BÀI GIẢNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
(2 tín chỉ-Dùng cho lớp chuyên ngành luật. Tháng 1-2011)
TS. Nguyễn Hợp Toàn
TRƯỞNG KHOA LUẬT ĐH KTQD
email:
BÀI MỞ ĐẦU
A. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỌC PHẦN
B. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU
1. Bộ luật dân sự 2005
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2004
3. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
4. Luật Nuôi con nuôi 2010
5. Các đạo luật, pháp lệnh có liên quan:
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 và Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4-
2-2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống bạo lực
gia đình
- Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22-9-2009
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam
- Luật Cư trú 2006 và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25-6-2007 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú; Nghị định số 56/2010/NĐ-CP
ngày 24-5-2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP
- Luật Bình đẳng giới 2006 và Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4-6-2008 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới
- Luật Người cao tuổi 2009
- Pháp lệnh Dân số 9-1-2003 và Pháp lệnh 2008 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số
năm 2003; Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8-3-2010 quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh 2008 sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số
6. Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9-6-2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia
đình
7. Thông tư liên tịch số 01/2001/TT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 hướng
dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10
1
8. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000
9. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
10. Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết về
đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 và Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày10-12-2001 hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP
11. Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27-3-2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng
Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số
12. Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18-8-2000 về Quy chế khu vực biên giới đất liền
nước CH XHCN Việt Nam
13. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21-7-2006 bổ sung, sửa đổi một số
điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
14. Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16-12-2002 về việc hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP
15. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý
hộ tịch.
16. Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21-11-2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
17. Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 4-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010.
18. Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15-11-2006 quy định chi tiết các quy định của Bộ
luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
19. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5-8-2008 về xác định lại giới tính
20. Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
21. Sách: F.Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” NXB
Sự Thật Hà Nội. 1961
22. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Trường Đại học Luật, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội 2009.
C. KẾT CẤU CHUNG: 6 chương
2
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG
LỊCH SỬ
1. Các hình thức hôn nhân và gia đình trong lịch sử
2. Quá trình phát triển của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam
3. Nguồn pháp luật hôn nhân và gia đình
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Những khái niệm cơ bản
2. Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010
3. Nhiệm vụ và nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình
4. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Chương 2. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN
I. ĐIỀU KIỆN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
1. Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn
2. Đăng ký kết hôn
II. KẾT HÔN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
1. Kết hôn trong trường hợp Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một bên đã chết
2. Kết hôn của các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa
3. Quan hệ vợ chồng vi phạm việc đăng ký kết hôn
III. HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật
2. Người có quyền yêu cầu
3. Thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật
4. Hậu quả của hủy việc kết hôn trái pháp luật
5. Xử lý về hình sự
Chương 3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRONG GIA ĐÌNH
I. QUAN HỆ VỢ CHỒNG
1. Quan hệ nhân thân
2. Quan hệ tài sản
II. XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON
1. Con chung
2. Con riêng
3. Con đẻ (cha đẻ, mẹ đẻ)
4. Con nuôi (cha, mẹ nuôi)
III. QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CHA MẸ VÀ CON
3
1. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
2. Nghĩa vụ và quyền của con
IV QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA ÔNG BÀ VÀ CHÁU, GIỮA ANH CHỊ EM VÀ
GIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH
1. Nghĩa vụ và quyền của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
2. Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em và giữa các thành viên cùng sống chung trong gia
đình
Chương 4. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CẤP DƯỠNG VÀ GIÁM HỘ TRONG GIA ĐÌNH
I. CHẾ ĐỘ CẤP DƯỠNG
1. Khái niệm và mục đích cấp dưỡng
2. Nghĩa vụ cấp dưỡng và các quan hệ cấp dưỡng
3. Thoả thuận về việc cấp dưỡng
4. Mức cấp dưỡng và cấp dưỡng bổ sung
5. Thực hiện cấp dưỡng
6. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
II. CHẾ ĐỘ GIÁM HỘ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH
1. Chế độ giám hộ theo Bộ luật dân sự
2. Những quy định riêng về giám hộ trong gia đình
Chương 5. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHẤM DỨT HÔN NHÂN
I. LY HÔN - CHẤM DỨT HÔN NHÂN KHI VỢ CHỒNG CÒN SỐNG
1. Khái niệm, ý nghĩa của ly hôn
2. Căn cứ cho ly hôn
3. Thủ tục ly hôn
4. Hậu quả của ly hôn
II. CHẤM DỨT HÔN NHÂN KHI MỘT BÊN VỢ, CHỒNG CHẾT
1. Những trường hợp
2. Hậu quả pháp lý khi một bên vợ, chồng chết
3. Trường hợp Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một bên
vợ hoặc chồng là đã chết
Chương 6. QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Những khái niệm liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
2. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài
3. Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
4
II. KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.Áp dụng pháp luật trong kết hôn, ly hôn
2. Điều kiện, nghi thức và thủ tục kết hôn
3. Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài
4. Vấn đề quốc tịch trong hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
5. Hoạt động hỗ trợ kết hôn
III. NHẬN CHA, MẸ, CON
1. Điều kiện nhận cha, mẹ, con
2.Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
3.Trình tự, thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
4.Công nhận việc nhận cha, mẹ, con đã được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài
IV. NUÔI CON NUÔI
1. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
3. Thủ tục nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
4. Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
5. Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
6. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi
7. Nuôi con nuôi ở khu vực biên giới
V. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, NHẬN CHA MẸ, CON, NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI
1. Phạm vi áp dụng
2.Thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi
3.Miễn thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự, thủ tục công chứng
4. Kết hôn
5. Nhận cha, mẹ, con
6. Nuôi con nuôi.
5
NỘI DUNG CHI TIẾT
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TRONG LỊCH SỬ
1. Các hình thức hôn nhân và gia đình trong lịch sử
Sự chi phối của quy luật đào thải tự nhiên và của chế độ tư hữu đối với vấn đề hôn
nhân và gia đình. Sau này là những tác động của xã hội: Cơ chế kinh tế, ý thức xã hội.
