Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Đỗ Phƣơng Linh

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG SINH THÁI
PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Đỗ Phƣơng Linh

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG SINH THÁI
PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hiệu

Hà Nội - Năm 2016




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận
tình cùng với những ý kiến định hướng quan trọng của PGS.TS. Nguyễn Hiệu. Tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Khoa Địa Lý, các thầy cô
giáo đào tạo Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn nhóm thành viên tham gia đề tài BĐKH-44 (Viện Kinh tế
và Quy hoạch Thủy sản - Bộ NN&PTNT), đặc biệt là NCS.Nguyễn Xuân Trịnh - Chủ
nhiệm đề tài và ThS.Nguyễn Ngọc Hân - Thư ký đề tài đã quan tâm, tạo điều kiện cho
tôi tham gia đề tài và sử dụng dữ liệu, kết quả nghiên cứu của đề tài để thực hiện luận
văn của tôi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người đã tạo mọi điều kiện về cả
vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Sự
quan tâm, động viên của gia đình đóng góp rất nhiều cho những gì tôi đạt được trong
thời gian qua.
Do điều kiện thời gian có hạn và các vấn đề khách quan nên luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
và các anh chị để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu
những ý kiến quý báu này.

Hà Nội, Tháng 01 năm 2016
Học viên

Đỗ Phƣơng Linh


MỤC LỤC

Danh mục viết tắt ........................................................................................................... iii
Danh mục hình................................................................................................................iv
Danh mục bảng ................................................................................................................v
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
5. Các kết quả và ý nghĩa của đề tài ........................................................................3
6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................3
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG SINH THÁI
PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ......................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận về phân vùng sinh thái ................................................................4
1.1.1. Cơ sở sinh thái học .........................................................................................4
1.1.2. Phân vùng sinh thái ........................................................................................7
1.2. Hệ thống nuôi trồng thủy sản ..........................................................................15
1.2.1.Cấu trúc hệ thống nuôi trồng thủy sản ..........................................................15
1.2.2. Một số đặc điểm chính ..................................................................................15
1.2.3. Các lĩnh vực và đối tượng nuôi trồng...........................................................16
1.3. Phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản.........................................17
1.3.1. Cách tiếp cận ................................................................................................ 17
1.3.2. Xác định, lựa chọn các tiêu chí ....................................................................18
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng
thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam .....................................................................19
1.4.1. Một số nghiên cứu phân vùng sinh thái và đánh giá thích nghi đất đai ......19
1.4.2. Tình hình nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản trên
thế giới và ở Việt Nam ............................................................................................20
1.5. Quan điểm và các phƣơng pháp nghiên cứu .................................................23
1.5.1. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................23
1.5.2. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................24

CHƢƠNG II. CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG
ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE ........................................30
2.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................30
2.2. Các nhân tố tự nhiên ........................................................................................30
2.2.1. Địa hình - địa mạo ........................................................................................30

i


2.2.2. Khí hậu .........................................................................................................33
2.2.3. Thủy - hải văn ...............................................................................................35
2.2.4. Thổ nhưỡng ...................................................................................................38
2.2.5. Tài nguyên thủy sản ......................................................................................41
2.2.7. Đánh giá chung ............................................................................................42
2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .............................................................................43
2.3.1. Dân cư và lao động ngành thủy sản .............................................................43
2.3.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản ..................................................44
2.3.3. Đường lối chính sách ...................................................................................46
2.3.4. Thị trường tiêu thụ ........................................................................................47
2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hệ sinh thái và hoạt động nuôi trồng
thủy sản ....................................................................................................................48
CHƢƠNG III. NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG SINH THÁI PHỤC VỤ NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN TẠI TỈNH BẾN TRE .............................................................53
3.1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bến Tre...........................................53
3.1.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản .......................................................................53
3.1.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản theo các đối tượng nuôi chủ lực ................54
3.1.3. Hiện trạng môi trường trong nuôi trồng thủy sản ........................................57
3.2. Phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bến Tre ............59
3.2.1. Nguồn dữ liệu ...............................................................................................59
3.2.2. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................60

3.2.3. Phân vùng sinh thái chung ...........................................................................61
3.2.4. Phân vùng sinh thái đối với tôm thẻ chân trắng tại huyện Thạnh Phú - Tỉnh
Bến Tre ...................................................................................................................76
3.3. Một số định hƣớng chung phát triển NTTS và các vùng sinh thái liên quan
...................................................................................................................................85
KẾT LUẬN ..................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88

ii


Danh mục viết tắt

AHP

Analytic

Hierarchy

Process

(phân tích thứ bậc)
BĐKH

Biến đổi khí hậu

DEM

Digital elevation model (Mô
hình số độ cao)


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GIS

Geography information system
(Hệ thông tin địa lý)

HST

Hệ sinh thái

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PTBV

Phát triển bền vững

PVST

Phân vùng sinh thái


iii


Danh mục hình
Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu .................................................................................. 2
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc thứ bậc ................................................................................... 27
Hình 1.2: Giao diện và các modul chức năng của phần mềm AQUA-GIS .................. 29
Hình 1.3: Tính toán trọng số theo AHP trong AQUA-GIS........................................... 29
Hình 2.1: Quá trình mực nước vào tháng 7/2014 tại trạm Bình Đại - Bến Tre ............ 37
Hình 2.2: Quá trình mực nước vào tháng 11/2014 tại trạm Bình Đại - Bến Tre .......... 38
Hình 3.1: Sơ đồ quy trìnhphân vùng sinh thái chung .................................................... 61
Hình 3.2: Các lớp thông tin ứng với các tiêu chí PVST ................................................ 64
Hình 3.3: Bản đồ các đơn vị tự nhiên sinh thái (vùng) tại tỉnh Bến Tre ....................... 65
Hình 3.4: Các band ảnh trong Landsat 8 ....................................................................... 68
Hình 3.5: Tổ hợp màu RGB trong ENVI ...................................................................... 69
Hình 3.6: Ảnh Landsat 8 thu chụp khu vực nghiên cứu................................................ 71
Hình 3.7: Công cụ editor và bảng thuộc tính trong ArcMap ........................................ 73
Hình 3.8: Bản đồ HTSDĐ tỉnh Bến Tre năm 2014 ....................................................... 74
Hình 3.9: Các loại hình sử dụng đất sau phân loại ........................................................ 74
Hình 3.10: Bản đồ các vùng sinh thái kết hợp với các loại hình sử dụng đất tại tỉnh
Bến Tre .......................................................................................................................... 75
Hình 3.11: Sơ đồ quy trìnhphân vùng sinh thái thích nghi cho đối tượng nuôi ............ 76
Hình 3.12: Các lớp thông tin tương ứng với các yếu tố ................................................ 81
Hình 3.13: Tính toán trọng số của 5 yếu tố đầu vào trong AQUA - GIS ..................... 83
Hình 3.14: Tích hợp và chồng ghép các lớp thông tin trong ArcGIS ........................... 83
Hình 3.15: Bản đồ phân vùng sinh thái thích nghi đối với tôm thẻ chân trắng tại
huyện Thạnh Phú ........................................................................................................... 84

