Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nghiên cứu phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HOC LÂM NGHIỆP
*****************



TRẦN QUỐC HOÀN



NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA PHỤC VỤ CHO
SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC







LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP












HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HOC LÂM NGHIỆP
*****************



TRẦN QUỐC HOÀN



NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA PHỤC VỤ CHO
SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62620205



LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS Vương Văn Quỳnh
2. TS. Đỗ Xuân Lân








HÀ NỘI - 2014

i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực
và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.




Trần Quốc Hoàn













ii




MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan
i
Mục lục
ii
MỞ ĐẦU
1
1. Sự cần thiết của đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3
Chương 1: TỔNG QUAN
5
1.1 Trên thế giới
5
1.1.1 Lập địa và yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
5

1.1.2 Hệ thống cấp phân vị lập địa lâm nghiệp
6
1.1.3 Các phương pháp phân loại lập địa lâm nghiệp
7
1.1.4 Thảm thực vật và kiểu rừng
9
1.1.5 Sinh trưởng và mô hình toán học trong sinh thái rừng
9
1.1.6 Đánh giá lập địa lâm nghiệp
10
1.2 Ở Việt Nam
11
1.2.1 Lập địa và yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
11
1.2.1.1 Khái niệm lập địa lâm nghiệp
11
1.2.1.2 Yếu tố và phân cấp yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
12
1.2.2 Vai trò của các yếu tố cấu thành lập địa đối với thực vật
14
1.2.3 Hệ thống phân loại lập địa lâm nghiệp
16
1.2.3.1 Một số khái niệm liên quan đến phân loại lập địa lâm nghiệp
16
1.2.3.2 Nguyên tắc phân loại lập địa lâm nghiệp
17
1.2.3.3 Hệ thống cấp phân vị lập địa lâm nghiệp
18
1.2.3.4 Hệ thống tiêu chuẩn phân loại lập địa lâm nghiệp
19

1.2.3.5 Các phương pháp phân loại lập địa lâm nghiệp
21
iii

1.2.4 Phân loại lập địa lâm nghiệp cấp 2 và cấp 1
22
1.2.5 Mô hình sử dụng đất và sinh trưởng của một số loại rừng trồng
23
1.2.6 Sinh trưởng và mô hình toán học trong sinh thái rừng
25
1.2.7 Đánh giá đất lâm nghiệp
25
1.2.7.1 Theo hướng dẫn của FAO
26
1.2.7.2 Dựa trên cơ sở lập địa
26
1.2.7.3 Phân hạng đất đai
27
1.2.7.4 Phân chia cấp đất rừng trồng
27
1.2.8 Lập bản đồ phân vùng lập địa cho sản xuất lâm nghiệp
28
1.2.9 Ứng dụng công nghệ thông tin
29
1.2.9.1 Hệ thống thông tin địa lý
29
1.2.9.2 Công cụ lập trình
29
1.3 Ở Bình Phước
30

1.3.1 Các yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
30
1.3.2 Đánh giá đất đai
31
1.4 Nhận xét về tổng quan
31
1.4.1 Về quan điểm chung
31
1.4.2 Những tồn tại chính
33
1.4.3 Những nội dung cần thực hiện tiếp
34
1.4.4 Tính mới của Luận án
35
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
36
2.1 Nội dung nghiên cứu
36
2.2 Phương pháp nghiên cứu
38
2.2.1 Phương pháp luận
38
2.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
41
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
53
3.1 Đặc điểm các yếu tố lập địa tỉnh Bình Phước
53
3.1.1 Đặc điểm khí hậu
53

3.1.1.1 Nhiệt độ
53
3.1.1.2 Lượng mưa
55
3.1.1.3 Bốc hơi nước
57
iv

3.1.2 Đặc điểm địa hình
58
3.1.2.1 Độ cao
58
3.1.2.2 Độ dốc
59
3.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
60
3.1.3.1 Đá mẹ và mẫu chất
60
3.1.3.2 Loại đất và tính chất của các loại đất
61
3.1.4 Lưới cơ sở dữ liệu lập địa và phân bố một số yếu tố thổ nhưỡng
69
3.1.4.1 Lưới cơ sở dữ liệu lập địa
69
3.1.4.2 Đặc điểm độ dày tầng đất trên địa bàn tỉnh
70
3.1.4.3 Đặc điểm kết von trên địa bàn tỉnh
71
3.1.4.4 Đặc điểm tỷ lệ cấp hạt sét trên địa bàn tỉnh
72

3.1.5 Hiện trạng sử dụng đất
72
3.1.5.1 Cơ cấu sử dụng đất
73
3.1.5.2 Hiện trạng sử dụng đất
74
3.1.6 Nhận xét chung về lập địa tỉnh Bình Phước
75
3.2 Phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp
76
3.2.1 Phân vùng lập địa theo hệ thống cấp phân vị
76
3.2.1.1 Cấp phân vị và tiểu chuẩn phân loại lập địa ở các cấp phân vị
76
3.2.1.2 Phân vùng lập địa cho các cấp phân vị
79
3.2.2 Phân vùng và đánh giá lập địa theo tiềm năng sản xuất
81
3.2.2.1 Tiêu chuẩn phân loại tiềm năng lập địa lâm nghiệp
82
3.2.2.2 Bản đồ phân vùng tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp
83
3.2.2.3 Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp
84
3.2.3 Phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp với rừng trồng
88
3.2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng của một số rừng trồng chủ yếu
88
3.2.3.2 Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng rừng trồng
101

