Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án liên môn Vật lí 8 đạt giải 3 cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 20 trang )

PHỤ LỤC II
Sở Giáo dục và Đào tạo:…………..
Phòng Giáo dục và Đào tạo………….
Trường:………………………………..
Địa chỉ:……………………………….
Điện thoại: 05103892776
BÀI VIẾT DỰ THI:
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG THÔNG QUA
KIẾN THỨC MÔN:VẬT LÝ, ĐỊA LÝ, HÓA HỌC, GIÁO DỤC
CÔNG DÂN VÀO BÀI GIẢNG"SỰ NỔI"

THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN
1. Họ và tên: .....................................................
Ngày sinh:...................... Môn: Vật lý 8
Gmail: .............................................................
Điện thoại:....................................................

Tam Hòa, tháng 12 năm 2016

1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các
môn: Vật lý, Hoá học, Địa lý, Toán học và Giáo dục công dân vào giảng dạy
bài: “Sự nổi” môn Vật lý 8
2. Mục tiêu dạy học
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên
quan đến kiến thức vật lí. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến các hoạt
động của con người đó là “ Sự nổi”. Để góp phần vào việc giải thích các hiện tượng


liên quan đến sự nổi của vât.. Tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn
học toán, hóa, sinh, địa, giáo dục công dân để giải quyết tốt các vấn đề về sự nổi
của vật trong cuộc sống.
* Kiến thức.
- Giúp các em nắm được và hiểu rõ tính chất vật lý của dầu là không tan
trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi được trên nước.
- Biết được khí H2 nhẹ hơn khí O2 nên quả bóng bay bay được trên bầu trời;
Khí CO2 nặng hơn khí O2 nên khi ta thổi thì quả bóng không bay được.
- Biết được vị trí địa lí của “ Biển Chết” trên thế giới.
- Biết được cá sống được là nhờ có O2 ; Biết cách thở khi rơi xuống nước.
- Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và nêu được các biện
pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trong trường hợp ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nguồn nước và có ý thức bảo vệ môi trường.
* Kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
* Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa
phương nơi các em đang sinh sống.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức
liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh khối 8
- Số lượng học sinh: 32 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
* Dự án mà tôi thực hiện là kiến thức Vật lý 8 đồng thời trực tiếp giảng dạy
với các em học sinh lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức
chương trình bậc THCS nói chung và môn Vật lý nói riêng nên các em không còn

bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
2


- Thứ hai: Đối với bài “ Sự nổi” các em đã học ở bài trước các kiến thức liên
quan đến lực đẩy Ác si mét; Hai lực cân bằng; Trọng lượng riêng một số chất.
- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Hóa học, Sinh học,
Toán học.. các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Vật lý trong đó
có kiến thức về “Sự nổi”. Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào
đó vào vào bộ môn Vật lý để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm
thấy bỡ ngỡ. Đối với học sinh lớp 6,7 mà kết hợp kiến thức môn Hóa học vào môn
Vật lý là không thể được. Như vậy chỉ có học sinh lớp 8 mới có thể tích hợp được
kiến thức của các môn học này để giải quyết vấn đề trong môn học một cách thuận
lợi nhất.
4. Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các
môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ
nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng
học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết
các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn toán, hóa học, sinh học, địa lí, giáo
dục công dân vào bài dạy “Sự nổi” sẽ giúp các em nắm đươc, hiểu rõ nguyên nhân
dầu nổi trên biển; ô nhiễm môi trường; Sự tồn tại của “ Biển chết” trên thế giới; Sự
sinh tồn của các loài động vật dưới nước khi môi trường nước không bị ô nhiễm;
Biết cách thở khi rơi xuống nước. Từ đó, các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng
một số biện pháp thiết thực của bản thân.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các
môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề
đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài

học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng
thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên:
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 hòn bi sắt, một hòn bi gỗ, 1 miếng gỗ nhỏ.
- Hình ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước, “Biển
chết”, khí cầu.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằng
chương trình word
- Kiến thức toán học về lập luận, chứng minh.
- Kiến thức hóa học liên quan đến tính chất vật lý của một số loại khí, nước
và dầu.
- Kiến thức địa lí về sự tồn tại của “Biển chết”. Vị trí địa lý của "Biển chết"
3