iv



Danh mục bảng
Bảng 1.1: Các vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam [4] .......................................... 11
Bảng 1.2: Các nội dung và phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái [7] .................. 14
Bảng 1.3: Các nhóm nhiệm vụ trong đánh giá thích nghi sinh thái .............................. 14
Bảng 1.4: Các vùng sinh thái NTTS 8 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL [3] ........................ 22
Bảng 1.5: Phân loại mức độ ưu tiên tương đối của Saaty [8] ....................................... 28
Bảng 2.1: Diện tích tỉnh Bến Tre phân theo cao độ [5] ................................................ 31
Bảng 2.2: Đặc điểm các sông lớn của tỉnh Bến Tre ...................................................... 35
Bảng 2.3: Đặc điểm các loại đất mặn ở Bến Tre ........................................................... 39
Bảng 2.4: Tổng số và tỷ lệ lao động tham gia ngành thủy sản[1] ................................. 43
Bảng 3.1: Diễn biến diện tích NTTS tỉnh Bến Tre giai đoạn 2005 - 2010 ................... 53
Bảng 3.2: Chất lượng nước vùng nuôi trồng thủy sản ta ̣i Bế n Tre năm 2014 .............. 57
Bảng 3.3: Diện tích và chức năng các vùng sinh thái ................................................... 66
Bảng 3.4: Một số mẫu giải đoán ảnh vệ tinh bằng mắt ................................................. 72
Bảng 3.5: Phân cấp thích nghi các tiêu chí cho nuôi tôm thẻ chân trắng...................... 77
Bảng 3.6: Đánh giá của các chuyên gia cho các yếu tố ................................................ 82
Bảng 3.7: Trọng số của các yếu tố đầu vào ................................................................... 83
Bảng 3.8: Diện tích và tỷ lệ thích nghi cho từng yếu tố và thích nghi tổng thể cho
nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Thạnh Phú ............................................................... 84

v


vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Bến Tre thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để

phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày
đặc, nguồn cung cấp nước ngọt, phù sa dồi dào, các loài thủy sinh nước ngọt từ hai
nhánh sông Tiền và sông Hậu thuộc hệ thống sông Mekong; tiếp giáp Biển Đông với
chiều dài đường bờ biển khoảng 65 km tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát
triển các giống loài thủy sản, góp phần hình thành hệ sinh thái đa dạng, phong phú.
Nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh phát triển với các hình thức nuôi và tập trung 5 đối
tượng nuôi chủ yếu: tôm sú, tôm chân trắng, nghêu, cá tra và tôm càng xanh, trong
đó diện tích nuôi tôm sú là lớn nhất. Tuy nhiên, quá trình phát triển tự phát hoặc theo
quy hoạch nhưng không có cơ sở khoa học đã gây ra sự mất cân bằng sinh thái, làm
suy thoái và ô nhiễm môi trường, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội. Bên cạnh
đó, các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan đang có dấu hiệu gia tăng, gây hậu
quả nghiêm trọng đối với các vùng NTTS, ảnh hưởng đến hệ sinh thái ngập nước và
các loài thủy sinh.
Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở Bến Tre chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp,
trong khi lĩnh vực NTTS ít được quan tâm hơn. Nhằm khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên vùng NTTS ở Bến Tre một cách hợp lý và bền vững, cần nghiên
cứu phân vùng sinh thái cho khu vực trên cơ sở các yếu tố tự nhiên và môi trường.
Sau khi phân tích, đánh giá các lớp dữ liệu đầu vào ứng với các tiêu chí được lựa
chọn theo phương pháp GIS và AHP, có thể tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu phân
vùng sinh thái phục vụ NTTS, từ đó, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, định hướng
chính sách phát triển trong lĩnh vực NTTS ở quy mô địa phương.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, đề tài luận văn Nghiên cứu phân vùng sinh
thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bến Tre được lựa chọn nghiên cứu.Những
nghiên cứu phân vùng sinh thái đối với lĩnh vực NTTS thường dựa vào các yếu tố
chất lượng đất, nước, khí hậu và quy các yếu tố này như đặc tính vật lý mang tính
chất “tĩnh” - không biến đổi của khu vực; trong khi đó, đặc tính sinh thái của khu vực
Bến Tre biến đổi theo mùa và mang tính chất “động” tạo nên vùng sinh thái đặc thù.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục tiêu: Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho
phân vùng sinh thái phục vụ NTTS tại tỉnh Bến Tre bằng phương pháp GIS và phân


1


tích thứ bậc (AHP) hướng tới phát triển bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về phân vùng sinh thái và phân vùng sinh thái phục
vụ NTTS.
- Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến NTTS tại Bến Tre.
- Phân tích, đánh giá kết quả phân vùng sinh thái, phân cấp thích nghi sinh thái
đối với đối tượng nuôi được chọn tại vùng nghiên cứu mẫu làm cơ sở cho công tác
quy hoạch.
4. Phạm vi nghiên cứu

Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nằm về phía Đông Bắc
đồng bằng sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao và do phù sa của 4 nhánh
sông lớn thuộc hệ thống sông Mekong (gồm sông Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và
Cổ Chiên) bồi tụ nên. Về tọa độ địa lý, Bến Tre nằm trong giới hạn từ 9°48’ đến
10°20’ vĩ độ Bắc, từ 105°57’ đến 106°48’ kinh độ Đông. Tổng diện tích toàn tỉnh
khoảng 2.315 km2 với hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu tác động mạnh của thủy
triều.
2


5. Các kết quả và ý nghĩa của đề tài
a. Các kết quả đạt được
- Bản đồ phân vùng sinh thái phục vụ NTTS khu vực nghiên cứu dựa trên các
lớp thông tin thể hiện các tiêu chí đã được lựa chọn.

