơ và hữu cơ, đó là mối quan hệ rất phổ biến và thường xuyên
trong tự nhiên. Trong đó Darwin nhấn mạnh mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.
Trong cộng đồng sinh vật, đấu tranh sinh tồn là một trong các quy luật tự
nhiên. Mọi sinh vật đều có ít nhiều khả năng tự bảo vệ để chống lại sự xâm nhập
hoặc xuất hiện của bất kỳ vật lạ nào nhằm bảo vệ tính toàn vẹn cơ thể của chúng.
Cùng với sự tiến hóa của sinh vật, các biện pháp tự bảo vệ ngày càng phong phú và
hoàn thiện hơn, trong đó đáp ứng miễn dịch là một biện pháp quan trọng và phức
tạp nhất.
Theo những quan niệm ban đầu “Miễn dịch là trong khi cơ thể này không mắc
bệnh truyền nhiễm còn những cơ thể khác lại mắc bệnh truyền nhiễm tuy ở trong
cùng điều kiện”.
Hiện nay miễn dịch được xác định như sau: “Miễn dịch là khả năng phòng vệ


của toàn bộ cơ thể đối với các yếu tố mang thông tin di truyền ngoại lai (thông tin
lạ)”.
Hình 1. Hệ thống miễn dịch của
cơ thể
Nhìn

chung

miễn

dịch (immunity) là trạng thái đề
kháng với bệnh tật, đặc biệt là các
bệnh

nhiễm

trùng,

truyền

nhiễm. Hệ thống miễn dịch là tập
hợp các tế bào, mô và các phân tử
tham gia vào quá trình đề kháng
chống nhiễm trùng. Đáp ứng
miễn dịch là phản ứng có sự phối hợp của các tế bào và phân tử thành phần của hệ
thống miễn dịch. Miễn dịch học thú y là môn học nghiên cứu về hệ thống miễn dịch
và các đáp ứng của hệ thống này trước các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.


Chức năng sinh lý của hệ thống miễn dịch là ngăn ngừa những nhiễm trùng mới và

loại bỏ các nhiễm trùng đã xẩy ra (Hình 1).
Đáp ứng miễn dịch của cơ thể (Người và động vật) về cơ bản được chia làm 2
loại:
Đáp ứng miễn dịch bẩm sinh (miễn dịch không đặc hiệu):
Là loại miễn dịch có sẵn trong cơ thể khi mới sinh ra, mang tính di truyền,
không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước đó của cơ thể với kháng nguyên xâm nhập
lần đầu hay lần sau.
Miễn dịch bẩm sinh giúp nhận biết cái gì của cơ thể và cái gì không phải của
cơ thể. Các thành phần tham gia vào miễn dịch tự nhiên bao gồm: da và niêm mạc,
các tế bào (đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào diệt tự nhiên, bạch cấu ái kiềm,
bạch cầu ái toan, tế bào mast...), các phân tử trong mô và dịch cơ thể; hệ thống bổ
thể, interferon.
Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu):
Là trạng thái miễn dịch xuất hiện do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng
kháng nguyên được tạo ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên. Cơ thể có thể
tiếp xúc kháng nguyên một cách ngãy nhiên (như bị nhiễm vi khuẩn trong môi
trường sống) hoặc tiếp xúc chủ động (tiêm vaccine phòng bệnh).
Miễn dịch đặc hiệu bao gồm 2 phương thức: miễn dịch dịch thể và miễn dịch
qua trung gian tế bào. Sự tham gia của các tiểu quần thể lympho T trong tiêu diệt
kháng nguyên được gọi là đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Sự tham gia của
các lympho B thông qua sản xuất kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên được gọi là
đáp ứng miễn dịch dịch thể.
Hình 2. Nguồn gốc các tế bào
máu và tế bào tham gia đáp
ứng miễn dịch
Các tế bào miễn dịch cũng
như các tế bào máu nói chung
đều xuất phát từ các tế bào
nguồn (tế bào gốc) ở tủy xương.
Các tế bào gốc này sinh ra các tế

bào cấp dưới và từ đó sinh ra dòng tế bào máu (Hình 2).


Từ tế bào gốc đa năng phát triển và biệt hóa thành 03 dòng tế bào định hướng:
dòng hồng cầu, dòng lympho và dòng tủy. Các bạch cầu dòng tủy chủ yếu tham gia
hệ miễn dịch tự nhiên, các tế bào lympho tham gia miễn dịch đặc hiệu (trừ tế bào
NK- diệt tự nhiên).
Các lympho sau khi ra khỏi tủy xương sẽ được xử lý ở tuyến ức trở thành
lympho T, chịu trách nhiệm về miễn dịch tế bào. Tuyến ức là nơi hướng dẫn cho
các tế bào lympho T phân biệt các tổ chức, phân tử của cơ thể với các tổ chức khác
cơ thể, giúp chúng nhận diện kháng nguyên lạ một cách chính xác. Do đó ở nhiều
bệnh tự miễn, các nhà khoa học cho rằng có thể tới từ nguyên nhân là những trục
trặc trong quá trình hướng dẫn này tại tuyến ức.
Các tế bào lympho được xử lý bởi các tổ chức tương đương Fabricius (gan,
tủy xương) trở thành lympho B – chịu trách nhiệm về miễn dịch dịch thể.
Kháng nguyên là những chất khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng kích thích
cơ thể sinh kháng thể đặc hiệu và kết hợp được với kháng thể đó. Đây là các chất lạ
đối với cơ thể.
Kháng thể: Là một thành phần trong huyết thanh được gọi là globulin miễn
dịch (Ig). Kháng thể được tạo ra trong quá trình đáp ứng miễn dịch, có khả năng kết
hợp với kháng nguyên đặc hiệu.
Có 5 loại glubulin miễn dịch: IgG, IgA, IgD, IgM, IgE.
Quá tình tiêu diệt một kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể được thực hiện
bởi hệ thống miễn dịch, thông qua nhiều cơ chế: miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch
thể với sự tham gia của nhiểu thành phần trong hệ thống miễn dịch.
Hàng rào đầu tiên do hệ miễn dịch dựng lên để bảo vệ cơ thể là da và niêm
mạc. Hàng rào đầu tiên này giúp ngăn cản sự nhâm nhập của các tác nhân lạ vào cơ
thể. Các chất nhầy bao quanh niêm mạc cũng thuộc hàng rào này (dịch nhầy quanh
niêm mạch mũi, họng...), chúng giúp bắt giữ các tác nhân lạ.
Tiếp theo đó, nếu các tác nhân lạ vượt qua được hàng rào đầu tiên này, thì

ngay khi chúng vào tới cơ thể, sẽ gặp phải sự tấn công của các tế bào bạch cầu theo
cơ chế miễn dịch bẩm sinh: các bạch cầu trung tính, các đại thực bào (bạch cầu
mono) gắn vào vật lạ, bao vây tạo thành túi kín chứa vật lạ bên trong, tiếp đó vật lạ
bên trong tế bào các bạch cầu sẽ bị tiêu diệt bởi các enzyme tiêu hóa trong túi thực
bào này. Cũng theo cơ chế miễn dịch bẩm sinh, còn có sự tham gia của các tế bào