- Kiến thức sinh học về sự trao đổi chất đối với loài cá và các loài sinh vật
sống dưới nước. Kỹ năng sống khi rơi xuống nước
- Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác.
* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 miếng gỗ nhỏ. Bảng phụ
* Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide
minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với bài “Sự nổi” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được khi nào vật nổi, chìm
- Nêu được điều kiện nổi của vật

- Biết được khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì FA = P
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học toán, sinh, hóa, địa, giáo dục
công dân để giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi của vật
2. Kỹ năng
- Làm thí nghiệm về sự nổi của vật trong chất lỏng
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa
phương nơi các em đang sinh sống.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức
liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 hòn bi sắt, 1 hòn bi gỗ, 1 miếng gỗ nhỏ.
2. Mỗi nhóm học sinh:
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
1 cốc thủy tinh to đựng nước , 1 miếng gỗ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Nội dung giới thiệu
mới ( 3 phút)
bài:
- Giới thiệu bài mới:
- HS quan sát, lắng
Tại sao khi thả hòn

+ Làm thí nghiệm thả hòn bi nghe:
bi gỗ vào nước thì
gỗ và hòn bi sắt vào nước.
+ Cá nhân HS trả lời
hòn bi gỗ nổi, còn
+ Yêu cầu học sinh quan sát câu hỏi nêu ra
hòn bi sắt lại chìm?
4


hiện tượng và đưa ra câu trả
lời.
+ GV trình chiếu hình ảnh
minh họa. để đưa ra vấn đề
cần tìm hiểu
Họat động 2: Tìm hiểu
điều kiện vật nổi, vật chìm.
( 10 phút )
Mục tiêu:
- Nắm được điều kiện vật
nổi, vật chìm khi so sánh lực
đẩy Ác Si Mét và trọng lượng
của vật.
- Phân tích được kết quả TN
ảo để rút ra nhận xét
- Trình chiếu hình ảnh thả vật
vào trong chất lỏng.
- Khi một vật nằm trong chất
lỏng chịu tác dụng của những
lực nào?

- Nhận xét về phương và
chiều của hai lực đó?
- Trình chiếu thí nghiệm ảo 3
trường hợp khi thả vật vào
chất lỏng(nhấn nút Làm TN)
- Yêu cầu HS thảo luận C2
và điền từ vào ô trống.
 Ghi kết quả vào ô trống
(Nhấn nút Ghi kết quả trên
bảng trình chiếu )
- Nêu kết luận về trường hợp
vật nổi, vật chìm, vật lơ
lững?
- Trình chiếu kết luận.
Họat động 3: Tìm hiểu độ
lớn của lực đẩy Ác si mét
khi vật nổi trên mặt thoáng
của chất lỏng (10 phút )
Mục tiêu: - Viết được công
thức tính lực đẩy Ác si mét
và biết được V là thể tích của

+ HS cả lớp theo dõi
hình ảnh minh
họa.nhận thức vấn đề
cần nghiên cứu

- Khi nào vật nổi?
vật chìm?


I. Điều kiện để vật
nổi, vật chìm.

- Cá nhân HS trả lời câu
hỏi

- Nhóm HS quan sát,
tìm hiểu về TN ảo trả lời
câu C2
- Các nhóm điền từ vào
ô trống trên bảng phụ
- Rút ra lết luận
- Ghi vở

* Kết luận
Vật chìm khi
P >FA
Vật nổi ( chuyển
động lên trên) khi P<
FA
Vật lơ lững (đứng
yên) khi P = FA
II. Độ lớn của lực
đẩy Ác si mét khi
vật nổi trên mặt
thoáng của chât
lỏng.

5



phần chất lỏng bị vật chiếm
chỗ
- Tiến hành được TN, phân
tích được kết quả TN để rút
ra kết luận về trường hợp vật
nổi trên mặt thoáng chất
lỏng thì FA = P.
- Phân biệt được trường hợp
vật nổi trên mặt thoáng và
vật lơ lững.
- Giới thiệu và hướng dẫn thí
nghiệm
+ Mục đích TN
+ Dụng cụ TN
+ Cách tiến hành TN
- Trình chiếu TN ảo
- Yêu cầu đại diện nhóm
nhận dụng cụ TN
- Yc Hs tiến hành TN theo
nhóm, thảo luận hoàn thành
C3 trên bảng nhóm
- Yc các nhóm treo kết quả
lên bảng
- Yc các nhóm nhận xét, bổ
sung
Trình chiếu kết luận
- Hướng dẫn Hs nhớ lại kiến
thức về hai lực cân bằng để
trả lời C4