- Bản đồ phân vùng sinh thái thích nghi một đối tượng nuôi cụ thể tại khu vực
nghiên cứu mẫu dựa trên các lớp thông tin thể hiện các tiêu chí tương ứng với các
trọng số được phân tích, tính toán bằng phương pháp AHP.
- Đề xuất một số định hướng chung phát triển NTTS và các vùng sinh thái liên
quan trên địa bàn nghiên cứu.
b. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận
trong nghiên cứu phân vùng sinh thái, lựa chọn các tiêu chí phân vùng phục vụ
NTTS; ứng dụng phương pháp GIS và AHP trong nghiên cứu phân vùng.
- Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp trực quan bản đồ phân vùng sinh thái trong NTTS
và phân cấp thích nghi sinh thái tại khu vực nghiên cứu mẫu, hỗ trợ công tác quản lý,
quy hoạch và ra quyết định.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan cơ sở lý luận về phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng
thủy sản.
Chương II: Các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy
sản tại tỉnh Bến Tre.
Chương III: Nghiên cứu phân vùng sinh thái phục vụ nuôi trồng thủy sản tại
tỉnh Bến Tre.

3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG SINH THÁI
PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1.1. Cơ sở lý luận về phân vùng sinh thái
1.1.1. Cơ sở sinh thái học
1.1.1.1. Các quy luật sinh thái học
Các quy luật này thể hiện mối liên hệ khách quan, tất yếu, bản chất, phổ biến

được lặp đi lặp lại giữa các hiện tượng, đối tượng nghiên cứu của sinh thái học trong
tự nhiên.
(1) Quy luật giới hạn sinh thái
Theo Shelford (1911): “Đối với mỗi nhân tố sinh thái, sinh vật chỉ thích ứng với
một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các nhân tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay
giảm cường độ tác động của nhân tố sinh thái ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ
tác động đến khả năng sống của sinh vật. Khi cường độ tác động vượt qua ngưỡng cao
nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại
được” (dẫn theo Nguyễn An Thịnh, 2011) [6].
Mỗi loài có một giới hạn đặc trưng về một nhân tố sinh thái nhất định. Các loài
khác nhau có ngưỡng sinh thái và điểm cực thuận (điểm mà tại đó sinh vật phát triển
tốt nhất) khác nhau. Trong cùng một loài, ngưỡng sinh thái và điểm cực thuận phụ
thuộc vào các yếu tố như tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể của cá thể.
(2) Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
Phát biểu quy luật: “Trong mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi trường,
không những các nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên sinh vật, mà ngược lại,
các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái của môi trường, làm thay đổi
tính chất của các nhân tố sinh thái đó”.
Những nội dung chính của quy luật:
- Môi trường tác động thường xuyên lên cơ thể sinh vật làm chúng không ngừng
biến đổi, ngược lại, sinh vật cũng có tác động qua lại làm cải biến môi trường và có
thể làm thay đổi cả tính chất của một nhân tố sinh thái nào đó. Ví dụ, trồng mới và bảo
vệ rừng cải thiện đáng kể những điều kiện sinh thái, cải thiện nguồn nước, tăng độ phì
đất và làm giàu khu hệ động thực vật của vùng.
- Trong tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường, các nhân tố sinh thái có thể
tác dụng bổ sung cho nhau (bù trừ) nhưng không thay thế cho nhau được.

4



(3) Quy luật tác động tổng hợp các nhân tố sinh thái
Phát biểu quy luật: “Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái có tác động qua
lại, thể hiện ở sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi của các nhân tố
khác. Tất cả các nhân tố gắn bó với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái tác động lên
sinh vật”.
Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái yêu cầu nghiên cứu một vấn
đề cần phải tính đến những khâu đồng bộ liên quan hay nói cách khác tổng quát hơn là
phải nhìn hiện tượng và giải thích trên cơ sở tổng hợp nhiều mặt cùng một lúc. Đây
cũng là cơ sở xuất phát của quan điểm hệ thống sinh thái ngày nay.
1.1.1.2. Thuyết quy mô và thuyết thứ bậc
(1) Thuyết quy mô
Theo Turner (2001): “Quy mô là phạm vi không gian và thời gian của một hệ
thống hoặc một quá trình xác định động lực và đặc trưng của một hệ thống”.
Địa lý học sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau chỉ quy mô không gian: diện tích
lãnh thổ hoặc quy mô lãnh thổ; tỷ lệ bản đồ hoặc tỷ lệ ảnh. Khi tăng quy mô không
gian nghiên cứu sẽ xuất hiện thêm các yếu tố mới, dẫn tới tăng tính bất đồng nhất của
lãnh thổ. Thay đổi độ phân giải không gian và thời gian nhỏ nhất sẽ dẫn tới thay đổi
các thành phần, tương tác và động lực.
Nghiên cứu ở quy mô lớn có ưu thế về mức độ khái quát cao, trong khi đó
nghiên cứu ở quy mô nhỏ có ưu thế về mức độ chi tiết. Điều này cung cấp một cái
nhìn tổng thể đối với cấu trúc hoặc quá trình được quan trắc. Có thể hiểu quy mô là
phạm vi không gian hoặc thời gian của một đối tượng hoặc một quá trình, khác nhau
phụ thuộc vào cấp tổ chức. Thuyết quy mô “nghiên cứu quy luật biến đổi của các đối
tượng hoặc các quá trình khi thay đổi quy mô thời gian và không gian”. Đặc điểm sắp
xếp không gian của các yếu tố khác nhau theo các quy mô không gian và thời gian
khác nhau, do đó, ảnh hưởng tới đặc điểm phân bố, tương tác và thích nghi của các
cấp tổ chức sinh vật.
(2) Thuyết thứ bậc
Thuyết này còn được gọi là “thuyết về tính chất thứ bậc của các hệ thống không
gian”. Tính thứ bậc xảy ra khách quan trong các hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội.