3.2.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá khả năng thích hợp với lập địa
115
3.2.3.4 Bản đồ phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp với rừng
trồng
117
3.2.3.5 Đánh giá khả năng thích hợp của rừng trồng với lập địa
118
3.2.3.6 Bảng tra cấp thích hợp của rừng trồng với lập địa
127
v

3.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
128
3.3.1 Bố trí một số loại rừng trồng chủ yếu
128
3.3.2 Một số biện pháp cải tạo lập địa
129
3.3.3 Quản lý lập địa bằng phần mềm chuyên dùng
130
3.3.3.1 Cấu trúc của phần mềm Site management 1.0
130
3.3.3.2 Cơ cở dữ liệu và chức năng của phần mềm
131
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
135
4.1 Kết luận
135
4.2 Kiến nghị
137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
139
Phần tiếng Việt
139
Phần tiếng Anh
145
PHỤ LỤC
a
















vi





DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT
Viết tắt
Nội dung
1
ARC10
Arcgis 10
2
CCLT
Công cụ lập trình
3
DEM
Digital elevation model - Mô hình số hóa độ cao
4
D
1,3m

Đường kính thân cây tại vị trí cách mặt đất 1,3 m (cm)
5
DTTN
Diện tích tự nhiên
6
DTLN
Diện tích đất lâm nghiệp
7
DLĐ
Dạng lập địa
8
D

Độ dày tàng đất (cm)
9
ĐKLĐ
Điều kiện lập địa
10
F
Tỷ lệ kết von (%)
11
FAO
Food and agriculture organization of United nations - Tổ
chức Lương nông của Liên hợp quốc
12
GIS
Geographic Infomation System - Hệ thống thông tin địa lý
13
H
Độ cao tuyệt đối (m)
14
HTSDĐ
Hiện trạng sử dụng đất
15
Hvn
Chiều cao vút ngọn cây trồng (m).
16
Ihvn
Chỉ số sinh trưởng tương đối chiều cao vút ngọn
17
Idk
Chỉ số sinh trưởng tương đối đường kính
18

idat
Chỉ số đất tổng hợp
19
KT - XH
Kinh tế - xã hội
20
K
2
O
Hàm lượng ka li tổng số (%)
21
MHSDĐ
Mô hình sử dụng đất
vii

22
MVF9
Microsoft Visual Foxpro 9.0
23
MAP10.5
Mapinfo professional 10.5
24
NNLT
Ngôn ngữ lập trình
25
N
Hàm lượng đạm tổng số (%)
26
OM
Hàm lượng mùn (%)

27
ÔTC
Ô tiêu chuẩn điển hình
28
P
2
O
5

Hàm lượng lân tổng số (%)
29
R
Lượng mưa trung bình năm (mm)
30
R
2

Hệ số xác định (%)
31
Rt
Hệ số tương quan
32
S
Độ dốc (
o
)
33
Se
Tỷ lệ sét (%)
34

STA15
Statgraphics 15
35
T
Thành phần cơ giới
36
Ttb
Nhiệt độ trung bình năm (
o
C)
37
Tuoi
Tuổi cây trồng (năm)
38
UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của
Liên hợp quốc
39
WRB
World Reference base for soil resources, ISSS/FAO/
UNESCO, 1998 - Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới











viii




DANH SÁCH CÁC HÌNH

TT Hình Nội dung Trang
1
2.1
Nội dung và tiến trình phân vùng, đánh giá lập địa tỉnh Bình
Phước
37
2
2.2
Hình thái phẫu diện và tỷ lệ kết von ở phẫu diện BP 320,
kinh độ: 656293 m, vĩ độ: 1296249 m
44
3
3.1
Phân bố nhiệt độ trung bình năm tỉnh Bình Phước
53
4
3.2
Phân bố diện tích theo nhiệt độ trung bình năm tỉnh Bình
Phước
54
5

3.3
Nhiệt độ trung bình tháng tỉnh Bình Phước
54
6
3.4
Phân bố lượng mưa trung bình năm tỉnh Bình
55
7
3.5
Phân bố diện tích theo lượng mưa trung bình năm tỉnh Bình
Phước
55
8
3.6
Lượng mưa trung bình năm tại một số trạm quan trắc tỉnh
Bình Phước
56
9
3.7
Lượng mưa trung bình tháng tại các trạm quan trắc
57
10
3.8
Lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm quan trắc
58
11
3.9
Phân bố độ cao tỉnh Bình Phước
58
12

3.10
Biểu đồ độ cao tỉnh Bình Phước
59
13
3.11
Phân bố độ dốc tỉnh Bình Phước
59
14
3.12
Phân bố diện tích theo độ dốc tỉnh Bình Phước
59
15
3.13
Bản đồ đất tỉnh Bình Phước
61
16
3.14
Phân bố diện tích các loại đất tỉnh Bình Phước
61
17
3.15
Phẫu diện đất phù sa không được bồi P
64
18
3.16
Phẫu diện đất X
64
19
3.17
Phẫu diện đất Ru

65
20
3.18
Phẫu diện đất Fk
66
21
3.19
Phẫu diện đất Fu
66
22
3.20
Phẫu diện đất Fp
67
23
3.21
Phẫu diện đất Fs
67
24
3.22
Phẫu diện đất Fa
68
25
3.23
Phẫu diện đất dốc tụ D
69
26
3.24
Phân bố độ dày tầng đất tỉnh Bình Phước
70
ix


27
3.25
Phân bố diện tích theo độ dày tầng đất
71
28
3.26
Phân bố tỷ lệ kết von tỉnh Bình Phước
71
29
3.27
Phân bố diện tích theo tỷ lệ kết von tỉnh Bình Phước
71
30
3.28
Phân bố tỷ lệ cấp hạt sét tỉnh Bình
72
31
3.29
Phân bố diện tích theo tỷ lệ cấp hạt sét tỉnh Bình Phước
72
32
3.30
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Phước
74
33
3.31
Phân bố diện tích theo hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
75
34

