Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

BÀI 7 LUẬT hôn NHÂN và GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.76 KB, 15 trang )

BÀI 7. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân tích được khái niệm, nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân gia đình.
- Trình bày những nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình.
2. Về kỹ năng
- Phân biệt các chế định của Luật hôn nhân và gia đình.
- Đưa nội dung của Luật hôn nhân và gia đình vào cuộc sống.
3. Về thái độ
- Tin tưởng để thực hiện tốt Luật hôn nhân và gia đình của nước CHXHCN Việt
Nam.
NỘI DUNG BÀI HỌC

I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC
CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình
Hôn nhân, gia đình là gì?
* Hôn nhân (HN): Là sự giao kết giữa nam và nữ trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng theo quy định của pháp luật, nhằm chung sống với nhau suốt đời để xây dựng gia
đình hành phúc, dân chủ, văn minh, hoà thuận và bền vững.
* Gia đình(GĐ): Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân,
huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, trên cơ sở đó làm phát sinh các quyền và


nghĩa vụ đối với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần, xây dựng và
nuôi dạy các thành viên trẻ trong gia đình dưới sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.
* Luật Hôn nhân và Gia đình(LHNGĐ): Là một ngành luật trong hệ thống pháp
luật Việt Nam, bao gồm tất cả các QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành để điều chỉnh các quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực


Hôn nhân và gia đình.
2. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình
Đối tƣợng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình?
Bao gồm 2 nhóm quan hệ: Quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản, trong đó quan
hệ thân nhân đóng vai trò chính và nhóm quan hệ thân nhân xác định tính chất của
quan hệ tài sản.
+ Quan hệ thân nhân: Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên
trong gia đình về lợi ích nhân thân, như tình nghĩa vợ chồng, danh dự, nhân phẩm uy
tín, sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
VD: Vợ chồng quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau; cha mẹ chăm sóc giáo dục
con cái.
+ Quan hệ tài sản: Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong
gia đình về tài sản.
VD: Quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng, quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con.
QH này có đặc điểm khác với các nhóm quan hệ tài sản do một số ngành luật
khác điều chỉnh (luật Dân sự) ở chỗ: Các quyền và nghĩa vụ tài sản mang yếu tố tình
cảm gắn với nhân thân của mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác, không
mang tính đền bù ngang giá; có tính ổn định, lâu dài, bền vững.
3. Phƣơng pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình


Luật hôn nhân gia đình có một phương pháp điều chỉnh là: Tự nguyện, thỏa
thuận, độc lập và bình đẳng.
Thể hiện như quan hệ kết hôn, quan hệ nuôi con nuôi…đều dựa trên sự tự
nguyện, bình đẳng, độc lập.
4. Những nguyên tắc cơ bản của luật Hôn nhân và Gia đình
Nguyên tắc cơ bản của LHNGĐ là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, xuyên
suốt quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện LHNGĐ.
* Nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ
- Cơ sở pháp lý(CSPL): Nguyên tắc này được quy định tại Điều 64, HP 92.

- Cơ sở thực tế(CSTT): Loại trừ tàn dư của chế độ phong kiến.
- Nội dung:
+ Tự nguyện: Kết hôn, ly hôn, các quan hệ khác…do vợ chồng tự quyết định.
+ Tiến bộ: Tìm hiểu kỹ, kết hôn đúng quy định của pháp luật, cưới theo nếp
sống mới, xây dựng gia đình hạnh phúc hoà thuận.
* Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng
- CSPL: Điều 10, LHNGĐ.
- CSTT: Đảm bảo cho tình yêu và gia đình bền vững, loại bỏ tàn dư của chế độ
phong kiến (chế độ đa thê). F. Angghen đã chỉ rõ :" Xuất phát từ bản chất của tình yêu
là không thể chia sẻ được, nên hôn nhân dựa trên tình yêu nam nữ do ngay bản chất
của nó là hôn nhân một vợ một chồng. Đây là chế độ hôn nhân tiến bộ trong xã hội
loài người".