Nội dung của thuyết đề cập tới “các bậc tổ chức của các hệ thống ở các quy mô không
- thời gian khác nhau và cơ chế phân chia các hệ thống phức tạp thành các cấp tổ
chức”.

5


Các hệ thống sinh thái với bản chất phức tạp và đa quy mô, được tổ chức theo
các quy mô không gian và thời gian khác nhau (thường được biểu diễn trên hệ tọa độ
không - thời gian). C.Troll (1963) cho rằng “quan hệ hệ thống phức tạp giữa các quần
xã sinh vật với môi trường của chúng được thể hiện trong một hệ thống phân loại
không gian tự nhiên có thứ bậc” (dẫn theo Nguyễn An Thịnh, 2011) [6]. Điều này dẫn
tới tiên đề quan trọng về tính thứ bậc của hệ thống phân loại không gian tự nhiên.
Những hệ thống phức hợp bao gồm một loạt các hiện tượng sinh thái diễn ra,
trong đó mỗi quá trình có những đặc trưng về quy mô không - thời gian riêng biệt. Sự
phân cấp thích hợp để xem xét các tập hợp của những hiện tượng xảy ra tại một số
quy mô không gian và thời gian.
Thuyết quy mô và thuyết thứ bậc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: “Quy mô
biểu thị đặc trưng không - thời gian của một đối tượng hoặc một quá trình”. Điều này
khác nhau đối với các quy mô và các cấp phân vị khác nhau. Đối tượng hoặc quá trình
xảy ra ở quy mô lớn, thời gian dài thường được xếp vào cấp phân vị trên. Ngược lại,
đối tượng hoặc quá trình xảy ra ở quy mô nhỏ, khoảng thời gian ngắn thường được
xếp vào cấp phân vị dưới.
1.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình hệ sinh thái
(1) Tính bất đồng nhất không gian
Các nghiên cứu quá trình HST nhấn mạnh vào nguyên nhân và hệ quả của tính
bất đồng nhất không gian tới tốc độ của quá trình, ảnh hưởng của vị trí lãnh thổ tới các
quá trình HST; sự di động theo chiều ngang của vật chất (ví dụ nước, chất dinh dưỡng,
trầm tích) và cơ chế ảnh hưởng của cấu trúc và biến đổi lãnh thổ tới sự di động này.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để nghiên cứu các quá trình HST. Trong

quá trình nghiên cứu, điều quan trọng nhất là xác định được các quá trình hệ thống
tích hợp trong các khu vực bất đồng nhất (Rastetter, 1992) (dẫn theo Nguyễn An
Thịnh, 2011) [6]. Cụ thể là phát triển các phương pháp tích hợp các nghiên cứu quá
trình HST xảy ra riêng rẽ ở quy mô HST được thực hiện bằng thí nghiệm hoặc thực
nghiệm.
(2) Quy mô lãnh thổ
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của tính bất đồng nhất hoặc cấu trúc không gian
tới các quá trình HST được thực hiện ở nhiều quy mô không gian khác nhau:
- Đặc điểm bất đồng nhau ở quy mô nhỏ: hầu hết các nghiên cứu đều tập trung
vào đặc điểm cấu trúc hoặc các hệ quả của tính bất đồng nhất không gian của các hệ
chuyển tiếp (ecotone) giữa các vùng, ảnh hưởng liền kề ở quy mô nhỏ.
6


- Đặc điểm bất đồng nhất ở quy mô lớn: các nghiên cứu thường tập trung vào các
lãnh thổ bất đồng nhất có quy mô rất lớn, đặc biệt là ở quy mô tiểu lục địa hoặc lớn
hơn. Những nghiên cứu này thường quan tâm tới sự tương tác ở cấp vĩ mô giữa lớp
phủ mặt đất (hoặc thảm thực vật) với khí hậu, và thường gắn liền với các nghiên cứu
BĐKH toàn cầu. Vấn đề ngoại suy hoặc tích hợp thông tin từ các quy mô nhỏ để tạo
ra các thông tin ở quy mô lớn.
Tóm lại, những nghiên cứu đều đề cập tới các quy mô thường gặp của lãnh thổ,
từ quy mô toàn cầu cho tới quy mô vùng và địa phương. Các nghiên cứu ở quy mô
nhỏ thường thiên về sinh thái học (về chức năng) hơn là cấu trúc do tập trung nhiều
vào các quá trình HST xảy ra trong một vùng riêng biệt hoặc các vùng liền kề. Ngược
lại, các nghiên cứu ở quy mô lớn thường quan tâm tới các hệ thống Trái Đất không
thuần túy là sinh thái học.
1.1.2. Phân vùng sinh thái
(1) Vùng
“Vùng” là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát triển
KT-XH của mỗi quốc gia. Có các quan niệm và nhận biết về vùng khác nhau, như

“vùng là một phần của bề mặt Trái Đất, nó dựa vào một hoặc nhiều loại tiêu chí phân
biệt với phần lân cận, “vùng là không gian, là một trong các hình thức tồn tại của vật
chất” (Thôi Công Hào và nnk, 2002).
Theo Lê Bá Thảo (1998), vùng là một bộ phận (một đơn vị Taxon cấp cao) của
lãnh thổ, có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những
mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó, cũng như những
mối quan hệ có chọn lọc và với các không gian các cấp bên ngoài.
Theo Từ điển Bách khoa địa lý Xô Viết (1998): “Vùng là một lãnh thổ được tách
ra dựa trên cơ sở tập hợp các dấu hiệu (hoặc hiện tượng) có quan hệ mật thiết với
nhau”. Còn theo Từ điển Tiếng Việt (1994): “Vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng
không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân
biệt với các phần khác ở xung quanh”.
Vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm tương đồng và các mối liên kết
với nhau theo một số quy luật đặc thù tuỳ theo mục tiêu của hệ thống phân vùng, ví
dụ: Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ
tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định; Vùng địa lý được phân
theo tính tương đối đồng nhất về mặt phát sinh, bị chi phối bởi mối tương tác của yếu
tố địa đới (bức xạ nhiệt) và phi địa đới (năng lượng kiến tạo).