bạch cầu ưa acid, các tế bào diệt tự nhiên. Các tế bào này trực tiếp giải phóng các
chất trung gian có thể giết ký sinh trùng (Hình 3).
Hình 3. Quá trình bắt giữ,
xử lý và trình diện kháng
nguyên trong cơ thể
Đáp ứng miễn dịch đặc
hiệu cũng không đứng ngoài
quá trình tiêu diệt kháng
nguyên lạ vào cơ thể. Các
kháng nguyên lạ khi xâm
nhập vào cơ thể, chúng đồng
thời sẽ được nhận diện bởi 1
loại tế bào lympho T (được gọi là lympho T hỗ trợ). Các tế bào lympho T này sau
khi nhận ra kháng nguyên lạ sẽ kích hoạt hoạt động của các tế bào lympho T khác,
dẫn tới sự ly giải tế bào, tạo ổ viêm và thu hút các đại thực bào tới thực bào và dọn
dẹp. Đồng thời các tế bào lympho T hỗ trợ, tế bào bạch cầu mono (đại thực bào) sẽ
kích hoạt các tế bào lympho B trở thành các tế bào plasma. Chính các plasma này sẽ
làm nhiệm vụ sản xuất kháng thể đặc hiệu với từng loại kháng nguyên duy nhất.
Các kháng thể sinh ra kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên tạo ra phức hợp
kháng nguyên – kháng thể được gọi là phức hợp miễn dịch, làm vô hiệu hóa các
kháng nguyên, và tạo điều kiện cho các đại thực bào tới dọn dẹp, ly giải và loại trừ
kháng nguyên ra khỏi cơ thể.
Ngược lại, các kháng thể trong hệ thống đáp ứng miến dịch đặc hiệu cũng có

vai trò hoạt hóa trở lại các thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên, như : hoạt hóa tế
bào diệt tự nhiên NK, hoạt hóa tế bào thực bào và các tế bào bạch cầu khác.
Nếu các kháng nguyên này bị bắt giữ ngay khi còn ở trong hệ thống bạch
huyết thì các phức hợp miễn dịch sẽ được chuyển tới các hạch bạch huyết, các mô
bạch huyết – nơi tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào và ly giải.
Nếu kháng nguyên đã đi được vào máu và bị bắt giữ tại đây, thì các phức hợp miễn
dịch này sẽ được chuyển tới lách để phân giải và tiểu diệt.
Cả tế bào lympho B và lympho T đều gồm những tế bào có chức năng ghi nhớ
miễn dịch. Các tế bào này sau khi tiếp xúc với kháng nguyên lần đầu sẽ ghi nhớ các


kháng nguyên này, giúp cho các đáp ứng miễn dịch lần tiếp xúc sau mạnh hơn và
nhanh hơn. Đó là lý do giải thích cho việc tiêm vaccine để chủ động tạo ra trí nhớ
miễn dịch cho cơ thể.
Có thể dễ dàng nhận ra tầm quan trọng của hệ thống miễn dịch đối với sức
khoẻ con người bằng cách theo dõi những người bị suy giảm miễn dịch. Những
người này dễ mắc phải các loại nhiễm trùng nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng
(Bảng 1). Ngược lại, sử dụng vaccine để kích thích các đáp ứng miễn dịch chống lại
các vi sinh vật là phương pháp hiệu quả nhất giúp cơ thể đề kháng chống lại các loại
nhiễm trùng và nhờ có vaccine chúng ta đã loại bỏ được bệnh đậu mùa (ở người),
một loại bệnh gây ra bởi virus, trên phạm vi toàn cầu. Sau chiến dịch chủng đậu kéo
dài từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, Tổ chức y tế thế giới (WHO) chứng nhận đã tiêu diệt
được bệnh đậu mùa vào năm 1979; hay bệnh dịch tả trâu bò hay bệnh rinderpest là
một bệnh dịch do virus truyền nhiễm của gia súc, trâu, bò và một số loài động vật
móng guốc hoang dã. Sau một chiến dập dịch trên phạm vi toàn cầu, xác nhận cuối
cùng về dịch tả trâu bò là vào năm 2001. Ngày 14 Tháng 10 2010, Tổ chức Nông
lương Liên Hiệp Quốc thông báo rằng chiến dịch bài trừ bênh kéo dài nhiều thập
niên trên toàn thế giới, để diệt trừ bệnh này đã kết thúc, mở đường cho một tuyên bố
chính thức vào năm 2011 của xoá toàn cầu của bịnh dịch trâu bò.
Từ khi đại dịch AIDS (acquired immuno-defficiency syndrome - hội chứng

suy giảm miễn dịch mắc phải) xuất hiện ở người; bệnh Gumboro hay Infectious
bursal disease (hay IBD, Gumboro Disease, Infectious Bursitis and Infectious Avian
Nephrosis) gây suy giảm miễn dịch ở gà; bệnh lợn tai xanh hay hội chứng rối loạn
hô hấp và sinh sản PRRS (Porcine Reproductive and Respiratory Syndome) làm
giảm sức đề kháng của các đại thực bào phế nang… lại càng cho chúng ta thấy rõ
tầm quan trọng của hệ thống miễn dịch trong việc bảo vệ cơ thể trước các loại
nhiễm trùng. Tuy nhiên, miễn dịch học không dừng lại ở chỗ chỉ nghiên cứu về các
bệnh nhiễm trùng. Nhờ có các nghiên cứu miễn dịch ghép chúng ta mới hiểu được
đáp ứng miễn dịch còn là rào cản chủ yếu đối với sự thành công của khoa học ghép
tạng, một phương pháp điều trị ngày càng được sử dụng rộng rãi để thay thế các cơ
quan bị mất chức năng. Nhờ kết quả của các nghiên cứu miễn dịch trong ung thư,
người ta cũng đang cố gắng điều trị ung thư bằng cách kích thích các đáp ứng miễn
dịch chống lại các tế bào ung thư trong nhiều loại bệnh lý ác tính ở người. Ngoài ra,


các đáp ứng miễn dịch bất thường cũng là nguyên nhân của nhiều loại bệnh lý có tỷ
lệ mắc bệnh và tử vong cao là đối tượng nghiên cứu của miễn dịch bệnh lý. Vì
những lý do trên, chuyên ngành miễn dịch học đã thu hút được sự chú ý của đông
đảo các nhà lâm sàng, các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác và của cả
cộng đồng.
Bảng 1. Tầm quan trọng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể
Vai trò của hệ thống miễn dịch
Đề kháng với nhiễm trùng

Tác động
Bị suy giảm miễn dịch dễ bị các bệnh nhiễm
trùng

(ví


dụ

bệnh

nhân

AIDS)

Vaccine có tác dụng tăng cường khả năng
miễn dịch và chống nhiễm trùng
Hệ thống miễn dịch nhận diện và Các đáp ứng miễn dịch là những rào cản quan
đáp ứng chống lại các mảnh ghép trọng đối với ghép tế bào, mô, và cơ quan
và các protein lạ được đưa vào cơ cũng như trị liệu gene
thể
Chống ung thư

Tiềm năng ứng dụng miễn dịch trị liệu cho
ung thư

Các kháng thể là các chất thử có Các phương pháp miễn dịch được dùng rộng
tính đặc hiệu cao dùng để xác định rãi trong xét nghiệm y học cũng như các
các loại phân tử khác nhau

ngành khoa học khác

Có hai nhóm trạng thái miễn dịch trong cơ thể động vật; trạng thái miễn dịch
bẩm sinh (không đặc hiệu); và trạng thái miễn dịch thu được hay miễn dịch thích
ứng (đặc hiệu). Cả hai nhóm trạng thái miễn dịch đó đều có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau.
Miễn dịch dịch thể: Là các kháng thể dịch thể đặc hiệu và không đặc hiệu.