3.32
Phân bố tiểu vùng lập địa tỉnh Bình Phước
79
35
3.33
Phân bố diện tích 36 dạng đất đai
80
36
3.34
Phân bố diện tích 132 dạng lập địa
81
37
3.35
Bản đồ phân vùng tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp
83
38
3.36
Vị trí 42 lô rừng Dầu rái
89
39
3.37
Quan hệ Hvn với tuổi rừng Dầu rái
89
40
3.38
Hvn của 42 lô rừng Dầu rái
89
41
3.39
Đường cong sinh trưởng Hvn với tuổi rừng Dầu rái

89
42
3.40
Quan hệ giữa Ihvn với tuổi rừng Dầu rái
90
43
3.41
Quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi rừng Dầu rái
91
44
3.42
D
1,3m
của 42 lô rừng Dầu rái
91
45
3.43
Quan hệ giữa Idk với tuổi rừng Dầu rái
91
46
3.44
Vị trí 47 lô rừng Sao đen
92
47
3.45
Quan hệ giữa Hvn với tuổi rừng Sao đen
92
48

3.46
Hvn của rừng 47 lô rừng Sao đen
92
49
3.47
Quan hệ giữa Ihvn với tuổi rừng Sao đen
93
50
3.48
Quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi rừng Sao đen
93
51
3.49
D
1,3m
của 47 lô rừng Sao đen
93
52
3.50
Quan hệ giữa chỉ số Idk với tuổi rừng Sao đen
94
53
3.51
Vị trí 42 lô rừng Keo lai
94
54
3.52
Quan hệ giữa Hvn với tuổi rừng Keo lai

95
55
3.53
Hvn của 42 lô rừng Keo lai
95
56
3.54
Quan hệ giữa chỉ số Ihvn với tuổi rừng Keo lai
95
57
3.55
Quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi rừng Keo lai
95
58
3.56
D
1,3m
của 42 lô rừng Keo lai
95
59
3.57
Quan hệ giữa chỉ số Idk với tuổi rừng Keo lai
96
60
3.58
Vị trí 63 lô rừng Cao su
96
x


61
3.59
Quan hệ Hvn với tuổi rừng Cao su
97
62
3.60
Hvn của 63 lô rừng rừng Cao su
97
63
3.61
Quan hệ giữa chỉ số Ihvn với tuổi rừng Cao su
97
64
3.62
Quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi rừng Cao su
98
65
3.63
D
1,3m
ở các lô rừng Cao su
98
66
3.64
Quan hệ chỉ số Idk với tuổi rừng Cao su
98
67

3.65
Vị trí 66 lô rừng Điều
99
68
3.66
Quan hệ giữa Hvn với tuổi rừng Điều
99
69
3.67
Hvn ở các lô rừng Điều
99
70
3.68
Quan hệ chỉ số Ihvn với tuổi rừng Điều
100
71
3.69
Quan hệ giữa D
1,3m
với tuổi rừng Điều
100
72
3.70
D
1,3m
ở các lô rừng Điều
100
73
3.71
Quan hệ giữa chỉ số Idk với tuổi rừng Điều

101
74
3.72
Quan hệ giữa giá trị quan sát và giá trị dự báo chỉ số Ihvn của
phương trình (3.92)
108
75
3.73
Bản đồ phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp với rừng
Dầu rái
117
76
3.74
Bản đồ phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp với rừng
Sao đen
117
77
3.75
Bản đồ phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp với rừng
Keo lai
117
78
3.76
Bản đồ phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp với rừng
Cao su
118
79
3.77
Bản đồ phân vùng lập địa theo khả năng thích hợp với rừng
Điều

118
80
3.78
Giao diện phần mềm quản lý lập địa Site management 1.0
130









xi





DANH SÁCH CÁC BẢNG

TT Bảng Nội dung Trang
1
1.1
Hệ thống bộ tiêu chuẩn phân loại nhóm lập địa theo đặc điểm
sinh khí hậu (1990)
19
2
1.2

Hệ thống bộ tiêu chuẩn phân loại lập địa theo phương pháp địa
tổng hợp (1996)
19
3
1.3
Tiêu chuẩn phân hạng thích hợp cho cây Sao đen
21
4
1.4
Tiêu chuẩn phân hạng đất trồng Keo tai tượng vùng trung tâm
Bắc Bộ
20
5
3.1
Chỉ dẫn và diện tích các loại đất
62
6
3.2
Giá trị trung bình một số tính chất đất từ những tài liệu khác
70
7
3.3
Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
73
8
3.4
Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh
75
9
3.5

Diện tích và tỷ lệ diện tích các cấp độ cao
77
10
3.6
Diện tích và tỷ lệ diện tích các cấp lượng mưa trung bình năm
77
11
3.7
Diện tích và tỷ lệ các nhóm đất
78
12
3.8
Diện tích và tỷ lệ các cấp độ dốc
78
13
3.9
Diện tích và tỷ lệ các cấp độ dày tầng đất
78
14
3.10
Các tiểu vùng lập địa tỉnh Bình phước
80
15
3.11
Điểm tiềm năng chỉ tiêu các yếu tố lập địa
82
16
3.12
Trọng số một số yếu tố lập địa
83