7


Trong các ngành riêng biệt, vùng được xác định bằng các hệ thống chỉ tiêu và
tiêu chí được xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết
quả phân vùng ấy.
Các quan niệm và nhận biết vùng tuy khác nhau về mục đích, song về bản chất
đều có nét chung: là một khái niệm không gian, là hình thức kết cấu của vùng đất
chiếm một không gian nhất định trên bề mặt Trái đất, dựa vào điều kiện vật chất khác
nhau làm đối tượng; và có các thuộc tính cơ bản sau:
- Là một phần của bề mặt Trái đất, chiếm không gian nhất định (không gian 3

chiều). Một số không gian này có thể là không gian tự nhiên, không gian kinh tế,
không gian xã hội;
- Có phạm vi và ranh giới nhất định. Phạm vi của nó có thể lớn, có thể nhỏ do
căn cứ vào các yêu cầu khác nhau, hệ thống chỉ tiêu khác nhau để phân chia;
- Có hình thức kết cấu hệ thống nhất định. Tính phân cấp hoặc tính nhiều cấp,
tính phân tầng. Do vậy, vùng có mối quan hệ giữa trên với dưới, dọc và ngang. Mỗi
vùng nhỏ (hoặc tiểu vùng) là một phần hợp thành để tạo nên một vùng lớn hơn.
Như vậy, vùng là một lãnh thổ tương đối đồng nhất bao gồm các phần tử cấu
thành bên trong có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của bản thân lãnh thổ đó cũng như giữa nó với các lãnh thổ khác.
(2) Phân vùng
Phân vùng (zoning) là việc phân chia lãnh thổ thành những thể tổng hợp có ranh
giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống các vùng khác và không lặp lại
trong không gian, tương đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định
nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng
của từng đơn vị trong vùng.
Theo quan điểm Địa lý, phân vùng trước hết là một sự phân chia bề mặt Trái đất
như thế nào để các khu vực được phân chia ra - các vùng - giữ được tính toàn vẹn về
mặt lãnh thổ và giữ được tính thống nhất nội tại xuất phát từ tính thống nhất trong lịch
sử phát triển, trong vị trí địa lý, trong quá trình địa lý và trong sự gắn bó về lãnh thổ
của các bộ phân cấu tạo riêng biệt (Vũ Tự Lập, 1969).
Phân vùng là phân chia một cách tương đối theo mức độ tổng hợp của các đối
tượng thành hai loại hình: phân vùng chuyên ngành và phân vùng tổng hợp (Trương
Quang Hải, 2006). Phân vùng chuyên ngành được tiến hành theo một dấu hiệu hoặc
nhóm dấu hiệu riêng biệt. Loại này thường là phân vùng định lượng trùng với bản đồ
các đường đẳng trị của các dấu hiệu phân loại. Trong phân vùng bộ phận, chỉ xét tổng
8


thể các nhân tố của một thành phần cấu thành (như trong phân vùng thuỷ văn, phân

vùng khí hậu, phân vùng địa lý thực vật, phân vùng thổ nhưỡng,... trong khoa học tự
nhiên hay phân vùng kinh tế nông nghiệp, phân vùng kinh tế công nghiệp,… trong
khoa học xã hội). Trong phân vùng tổng hợp, ngay ở bậc thấp nhất, các thể tổng hợp
hoàn chỉnh được chú ý xem xét ở tất cả các thành phần cấu thành (như phân vùng
cảnh quan, phân vùng sinh thái, phân vùng văn hóa,…).
Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành những đơn vị đồng cấp,
phục vụ cho một mục đích nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vậy,
khó có thể có một sự phân vùng khách quan “tuyệt đối và vĩnh viễn”. Nếu ta hiểu
“vùng” là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa học
dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý lựa
chọn để phân định vùng.
Phân vùng mang những đặc tính: (i) Tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp lại); (ii)
Tính ước định ranh giới (có thể xác định hoặc không); (iii) Tính chủ quan trong phân
vùng thể hiện mục đích của phân vùng theo ý thức mong muốn của con người.
Ngoài ra, phân vùng phải đảm bảo các nguyên tắc: (i) Có sự đồng nhất tương đối
của sự phân hóa các chỉ tiêu phân vùng; (ii) Có sự lựa chọn các nhân tố trội trong khi
xem xét các biểu hiện mang tính ổn định của hệ sinh thái tự nhiên; (iii) Bảo đảm toàn
vẹn lãnh thổ tiện cho việc khai thác, bảo vệ và quản lý vùng.
Ví dụ: Phân vùng địa lý tự nhiên
Phân vùng địa lý tự nhiên (hay phân vùng địa tổng thể tự nhiên) là sự phát hiện
và phân chia lãnh thổ tự nhiên trên bề mặt Trái Đất thành các địa tổng thể với quy mô
lớn nhỏ khác nhau theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý và những mối
quan hệ về mặt không gian, cấu trúc thành phần cũng như động lực phát triển một
cách biện chứng, có quy luật.
Giả thiết được đặt ra, nếu toàn bộ bề mặt Trái Đất đồng nhất về nguồn gốc phát
sinh, về cấu trúc thành phần và hình thái bên ngoài thì sẽ không có phân vùng địa lý tự
nhiên. Nói cách khác, phân vùng địa lý tự nhiên phải xuất phát từ sự phân dị khách
quan của các địa tổng thể và sự chi phối các địa tổng thể bởi các quy luật cơ bản như:
địa đới và phi địa đới; tuần hoàn, trao đổi vật chất và năng lượng.
Hầu hết, các nhà địa lý học Việt Nam đã vận dụng cơ sở lý luận của phân vùng