Miễn dịch đặc hiệu gồm các loại Immunoglobulin (Ig); miễn dịch không đặc hiệu
gồm các chất bổ thể, interferon, lysozyme…


Miễn dịch tế bào: Là kháng thể được gắn lên trên tế bào và tham gia vào phản
ứng miễn dịch, miễn dịch tế bào đặc hiệu là các lympho bào (lymphocyte); các
yếu tố không đặc hiệu gồm da, niêm mạc, võng mạc, tiểu thực bào và đại thực
bào...
Trong cơ thể của người và động vật có các hệ thống để đảm bảo cho sự
sống: Mắt để nhìn, tai để nghe, cơ xương để vận động, phổi để hô hấp… Trong đó
có hai hệ thống nổi bật về chức năng sinh học là hệ thống thần kinh (đại diện là não)
và hệ thống miễn dịch.
Não bộ tạo ra ý thức và trí nhớ. Trí nhớ tạo nên kinh nghiệm sống, hình thành
tính cách cá nhân về trí tuệ của một con người. Trong khi đó, hệ miễn dịch tạo ra
hàng vạn protein bảo vệ chống lại những vật lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể
để tác động gây bệnh như vi khuẩn, virus… Mỗi protein bảo vệ ứng với một bệnh
nguyên gọi là kháng thể đặc hiệu. Hệ thống miễn dịch cũng có khả năng nhớ để biết
trong quá trình sống cơ thể đã tiếp xúc với những tác nhân độc hại nào. Như vậy, hệ
thống miễn dịch tạo nên đặc tính cá nhân về miễn dịch của cơ thể để đảm bảo
không có cái gì “lạ” với chính cơ thể mà lại có thể sinh tồn được. Tất cả cái gì
“không phải của tôi” đều bị hệ miễn dịch phát hiện và tiêu diệt.
Dựa trên những kinh nghiệm thực hành miễn dịch cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ
20 thì “Miễn dịch học là khoa học về các yếu tố và các cơ chế đảm bảo tính bất cảm
thụ của con người và vật nuôi đối với các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm”. Sau
này, với sự phát triển của miễn dịch học ghép mô, miễn dịch học ung thư, bệnh tự
miễn… nên đã phải bổ sung những ý mới: “Hệ miễn dịch có trách nhiệm giám sát
khả năng đáp ứng miễn dịch đối với tính hằng định nội môi cơ thể”.
1.2. Nội dung và phạm vi của miễn dịch học thú y
1.2.1. Nội dung của miễn dịch học thú y
- Nghiên cứu các quy luật, cơ chế bảo vệ của cơ thể động vật trong quá trình sống.

- Nghiên cứu những thay đổi của hoạt động miễn dịch trong trường hợp miễn
dịch bệnh lý.
- Ứng dụng các quy luật của hoạt động miễn dịch vào việc chẩn đoán, phòng
và trị bệnh.
1.2.2. Phạm vi của môn học
Lý luận của học phần “Bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch” có liên quan


chặt chẽ tới nhiều môn học như: miễn dịch học, sinh lý học, sinh hoá học, tế bào
học, bệnh lý học, sinh học phân tử, vi sinh vật học, bệnh truyền nhiễm...
Trong y học cũng như thú y học, miễn dịch học nói chung có những đóng góp
rất to lớn, tác động vào mọi chuyên khoa, được sử dụng rộng rãi không những về
mặt chẩn đoán, phòng trị bệnh mà còn để giải thích cơ chế sinh bệnh của nhiều hiện
tượng bệnh lý lâm sàng. Trên cơ sở của những hiểu biết về miễn dịch học, người ta
có những biện pháp hữu hiệu để phòng chống, hạn chế và tiến tới thanh toán nhiều
bệnh truyền nhiễm ở người cũng như ở động vật nuôi.
Trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, vấn đề cực kỳ quan trọng để đảm bảo thành
công trong chăn nuôi là ngăn chặn phòng chống được các bệnh truyền nhiễm. Môn
miễn dịch học, vi sinh vật học thú y, dịch tễ học thú y và môn bệnh truyền nhiễm đã
nghiên cứu chỉ ra cơ chế, nguyên lý cùng các biện pháp chẩn đoán, phòng chống dịch
bệnh cho động vật nuôi và do đó góp phần vào việc nâng cao năng suất chăn nuôi và
bảo vệ sức khoẻ cho con người.
Chính vì vậy mà sự hiểu biết về miễn dịch học không còn là sở trường của một
số ít người công tác trong lĩnh vực chuyên khoa hẹp nữa, nó đã trở thành một hiểu
biết chung cho tất cả mọi người cần có và như thế những hiểu biết về miễn dịch học
đặc biệt cần thiết cho những người làm công tác sinh học nói chung và những người
làm công tác y học và thú y học nói riêng.
Miễn dịch có thể được xem là trạng thái đặc biệt của một cơ thể không mắc
phải hoặc tránh được những tác động có hại của các yếu tố gây bệnh như: vi sinh
vật, các chất độc do chúng tiết ra hoặc các chất lạ khác, trong khi đó các cơ thể

cùng loài hoặc khác loài bị tác động trong điều kiện sống và lây bệnh tương tự.
Một cách dễ hiểu có thể nói: Miễn dịch là khả năng tự vệ của cơ thể, là khả năng
nhận ra và loại trừ các vật lạ ra khỏi cơ thể. Miễn dịch có được là do cơ năng bảo vệ
cơ thể bao gồm: miễn dịch bẩm sinh (hay miễn dịch không đặc hiệu) và miễn
dịch thu được (hay miễn dịch đặc hiệu) chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau
(Hình 4)
Khả năng miễn dịch của cơ thể liên quan tới các yếu tố như: Cơ năng hoạt
động của cơ thể (yếu tố cơ địa), đặc tính của mầm bệnh (tính gây bệnh, độc
lực…), điều kiện ngoại cảnh... Vì vậy tính miễn dịch cũng biểu hiện ở những
mức độ khác nhau. Có một số trường hợp như sau:


- Cơ thể có mức độ miễn dịch cao: Khi mầm bệnh xâm nhập vào sẽ
không gây được bệnh, mầm bệnh sẽ bị loại trừ khỏi cơ thể.
- Cơ thể có mức độ miễn dịch thấp: Mầm bệnh sẽ gây được bệnh cho cơ
thể, nhưng biểu hiện bệnh lý chỉ ở một mức độ nhất định.
- Cơ thể không có miễn dịch: Khi mầm bệnh xâm nhập sẽ gây được bệnh,
bệnh thể hiện với các triệu chứng, bệnh tích điển hình, cơ thể bị phá huỷ dẫn đến
tử vong.

Hình 4. Hai trạng thái
miễn dịch cơ bản của cơ
thể
Hệ thống miễn dịch
có thể chia làm 2 loại là
hệ thống miễn dịch không
đặc

hiệu


(nonspecific

immunity) và hệ thống dịch
miễn dịch đặc hiệu (specific
immunity); thuật ngữ miễn
dịch không đặc hiệu còn có
các tên gọi khác như miễn dịch bẩm sinh (Innate immunity); thuật ngữ miễn dịch
đặc hiệu cũng có các tên gọi khác như miễn dịch thu được, miễn dịch thích ứng
(adaptive immunity).
Phòng tuyến đầu tiên của miễn dịch bẩm sinh bao gồm các rào cản là các biểu
mô, các tế bào chuyên biệt và các chất kháng sinh tự nhiên có mặt ở biểu mô. Tất cả
các thành phần này có chức năng chung là ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật
vào cơ thể. Nếu các vi sinh vật đã xuyên qua được lớp biểu mô này và xâm nhập
vào các mô hoặc vào hệ tuần hoàn thì chúng sẽ bị tấn công bởi các tế bào làm
nhiệm vụ thực bào, các tế bào lympho chuyên trách có tên gọi là tế bào giết tự nhiên
(natural killer – gọi tắt là tế bào NK), và các protein huyết tương bao gồm các
protein của hệ thống bổ thể. Tất cả các cơ chế kể trên của miễn dịch bẩm sinh nhận
diện một cách đặc hiệu và phản ứng chống lại các vi sinh vật nhưng không phản