- Lắng nghe, quan sát
tìm hiểu thí nghiệm :
dụng cụ, mục đích, cách
tiến hành

- Đại diện nhóm nhận
dụng cụ TN
- Quan sát TN ảo
- Tiến hành TN theo
nhóm. Thảo luận nhóm
hoàn thành C3
- Đại diện nhóm treo kết
quả C3 lên bảng.
- Các nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- Cá nhân trả lời C4: P =
FA vì trọng lực và lực
đẩy Ác si mét là hai lực
cân bằng
- Trình chiếu nội dung C5
- Cá nhân HS chọn đáp
- Yêu cầu HS chọn đáp án án đúng
đúng
- Ghi vở kết luận
- Nhấn nút chọn đáp án đúng. - Cá nhân HS trả lời C5,
HS khác nhận xét bổ
sung

Hoạt động 4: Vận dụng

(15 phút )

C3:
Miếng gỗ nổi vì
FA < P
C4: P = FA vì trọng
lực và lực đẩy Ác si
mét là hai lực cân
bằng
C5 * FA = d.V
V: Thể tích phần chất
lỏng bị vật chiếm
chỗ ( m3)
d:Trọng lượng riêng
của chất lỏng (
N/m3)
FA: Lực đẩy Ác si
mét ( N)
III. Vận dụng
6


Mục tiêu: - Sử dụng kiến
thức môn toán chứng minh
được vật nổi khi: dv < dl; vật
chìm khi dv > dl; vật lơ lững
khi dv = dl
- Vận dụng kiến thức hóa học
giải thích hiện tượng tràn
dầu trên biển; quả bóng bay,

khí cầu.
- Vận dụng kiến thức sinh
học giải thích sự sinh tồn của
các loại động vật dưới nước.
Kỹ năng hít thở ở người khi
lăn dưới nước
- Sử dụng kiến thức địa lý
biết được biển chết ở nước
nào?
- Vận dụng kiến thức môn
giáo dục công dân trong việc
giáo dục bảo vệ môi trường.
- Trình chiếu câu C6
- Hướng dẫn HS lập luận từ
giả thuyết đề bài kết hợp kiến
thức mục I suy ra điều cần
chứng minh.
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Cộng điểm cho cá nhân trả
lời đúng
- Trình chiếu hình ảnh tàu
ngầm và yêu cầu HS trả lời
C7
- Chốt lại câu trả lời
 Cộng điểm cho HS trả lời
đúng

C6: - Vì V bằng
nhau.
Khi dv > dl: Vật chìm

CM:
Khi vật chìm thì
FA < P
 dl.V < dv.V
 dl < dv
- Quan sát tàu ngầm trên Tương tự chứng
màn hình, vận dụng kiến minh
thức về điều kiện vật
dl = dv
nổi, vật chìm giải thích
và dv < dl
C7
C7. Vì trọng lượng
- HS khác nhận xét bổ
riêng của sắt lớn hơn
sung.
trọng lượng riêng
của nước. Chiếc
thuyền bằng thép
nhưng người ta làm
các khoảng trống để
TLR nhỏ hơn TLR
của nước.
7


- Hướng dẫn HS trả lời C8
- GV chốt lại câu trả lời đúng
 Cộng điểm cho HS trả lời
đúng

- Trình chiếu hình ảnh minh
họa hiện tượng tràn dầu trên
biển làm cá chết. Không khí
ô nhiễm

- Cá nhân HS trả lời C8 C8: Bi sẽ nổi vì TLR
- HS khác nhận xét, bổ của thủy ngân lớn
sung
hơn TLR của thép.

- Quan sát hình ảnh, vận
dụng kiến thức hóa học
kết hợp điều kiện vật
nổi giải thích hiện tượng
tràn dầu.
- Tại sao dầu nổi trên biển? - Cá nhân HS trả lời
- HS khác nhận xét
vì sao cá chết?
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Giáo dục HS ý thức trong
việc bảo vệ môi trường
Hiệu ứng nhà kính là gì? Tại
sao có hiệu ứng nhà kính?
- Trình chiếu hình ảnh minh
họa
- Trình chiếu câu trả lời.
- Tại sao quả bóng su nếu ta
thổi thì quả bóng không bay,
khi bơm khí hê li hoặc H2
vào thì quả bóng bay?