địa lý tự nhiên thống nhất phân chia các cấp địa tổng thể trên lãnh thổ Việt Nam thành
các hệ thống theo chiều ngang (theo quy luật địa đới - chiều Bắc - Nam) và theo cấu
trúc ngang (kết hợp cả địa đới và phi địa đới) như sau:

9


- Theo chiều ngang (địa đới): dựa vào ranh giới 16 o vĩ bắc, Việt Nam được chia
thành 2 đới địa lý (đới phía Bắc và đới phía Nam) với 4 á đới địa lý, trong đó: ranh
giới 18o vĩ bắc chia đới phía Bắc thành á đới có mùa đông khô lạnh và á đới không có
mùa đông khô lạnh; ranh giới 14o vĩ bắc chia đới phía Nam thành á đới không có mùa
khô kéo dài và á đới có mùa khô kéo dài sâu sắc từ 5 đến 7, 8 tháng/ năm.
- Theo cấu trúc ngang (kết hợp xen kẽ giữa quy luật địa đới và phi địa đới): có
cấp địa tổng thể lớn nhất là miền địa lý tự nhiên. Việt Nam có 3 miền địa lý tự nhiên,
bao gồm: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (ranh giới phía tây - tây nam của miền dọc
theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam Đồng bằng Bắc Bộ); miền Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ (giới hạn từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã); miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ (giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía nam).
Ngoài phân vùng tổng hợp nói trên, còn có phân vùng từng thành phần địa lý tự
nhiên như phân vùng địa mạo, phân vùng khí hậu thủy văn, phân vùng thổ nhưỡng,
phân vùng sinh vật, các phân vùng này sẽ bổ sung cho nhau làm tăng thêm tính khoa
học và tính thực tiễn cho mỗi loại phân vùng thành phần.
(3) Vùng sinh thái
Vùng sinh thái được hiểu là một bộ phận lãnh thổ có thể chung nguồn gốc phát
sinh và phát triển, đặc trưng bởi sự đồng nhất tương đối về các điều kiện tự nhiên (địa
chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất) và trên đó phát triển một phức hợp sinh quần lạc
điển hình.
Nói cách khác, vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ có cấu trúc đồng nhất tương
đối bởi tính trội phát sinh của một kiến trúc địa chất thuộc một đới địa chất; tập hợp
các thể hình thái đại địa hình được đặc trưng bởi tổng hợp tất cả các hợp phần tự

nhiên: khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật,...Ví dụ: vùng sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp,...
Theo Từ điển bách khoa thế giới, tiểu vùng sinh thái (Ecoregion) là một khu vực
sinh thái và địa lý được xác định hơn một vùng sinh thái (Ecozone); hệ sinh thái
(Ecosystem) nhỏ hơn rất nhiều so với tiểu vùng sinh thái và vùng sinh thái. Vùng sinh
thái bao gồm các khu vực tương đối lớn của lãnh thổ, và chứa đặc trưng, tập hợp về
mặt địa lý riêng biệt của tổng hợp tự nhiên và các loài.
Vùng sinh thái là những vùng có đặc tính giống nhau về mặt địa lý kết hợp với
các ràng buộc của loại hệ sinh thái. Đặc tính các hiện tượng về mặt địa lý có thể bao
gồm: địa chất, vật lý, thảm thực vật, khí hậu, thủy văn, địa hình, quần thể thủy sinh,
đất và có hoặc không bao gồm các hoạt động tác động của con người.
(4) Phân vùng sinh thái
10


Phân vùng sinh thái là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng
nhất theo các tiêu chí về sinh thái và các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc
nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị lãnh thổ
trong vùng.Lựa chọn tiêu chí là vấn đề quan trọng mang tính quyết định đến kết quả
đầu ra.
Cơ sở phân vùng sinh thái có thể dựa trên các nhân tố - tiêu chí sau:
- Đất (nhóm đất, loại đất, địa hình, địa
mạo).

- Dòng chảy (mô đun dòng chảy).

- Nước (tính chất, đặc điểm nguồn

- Khí hậu (mưa, nắng, độ ẩm, nhiệt độ,
gió, bão).


nước, khả năng khai thác vận chuyển
và phân phối nước).

- Hệ thống cây trồng, vật nuôi, lớp phủ
thực vật…

Khi phân vùng sinh thái cần phải chú ý 3 đặc tính cơ bản của vùng: (i) có ranh
giới và xác định được trong không gian, (ii) mang thuộc tính của các tiêu chí phân
vùng, (iii) tính chất ổn định/thay đổi theo thời gian. Điều này có nghĩa rằng để có thể
phân vùng sinh thái và xác định ranh giới sinh thái trên bản đồ các yếu tố biến đổi
theo thời gian của vùng chuyển tiếp cần phải được quy về các yếu tố tĩnh hoặc biến
đổi phải theo định kỳ.Như vậy khi nghiên cứu phân vùng các tiêu chí lựa chọn phải là
những yếu tố không hoặc ít biến đổi (ví dụ thổ nhưỡng) hoặc những yếu tố biến đổi
mang tính chất định kỳ (khí hậu) bởi vì chỉ những yếu tố này mới mang tính thuộc
tính của vùng.
Phân vùng sinh thái có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân định địa lý tự
nhiên, không gian môi trường, xác định các quy luật sinh thái đặc thù của từng vùng,
tiểu vùng.
Ví dụ: Phân vùng sinh thái nông nghiệp là sự phân chia lãnh thổ thành các vùng
sản xuất nông nghiệp khác nhau, dựa trên cơ sở các điều kiện sinh thái đất - nước - khí
hậu khác nhau, tạo cơ sở cho việc sử dụng tài nguyên nông nghiệp có hiệu quả tối ưu,
phát huy đầy đủ tiềm năng của từng vùng nhằm lựa chọn đúng các loại hình sử dụng
đất nông, lâm nghiệp. Phân vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam làm cơ sở cho
việc xây dựng quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế cũng như quy hoạch sử dụng đất
của các tỉnh trong toàn quốc.