ứng chống lại các chất ngoại lai không có nguồn gốc từ các vi sinh vật. Các cơ chế
khác nhau của miễn dịch bẩm sinh có thể đặc hiệu với các phân tử được tạo ra bởi
các loại vi sinh vật khác nhau. Ngoài chức năng cung cấp khả năng đề kháng sớm,
các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh còn có tác dụng tăng cường cho các đáp ứng miễn
dịch thích ứng chống lại các tác nhân nhiễm trùng.
Mặc dù miễn dịch bẩm sinh có thể chống lại một cách hiệu quả nhiều loại
nhiễm trùng, song các vi sinh vật gây bệnh cho người lại tiến hoá để chống lại khả
năng đề kháng tự nhiên của người. Vì thế đề kháng lại các loại tác nhân gây bệnh
này chính là chức năng của đáp ứng miễn dịch thích ứng, và cũng vì vậy mà những
cá thể có khuyết tật trong các thành phần của hệ thống đáp ứng miễn dịch thích ứng

dễ bị nhiễm trùng hơn. Hệ thống đáp ứng miễn dịch thích ứng bao gồm các tế bào
lympho và các sản phẩm của chúng như các kháng thể. Trong khi các cơ chế của
miễn dịch bẩm sinh nhận diện các cấu trúc giống nhau giữa các vi sinh vật khác
nhau để tấn công vào đó thì các tế bào của đáp ứng miễn dịch thích ứng lại có các
thụ thể có khả năng nhận diện một cách đặc hiệu các chất khác nhau do các vi sinh
vật tạo ra cũng như những phân tử không có nguồn gốc từ vi sinh vật. Các chất này
được gọi là các kháng nguyên (antigen). Các đáp ứng miễn dịch thích ứng thường
chỉ được châm ngòi khi các vi sinh vật hoặc các kháng nguyên của chúng xâm nhập
qua hàng rào biểu mô và được chuyển tới các cơ quan lympho, tại đó chúng được
các tế bào lympho nhận diện. Các đáp ứng miễn dịch thích ứng tạo ra các cơ chế
chuyên trách để chống lại các loại nhiễm trùng khác nhau. Ví dụ các kháng thể có
chức năng loại bỏ các vi sinh vật có trong các dịch ngoại bào, các tế bào lympho T
hoạt hoá thì loại bỏ các vi sinh vật sống bên trong các tế bào của túc chủ. Các cơ
chế chuyên trách này của miễn dịch thích ứng sẽ được đề cập đến trong suốt cuốn
sách này. Các đáp ứng miễn dịch thích ứng thường sử dụng các tế bào và phân tử
của hệ thống miễn dịch bẩm sinh để loại bỏ các vi sinh vật, đồng thời miễn dịch
thích ứng cũng làm tăng cường một cách mạnh mẽ các cơ chế kháng vi sinh vật của
miễn dịch bẩm sinh. Ví dụ như các kháng thể (một thành phần của miễn dịch thích
ứng) bám vào các vi sinh vật và các vi sinh vật đã bị các các kháng thể bao phủ như
vậy sẽ dễ dàng bám vào và hoạt hoá các tế bào làm nhiệm vụ thực bào (một thành
phần của miễn dịch bẩm sinh) có vai trò “ăn” (từ Hán Nôm là “thực”) và sau đó phá
huỷ các vi sinh vật. Có rất nhiều ví dụ tương tự về sự hợp tác giữa miễn dịch bẩm


sinh và miễn dịch thích ứng sẽ được đề cập đến trong các chương tiếp theo. Để tiện
theo dõi, trong toàn bộ cuốn sách này, các thuật ngữ hệ thống miễn dịch và đáp ứng
miễn dịch là ám chỉ miễn dịch thích ứng, trừ khi được đề cập cụ thể trong những
trường hợp nhất định.
Các loại miễn dịch thích ứng
Có hai loại miễn dịch thích ứng được gọi là miễn dịch dịch thể (humoral

immunity) và miễn dịch qua trung gian tế bào (cell-mediated immunity), gọi tắt là
miễn dịch tế bào được thực hiện bởi các tế bào và phân tử khác nhau. Miễn dịch
dịch thể để chống lại các vi sinh vật sống bên ngoài còn miễn dịch tế bào để chống
lại các vi sinh vật sống bên trong tế bào của túc chủ (Hình 5). Miễn dịch dịch thể
được thực hiện bởi các protein được gọi là các kháng thể (antibody) do các tế bào
lympho B tạo ra. Các kháng thể được chế tiết vào hệ thống tuần hoàn và vào các
dịch tiết của các màng nhầy. Các kháng thể có vai trò trung hoà và loại bỏ các vi
sinh vật cùng các độc tố do chúng tạo ra xuất hiện trong máu và trong các lumen
của các cơ quan có màng nhầy che phủ như đường tiêu hoá và đường hô hấp. Một
trong số những chức năng quan trọng nhất của kháng thể đó là ngăn chặn các vi
sinh vật xuất hiện ở các màng nhầy cũng như khi chúng còn đang ở trong máu,
không cho chúng xâm nhập vào các tế bào và mô liên kết. Bằng cách đó các kháng
thể có thể ngăn ngừa được nhiễm trùng ngay ở giai đoạn rất sớm không cho chúng
xuất hiện. Tuy nhiên các kháng thể lại không có khả năng tiếp cận được các vi sinh
vật sống và nhân lên bên trong các tế bào của túc chủ bị nhiễm chúng. Dạng đáp
ứng đề kháng chống lại các vi sinh vật nội bào ấy được gọi là miễn dịch qua trung
gian tế bào vì đáp ứng này được thực hiện bởi các tế bào có tên gọi là các tế bào
lympho T. Một số tế bào lympho T có tác dụng hoạt hoá các tế bào làm nhiệm vụ
thực bào tiêu huỷ các vi sinh vật mà chúng đã nuốt vào rồi chứa trong các bọng thực
bào. Các tế bào lympho khác thì lại có vai trò giết chết bất kỳ tế bào nào của túc chủ
có chứa các vi sinh vật trong bào tương của chúng. Như sẽ được trình bầy trong
chương 3 và các chương tiếp theo, các kháng thể do các tế bào lympho B tạo ra
nhằm mục đích nhận diện một cách đặc hiệu các kháng nguyên của vi sinh vật
ngoại bào còn các tế bào lympho T thì nhận diện các kháng nguyên được tạo ra bởi
các vi sinh vật nội bào. Một điểm khác biệt quan trọng nữa giữa các tế bào lympho
T và B đó là hầu hết các tế bào T chỉ nhận diện các kháng nguyên có bản chất là


protein của vi sinh vật trong khi đó các kháng thể có khả năng nhận diện nhiều loại
phân tử khác nhau của vi sinh vật bao gồm các protein, carbohydrate và lipid.