- Nội dung: Cấm người đang có vợ, có chồng chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ.
* Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng
- CSTT: Quan điểm phong kiến: trọng nam khinh nữ, tam tòng tứ đức.
- CSPL: Đ.63 HP “PN và NG có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội và gia đình”; Đ.64 Hiến pháp“Vợ chồng bình đẳng”.
- Nội dung: "Vợ chồng có quyền hạn về mọi mặt như nhau trong gia đình "
Đảm bảo quyền cho người phụ nữ về nhân thân về nhiều quan hệ khác để cho họ tự
vươn lên làm chủ bản thân, đóng góp cho gia đình và cho xã hội.
* Nguyên tắc bảo đảm quyền lơi cha mẹ và các con
Nội dung: Cha mẹ phải có trách nhiệm nuôi dạy con, đảm bảo cho con phát
triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Ngược lại con cái phải có nghĩa vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ khi già yếu, bệnh tật, con cái phải biết ơn, hiếu thảo cha
mẹ.
* Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em

Nhà nước, xã hội có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp bà mẹ thực hiện
chức năng cao quý của người mẹ.
Tóm lại :
- Các NT có nhiều nội dung khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, bổ sung cho nhau.
- Những nguyên tắc trên là định hướng cơ bản cho việc quy định các quy phạm
cụ thể của Luật HN-GĐ, đảm bảo cho gia đình ổn định, hạnh phúc; tạo tiền đề cho sự
ổn định và phát triển của xã hội.


II. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN

1. Các điều kiện kết hôn theo LHNGĐVN
Nam, nữ kết hôn phải đảm bảo những điều kiện gì?
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân, gia đình, nhưng phải đảm
bảo các điều kiện sau:
* Độ tuổi:
Nam từ đủ 20, nữ từ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, quy định như vậy phù hợp
với đặc điểm phát triển tâm sinh, điều kiện xã hội của người Việt Nam.
* Về ý chí:
Phải có sự tự nguyện của cả hai bên.
Khi đăng ký kết hôn phải có mặt cả hai bên nam, nữ, việc lưạ chọn và quyết
định của họ phải được trình bày công khai trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
* Không thuộc những trường hợp cấm kết hôn.
* Về pháp lý: Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
2. Huỷ hôn nhân trái pháp luật
* Khái niệm Hôn nhân trái pháp luật
Hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký tại cơ quan nhà

nước có thẩm quyền nhưng vi phạm một hoặc một số điều kiện kết hôn mà pháp luật
Hôn nhân và gia đình quy định.
* Những trường hợp bị coi là hôn nhân trái pháp luật
- Chưa đủ tuổi


- Không có sự tự nguyện của một hoặc cả hai bên
- Thuộc các trường hợp cấm kết hôn
* Hậu quả pháp lý
Việc kết hôn trái pháp luật không có giá trị pháp lý và không được pháp luật
bảo vệ. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ, các bên phải chấm dứt quan hệ như vợ
chồng.
Trong trường hợp có con chung thì quyền lợi của con được giải quyết như
trường hợp cha mẹ ly hôn. Tài sản riêng của ai thuộc quyền sở hữu của người đó. Tài
sản chung chia theo thoả thuận, không thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết (
Tuy nhiên không được yêu cầu cấp dưỡng như ly hôn).
III. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ, CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1. Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ, chồng
Gồm những nội dung sau
- Tình nghĩa vợ chồng: Vợ chồng phải chung thuỷ, thương yêu quý trọng, chăm
sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc bền vững, tạo điều
kiện cho nhau phát triển, tôn trọng các quyền nhân thân của nhau (Danh dự, nhân
phẩm, uy tín).
- Vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- Vợ chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú không bị ràng buộc bởi phong tục tập
quán, địa giới hành chính.
- Vợ chồng có quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập nâng cao trình độ, tham gia
các hoạt động chính trị theo khả năng và nguyện vọng.
2. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ, chồng

Gồm những loại quyền và nghĩa vụ gì ?