Bảng 1.1: Các vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam [4]

11



STT

Vùng

1

Tây Bắc

2

Đông Bắc

Số tỉnh,

Tỉnh, thành

thành
4

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình

11

Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ

3


Đồng bằng
sông Hồng

10

Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà
Nội, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình,
Vĩnh Phúc
Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

4

Bắc Trung Bộ

6

5

Nam Trung Bộ

5

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoà

6

Tây Nguyên


5

Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum

7

Đông Nam Bộ

7

Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tp.
Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận

Trị, Thừa Thiên - Huế

Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh
8

Tây Nam Bộ

13

Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu,
Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh

(5) Phân vùng chức năng sinh thái
Thuật ngữ và tiếp cận phân vùng chức năng (functional zoning) gần đây được sử
dụng ngày càng nhiều hơn ở Việt Nam, trong đó phải kể đến các phân vùng chức năng
môi trường phục vụ quy hoạch môi trường cho các vùng lãnh thổ/ địa phương khác
nhau và phân vùng chức năng đới bờ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ biển.

Phân vùng chức năng về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự
đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục
đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên
của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và hoàn cảnh kinh tế xã hội
của vùng. Phân vùng chức năng cho một địa phương ở cấp hành chính nào đó phải căn
cứ vào các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và hoạt
động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phương đó thành những đơn vị vùng và
tiểu vùng với những đặc trưng riêng, phản ánh thực tế khách quan về môi trường, sinh
thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng của lãnh thổ.
12


Một trong những nguyên tắc chủ đạo của phân vùng chức năng là nguyên tắc phù
hợp với chức năng môi trường, khi tiến hành phân vùng chức năng cần phải tôn trọng
tính toàn vẹn của hệ sinh thái, nói cách khác, phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo
tồn các chức năng sinh thái và môi trường của vùng.
Nhiều thập kỷ trở lại đây đã hình thành hướng nghiên cứu các chức năng sinh
thái của các cảnh quan nhằm giải quyết các vấn đề sinh thái của lãnh thổ và môi
trường sống trên các cảnh quan khác nhau. Xu hướng phát triển nghiên cứu nhiều hơn
về các hệ sinh thái nhằm làm rõ mối quan hệ giữa quần xã sinh vật (bao gồm cả con
người) với môi trường (môi trường vật lý, hóa học, sinh học) và sự phân hóa của mối
tương tác này theo thứ bậc trong không gian của khoa học cảnh quan sẽ ngày càng
đóng góp cao hơn về mặt cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác phân vùng tự nhiên
nói chung, cho phân vùng chức năng nói riêng ở Việt Nam.
Chức năng vùng biểu thị quan hệ tương tác giữa các nhân tố không gian, bao
gồm dòng năng lượng, vật chất và sinh vật trong các hệ sinh thái. Chức năng vùng
được hiểu theo 2 nghĩa:
- Các quá trình nội tại trong một đơn vị lãnh thổ (vùng) bao gồm các quá trình
địa lý tự nhiên và các quá trình hệ sinh thái nội tại. Các quá trình địa mạo, thủy văn,
động lực khí quyển, chu trình các chất dinh dưỡng, dòng năng lượng trong chuỗi và

lưới thức ăn,…là các quá trình cụ thể. Chức năng vùng được hiểu theo nghĩa “vận
hành” hoặc “hoạt động” của vùng, liên quan tới dòng vật chất, năng lượng và sinh vật.
Theo hướng này, chức năng được định nghĩa là tổng hợp các quá trình trao đổi, biến
đổi vật chất và năng lượng trong vùng.
- Các lợi ích con người thu được từ các thuộc tính và các quá trình của vùng.
Chức năng vùng có thể được định nghĩa là khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của
các quá trình và các thành phần tự nhiên nhằm thỏa mãn trực tiếp hoặc gián tiếp các
nhu cầu của con người.
Chức năng sinh thái là sự vận động và biến đổi vật chất, năng lượng và hình thái
của các thành phần cấu trúc nên lãnh thổ và hệ sinh thái.
(6) Đánh giá thích nghi sinh thái
Đây là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp (hay thuận lợi) theo khía
cạnh tự nhiên của đơn vị lãnh thổ và các hợp phần của chúng đối với dạng hoạt động
kinh tế nào đó.
Đánh giá thích nghi sinh thái, hay đánh giá mức độ thuận lợi, là phương pháp
đánh giá truyền thống đặc trưng cho nghiên cứu địa lý ứng dụng. Đánh giá thích nghi
sinh thái các cảnh quan, đơn vị đất đai, sinh thái cảnh, nói chung là các địa tổng thể
13


các cấp có nhiệm vụ xác định mức độ phù hợp của chúng đối với đối tượng quy hoạch
phát triển. Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của loại
hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của địa tổng thể.
Bảng 1.2: Các nội dung và phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái [7]
Nội dung

Xác định yếu tố, chỉ tiêu
đánh giá

Phương pháp đánh giá

- Phân tích tài liệu xác định mối quan hệ của chủ
thể (các dạng sử dụng cảnh quan) với điều kiện sinh
thái
- Phương pháp ma trận tam giác
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp đánh giá thành phần
- Phương pháp đánh giá chung:

Xác định mức độ thích nghi
sinh thái

+ Trung bình cộng, trung bình nhân các điểm
thành phần
+ Tích hợp điểm trung bình cộng và phân hóa
điểm tốt, điểm xấu
- Phân tích nhân tố