Hình 5. Các loại miễn dịch
thích ứng
Trạng thái miễn dịch ở
một cơ thể nào đó được tạo
ra sau khi bị nhiễm trùng
hoặc dùng vaccine thì gọi
là miễn dịch chủ động (active
immunity). Trạng thái miễn
dịch có được nhờ chuyển các
kháng thể hoặc các tế bào lympho từ một cơ thể khác đã có miễn dịch chủ động
sang thì gọi là miễn dịch thụ động (passive immunity). Một cá thể nào đó đã tiếp
xúc với các kháng nguyên của một vi sinh vật sẽ hình thành một đáp ứng chủ động
để loại bỏ vi sinh vật đó và tạo ra khả năng đề kháng chống lại vi sinh vật đó trong
lần nhiễm tiếp theo. Cá thể đó được gọi là đã miễn dịch với vi sinh vật đó. Ngược
lại, cá thể chưa có miễn dịch với một vi sinh vật nào đó là cá thể trước đó chưa từng
tiếp xúc với các kháng nguyên của vi sinh vật này (qua lây nhiễm hoặc dùng
vaccine). Chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào các cơ chế miễn dịch chủ động. Trong
miễn dịch thụ động thì một cá thể chưa có miễn dịch nhận các tế bào (ví dụ như các
tế bào lympho) hoặc các phân tử (ví dụ như các kháng thể) từ một cá thể khác đã có
miễn dịch với một loại nhiễm trùng nào đó; trong một khoảng thời gian nhất định
tương ứng với thời gian tồn tại của các tế bào lympho hoặc các kháng thể được đưa
vào, thì cơ thể nhận ấy có khả năng chống lại được nhiễm trùng. Vì thế miễn dịch
thụ động rất hữu ích trong việc nhanh chóng tạo ra trạng thái miễn dịch ngay cả
trước khi cá thể đó hình thành được đáp ứng miễn dịch chủ động. Tuy nhiên miễn
dịch thụ động không tạo ra được sức đề kháng lâu bền chống lại nhiễm trùng. Một
ví dụ đặc trưng của miễn dịch thụ động đó là trạng thái miễn dịch của trẻ sơ sinh.
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa đủ hoàn thiện để có thể chống lại nhiều
loại tác nhân gây bệnh song trẻ vẫn được bảo vệ khỏi nhiễm trùng nhờ có các kháng
thể được chuyển từ người mẹ sang cho trẻ qua nhau thai và qua sữa mẹ.



Đặc điểm của đáp ứng miễn dịch thích ứng
Các đặc điểm quan trọng nhất của đáp ứng miễn dịch thích ứng và cũng là các
đặc điểm để phân biệt giữa miễn dịch thích ứng với miễn dịch bẩm sinh đó là tính
đặc hiệu đối với các kháng nguyên có cấu trúc khác nhau và trí nhớ miễn dịch đối
với kháng nguyên đã tiếp xúc trước đó (Bảng 2).
Bảng 2: Đặc điểm của các đáp ứng miễn dịch thích ứng
Đặc điểm
Tính đặc hiệu

Tầm quan trọng đối với miễn dịch chống vi sinh vật
Khả năng nhận diện và đáp ứng với nhiều loại vi sinh
vật khác nhau

Trí nhớ

Các đáp ứng mạnh hơn đối với các trường hợp tái phát
hoặc nhiễm trùng kéo dài

Tính chuyên biệt

Các đáp ứng chống lại các vi sinh vật khác nhau được
tối ưu hoá để chống lại các vi sinh vật đó

Tính không phản ứng với

Ngăn cản các đáp ứng miễn dịch gây tổn thương cho

các kháng nguyên của cơ


các tế bào và mô của cơ thể

thể

Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu của các đáp ứng miễn dịch được minh hoạ bằng quan sát cho
thấy tiếp xúc trước đó với một kháng nguyên sẽ tạo ra được các đáp ứng mạnh hơn
trong những lần thử thách tiếp theo với cùng kháng nguyên đó nhưng đáp ứng
không mạnh hơn khi thử thách với những kháng nguyên khác, cho dù là các kháng
nguyên tương đối giống nhau. Hệ thống miễn dịch có khả năng phân biệt được
khoảng ít nhất là một tỷ kháng nguyên khác nhau hoặc những phần khác nhau của
các kháng nguyên. Tính đặc hiệu với nhiều kháng nguyên khác nhau cho thấy tập
hợp tất cả các tế bào lympho với tính đặc hiệu khác nhau, đôi khi được gọi là mức
độ đa dạng trong tính đặc hiệu của tế bào lympho (lymphocyte repertoire), là vô
cùng phong phú (Hình 6).


Hình 6. Tính đặc hiệu và trí
nhớ miễn dịch của miễn dịch
thích ứng
Điểm căn bản của tính đặc
hiệu và đa dạng này là các tế
bào lympho biểu lộ các thụ thể
phân bố thành từng clone dành
cho kháng nguyên, có nghĩa là
toàn bộ quần thể các tế bào
lympho có chứa rất nhiều các clone tế bào khác nhau (mỗi clone là một tập hợp của
các tế bào giống hệt nhau được tạo thành từ cùng một tế bào tiền thân). Mỗi clone
biểu lộ một thụ thể dành cho kháng nguyên khác với các thụ thể dành cho kháng
nguyên mà các clone tế bào khác biểu lộ. Giả thuyết lựa chọn clone (clonal

selection hypothesis) của Burnet (giải Nobel y học 1960) được đưa ra từ những năm
1950 đã tiên đoán một cách chính xác rằng các clone của các tế bào lympho đặc
hiệu với các kháng nguyên khác nhau được hình thành trước khi chúng tiếp xúc với
các kháng nguyên ấy, và mỗi kháng nguyên tạo ra một đáp ứng miễn dịch bằng
cách lựa chọn và hoạt hoá các tế bào lympho của một clone đặc hiệu với nó (Hình
7). Ngày nay chúng ta đã hiểu
được tính đặc hiệu và tính đa
dạng của các tế bào lympho
được hình thành như thế nào.
Hình 7. Thuyết chọn lọc clone
Trí nhớ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch tạo ra
các đáp ứng miễn dịch mạnh
hơn và hiệu quả hơn khi được
tiếp xúc lặp đi lặp lại với cùng
một kháng nguyên. Đáp ứng với lần tiếp xúc đầu tiên được gọi là đáp ứng kỳ
đầu (primary response) do các tế bào lympho “trinh nữ” (naive lymphocyte) lần đầu
tiên tiếp xúc với kháng nguyên thực hiện. Thuật ngữ tế bào lympho “trinh nữ” nhằm


mô tả các tế bào này về phương diện miễn dịch hãy còn non nớt, trước đó chúng
chưa hề tiếp xúc hoặc đáp ứng với các kháng nguyên. Những lần sau khi cơ thể tiếp
xúc với cùng kháng nguyên đó sẽ tạo ra được đáp ứng được gọi là đáp ứng kỳ
sau (kỳ hai - secondary response, kỳ ba - tertiary response…), đáp ứng này thường
xuất hiện nhanh hơn, với cường độ mạnh hơn và hiệu quả hơn so với đáp ứng kỳ
đầu. Đáp ứng kỳ sau là kết quả của sự hoạt hoá các tế bào lympho mang trí nhớ
miễn dịch (memory lymphocyte) là các tế bào được tạo ra trong đáp ứng kỳ đầu và
có đời sống rất dài nên chúng tồn tại cho đến những lần đáp ứng sau. Trí nhớ miễn
dịch giúp tối ưu hoá khả năng của hệ thống miễn dịch chống lại các nhiễm trùng
kéo dài và tái phát vì mỗi lần tiếp xúc với một vi sinh vật lại tạo ra nhiều tế bào

mang trí nhớ miễn dịch hơn đồng thời lại hoạt hoá các tế bào mang trí nhớ miễn
dịch đã được tạo ra trước đó. Trí nhớ miễn dịch cũng là một trong những nguyên
nhân tại sao vaccine có thể tạo ra được khả năng bảo vệ chống nhiễm trùng lâu bền.
Các đáp ứng miễn dịch còn có những đặc điểm quan trọng khác về chức năng,
có tính chuyên biệt, tức là các đáp ứng khác nhau được tạo ra để chống lại một cách
tốt nhất đối với các loại vi sinh vật khác nhau. Hệ thống miễn dịch có khả năng
chống lại rất nhiều loại vi sinh vật khác nhau cũng như các kháng nguyên ngoại lai
khác nhưng thường thì lại không phản ứng với những chất có tính kháng nguyên
tiềm tàng của cơ thể còn gọi là các kháng nguyên của bản thân hay kháng nguyên tự
thân (self antigen). Tất cả các đáp ứng miễn dịch đều được tự giới hạn và sau đó
thoái trào khi nhiễm trùng đã được loại bỏ, cho phép hệ thống miễn dịch trở về
trạng thái nghỉ để chuẩn bị cho
đáp ứng chống lại những nhiễm
trùng khác. Rất nhiều nghiên
cứu trong lĩnh vực miễn dịch
học đã được dành cho việc tìm
hiểu các cơ chế tạo nên những
đặc điểm trên của các đáp ứng
miễn dịch thích ứng.
Hình 8. Các pha của đáp ứng
miễn dịch thích ứng