( Kinh khí cầu)
- Trình chiếu hình ảnh khí
cầu.
- Chốt lại câu trả lời đúng.

- HS vận dụng kiến thức
hóa học và điều kiện nổi
để giải thích.
- Nhớ lại tính chất vật lý
của khí O2, CO2, H2 và
điều kiện vật nổi trả lời.
- Khi ta thổi khí CO2
trong quả bóng nặng
hơn khí O2 trong không
khí nên quả bóng không
bay được. Trong khi đó
khí H2 nhẹ hơn khí O2
nên quả bóng bay được.
- Trong cuộc sống ta cần làm - Cá nhân HS nêu một
vài biện pháp.
gì để bảo vệ môi trường?
- Trình chiếu hình ảnh minh
họa một số biện pháp bảo vệ
môi trường.
- Trình chiếu hình ảnh biển
chết
-“ Biển chết” có ở nước nào? - Cá nhân HS đọc thông
- Tại sao mọi người có thể tin SGK trả lời : Biển

Đối với chất lỏng

không hòa tan trong
nước. Các hoạt động
khai thác và vận
chuyển dầu có thể
làm rò rỉ dầu lửa. Vì
dầu nhẹ hơn nước
nên dầu nổi trên mặt
nước. Lớp dầu này
ngăn cản việc hòa
tan oxy trong nước
vì vậy sinh vật không
lấy được oxy sẽ chết

Biện pháp: Để han
chế ô nhiễm môi
trường: sử dụng
nguồn năng lượng
sạch; trồng cây
xanh...
8


nổi trên mặt biển dù không chết nằm giữa I xra- ren - Người nổi được
biết bơi?
và Giooc- đa-ni
trên biển chết vì dng <
Người nổi được trên dnb .
biển chết vì dng < dnb.
- Tại sao khi rơi xuống nước,
mặc dù không biết bơi nhưng

có người chìm, người nổi?
- GV gợi ý: Dựa vào kiến
thức môn sinh học kết hợp
điều kiện vật nổi để giải
thích.
- Thông qua hiện tượng vật
lý này giáo dục cho các em
kỹ năng sống khi gặp trường
hợp rơi xuống nước.
-Trình chiếu slide mặc áo
phao khi qua sông để giáo
dục ý thức cho học sinh

HS thảo luận và trả lời:
Khi rơi xuống nước, nếu
ta biết cách thở và nín
thở thì dng < dn nên
người nổi. Nếu ta thở
tùy tiện, nước tràn vào
cơ thể làm cho dng > dn
nên chìm.

4. Củng cố (3 phút) Dùng sơ đồ tư duy và đặt câu hỏi
Câu1: Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lững?
Câu 2: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của
chất lỏng?
Câu 3: Lấy ví dụ về một hiện tượng trong thực tế liên quan đến sự nổi? Từ
đó nêu một vài biện pháp góp phấn bảo vệ môi trường?
5. Dặn dò (1 phút)
-Học thuộc nội dung phần ghi nhớ

-Trả lời và làm lại các câu hỏi và bài tập trong SGK, SBT
-Đọc thêm phần “có thể em chưa biết”
Chú ý:
.Các hoạt động dạy học diễn ra theo bài soạn, nhưng giáo viên cần lưu ý một
số vấn đề trong bài để giúp học sinh tích hợp tốt kiến thức của các môn học khác
hiểu sâu hơn, rõ hơn hiện tượng cần giải quyết trong hoạt động 4.
Để dạy hoạt động 4 ta cần:
- Sử dụng kiến thức môn toán chứng minh được vật nổi khi: d v < dl; vật chìm
khi dv > dl; vật lơ lững khi dv = dl
- Vận dụng kiến thức hóa học giải thích hiện tượng tràn dầu trên biển; quả
bóng bay, khí cầu.
9


- Vận dụng kiến thức sinh học giải thích sự sinh tồn của các loại động vật
dưới nước. Thao tác hít thở khi rơi xuống nước.
- Sử dụng kiến thức địa lý biết được biển chết ở nước nào?
- Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi
trường.