2.1. Quyền sở hữu tài sản của vợ, chồng
* Tài sản chung của vợ và chồng:
- Tài sản chung của vợ, chồng: là tài sản do vợ và chồng tạo ra trong thời kỳ
hôn nhân, tài sản được thừa kế, được tặng, cho chung; tài sản riêng của vợ, chồng có
trước khi kết hôn, tài sản của vợ, chồng được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân,
nhưng vợ, chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung.
- Vợ và chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu
chung. Tài sản chung của vợ chồng dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình và để thực
hiện những nghĩa vụ chung (trả nợ, đền bù).
* Chế độ tài sản theo thỏa thuận
* Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
- Theo luật Hôn nhân gia đình năm 1986 việc chia tài sản trong hôn nhân là
trường hợp đặc biệt, chỉ khi có lý do chính đáng thì vợ chồng mới được chia tài sản
chung và do toà án xem xét chấp nhận. (lý do chính đáng: Vợ chồng không hợp nhưng
không muốn ly hôn nhưng muốn ở riêng, 1 bên vi phạm pháp luật phải lấy tài sản để
bồi thường).
- Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Khi vợ, chồng đầu tư kinh doanh
riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc lý do chính đáng khác thì có thể thoả
thuận chia tài sản chung, việc chia phải được lập thành văn bản, có công chứng, không
tự thoả thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết. Đồng thời luật cũng quy định nếu
chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản thì pháp luật không công nhận.
* Tài sản riêng của vợ, chồng:
Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn,
tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân.


Tài sản riêng bao gồm:

- Tài sản riêng của mỗi người có trước khi kết hôn.
- Tài sản được tặng, cho, thừa kế riêng.
- Tư trang cá nhân.
- Tài sản do vợ chồng thoả thuận chia hoặc do toà án chia.
Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài
sản chung, bản thân từng người có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
đó. Tuy nhiên tài sản riêng cũng được sử dụng vào phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia
đình nếu tài sản chung không đáp ứng được.
2.2. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng
Cấp dưỡng giữa vợ và chồng là việc vợ, chồng có trách nhiệm đóng góp tiền
hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cần thiết của vợ và chồng khi vợ chồng không
còn chung sống, nhưng một bên mất khả năng lao động, túng thiếu không có khả năng
tự nuôi mình. Như khi hai vợ chồng ở cách xa nhau hoặc đã ly hôn nhưng một bên
khó khăn có lý do chính đáng, nếu có yêu cầu cấp dưỡng thì bên kia có nghĩa vụ cấp
dưỡng theo khả năng.
2.3. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng (Đ.31 LHNGĐ, Đ.679 BLDS)
- Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Vợ chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
- Người đang là vợ, chồng tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn
với người khác vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết.
Bài tập tình huống (PP: Làm việc nhóm):


Anh Dng v ch Hoa kt hụn nm 2000. Anh ch cú ti sn chung tr giỏ 500
triu v ó cú hai con l bộ Chi 9 tui v bộ i 5 tui. Nm 2010, anh Dng khụng
may b tai nn cht.
Hóy chia di sn tha k trong trng hp trờn, bit rng anh Dng cũn cú ngi
m 55 tui v em trai 16 tui.
Giải quyết tình huống:
- Di sản thừa kế của anh Dũng:

Ti sn chung 500 triệu/2 = 250 triệu
- Ng-ời thừa kế (hàng thừa kế thứ nhất: cha mẹ,
vợ/chồng, con): Chị Hoa, bé Chi, bé Đại, mẹ anh Dũng.
- Chia di sản: 250/4= 62 triệu/ng-ời.
Kết phần: Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng đ-ợc thể
hiện qua mô hình sau:

QUYN V NGHA V
GIA V V CHNG

Quyn v ngha
v nhõn thõn

Q-NV th hin
mi quan h
Tỡnh cm

Q-NV th hin
quyn bỡnh ng,
t do, dõn ch

Quyn v ngha
v ti sn

S hu

Ti
sn
chung


Ti
sn
riờng

Cp dng

Khi
hụn
nhõn
tn ti

Khi
ly hụn

Tha k

Theo
di
chỳc

Theo
Phỏp
lut


IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ GIỮA CHA MẸ VỚI CON THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH

1. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
Gồm 2 sự kiện pháp lý, đó là sự kiện sinh đẻ và sự kiện nuôi con nuôi

1.1. Sự kiện sinh đẻ
Đây là sự kiện pháp lý quan trọng làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ
và con. Trên cơ sở đó, xuất hiện các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con.
- Xác định cha mẹ cho con trong giá thú: Là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân
(từ khi kết hôn đến khi chấm dứt hôn nhân: chết- quyết định ly hôn có hiệu lực). Nếu
người vợ sinh con trong thời kỳ này thì đó là con trong giá thú. Nếu người vợ sinh con
trong vòng 300 ngày sau khi chồng chết hoặc quyết định ly hôn có hiệu lực thì đứa trẻ
sinh là con chung của 2 vợ chồng.
- Xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú: Là con mà cha mẹ không phải là vợ,
chồng của nhau theo quy định của pháp luật.
1.2. Sự kiện nuôi con nuôi
- Sự kiện nuôi con nuôi là quá trình xác lập quan hệ pháp luật giữa cha mẹ nuôi
và con nuôi (giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôI), dựa
trên ý chí chủ quan của người đó.
- Điều kiện:
+ Điều kiện với người nhận nuôi con nuôi: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,
người nuôi phải hơn con nuôi 20 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt. Có điều kiện
kinh tế để chăm sóc nuôi dưỡng con nuôi. Không phải là người đang bị hạn chế quyền
đối với con chưa thành niên.


+ Điều kiện với người được nhận làm con nuôi...
2. Nội dung quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
Nội dung quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con là quyền và nghĩa vụ giữa cha
mẹ với con và ngược lại. Cụ thể:
2.1. Nghĩa vụ và quyền lợi của cha mẹ với con
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của con, chăm lo việc học tập giáo dục để con phát triển lành
mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, không được phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc
phạm con.

Nghĩa vụ và quyền của bố dượng và mẹ kế với con riêng cũng có nghĩa vụ như
cha mẹ đẻ.
Cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên, đã thành niên
nhưng mất năng lực hành vi dân sự gây ra.
2.2. Bổn phận, nghĩa vụ và quyền của con đối với cha mẹ:
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe
ý kiến khuyên bảo của cha mẹ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ
ốm đau, già yếu, bệnh tật.
Nghiêm cấm hành vi bạc đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Con đã thành niên ở chung với cha mẹ có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp,
tham gia các hoạt động xã hội, chính trị, văn hoá và có nghĩa vụ đóng góp chăm lo đời
sống chung của gia đình.
2.3. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên


Cha mẹ bị kết án tù về một trong những tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con, vi phạm nghĩa vụ chăm sóc con, có lối sống đồi tru, xúi giục
con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên. Tuy nhiên vẫn phải đóng góp phí tổn nuôi con.
2.4. Quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con
Con có quyền có tài sản riêng: gồm tài sản được thừa kế, được tặng, cho riêng
hoặc do thu nhập hợp pháp khác .
Con có quyền tự quản lý, định đoạt tài sản riêng nếu đủ 15 tuổi trở lên, nếu tài
sản có giá trị, hoặc tài sản kinh doanh phải có sự đồng ý của cha mẹ (từ 15 đến 18
tuổi).
V. CHẤM DỨT HÔN NHÂN