Các đáp ứng miễn dịch bao gồm chuỗi các pha kế tiếp nhau từ nhận diện
kháng nguyên, hoạt hoá các tế bào lympho, loại bỏ kháng nguyên, thoái trào, và trí
nhớ miễn dịch. Mỗi pha tương ứng với những phản ứng đặc trưng của các tế bào
lympho và các thành phần khác của hệ thống miễn dịch. Trong pha nhận diện kháng
nguyên, các tế bào lympho đặc hiệu kháng nguyên nhưng chưa từng tiếp xúc với
kháng nguyên sẽ khu trú và nhận diện các kháng nguyên của vi sinh vật. Tiếp theo
đó là pha hoạt hoá của các tế bào lympho, pha này đòi hỏi phải có ít nhất là hai loại

tín hiệu (Hình 8).
Hình 9. Hai tín hiệu cần thiết để
hoạt hoá tế bào lympho
Tín hiệu thứ nhất đó là sự
gắn của kháng nguyên vào các thụ
thể của tế bào lympho dành cho
kháng nguyên. Tín hiệu này cần
có để khởi động các đáp ứng miễn
dịch. Ngoài ra cần có các tín hiệu
khác (gọi chung là tín hiệu thứ
hai), do chính các vi sinh vật cung cấp và do các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh cung
cấp, có vài trò cần thiết để hoạt hoá các tế bào lympho trong các đáp ứng miễn dịch
kỳ đầu. Yêu cầu cần có tín hiệu thứ hai do vi sinh vật cung cấp để bảo đảm cho các
đáp ứng miễn dịch thích ứng được tạo ra đích thực là do các vi sinh vật chứ không
phải do các kháng nguyên vô hại không có nguồn gốc từ các vi sinh vật. Trong pha
hoạt hoá, các clone tế bào lympho đã tiếp xúc với kháng nguyên sẽ nhân lên nhanh
chóng do các tế bào phân bào tạo ra một số lượng lớn các tế bào con cháu. Quá
trình này được gọi là nhân rộng clone (clonal expansion). Một số tế bào lympho biệt
hoá từ các tế bào “trinh nữ” thành các tế bào lympho thực hiện (efector lymphocyte)
là các tế bào tạo ra các chất có tác dụng loại bỏ kháng nguyên. Ví dụ như các tế bào
lympho B biệt hoá thành các tế bào thực hiện chế tiết kháng thể, một số tế bào
lympho T biệt hoá thành các tế bào thực hiện có khả năng giết các tế bào của túc
chủ đã bị nhiễm vi sinh vật. Các tế bào thực hiện và các sản phẩm do chúng tạo ra
có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật. Quá trình này thường có thêm cả hỗ trợ từ các
thành phần của miễn dịch bẩm sinh. Pha loại bỏ kháng nguyên này còn được gọi là


pha thực hiện. Một khi nhiễm trùng đã được loại bỏ, yếu tố kích thích hoạt hoá tế
bào lympho cũng được loại bỏ. Kết quả là hầu hết các tế bào đã được hoạt hoá bởi
các kháng nguyên sẽ chết theo một qui trình chết tế bào có kiểm soát hay còn gọi là

chết tế bào theo chương trình (programmed cell death hay apoptosis). Các tế bào
chết sẽ nhanh chóng được dọn sạch bởi các tế bào làm nhiệm vụ thực bào mà không
gây ra các phản ứng nguy hại nào. Sau khi đáp ứng miễn dịch đã thoái trào thì các tế
bào còn lại sau đáp ứng đó là các tế bào lympho mang trí nhớ miễn dịch. Các tế bào
này có thể tồn tại ở trạng thái nghỉ ngơi trong thời gian hàng tháng thậm chí hàng
năm và chúng có khả năng phản ứng nhanh chóng trước sự tái xuất hiện của vi sinh
vật.
1.3. Lịch sử phát triển của miễn dịch học
Khái niệm về miễn dịch đã có từ rất lâu, từ thời thượng cổ khi chưa biết gì
về miễn dịch, con người đã biết áp dụng miễn dịch để chữa bệnh và ngăn ngừa dịch
bệnh.
Lúc đầu từ miễn dịch (immunitas) có nguồn gốc từ tiếng Latin có nghĩa là
được miễn thuế, miễn “dịch” nào đó chứ chưa phải là từ của y học, sau đó từ này
được sử dụng trong lĩnh vực ngoại giao như quyền được miễn nộp thuế, quyền được
xuất nhập cảnh.
Bên cạnh đó, các nhà y học cũng có nhận xét là ở một số người sau khi bị mắc
bệnh và thoát chết qua một đợt “dịch” nào đó (bệnh tả, sởi, thương hàn, đậu mùa...)
thì ít khi bị mắc bệnh lại và có khi không bao giờ mắc bệnh lại. Vì vậy các nhà y
học đã sử dụng từ miễn dịch hay được quyền miễn dịch để chỉ hiện tượng này.
Kể từ năm 1881, sau khi Louis Pasteur sản xuất được vắc xin phòng bệnh toi
gà (tụ huyết trùng gia cầm) thì miễn dịch học mới được phát triển một cách đáng kể
và cũng ngay năm đó một môn khoa học mới được ra đời, đó chính là môn miễn
dịch học (Immunology). Nhưng vào lúc đó những hiểu biết về miễn dịch chỉ hạn
chế ở khả năng miễn dịch (sức đề kháng) của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm
trùng (vi sinh vật và độc tố của chúng). Đến năm 1900, Lansteiner đã phát hiện ra
kháng thể chống lại nhóm máu và sáng lập nên môn huyết học miễn dịch; Charles
R. Richet (1902) phát hiện ra hiện tượng phản vệ (anaphylaxy), Fiosinger (1905)
phát hện ra kháng thể chống lại tổ chức của chính mình. Từ năm 1914 - 1918 người
ta phát hiện ra miễn dịch ghép và thải ghép. Năm 1943, Lansteiner đã hệ thống lại