17
3.13
Phân cấp tiềm năng dạng lập địa
83
18
3.14
Diện tích và tỷ lệ các cấp tiềm năng
84
19
3.15
Các dạng lập địa lâm nghiệp có tiềm năng sản xuất cấp 1
85
20
3.16
Các dạng lập địa lâm nghiệp có tiềm năng sản xuất cấp 2
85
21
3.17
Các dạng lập địa lâm nghiệp có tiềm năng sản xuất cấp 3
86
22
3.18
Các dạng lập địa lâm nghiệp có tiềm năng sản xuất cấp 4
87
23
3.19
Phân bố diện tích đất lâm nghiệp ở các huyện, thị theo các cấp
tiềm năng
88
24

3.20
Giá trị chỉ số đất tổng hợp cho mỗi loại rừng trồng trên mỗi
loại đất
102
25
3.21
Phương trình hồi quy một nhân tố giữa sinh trưởng Dầu rái với
103
xii

lập địa
26
3.22
Phương trình hồi quy một nhân tố giữa sinh trưởng rừng Sao
đen với lập địa
103
27
3.23
Phương trình hồi quy một nhân tố giữa sinh trưởng rừng Keo
lai với lập địa
104
28
3.24
Phương trình hồi quy một nhân tố giữa sinh trưởng rừng Cao
su với lập địa
105
29
3.25
Phương trình hồi quy một nhân tố giữa sinh trưởng rừng Điều
với lập địa

106
30
3.26
Tương quan riêng phần giữa các yếu tố lập địa với Ihvn rừng
Dầu rái
108
31
3.27
Tương quan riêng phần giữa các yếu tố lập địa với Ihvn rừng
Sao đen
110
32
3.28
Tương quan riêng phần giữa các yếu tố lập địa với Ihvn rừng
Keo lai
111
33
3.29
Tương quan riêng phần giữa các yếu tố lập địa với Ihvn rừng
Cao su
112
34
3.30
Tương quan riêng phần giữa các yếu tố lập địa với Ihvn rừng
Điều
114
35
3.31
Diện tích và tỷ lệ các cấp thích hợp của rừng Dầu rái với lập
địa

119
36
3.32
Diện tích đất lâm nghiệp ở các huyện, thị xã theo khả năng
thích hợp với rừng Dầu rái
120
37
3.33
Diện tích và tỷ lệ các cấp thích hợp của rừng Sao đen với lập
địa
120
38
3.34
Diện tích đất lâm nghiệp ở các huyện, thị xã theo khả năng
thích hợp với rừng Sao đen
122
39
3.35
Diện tích và tỷ lệ các cấp thích hợp của rừng Keo lai với lập
địa
122
40
3.36
Diện tích đất lâm nghiệp ở các huyện, thị xã theo khả năng
thích hợp với rừng Keo lai
123
41
3.37
Diện tích và tỷ lệ các cấp thích hợp của rừng Cao su với lập địa
124

42
3.38
Diện tích đất lâm nghiệp ở các huyện, thị xã theo khả năng
thích hợp với rừng Cao su
125
43
3.39
Diện tích và tỷ lệ các cấp thích hợp của rừng Điều với lập địa
126
44
3.40
Diện tích đất lâm nghiệp ở các huyện, thị xã theo khả năng
thích hợp với rừng Điều
127

1




MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất là nguồn tài nguyên, là tư liệu sản xuất cơ bản và quan trọng nhất của
nền sản xuất nông lâm nghiệp, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát
triển con người. Việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất được đặt ra như một chiến
lược ưu tiên của mọi quốc gia. Với Việt Nam thì chiến lược này càng quan trọng
hơn vì diện tích đất canh tác không những hẹp mà đang có xu hướng thu hẹp dần.
Trong những năm qua, hiện trạng sử dụng đất luôn biến đổi theo hướng giảm
diện tích rừng và thay vào đó là các loại hình sử dụng đất khác, như: cây nông

nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp, cây lâu năm và đồi núi trọc. Trước thực
trạng này, ngành lâm nghiệp đã tiến hành quy hoạch lại 3 loại rừng, điều chỉnh ra
khỏi lâm phần khoảng 3 triệu ha, theo đó diện tích đất lâm nghiệp còn lại khoảng
16,2 triệu ha và hướng tới mục tiêu nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 – 43 % vào năm
2010 và 47 % vào năm 2020.
Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có
tổng diện tích tự nhiên là 683.724,25 ha. Sau quy hoạch ba loại rừng, diện tích
đất lâm nghiệp còn lại 174.298,02 ha, gồm 108.565 ha rừng tự nhiên, 7.112 ha
rừng trồng nguyên liệu, 62.532 ha đất chưa có rừng, 521 ha đất khác. Theo định
hướng sử dụng đất đến năm 2020 thì tổng diện tích đất lâm nghiệp là 173.094 ha,
trong đó: rừng tự nhiên còn lại là 52.455 ha, rừng trồng nguyên liệu là 8.134 ha,
rừng trồng đa mục đính là 107.419 ha và đất chưa có rừng là 5.086. Mặc dù có
quỹ đất lâm nghiệp tương đối lớn, nhưng đến nay việc chọn loại cây trồng và
phát triển sản xuất lâm nghiệp vẫn phần nào mang tính tự phát, chưa căn cứ đầy
đủ vào tiềm năng đất đai của địa phương. Đây là một trong những nguyên nhân
làm giảm hiệu quả sản xuất lâm nghiệp và góp phần thúc đẩy xu hướng giảm
diện tích rừng và chuyển đất lâm nghiệp thành những loại hình sử dụng đất khác.
2

Để khai thác có hiệu quả và bền vững đất lâm nghiệp phục vụ cho sự phát
triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội cũng như môi trường, Bình Phước đã đặt ra
nhiệm vụ cấp bách cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 là phải nghiên
cứu đầy đủ tiềm năng sản xuất lâm nghiệp và phân vùng sản xuất đất lâm nghiệp
một cách hợp lý. Nhằm góp phần giải quyết nhiệm vụ này chúng tôi thực hiện Đề
tài "Nghiên cứu phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình
Phước" với nội dung chính là đánh giá tiềm năng lập địa và phân vùng thích hợp
cho một số loại rừng trồng chủ yếu ở tỉnh Bình Phước.