1. Chấm dứt hôn nhân do vợ, chồng chết hay có quyết định của toà án tuyên bố
vợ, chồng đã chết

Sau khi người vợ hay chồng chết thì hôn nhân chấm dứt. Tuy vậy, người sống
vẫn được hưởng các quyền: thừa kế, chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.
2. Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn
- Khái niệm ly hôn: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và
chồng do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của
cả hai vợ chồng.
- Quyền ly hôn :
+ Ly hôn thực chất là mặt trái của quan hệ hôn nhân, theo quan điểm lạc hậu là
một hiện tượng không bình thường, nhất là phụ nữ chủ động ly hôn là không thể chấp
nhận được, pháp luật phong kiến không cho phép phụ nữ được chủ động ly hôn. Theo


luật pháp nước ta, ly hôn được coi là một quyền dân sự của cá nhân, được pháp luật
ghi nhận và bảo vệ.
+ Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định quyền ly hôn đối với người chồng trong
trường hợp người vợ đang có thai, hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi,
* Nội dung các căn cứ ly hôn theo LHNGĐ 2014
- Quan hệ hôn nhân đã vào tình trạng trầm trọng có những mâu thuẫn không
thể dung hoà được.
- Mục đích của hôn nhân không đạt được.
* Những trường hợp ly hôn theo luật định
- Thuận tình ly hôn: nếu hai bên tự nguyện ly hôn, đã thoả thuận việc chia tài
sản, nuôi dưỡng con thì toà án công nhận thuận tình ly hôn, không thoả thuận được do
toà án quyết định .
- Ly hôn do yêu cầu của một bên: Nếu toà án hoà giải không thành, xét thấy đủ
điều kiện ly hôn thì toà án xử cho ly hôn.
* Những điều kiện hạn chế lý hôn
Khi người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì
chồng không có quyền xin ly hôn.
* Hậu quả pháp lý của ly hôn

- Chấm dứt quan hệ hôn nhân: Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ với
chồng chấm dứt, các bên có quyền kết hôn với người khác.
- Chia tài sản giữa vợ, chồng:
Nguyên tắc chia tài sản:
+ Tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó.


+ Tài sản chung chia đôi, có xem xét hoàn cảnh và sức đóng góp của mỗi bên,
+ Vợ chồng chung sống với gia đình, tài sản không xác định dược thì căn cứ
vào công sức đóng góp của vợ chồng được chia một phần trong tài sản chung đó .
+ Tài sản chung được chia theo nguyên tắc thanh toán bằng hiện vật hoặc theo
giá trị; chú ý khi chia nhà ở phải tạo điều kiện về chỗ ở cho các bên trong khoảng thời
gian nhất định để dần ổn định chỗ ở.
- Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn: Cả vợ và chồng phải
chăm sóc nuôi dưỡng con chưa thành niên, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa
vụ cấp dưỡng nuôi con, con dưới 3 tuổi giao cho mẹ , nếu không có thoả thuận khác.
- Cấp dưỡng giữa vợ chồng sau ly hôn.

VI. GIÁM HỘ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

1. Khái niệm giám hộ
Giám hộ là gì ?
Giám hộ là việc các cá nhân, tổ chức, cơ quan (gọi chung là người giám hộ)
thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên,
người bị tâm thần, người mất năng lực hành vi dân sự.
Cha mẹ thoả thuận với nhau về người đại diện cho con trong các giao dịch dân
sự vì lợi ích của con.
2. Quy định về giám hộ
- Cha mẹ trực tiếp làm giám hộ cho con hoặc cử đại diện.
- Trong trường hợp cha mẹ còn sống nhưng không có điều kiện trực tiếp nuôi

dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự,
thì cha mẹ có thể cử người khác giám hộ cho con.


- Trong trường hợp khi quyết định các vấn đề có liên quan đến nhân thân và
tài sản của con chưa thành niên thì anh chị làm giám hộ cho em phải tham khảo ý kiến
của người thân và ý kiến của em nếu em đã đủ 9 tuổi trở lên.
- Người giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều
kiện để giám hộ ( điều kiện về kinh tế, trình độ, tư cách đạo đức và có thời gian để
chăm sóc người được giám hộ.



×