và chia miễn dịch thành hai loại: miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Năm
1958, Medewar đã tìm ra hiện tượng dung nạp miễn dịch và khoảng 30 năm trở
lại đây có rất nhiều công trình về miễn dịch đã được nghiên cứu.
Miễn dịch có 2 mặt, mặt có lợi là loại trừ được các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ
thể sinh vật, ngược lại đôi khi nó làm xuất hiện các bệnh lý miễn dịch: dị ứng, sốc
phản vệ (anaphylaxie), tự miễn, loại thải ghép.
Có thể chia lịch sử phát triển của miễn dịch học thành 5 thời kỳ lớn như sau:
1.3.1. Thời kỳ vắc xin
Trong giai đoạn 1879 – 1881, Louis Pasteur lần đầu tiên đã nghiên cứu và chế
thành công 3 loại vắc xin: Tụ huyết trùng gia cầm, nhiệt thán và dại. Roux và Yersina
tạo được vắc xin chống độc tố bạch hầu. Những phát minh này mở ra một thời kỳ
mới về nghiên cứu và chế tạo các loại chế phẩm sinh học để tiêm chủng phòng ngừa
các bệnh truyền nhiễm ở người và vật nuôi.
1.3.2. Thời kỳ huyết thanh học
Năm 1890, Biehring và Kitasato tìm ra kháng độc tố, từ đó việc tìm hiểu về các
yếu tố miễn dịch dịch thể... đáp ứng miễn dịch được tập trung nghiên cứu.
Năm 1896, Bruber phát hiện phản ứng ngưng kết.
Năm 1897, Ehrlich đề xuất vấn đề miễn dịch kháng độc tố.
Năm 1898, Bordet phát hiện ra bổ thể.
Việc phát hiện kháng thể dịch thể đã dẫn đến việc dùng kháng thể dịch thể
(kháng huyết thanh) để chẩn đoán và điều trị bệnh.
1.3.3. Thời kỳ hóa miễn dịch
Hoá miễn dịch là sử dụng kỹ thuật hoá học vào việc phân tích kháng nguyên,
kháng thể.
Năm 1901 Landsteiner phát hiện ra kháng nguyên nhóm máu. Cũng chính tác
giả này vào năm 1917 phát hiện ra những chất có trọng lượng phân tử nhỏ nhưng vẫn có
tính kháng nguyên (Hapten), phát hiện này đã thúc đẩy hoá miễn dịch phát triển mạnh.
Năm 1929 Heidelberger đề xuất phương pháp thanh lọc định lượng.
Năm 1938 Kabat dùng điện di để phân tách các thành phần của huyết thanh

và xác định kháng thể dịch thể nằm ở vùng globulin.
Năm 1942, Coons sáng tạo ra phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
Năm 1953, Grabat đặt ra phương pháp miễn dịch điện di.


Năm 1957, Isacs trình bày các công trình về Interferon.
Năm 1958, Porter và Edelman mô tả cấu trúc phân tử của kháng thể dịch thể.
1.3.4. Thời kỳ miễn dịch tế bào
Thời kỳ này khởi đầu sự phát hiện của Metchnikoff với hiện tượng thực bào
năm 1884. Năm 1890, Koch giải thích hiện tượng Koch và phản ứng quá mẫn cảm
trong đó chủ yếu là sự hoạt động của các tế bào dạng lympho. Đây là những phát
hiện rất sớm về đáp ứng miễn dịch tế bào nhưng phải đến năm 1941, Cooms bằng
kỹ thuật IF (Immuno-Fluorescent test- miễn dịch huỳnh quang), mới phát hiện ra
kháng nguyên và kháng thể tế bào. Từ đây những nghiên cứu về miễn dịch tế bào
mới thu được những thành tựu đáng kể.
Năm 1959, Gowanh phát hiện ra vai trò của lympho bào trong đáp ứng miễn
dịch của cơ thể.
1.3.5. Thời kỳ điều hoà miễn dịch và sự hợp tác giữa các dòng tế bào lympho B và
lympho T
Năm 1962, Warner chứng minh vai trò của túi Fabricius và tuyến ức trong hoạt
động miễn dịch.
Năm 1968, Good và Cooper nêu giả thuyết nói rằng phụ trách 2 hệ miễn dịch
là do 2 cơ quan lympho khác nhau: Tuyến ức điều khiển hoạt động miễn dịch tế bào
và túi Fabricius điều khiển miễn dịch thể dịch.
Năm 1969, Roitl nghiên cứu chức năng của các nhóm lympho bào và đặt tên
nhóm tế bào T và nhóm tế bào B. Từ đó mở ra những hiểu biết mới về tế bào trong
phản ứng miễn dịch. Có thể nói sự phát triển như vũ bão của miễn dịch học trong
mấy chục năm gần đây đã góp phần thay đổi nền sinh học hiện đại và miễn dịch học
thật sự trở thành một ngành khoa học căn bản, không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực
của khoa học hiện đại.

1.4. Phân loại trạng thái miễn dịch
Tuỳ theo tính chất, nguồn gốc khác nhau của kháng thể (dịch thể và tế bào)
hoặc kháng nguyên tác động mà người ta phân loại miễn dịch như sau:
1.4.1. Phân loại theo nguồn gốc
Miễn dịch chủ động
Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể sinh vật do bộ máy miễn dịch của
chính cơ thể đó sản sinh ra sau khi được kháng nguyên kích thích, loại miễn dịch


này được chia làm 2 loại:
Miễn dịch chủ động tự nhiên: do cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên một
cách ngẫu nhiên trong quá trình sống: như tiếp xúc với vi khuẩn như E. coli,
Salmonella, hay virus như Arterivirus, Birnavirus, Pestivirrus…
Miễn dịch chủ động nhân tạo: Khi kháng nguyên được chủ động đưa vào cơ
thể gia súc như tiêm phòng vắc xin dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng…
Miễn dịch thụ động
Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể có được nhờ vào các kháng thể được
truyền từ bên ngoài vào, không phải do cơ thể tự sản sinh ra. Có 2 loại:
Miễn dịch thụ động tự nhiên: Miễn dịch được truyền một cách tự nhiên từ
cơ thể này sang cơ thể khác, ví dụ như mẹ truyền kháng thể cho con qua nhau thai
(IgG), qua sữa đầu, qua lòng đỏ trứng ở gia cầm (IgY).
Miễn dịch thụ động nhân tạo: kháng thể được chủ động truyền từ cơ thể này
sang cơ thể khác, ví dụ như tiêm truyền kháng huyết thanh (antiserum), kháng độc
tố (antitoxin).

Hình 10. Sơ đồ phân loại
trạng thái miễn dịch đặc
hiệu

1.4.2. Phân loại theo hiện diện của mầm bệnh trong cơ thể

Miễn dịch vô trùng
Trạng thái miễn dịch của cơ thể hình thành, đồng thời cũng không còn sự tồn
tại của mầm bệnh trong cơ thể. Đây là trạng thái miễn dịch chủ yếu, hay gặp của


hầu hết các sinh vật (Bệnh dại).
Miễn dịch mang trùng
Khi cơ thể được miễn dịch nhưng vẫn còn sự hiện diện của mầm bệnh với
số lượng ít, có độc lực thấp hoặc mầm bệnh chỉ khu trú ở một số cơ quan nhất
định (Bệnh lở mồm long móng).
Trong trường hợp này, mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể cùng ở trong
một trạng thái sinh lý tương đối cân bằng đồng thời với sự tồn tại của trạng thái
miễn dịch.
Khi trạng thái cân bằng này bị phá vỡ (khi không còn vi trùng, hoặc cơ thể
động vật bị tiêu diệt…), trạng thái miễn dịch cũng sẽ mất đi. Điều này có nghĩa khi
mầm bệnh không còn, thì đồng thời cơ thể cũng mất đi tính miễn dịch. Ví dụ miễn
dịch trong bệnh lao, miễn dịch của một số bệnh ký sinh trùng…
1.4.3. Phân loại theo đối tượng, tính chất mầm bệnh
Theo cách này, phân loại thanh 5 trạng thái miễn dịch:
Miễn dịch chống virus.
Miễn dịch chống vi khuẩn.
Miễn dịch chống nấm.
Miễn dịch chống ký sinh trùng.
Miễn dịch chống độc tố (các sản phẩm độc của vi sinh vật gây bệnh).
Miễn dịch chống vi khuẩn
Đặc điểm của loại miễn dịch này là không mạnh, không bền, phải định kỳ 6
tháng hoặc 1 năm tiêm vắc xin “nhắc lại”.
Miễn dịch chống virus
Đặc điểm của loại miễn dịch này là hình thành nhanh, mạnh và bền vững.
Một số loại miễn dịch có thể tồn tại suốt đời như m i ễ n d ị c h ( d o vắc xin)