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của Đề tài là góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả tài
nguyên đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước.
2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn phân loại và đánh giá lập địa tỉnh
Bình Phước.
2. Đánh giá và phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tỉnh
Bình Phước.
3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất lâm
nghiệp tỉnh Bình Phước.


3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Phước với đối tượng nghiên
cứu là lập địa và một số mô hình sản xuất lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh
gồm: rừng Dầu rái, rừng Sao đen, rừng Keo lai, rừng Cao su và rừng Điều.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa sinh trưởng đường kính và
chiều cao của các mô hình sản xuất lâm nghiệp chủ yếu với các yếu tố lập địa
3

(khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng). Đề tài không có điều kiện phân tích về năng suất
và sản lượng của các mô hình, đặc biệt là năng suất của sản phẩm ngoài gỗ.

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung những cơ sở khoa học cho việc đánh giá và phân vùng lập
địa phục vụ sản xuất lâm nghiệp như sau:
- Đã xây dựng và áp dụng chỉ tiêu sinh trưởng tương đối, cho phép phân
tích ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng của những lô rừng trồng có tuổi khác

nhau và làm căn cứ để đánh giá lập địa. Trong khi những nghiên cứu về ảnh
hưởng của lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng trước đây thường đòi hỏi các lô
rừng trồng đưa vào phân tích phải cùng tuổi như nhau.
- Đề tài đã xây dựng chỉ số đất tổng hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng
tổng hợp của mỗi đơn vị đất đến sinh trưởng của rừng trồng một cách định lượng
mà trước đây thường được đánh giá một cách định tính.
- Đề tài đã áp dụng thành công kỹ thuật GIS trong nghiên cứu phân vùng
lập địa cho một lãnh thổ thông qua hệ thống lưới cơ sở dữ liệu dạng raster. Đây
là hệ thống lưới ô vuông có cạnh 100 m, tại mỗi ô vuông lưu giữ các thông tin về
lập địa và sinh trưởng của rừng trồng, đây là tiền đề cho phép ứng dụng kỹ thuật
tin học vào đánh giá, phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp.
- Đề tài đã cung cấp bộ cơ sở dữ liệu phong phú về lập địa, sinh trưởng
của rừng trồng ở Bình Phước, đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho những
nghiên cứu khác về nông lâm nghiệp, môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên.
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đã cung cấp được Bản đồ đất có độ chính xác cao hơn trên cơ sở bổ
sung số liệu điều tra thổ nhưỡng tại 500 phẩu diện đất phân bố ở những dạng lập
địa khác nhau.
- Đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn phân loại, đánh giá lập địa phục
vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Bình Phước, gồm: Những bộ tiêu chuẩn phân
4

loại lập địa theo hệ thống cấp phân vị lập địa. Bộ tiêu chuẩn phân cấp tiềm năng.
Những bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ thích hợp của một số loại rừng trồng chủ
yếu với lập địa.
- Đề tài đã xây dựng được Bản đồ tiểu vùng lập địa, Bản đồ dạng đất đai,
Bản đồ dạng lập địa, Bảng đồ phân vùng tiềm năng, những bản đồ phân vùng
thích hợp cho 5 loại rừng trồng chủ yếu tại tỉnh Bình Phước.
- Đề tài đã xây dựng được bảng tra cấp thích hợp cho 5 loại rừng trồng
chủ yếu với các dạng lập địa.

- Đề tài đã xây dựng được phần mềm quản lý lập địa với những chức năng
cơ bản như: tra cứu lập địa; phân loại lập địa; thống kê lập địa; đánh giá, phân
vùng lập địa theo tiềm năng và theo khả năng thích hợp với một số loại rừng
trồng chủ yếu; xuất kết quả sang những phần mềm ứng dụng khác.

5




Chương 1
TỔNG QUAN

1.1 TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1 Lập địa và yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
- Ở Liên Xô, lập địa được gọi là điều kiện nơi sinh trưởng, nghĩa là tác
động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định
và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của thực vật rừng [61].
- Ở Đức, lập địa được hiểu là một phạm vi địa bàn nhất định với tất cả
những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh tưởng của cây cối.
W.Schwanecker (1971), trên cở sở thuyết lâm hình của Suchaev (1958) đã đưa ra
khái niệm cụ thể về lập địa như sau [34], [85]:
* Các yếu tố tĩnh:
- Khí hậu.
- Địa hình
- Đất
Sinh thái cảnh
(lập địa theo
nghĩa hẹp)



Sinh địa quần
thể tự nhiên
(lập địa theo
nghĩa rộng)


Sinh địa
quần thể
tác nhân
* Các yếu tố động:
- Thế giới động vật
- Thế giới thực vật
- Thế giới sinh vật
Quần thể sinh vật
* Các yếu tố tác nhân: Xã hội con người