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Giáo viên:
Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh
làm một bài với nội dung câu hỏi sau.
Câu 1: Nêu kết luận về điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
Câu 2. Tại sao khi nấu canh, ta đổ dầu vào nước thì dầu nổi trên nước?
Câu 3. Lấy ví dụ về hiện tượng liên quan đến sự nổi làm ô nhiễm môi
trường? Nêu một vài biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường?
* Học sinh.
Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả lẫn

nhau qua các lần thảo luận nhóm.
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày ý
tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết
các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài.
Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên
môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Vật lý nói
chung và bài “Sự nổi” nói riêng đối học sinh lớp 8 năm học 2016- 2017 đã đạt kết
quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2016
-2017 đối với học sinh lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,7,9.
Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một
môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con
người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp
người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ
môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

10


Tên bài dạy:
Tiết theo PPCT:
Môn học: Vật lí

Sự nổi
14
Lớp: 8

Bài 12: SỰ NỔI

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được khi nào vật nổi, chìm
- Nêu được điều kiện nổi của vật
- Biết được khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì FA = P
- Biết vận dụng kiến thức của các môn học Toán, Sinh, Hóa, Địa, Giáo dục
Công dân để giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi của vật
2. Kỹ năng
- Làm thí nghiệm về sự nổi của vật trong chất lỏng
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin,
phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa
phương nơi các em đang sinh sống.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức
liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 hòn bi sắt, 1 hòn bi gỗ, 1 miếng gỗ nhỏ.
2. Mỗi nhóm học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 miếng gỗ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút)
Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Kể tên và đơn vị của các đại lượng có trong
công thức?
3. Bài mới
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Nội dung giới thiệu
mới ( 3 phút)
bài:
- Giới thiệu bài mới:
Tại sao khi thả hòn
+ Làm thí nghiệm thả hòn bi gỗ - HS quan sát, lắng
bi gỗ vào nước thì
và hòn bi sắt vào nước.
nghe:
hòn bi gỗ nổi, còn
+ Yêu cầu học sinh quan sát
- Cá nhân HS trả lời câu hòn bi sắt lại chìm?
11


hiện tượng và đưa ra câu trả lời.
+ GV trình chiếu hình ảnh minh
họa. để đưa ra vấn đề cần tìm
hiểu

hỏi nêu ra
- HS cả lớp theo dõi
hình ảnh minh họa.

- Khi nào vật nổi?
vật chìm?


nhận thức vấn đề cần
nghiên cứu

Họat động 2: Tìm hiểu điều
kiện vật nổi, vật chìm.( 10
phút )
Mục tiêu:
- Nắm được điều kiện vật nổi,
vật chìm khi so sánh lực đẩy Ác
Si Mét và trọng lượng của vật.
- Phân tích được kết quả TN ảo
để rút ra nhận xét
- Trình chiếu hình ảnh thả vật
vào trong chất lỏng.

- Khi một vật nằm trong chất
lỏng chịu tác dụng của những
lực nào?
- Nhận xét về phương và chiều
của hai lực đó?

I. Điều kiện để vật
nổi, vật chìm.

- Cá nhân HS trả lời câu
hỏi

12



- Trình chiếu thí nghiệm ảo 3
trường hợp khi thả vật vào chất
lỏng(nhấn nút Làm TN)

- Yêu cầu HS thảo luận C2 và
điền từ vào ô trống.
 Ghi kết quả vào ô trống
(Nhấn nút Ghi kết quả trên
bảng trình chiếu )
- Nêu kết luận về trường hợp vật
nổi, vật chìm, vật lơ lững?
- Trình chiếu kết luận.

- Nhóm HS quan sát,
tìm hiểu về TN ảo trả lời
câu C2
- Các nhóm điền từ vào
ô trống trên bảng phụ
- Rút ra lết luận
- Ghi vở

Họat động 3: Tìm hiểu độ lớn
của lực đẩy Ác si mét khi vật
nổi trên mặt thoáng của chất
lỏng (10 phút )
Mục tiêu: - Viết được công thức
tính lực đẩy Ác si mét và biết
được V là thể tích của phần chất

* Kết luận

Vật chìm khi
P >FA
Vật nổi ( chuyển
động lên trên) khi P<
FA
Vật lơ lững (đứng
yên) khi P = FA
II. Độ lớn của lực
đẩy Ác si mét khi
vật nổi trên mặt
thoáng của chât
lỏng.