Thể hiện kết quả đánh giá
trên bản đồ

- Tích hợp ALES - GIS
- GIS

Các nhiệm vụ được đặt ra để giải quyết trong quá trình đánh giá có thể khác
nhau. Công thức đánh giá thích nghi sinh thái có dạng: Địa tổng thể/ Đơn vị lãnh thổ
(A) thuận lợi đối với dạng sử dụng, khai thác tài nguyên (X) trong điều kiện (Y) [7].
Các nguyên tắc đánh giá thích nghi sinh thái:
+ Nguyên tắc khách quan: đảm bảo mức độ phù hợp của địa tổng thể theo đặc
tính tự nhiên của chúng đối với nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng tài nguyên.
+ Nguyên tắc tổng hợp: đòi hỏi phải xem xét các đánh giá thành phần theo nhiều

yếu tố, chỉ tiêu và cuối cùng phải đánh giá tổng hợp.
+ Nguyên tắc thích nghi tương đối thể hiện ở 2 điểm: (1) Trong tự nhiên, không
có địa tổng thể nào tốt hoặc xấu một cách chung chung, chỉ tốt hoặc xấu đối với đối
tượng cụ thể; (2) Đánh giá thích nghi sinh thái mang tính không gian và tính lịch sử,
kết quả đánh giá cho cùng một đối tượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kĩ thuật
và mức độ đầu tư kinh tế.
Bảng 1.3: Các nhóm nhiệm vụ trong đánh giá thích nghi sinh thái
14


STT

Dạng

Nội dung
Tìm các đơn vị lãnh thổ có điều kiện

1

(X) đã xác định, tìm (A)

thuận lợi cho các hoạt động khai thác, sử
dụng đã xác định
Lựa chọn các loại hình sử dụng phù hợp

2

(A) đã xác định, tìm (X)

với mục tiêu trong điều kiện tự nhiên xác

định
Khảo sát các đơn vị lãnh thổ ít được

3

4

Tìm (A) và (X)

nghiên cứu kĩ (A) và xác định loại hình sử
dụng (X) phù hợp với chúng

(A) và (X) đã xác định,
tìm (Y)

Tìm điều kiện tối ưu nhất cho hoạt động
của hệ thống “tự nhiên - kĩ thuật” hiện hữu

1.2. Hệ thống nuôi trồng thủy sản
1.2.1.Cấu trúc hệ thống nuôi trồng thủy sản
* Các thành phần trong hệ thống NTTS bao gồm:
- Các thành phần cố định.
- Các thành phần có biến động.
- Các thành phần có giới hạn.
- Các thành phần không có giới hạn.
* Các thành phần ngoài hệ thống NTTS bao gồm:
- Các thành phần ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống NTTS.
- Các thành phần ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động NTTS.
1.2.2. Một số đặc điểm chính
+ Tính động và mở của hệ thống NTTS

Ao nuôi hay các hình thức nuôi khác đều có mối quan hệ với các yếu tố môi
trường bên ngoài thông qua giới hạn tạm thời có tính chất không gian nhưng luôn luôn
chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình biến đổi các yếu tố bên ngoài và khả năng thích
ứng bên trong. Quá trình thay đổi các yếu tố hay thành phần trong môi trường nước
của ao nuôi cũng chính là sự diễn biến hay chuyển động không ngừng của quá trình
thích ứng môi trường với sự tác động của sản xuất trong NTTS.
+ Mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống với các yếu tố trầm tích đáy:
15


- Các mối quan hệ không gian giữa các thành phần hay yếu tố trong ao nuôi với
các thành phần của chất đáy trầm tích.
- Đặc điểm phân bố các thành phần cacbon tổng số (TC), cacbon hữu cơ (TOC),
cacbon vô cơ (TIC) và hàm lượng nitơ tổng số (TN) trong đáy ao.
- Môi trường và chế độ thủy động lực thay đổi và biến động liên tục.
- Sự thay đổi các thành phần vi sinh vật trong ao, các yếu tố khác đều ảnh hưởng
đến quá trình NTTS.
1.2.3. Các lĩnh vực và đối tượng nuôi trồng
Dựa vào môi trường nuôi trồng, người ta chia thành 3 bộ phận chính:
(1) Nuôi thủy sản nước ngọt
+ Nuôi cá trong ao nước ngọt
Đây là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản
xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (nơi sinh trưởng cuối cùng của
chúng là trong nước ngọt) đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là
môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰.
Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố
ở Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, chúng ta đã nhập thêm hàng chục
loài khác như cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rô hu,…Nghề cá nước ngọt bao gồm khai thác
tự nhiên và nghề nuôi, trong đó, nghề nuôi cá đã đóng góp vào việc cung cấp thực
phẩm quan trọng cho người dân. Tuy nhiên, chỉ có khoảng vài chục loài cá nước ngọt

được chế biến xuất khẩu, quan trọng nhất là cá tra và cá basa.
Cá nước ngọt được khai thác quanh năm, tuy nhiên, cũng có thể chia làm hai vụ
chính là vụ xuân hè (tháng 2 đến tháng 8) và thu đông (tháng 9 đến tháng 2 năm sau).
Khai thác cá nước ngọt bằng nhiều hình thức sử dụng các ngư cụ như lưới, vó, te, tát,
rùng, đăng, chụp, câu, câu giăng, chài, chài quăng, mành, nơm, dậm, chà,....
+ Nuôi cá mặt nước lớn (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa)
Hình thức nuôi lồng, bè trên sông, suối, hồ chứa rất phát triển với các đối tượng
có giá trị kinh tế cao như cá tra, basa, rô phi, trắm cỏ, chép lai, trôi Ấn Độ,…
+ Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ
Hình thức này được tiến hành theo mô hình nuôi cá - lúa, tôm - lúa, luân canh
hoặc xen canh. Đối tượng nuôi chủ lực trong ruộng và vùng ngập lũ hiện nay là các
loài cá nước ngọt và tôm càng xanh. Phát triển nuôi thuỷ sản trong ruộng trũng đã trở
thành một hướng quan trọng để điều chỉnh cơ cấu canh tác, làm tăng giá trị thu nhập
16


×