- Ở Mỹ, D.M Smith (1996) cho rằng lập địa là tổng thể hoàn cảnh của một
địa phương và có ý nghĩa truyền thống [43]. Water (1925) cho rằng lập địa là tất
cả các yếu tố ngoại cảnh (khí hậu - thủy văn, đá mẹ - thổ nhưỡng, sinh vật, con
người) thường xuyên tác động đến sự sống của sinh vật [71].
Pogrebnhiac (Ucraina) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và
xác định các kiểu rừng dựa trên hai yếu tố chính là độ phì và độ ẩm của đất.
Trong khi đó Blaglovidop và Buadop (1958), Tretop (1981) thì nền lập địa ở
vùng Sankt-Peterburg lại được phân chia dựa vào các yếu tố: đá mẹ hình thành
6

đất, địa hình và chế độ thoát nước. Tretop trong quá trình nghiên cứu còn bổ
sung thêm tiêu chuẩn phân chia lập địa là kiểu mùn vì ông cho rằng kiểu mùn
phản ánh quá trình hình thành và phát triển độ phì đất rừng [46],[48],[49], [61].

1.1.2 Hệ thống cấp phân vị lập địa lâm nghiệp
Mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật, mục đích
kinh doanh khác nhau nên đã xây dựng cho mình những hệ thống cấp phân vị lập
địa khác nhau để phục vụ cho việc phân loại và đánh giá lập địa, trong đó:
- Ở Đức, ngành lâm nghiệp đã đưa ra một phương pháp điều tra lập địa
tổng hợp phục vụ sản xuất lâm nghiệp, đã thống nhất phương pháp nghiên cứu
phân kiểu lập địa và phương pháp phân vùng lập địa. Tổng kết kinh nghiệm sử
dụng phương pháp này; Friedler, Neber và Hunger (1982) đã đưa ra bốn cấp
phân vị lập địa đồng thời so sánh với 4 cấp phân vị cảnh quan và 4 cấp phân vị
khí hậu, gồm: Cấp vùng sinh trưởng tương đương với cấp đại cảnh quan và cấp
vùng khí hậu. Cấp khu sinh trưởng tương đương với cấp cảnh quan và cấp khu
khí hậu. Cấp phạm vi bức khảm tương đương với cấp bộ phận cảnh quan và cấp
dạng đại khí hậu. Cấp dạng lập địa tương đương với cấp cảnh quan cơ sở và cấp
dạng khí hậu địa hình [34], [46], [49].
- Ở Liên Xô, Blaglovidop và Buadop (1959), Tretop (1981) khi phân chia
ĐKLĐ có đặc điểm thoát nước kém ở (Sankt Peterburg) đã xác định hệ thống
phân loại lập địa theo 3 cấp, gồm: (1) Nhóm lập địa dựa vào đặc điểm thoát nước
để phân chia. (2) Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thoát nước và đá mẹ hình
thành đất để phân chia. (3) Kiểu lập địa dựa vào cả đá mẹ hình thành đất, địa
hình và chế độ thoát nước để phân chia. Pogrebnhiac (1968), cho rằng kiểu lập
địa bao gồm mọi khu đất có điều kiện đất đai giống nhau, dựa vào độ phì và độ
ẩm của đất đã phân lập được 24 kiểu lập địa. Tùy điều kiện cụ thể, một kiểu lập
địa còn có thể chia thành các kiểu phụ dựa vào sự khác nhau về độ pH hay thành
các biến chủng nếu khác nhau về đá lẫn, thành phần cơ giới [19], [52], [61].
- Ở Trung Quốc: Năm 1993, khi phân vùng lập địa phía Đông Bắc, Dương
Kế Cảo đã xác lập hệ thống cấp phân vị lập địa có 6 cấp, gồm: Khu lập địa. Á
7

khu lập địa phân chia theo sự khác nhau về khí hậu. Tiểu khu lập địa phân chia
theo đia mạo và nham thạch. Nhóm kiểu lập địa phân chia theo độ cao và độ dốc.

Kiểu lập địa phân chia theo độ dày tầng đất, thành phần cơ giới. Kiểu phụ lập địa
phân chia theo độ dày tầng đất mặt, độ pH và mực nước ngầm [46], [48], [49].
- Ở Canada, Hill (1975) đã sáng lập ra hệ thống phân loại địa lý và đưa ra
thuật ngữ mới với tên gọi là "Tổng địa lý" gồm 4 cấp: vùng lập địa, kiểu đất, kiểu
lập địa địa lý tự nhiên, kiểu điều kiện lập địa [43].
1.1.3 Các phương pháp phân loại lập địa lâm nghiệp
a) Khái niệm về kiểu lập địa
Theo Pogrepnhiac (1968), kiểu lập địa bao gồm mọi khu đất có điều kiện
đất đai giống nhau kể cả nơi có rừng và nơi không có rừng; khi điều kiện đất đai
giống nhau sẽ dẫn tới khả năng xuất hiện các quần xã thực vật giống nhau. Theo
Xucasov (1957), kiểu lập địa là tập hợp những khoảnh đất có khả năng xuất hiện
những thảm thực vật giống nhau, nghĩa là có phức hệ giống nhau về các yếu tố
đất đai có ảnh hưởng đến thực vật [19], [50], [48], [49].
b) Các phương pháp phân loại lập địa lâm nghiệp
Tổng quát chung về phân loại lập địa thì ở các nước thường sử dụng một
số phương pháp sau:
- Áp dụng chỉ tiêu sinh trưởng của cây rừng để đánh giá và phân loại lập
địa: Các chỉ tiêu sinh trưởng được áp dụng chủ yếu là cấp lập địa, chỉ số lập địa
và sai số sinh trưởng, trong đó: (1) Cấp lập địa là một chỉ tiêu đo lường tương
đối, phản ánh sức sản xuất của đất rừng, thường được xác định bởi tương quan
giữa chiều cao bình quân và cấp tuổi, để từ đó chia ra các loại lập địa. Phương
pháp này được áp dụng ở Liên Xô từ năm 1950. (2) Chỉ số lập địa, người ta cho
rằng độ cao ưu thế của một loài cây ở một tuổi chuẩn có quan hệ với sức sản xuất
của lập địa mật thiết hơn so với độ cao bình quân. Đồng thời cũng chịu ảnh
hưởng của mật độ và tổ thành loài cây nhỏ nhất. Phương pháp này được Trung
Quốc, Mỹ, Anh ứng dụng từ năm 1970 [43]. Sajjaduzzaman và cộng sự (2005)
áp dụng tại Bangladesh để phân loại lập địa cho rừng Tếch [96]. (3) Sai số sinh
8