13


lỏng bị vật chiếm chỗ
- Tiến hành được TN, phân tích
được kết quả TN để rút ra kết
luận về trường hợp vật nổi trên
mặt thoáng chất lỏng thì
FA = P.
- Phân biệt được trường hợp
vật nổi trên mặt thoáng và vật
lơ lững.
- Giới thiệu và hướng dẫn thí - Lắng nghe, quan sát
nghiệm
tìm hiểu thí nghiệm :
+ Mục đích TN
dụng cụ, mục đích, cách

+ Dụng cụ TN
tiến hành
+ Cách tiến hành TN
- Quan sát TN ảo
- Trình chiếu TN ảo

- Yêu cầu đại diện nhóm nhận
dụng cụ TN
- Yêu cầu Hs tiến hành TN theo
nhóm, thảo luận hoàn thành C3
trên bảng nhóm
- Yêu cầu các nhóm treo kết quả
lên bảng
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ
sung
Trình chiếu kết luận

- Đại diện nhóm nhận
dụng cụ TN
- Tiến hành TN theo
nhóm. Thảo luận nhóm
hoàn thành C3
- Đại diện nhóm treo kết
quả C3 lên bảng.
C3:
- Các nhóm khác nhận Miếng gỗ nổi vì
xét, bổ sung.
FA < P
C4: P = FA vì trọng
lực và lực đẩy Ác si

mét là hai lực cân
bằng
Kết luận:

- Hướng dẫn Hs nhớ lại kiến
14


thức về hai lực cân bằng để trả - Cá nhân trả lời C4:
lời C4
P = FA vì trọng lực và
lực đẩy Ác si mét là hai
- Trình chiếu nội dung C5
lực cân bằng
- Yêu cầu HS chọn đáp án đúng - Cá nhân HS chọn đáp
- Nhấn nút chọn đáp án đúng.
án đúng
- Ghi vở kết luận
- Cá nhân HS trả lời C5,
HS khác nhận xét bổ
sung
Hoạt động 4: Vận dụng
(15 phút )
Mục tiêu: - Sử dụng kiến thức
môn toán chứng minh được vật
nổi khi: dv < dl; vật chìm khi dv
> dl; vật lơ lững khi dv = dl
- Vận dụng kiến thức hóa học
giải thích hiện tượng tràn dầu
trên biển; quả bóng bay, khí

cầu.
- Vận dụng kiến thức sinh học
giải thích sự sinh tồn của các
loại động vật dưới nước. Kỹ
năng hít thở ở người khi lăn
dưới nước
- Sử dụng kiến thức địa lý biết
được biển chết ở nước nào?
- Vận dụng kiến thức môn giáo
dục công dân trong việc giáo
dục bảo vệ môi trường.
- Trình chiếu câu C6

- Hướng dẫn HS lập luận từ giả
thuyết đề bài kết hợp kiến thức

C5 * FA = d.V
V: Thể tích phần chất
lỏng bị vật chiếm
chỗ ( m3)
d:Trọng lượng riêng
của chất lỏng (N/m3)
FA: Lực đẩy Ác si
mét ( N)
III. Vận dụng

C6:
- Vì V bằng nhau.
Khi dv>dl:Vật chìm
CM:

Khi vật chìm thì
FA < P
 dl.V < dv.V
 dl < dv
Tương tự chứng
minh
dl = dv
15


toán học suy ra điều cần chứng
minh.
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Cộng điểm cho cá nhân trả lời
đúng
- Trình chiếu hình ảnh tàu ngầm - Quan sát tàu ngầm trên
màn hình, vận dụng kiến
và yêu cầu HS trả lời C7
thức về điều kiện vật
nổi, vật chìm giải thích
C7
- HS khác nhận xét bổ
sung.