phòng bệnh dịch tả trâu bò, bệnh đậu ở người... Ngoài ra, miễn dịch chống virus
còn làm xuất hiện hiện tượng cản nhiễm giữa các virus (Interferons - IFNs).
Miễn dịch chống độc tố
Đặc điểm của loại miễn dịch này là chỉ chống lại độc tố mà không chống lại
mầm bệnh sinh độc tố đó.
Miễn dịch chống các tế bào và mô lạ
Đặc điểm của loại miễn dịch này là có thể xuất hiện rất nhanh chóng (quá


mẫn) hoặc chậm hơn (bệnh huyết thanh). Ví dụ miễn dịch loại thải mảnh ghép dị
gen; sốc phản vệ (anaphylaxy).
1.4.4. Căn cứ vào tính chất đặc hiệu hoặc không đặc hiệu
Theo cách này, trạng thái miễn dịch được chia làm 2 loại:
Miễn dịch không đặc hiệu: Trong cơ thể luôn có trạng thái miễn dịch này, đó
chính là sức đề kháng tự nhiên của cơ thể động vật.
Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch được hình thành trong một thời gian nhất
định, sau khi bị một tác nhân kích thích, do cơ thể chủ động tạo ra và chỉ phản ứng
duy nhất với tác nhân đó nếu nó tiếp tục xuất hiện vào những lần sau. Trong quá
trình này cơ thể có những biễn đổi nhất định để hình thành trạng thái miễn dịch.
Miễn dịch đặc hiệu có thể là dịch thể, cũng có thể là miễn dịch tế bào.
1.5. Ứng dụng của miễn dịch học
Miễn dịch học có vai trò rất to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng cơ
chế bảo vệ của cơ thể - đặc biệt là cơ chế miễn dịch chống nhiễm trùng. Cụ thể là
nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với các kháng nguyên; tác động vào cơ chế
miễn dịch trong việc ghép các cơ quan, phủ tạng (ghép tạng); lập hồ sơ cá thể và
nhóm cá thể; sản xuất các loại chế phẩm miễn dịch, thuốc y công nghệ hiện đại;
nghiên cứu sự đáp ứng miễn dịch đối với các kháng nguyên mới có thể gặp trong
tương lai.
Miễn dịch học có rất nhiều ứng dụng to lớn trong thực tiễn:
Trong phòng bệnh: Thông qua các phương pháp tiêm phòng vắc xin, chú

trọng vệ sinh phòng bệnh đối với thức ăn, nước uống.
Trong điều trị bệnh: Sử dụng kháng huyết thanh (liệu pháp huyết thanh),
ghép các cơ quan, phủ tạng; truyền máu; điều trị trong các hiện tượng bệnh lý
miễn dịch (shock, dị ứng, dung nạp miễn dịch…).
Trong huyết học, truyền máu: Trong nghiên cứu chẩn đoán và điều trị bệnh
máu có sử dụng nhiều kỹ thuật dựa trên nguyên lý của miễn dịch cơ bản như:
Xác định dấu ấn màng tế bào: Là các kháng nguyên đặc trưng được thể hiện
trên màng tế bào để xác định các quần thể tế bào gốc mang dấu ấn CD34 và các dấu
ấn khác;
Xác định các dưới nhóm tế bào miễn dịch lympho T, lympho B, NK...
Xác định các quần thể tế bào bệnh lý mang các kháng nguyên đặc trưng


Xác định các kháng thể: giúp chẩn đoán một số bệnh lý, sử dụng phương pháp
ngưng kết, miễn dịch gắn enzym (ELISA), gắn huỳnh quang hoặc phóng xạ...
Tìm kháng thể kháng tiểu cầu trong chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu vô
căn.
Tìm kháng thể tự miễn kháng hồng cầu bằng thử nghiệm ngưng kết với kháng
globulin người trực tiếp và gián tiếp.
Sử dụng vai trò của bổ thể: xác định hiện tượng tế bào bị ly giải do phản ứng
kháng nguyên-kháng thể đặc hiệu: nhuộm tế bào chết bằng dung dịch xanh trypan,
hiện tượng ly giải tế bào lympho trong kỹ thuật vi độc tế bào...
Đánh giá khả năng thực bào của bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào.
Định lượng kháng thể: Chẩn đoán bệnh lý dòng tương bào, đánh giá đáp ứng
miễn dịch dịch thể.
Điện di miễn dịch trong chẩn đoán bệnh lý dòng tương bào.
Nhuộm hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán bệnh lý mô lymphô và ưng thư
khác.
Nguyên lý miễn dịch ứng dụng trong các thiết bị xét nghiệm: Máy đông máu
tự động, máy đếm tế bào tự động...

Trong điều trị bệnh máu: Một số kháng thể đơn dòng đã được ứng dụng để
điều trị nhắm đích các quần thể tế bào ung thư (kháng thể chống kháng nguyên
CD20: rituximab, kháng thể chống CD52: alemtuzumab...).
Chẩn đoán và theo dõi điều trị một số bệnh lý khác có vai trò của cơ chế miễn
dịch: suy tủy xương, xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu hụt miễn dịch, bệnh hệ thống...
Ứng dụng các nguyên lý miễn dịch học cơ bản rất phổ biến trong truyền máu.
Rất nhiều các kỹ thuật miễn dịch hiện đang được tiến hành thường quy trong công
tác đảm bảo an toàn truyền máu.
Định nhóm hồng cầu: vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản về kháng nguyên nhóm
hồng cầu và kháng thể có mặt trong huyết thanh.
Phản ứng ngưng kết trên phiến đá, phiến kính.
Phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm.
Phản ứng ngưng kết trong môi trường gel.
Phản ứng chéo truyền máu: sử dụng nguyên lý ngưng kết tương tự như với
định nhóm hồng cầu.


Xác định và định danh kháng thể bất thường: xác định sự có mặt và định danh
kháng thể xuất hiện trong huyết thanh người nhận hoặc đi khi ở người cho máu.
Sàng lọc một số bệnh lây truyền qua truyền máu: sử dụng kỹ thuật ngưng kết
hoặc miễn dịch gắn enzym (ELISA).
Hiệu giá kháng thể: sử dụng kỹ thuật ngưng kết.
Xác định nhóm kháng nguyên bạch cầu, tiểu cầu: Sử kỹ thuật vi độc tế bào, kỹ
thuật ngưng kết hoặc ELISA.
Trong chẩn đoán và phòng trị bệnh: Bằng cách sử dụng các phản ứng huyết
thanh học theo nguyên lý phản ứng dị ứng tại chỗ, hoặc để điều chế một số loại vắc
xin tại chỗ (autovaccine).
Trong pháp y: Nghiên cứu về nhóm máu, DNA…
Trong nghiên cứu cơ bản.
1.6. Các rối loạn của hệ thống miễn dịch

1.6.1. Các chứng bệnh về dị ứng
Các dạng bệnh phổ biến nhất về dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch đáp ứng lại
một báo động giả. Đối với cá nhân bị dị ứng, một chất thường không gây hại như
phấn cỏ hoặc bụi nhà dễ bị hiểu lầm là một mối đe dọa và sẽ bị tấn công.
Các trường hợp dị ứng, chẳng hạn như dị ứng phấn hoa, có liên quan đến
kháng thể có tên là IgE. Giống như các kháng thể khác, mỗi kháng thể IgE đều có
chức năng chuyên biệt; có kháng thể thì chống lại phấn cây sồi, còn kháng thể khác
thì chống lại cỏ phấn hương.

Hình 11. Quá trình hình
thành của chứng bệnh dị
ứng
Ragweed pollen: Phấn
hoa của cỏ phấn hương
B cell: Tế bào B
The

first

allergy-prone

time

the

person

runs

across an allergen such as ragweed: Người dễ bị dị ứng lần đầu tiên tiếp xúc với

một chất gây dị ứng như cỏ phấn hương.


×