trưởng được lựa chọn để nghiên cứu chất lượng lập địa ở thời kỳ sinh trưởng của

rừng non. Phương pháp này thường được áp dụng tạm thời.
- Ứng dụng đặc trưng của tổ thành, cấu trúc thực vật rừng: tổ thành, cấu
trúc, sinh trưởng của cây rừng có quan hệ mật thiết với ĐKLĐ. Ở Đức (1946) và
ở Mỹ (1952) đã dùng nhóm loài sinh thái để biểu thị đặc trưng lập địa và đưa ra
hệ thống phân loại lập địa. Một số tác giả cho rằng ở nhưng nơi sự tác động của
con người tương đối ít nên dùng thực bì để biểu thị đặc điểm lập địa thì hiệu quả
hơn [43]. Ở Đài Loan, Chyi-Ty L và cộng sự (2004) đã phân loại lập địa cho một
vùng đồi núi rộng dựa trên bản đồ sinh thái và dữ liệu địa mạo sẵn có [88].
- Áp dụng nhân tố hoàn cảnh: Phương pháp này thường sử dụng những
nhân tố hoàn cảnh vật lý có tính ổn định, có quan hệ mật thiết với sinh trưởng
của cây rừng để phân chia lập địa, như: (1) Khí hậu là căn cứ để chia ra các vùng
lập địa, đai lập địa và khu lập địa để làm đơn vị phân chia trong hệ thống phân
loại lập địa. Cùng một vùng khí hậu thì điều kiện đại khí hậu giống nhau, sự khác
nhau về tiểu khí hậu là do địa hình và đất khác nhau. (2) Địa hình là một trong
những căn cứ để phân loại lập địa. Trong điều kiện khí hậu và đất tương đối đồng
nhất và địa hình phức tạp thì địa hình chiếm một địa vị rất quan trọng trong phân
loại lập địa. Smalle (1979) đã căn cứ vào địa mạo để phân chia đơn vị lập địa tại
vùng cao nguyên Comberland của Mỹ. Tuy nhiên mỗi đơn nguyên còn phải mô
tả độ phì của đất, cây chỉ thị và chỉ số lập địa của một số loài cây chủ yếu.
Phương pháp này không phù hợp với những nơi có điều kiện địa hình đơn giản
và bằng phẳng. (3) Trong điều kiện khí hậu tương đối đồng đều thì nhân tố đất là
căn cứ quan trọng để phân chia lập địa. Các học giả Nhật bản đã áp dụng hệ
thống phân loại đất của Mỹ, của UNESCO và phương pháp nghiên cứu mối qua
hệ giữa đất và lập địa để tiến hành phân loại đất và lập địa ở các bờ sông của
Philippines [43].
- Áp dụng phương pháp tổng hợp đa nhân tố: Phương pháp này được áp
dụng rộng rãi bằng cách lấy chỉ số lập địa là một hàm số và các nhân tố lập địa
làm biến số và xây dựng một hàm hồi quy đa nhân tố để tiến hành đánh giá và
9


phân loại lập địa. Ở các nước Đức, Canada và Trung Quốc đã vận dụng phương
pháp này để phân loại lập địa [43]. Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm đất đai với
cây rừng để định ra điều kiện lập địa [24].
1.1.4 Thảm thực vật và kiểu rừng
- Trochain (1954) cho rằng kiểu thảm thực vật là tập thể cây cỏ lớn đem
lại một hình dạng đặc biệt cho cảnh quan do sự tập hợp của những cây cỏ khác
loài nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế [19].
- Theo Môrôdôp (1904) thì kiểu rừng là một tập hợp các lâm phần có sự
đồng nhất về điều kiện mọc hoặc điều kiện đất đai. Khi phân loại các kiểu rừng
phải đặt chúng theo các vùng địa lý. Các kiểu rừng được phân ra hai nhóm, gồm:
(1) Nhóm kiểu rừng cơ bản là những lâm phần được xuất hiện do kết quả tiến hóa
lâu dài của đất và thảm thực vật rừng. (2) Nhóm kiểu thứ sinh là những lâm phần
được xuất hiện dưới ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài ở nơi mọc của kiểu
rừng cơ bản với sự thay đổi thành phần loài cây. Theo Pogrepnhiac (1950) thì
kiểu rừng là một đơn vị thống nhất giữa các loài thực vật, động vật và hoàn cảnh
xung quanh. Theo Alêcxêep (1950) thì kiểu rừng là một hợp phần của các
khoảnh rừng có sự đồng nhất về đặc điểm lâm học, khả năng áp dụng các biện
pháp phục hồi và tái sinh rừng [43].
1.1.5 Sinh trưởng và mô hình toán học trong sinh thái rừng
Khi nghiên cứu về suất sinh trưởng ở các giai đoạn khác nhau trong quá
trình phát triển ở rừng mưa nhiệt đới, Richards cho rằng "Suất sinh trưởng của
một cây gỗ trong mọi giai đoạn phát triển của nó đều do hai nhóm nhân tố quyết
định là điều kiện hoàn cảnh và tính di truyền. Tính di truyền biến đổi từ loài cây
này sang loài cây khác" [57].
Theo K.J. Walter, ứng dụng phân tích hệ thống đối với sinh thái học được
biết dưới tên gọi hệ sinh thái và đã trở thành một môn khoa học. Mọi hệ toán học
trong sinh thái được gọi là mô hình, vì nó là hình ảnh không đầy đủ và trừu tượng
của thế giới thực tại. Mục đích của các mô hình toán học được xây dựng là để dự
10