- Chốt lại câu trả lời
 Cộng điểm cho HS trả lời
đúng
- Hướng dẫn HS trả lời C8
- GV chốt lại câu trả lời đúng
 Cộng điểm cho HS trả lời

đúng
- Trình chiếu hình ảnh minh họa
hiện tượng tràn dầu trên biển
làm cá chết. Không khí ô nhiễm

- Tại sao dầu nổi trên biển? vì
sao cá chết?
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Giáo dục HS ý thức trong việc
bảo vệ môi trường

và dv < dl

C7.
Vì trọng lượng riêng
của sắt lớn hơn trọng
lượng riêng của
nước. Chiếc thuyền
bằng thép nhưng
người ta làm các
khoảng trống để
TLR nhỏ hơn TLR
của nước.

C8: Bi sẽ nổi vì TLR
- Cá nhân HS trả lời C8 của thủy ngân lớn
- HS khác nhận xét, bổ hơn TLR của thép.
sung
Đối với chất lỏng
- Quan sát hình ảnh, vận không hòa tan trong

dụng kiến thức hóa học nước. Các hoạt động
kết hợp điều kiện vật khai thác và vận
nổi giải thích hiện tượng chuyển dầu có thể
tràn dầu.
làm rò rỉ dầu lửa. Vì
dầu nhẹ hơn nước
nên dầu nổi trên mặt
nước. Lớp dầu này
ngăn cản việc hòa
tan oxy trong nước
vì vậy sinh vật không
- Cá nhân HS trả lời
lấy được oxy sẽ chết
- HS khác nhận xét

16


Hiệu ứng nhà kính là gì? Tại sao
có hiệu ứng nhà kính?
- Trình chiếu hình ảnh minh họa

- Trình chiếu câu trả lời.
- Tại sao quả bóng su nếu ta thổi
thì quả bóng không bay, khi
bơm khí hê li hoặc H2 vào thì
quả bóng bay?
( Kinh khí cầu)
- Trình chiếu hình ảnh khí cầu.


- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Trong cuộc sống ta cần làm gì
để bảo vệ môi trường?
- Trình chiếu hình ảnh minh họa
một số biện pháp bảo vệ môi
trường.

Biện pháp: Để han
chế ô nhiễm môi
trường: sử dụng
nguồn năng lượng
sạch; trồng cây
xanh...
- Người nổi được
trên biển chết vì dng <
dnb .
- HS vận dụng kiến thức
hóa học và điều kiện nổi
để giải thích.
- Nhớ lại tính chất vật lý
của khí O2, CO2, H2 và
điều kiện vật nổi trả lời.
- Khi ta thổi khí CO2
trong quả bóng nặng
hơn khí O2 trong không
khí nên quả bóng không
bay được. Trong khi đó
khí H2 nhẹ hơn khí O2
nên quả bóng bay được.
- Cá nhân HS nêu một

vài biện pháp.

17


-Cá nhân HS đọc thông
tin SGK trả lời : Biển
chết nằm giữa I xra- ren
và Giooc- đa-ni

- Trình chiếu hình ảnh biển chết
-“ Biển chết” có ở nước nào?

Người nổi được trên
biển chết vì dng < dnb.
HS thảo luận và trả lời:
Khi rơi xuống nước, nếu
ta biết cách thở và nín
thở thì dng < dn nên
người nổi.
Nếu ta thở tùy tiện,
nước tràn vào cơ thể
làm cho dng > dn nên
- Tại sao mọi người có thể nổi
chìm.
trên mặt biển dù không biết bơi?
- Tại sao khi rơi xuống nước,
mặc dù không biết bơi nhưng có
người chìm, người nổi?
- GV gợi ý: Dựa vào kiến thức

môn sinh học kết hợp điều kiện
vật nổi để giải thích.
- Thông qua hiện tượng vật lý
này giáo dục cho các em kỹ
năng sống khi gặp trường hợp
rơi xuống nước.
18


GV giáo dục ý thức khi đi qua
sông thì ta nên mặc áo phao để
bảo vệ tính mạng
HS Thảo luận trả lời C9

GV Trình chiếu slide câu C9 và
yêu cầu hs thảo luận

4. Củng cố (3 phút)

19


Câu1: Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lững?
Câu 2: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của
chất lỏng?
Câu 3: Lấy ví dụ về một hiện tượng trong thực tế liên quan đến sự nổi? Từ
đó nêu một vài biện pháp góp phấn bảo vệ môi trường?
5. Dặn dò (1 phút)
-Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
-Trả lời và làm lại các câu hỏi và bài tập trong SGK, SBT

-Đọc thêm phần “có thể em chưa biết”

20



×