Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Loi canh bao tu chuong trinh 159 do thieu von va nang luc ke

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.87 KB, 3 trang )

Trường Tiểu học Phùng Giáo: Lời cảnh báo Chương trình 159 tại Thanh Hóa?
Thứ sáu, 04/04/2008, 14:56 (GMT+7)
/>Học sinh phải ngồi học trong lớp học bằng tranh tre nhưng ngay kế bên, dãy 10 lớp học được xây dựng
kiên cố vẫn trong tình trạng dở dang từ 4 năm qua. Đó là nghịch cảnh tại Trường Tiểu học Phùng Giáo, xã
Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Bốn năm ngước nhìn
Trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, thầy và trò Trường Tiểu học Phùng Giáo ngồi co ro trong dãy
lớp học tranh tre. Lớp học trông như cái lều xiêu vẹo, chỉ cần gió có thể đổ bất cứ lúc nào.
Cô giáo Nguyễn Thị Liên tâm sự: “Chỉ tội cho học sinh, ngày nắng ấm còn đỡ; ngày rét mướt, trông đứa
nào cũng tím tái, đến khổ”. Càng khổ hơn khi trời mưa đến, phải huy động tất cả xô, chậu ra hứng nước.
Ngày mưa bão, sách vở, quần áo của cô trò cùng ướt nhẹp.
Những phòng học tranh tre này đã được xây dựng hơn 10 năm có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Phùng Giáo, ông Hoàng Anh Tuấn, phân trần: “Những phòng học tranh tre đã quá cũ nát,
nhà trường thường xuyên phải sửa chữa. Năm nay chúng tôi cũng muốn sửa lại lớp học để thầy trò bớt
khổ nhưng vẫn nấn ná vì đợi dãy lớp học mới sắp hoàn thành”.

Dãy lớp học kiên cố bị bỏ hoang, còn học sinh
Trường Tiểu học Phùng Giáo vẫn học trong
lớp tranh tre, nứa lá
Ngay cạnh lớp học tre lá, dãy 10 lớp học kiên cố chính là niềm mong mỏi của thầy và trò Trường Tiểu học
Phùng Giáo và cũng là nghịch lý trong suốt 4 năm qua. Học sinh vẫn tiếp tục ngồi học hai ca trong dãy lớp
xập xệ, dột nát tứ tung; còn dãy lớp học 2 tầng xây dựng kiên cố ngay kế bên vẫn bỏ hoang!
Ông Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Mười phòng học này được xây dựng theo chương trình kiên cố hóa
trường học của Chính phủ từ tháng 8-2004, thay thế cho những lớp học tranh tre đã dột nát. Chủ dự án này
dự kiến sẽ hoàn thành trong một năm. Nhưng 4 năm đã trôi qua, dãy lớp học vẫn chưa thể đưa vào sử
dụng”.
Một số hạng mục của dãy lớp mới đã được hoàn thành nhưng cơ bản vẫn chỉ là cái khung nhà. Cốt pha,
gạch nằm ngổn ngang và phần cửa kính vẫn chưa được lắp đặt hoàn thiện. Ông Tuấn cho biết thêm, còn
rất nhiều hạng mục dở dang, nếu chúng tôi chuyển sang dãy lớp mới này, sẽ không đảm bảo an toàn cho
học sinh.



Không riêng gì Phùng Giáo
Những người mong ngóng được sử dụng dãy lớp học mới chính là thầy và trò Trường Tiểu học Phùng
Giáo, vì thế nhà trường liên tục lên gặp UBND xã Phùng Giáo - chủ dự án, nhưng tiến độ xây dựng vẫn
“tắc”.
Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Dậu, Chủ tịch xã Phùng Giáo. Ông thừa nhận: “UBND xã làm
chủ đầu tư xây dựng 10 phòng học với số vốn 1 tỷ đồng tại Trường Tiểu học Phùng Giáo đã bàn giao
chậm cho trường gần 4 năm qua”.
Nguyên nhân dự án bị “tắc” là trong số 1 tỷ đồng đầu tư, có vốn đối ứng của địa phương là 10%. Nhưng
hiện tại, địa phương không thể có được nguồn vốn đối ứng này nên nhiều hàng mục công trình không thể
hoàn thành để giao cho Trường Tiểu học Phùng Giáo”.
Tình trạng dở khóc dở cười này không chỉ diễn ra ở Phùng Giáo. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương
trình 159 tại tỉnh Thanh Hóa, tính đến cuối tháng 7-2007, số công trình đã hoàn thành phải quyết toán
trong toàn tỉnh là 980 công trình.
Tuy nhiên, mới có 412 công trình được phê duyệt quyết toán, còn lại 307 công trình đã nộp báo cáo quyết
toán nhưng đang thẩm tra và 261 công trình chưa nộp báo cáo quyết toán.
Cuối năm 2007, Thường trực Ban Chỉ đạo chương trình kiên cố hóa trường, lớp học (Chương trình 159)
của tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức giao ban, bàn các giải pháp đẩy nhanh tiến độ quyết toán Chương trình 159
từ năm 2003 đến nay đã chỉ ra:
Nguyên nhân của sự chậm trễ trong công tác quyết toán các công trình 159 đối với một số địa phương
hiện nay là do Ban chỉ đạo Chương trình 159 của huyện chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình, chưa có
biện pháp hữu hiệu, thiếu tích cực trong việc theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện quyết
toán công trình hoàn thành theo quy định, nhằm thúc đẩy tiến độ quyết toán chung.
Một nguyên nhân khác cũng được Ban chỉ đạo nhấn mạnh là từ các chủ đầu tư (các xã có Chương trình
159) vừa thiếu trách nhiệm, vừa hạn chế về năng lực chuyên môn quản lý dự án....
Ngày 2-4-2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường học, lớp học và nhà công vụ
cho giáo viên từ nay đến năm 2012 với mục tiêu quan trọng là xóa bỏ phòng học 3 ca, phòng học tạm thời
các loại như phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học bán kiên cố đã hết niên hạn sử dụng, đang xuống cấp
nặng. Đề án này bao phủ từ cấp giáo dục mầm non đến cấp học phổ thông trong cả nước, hướng tới đầu tư
xây dựng khoảng 141.300 phòng học vào năm 2012, chú trọng vào xây dựng phòng học kiên cố để xóa

phòng học tạm thời các loại. Dự kiến, khoảng 22.200 tỷ đồng sẽ được huy động để xây dựng 140.100 phòng
để xóa phòng học tạm thời, cùng với đó là việc đầu tư khoảng 200 tỷ đồng để xây dựng thêm 1.200 phòng để
xóa phòng học 3 ca.
Tổng số vốn đầu tư thực hiện đề án khoảng 25.200 tỷ đồng trong đó ngân sách trung ương huy động từ trái
phiếu Chính phủ đóng góp 16.200 tỷ đồng. Ngoài ra, huy động đóng góp bằng nhiều hình thức của các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước
khoảng 2.000 tỷ đồng. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học trung ương sẽ được thành
lập, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo làm trưởng ban. Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ xác định số lượng phòng
học cần được kiên cố hóa thuộc Đề án còn Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
nhiệm vụ kiểm tra, xác định cụ thể số lượng, danh mục phòng học 3 ca, phòng học tạm thời các loại và nhà
công vụ cho giáo viên cần đầu tư xây dựng.
(Nguồn: Website Chính phủ)

Hải Ngọc Trân




×