đoán sự thay đổi của hệ sinh thái. Các mô hình sinh thái thường phức tạp nên
phải được nghiên cứu chủ yếu nhờ vào sự mô hình hóa bằng máy tính [18].
Mô hình hồi quy tuyến tính: Một sự mô tả về mối quan hệ giữa hai biến x
và y mà không thể xác định được bằng mối quan hệ hàm số y =f(x), có thể xác
định được bởi mô hình xác suất. Dạng tổng quát của một mô hình xác suất cho
phép y lớn hơn hoặc nhỏ hơn hàm f(x) một độ lệch tự do e nào đó. Phương trình
mô hình có dạng y =f(x) +e [91]. Nếu một phương pháp nghiên cứu yêu cầu một
mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến thì cần thiết phải chuyển dạng một trong hai
hoặc cả biến để thỏa mãn yêu cầu này [87]. Kiểu mô hình được mô tả dưới dạng
biểu thức toán học thường được sử dụng nhiều nhất trên máy tính, nó được phát
triển để diễn tả đúng đắn về sinh vật và ứng dụng trong sinh thái học [93].
Để xây dựng các mô hình hồi quy đa biến, các nhà khoa học lâm nghiệp
trên thế giới đã thử nghiệm rất nhiều dạng phương trình toán học và qua đó đã đề
xuất một số hàm tương đối đặc trưng để mô tả quy luật về sinh trưởng và sản
lượng rừng cho một số loại rừng cụ thể. Trong đó, đối với rừng trồng thuần loài
người ta thường sử dụng những hàm: (1) Hàm Thomasius (1978) có dạng:
y=a
0
(1-e
-bt
), trong đó: y là chỉ tiêu sinh trưởng, a
0
= y
max
là chỉ tiêu sinh trưởng
lớn nhất, e là cơ số Neper, b là tham số phương trình phụ thuộc vào loài cây, t là
tuổi rừng. (2) Hàm Michailov có dạng: y=a.e
-b/t
, trong đó: y là chỉ tiêu sinh
trưởng, a và b là tham số của phương trình phụ thuộc vào loài cây, t là tuổi rừng.

(3) Hàm Wenk có dạng: log(lm) = a
0
+ a
1
logt + a
2
loghg + a
3
logG +a
4
log
2
G, trong
đó: lm là tăng trưởng về trữ lượng rừng, t là tuổi rừng, hg là chiều cao bình quân
của cây rừng theo cây bình quân tiết diện ngang, G là tổng tiết diện ngang của
rừng [73].
1.1.6 Đánh giá lập địa lâm nghiệp
- Trên phạm vi toàn cầu thì phương pháp đánh giá đất của FAO được áp
dụng khá phổ biến. Ban đầu phương pháp này, được áp dụng ở các nước Tây Âu,
đến năm 1984 được tổ chức FAO thừa nhận và đề xuất áp dụng chung trên toàn
thế giới [61].
11

- Cộng hòa Dân chủ Đức và các nước thuộc Liên Xô, phương pháp đánh
giá đất dựa trên cơ sở lập địa được áp dụng khá phổ biến. Đại diện cho cách làm
này có Krauss (1935, 1954), Kopp (1965, 1969), W. Schwaneeke (1965, 1974),
Pogrebnhiac (1950), Trectop (1977, 1981). Theo phương pháp này thì đánh giá
lập địa là nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa
các thành phần tự nhiên với cây trồng trong một khoảng không gian nhất định và
được cụ thể hóa lên bản đồ [46], [61].

- Ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa, phương pháp phân hạng đất đai
được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho cây trồng
nông nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tìm mối quan hệ giữa đặc điểm,
tính chất đất đai với năng suất cây trồng để phân hạng đất thành các cấp khác
nhau ứng với các loại cây trồng khác nhau [40], [61].
- Ở Mỹ: (1) Phương pháp phân chia cấp đất đã được Williams (1986) áp
dụng tại bang Maine đối với cây Vân sam (Picea abies) và cây Linh sam
(Pseudotsuga menziesii), theo đó lập địa của những lâm phần này được phân
thành 5 cấp [96]. (2) Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và
phân hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể, trong đó chọn cây lúa mì làm đối
tượng chính [30].
- Ơ Bangladesh phương pháp phân chia cấp đất cũng đã được
Sajjaduzzaman (2005) áp dụng đối với rừng Tếch dưới 40 tuổi, theo đó lập địa
được phân thành 02 cấp [97].

1.2 Ở VIỆT NAM
1.2.1 Lập địa và yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm lập địa lâm nghiệp
- Lập địa là nơi sống của một loài hay tập hợp loài cây dưới ảnh hưởng
của tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng [4].
- Lập địa là nơi sinh sống của sinh vật, hay một tập hợp các nhân tố sinh
thái, ấn định sự tồn tại của các quần xã sinh vật [71].

×