* Gia đình huyết tộc
* Gia đình Pu-na-lu-an
* Hôn nhân (và Gia đình) đối ngẫu
* Hôn nhân một vợ một chồng
Hôn nhân và gia đình dưới chế độ XHCN
- Sách: F.Ăngghen “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”
- GTrình LHN&GĐVN. Tr. 4 12
2. Quá trình phát triển của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam
GTrình LHN&GĐVN. Tr. 57 72
a. Chế độ hôn nhân và gia đình thời kỳ Pháp thuộc, trước Cách mạng Tháng Tám
Bộ Dân luật 1931 áp dụng tại Bắc Kỳ, Bộ Dân luật 1936 áp dụng tại Trung Kỳ, Tập
Dân luật giản yếu 1883 áp dụng tại Nam Kỳ dựa theo Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp
1804. Chế độ hôn nhân và gia đình có những đặc điểm:
+ Hôn nhân cưỡng ép, phụ thuộc cha mẹ và các bậc thân trưởng trong gia đình;
+ Chế độ đa thê;
+ Quan hệ bất bình đẳng nam, nữ;
+ Thừa nhận quyền gia trưởng của chồng đối với vợ, cha mẹ với các con, phân biệt
đối xử giữa các con
+ Ly hôn trên cơ sở lỗi của vợ, chồng
+ Quy định việc để tang những người tôn thuộc trong gia đình là điều kiện để hôn
nhân có giá trị pháp lý.
b. Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám 1945
Chia thành các giai đoạn:
b1. Giai đoạn Cách mạng dân chủ nhân dân 1945-1954
6
+ Sắc lệnh số 90-SL ngày 10-10-1945 cho phép vận dụng những quy định trong
pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước VNDCCH
và lợi ích của nhân dân lao động.
+ Hiến pháp 1946
+ Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5-1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong
dân luật: Xoá bỏ cấm kết hôn trong thời kỳ có tang; có thể lấy chồng sau khi có án ly dị;
thực hiện bình đẳng nam nữ trong gia đình; xoá bỏ quyền “trừng giới”; bảo vệ quyền thừa
kế; con hoang có thể truy nhận cha.
+ Sắc lệnh số 159-SL ngày 17-11-1950 quy định về vấn đề ly hôn: Tự do hôn nhân;
quy định các duyên cớ chung cho việc ly hôn; thuận tình ly hôn; bảo vệ phụ nữ có thai,
quyền của con chưa thành niên khi cha mẹ ly hôn; thống nhất luật lệ về ly hôn trong toàn
quốc.
b2. Giai đoạn Cách mạng XHCN ở Miền Bắc, Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở
Miền Nam 1954-1975
+ Hiến pháp 1959
+ Luật Hôn nhân và gia đình 1959 (6 chương, 35 điều): Chế độ HN&GĐ dựa trên 4
nguyên tắc cơ bản: Hôn nhân tự do và tiến bộ; Hôn nhân một vợ một chồng; Nam nữ bình
đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình; Bảo vệ quyền lợi con cái.
b3. Giai đoạn cả nước thống nhất từ 1975 đến nay
+ Hiến pháp 1980
+ Luật Hôn nhân và gia đình 1986 (10 chương, 57 điều) được QH Khoá VII kỳ họp
thứ 12 thông qua ngày 29-12-1986, HĐNN công bố ngày 3-1-1987
+ Hiến pháp 1992
+ Luật Hôn nhân và gia đình 2000 (13 chương, 110 điều) được QH Khoá X kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 9-6-2000, Chủ tịch nước công bố ngày 22-6-2000, có hiệu lực thi
hành từ 1-1-2001.
3. Nguồn pháp luật hôn nhân và gia đình
a. Bộ luật dân sự 2005: Phạm vi điều chỉnh là các quan hệ dân sự (nghĩa rộng)
Những nội dung liên quan trực tiếp:
- Những quyền nhân thân: Đ39-44 BLDS
- Giám hộ: Đ58-73 BLDS
- Sở hữu chung của vợ chồng: Đ219 BLDS
- Trách nhiệm dân sự: Đ606, 621 BLDS
- Thừa kế.
7
b. Luật hôn nhân và gia đình 2000, các văn bản hướng dẫn thi hành và các đạo luật
khác có liên quan
+ Quan hệ giữa Luật hôn nhân và gia đình với Bộ luật Dân sự
Các quy định của Bộ luật dân sự liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình được áp
dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình trong trường hợp pháp luật về hôn nhân và gia
đình không có quy định. (Đ5 LHNGĐ)
c. Quy định riêng và phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc
thiểu số (Đ1,2 NĐ 32/2002)
+ Phạm vi áp dụng:
Đối với công dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa
+ Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình
- Phong tục, tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số (được
ghi trong Phụ lục A ban hành kèm theo Nghị định này) thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc,
không trái với những nguyên tắc quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì
được tôn trọng và phát huy.
- Phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình của các dân tộc thiểu số (được ghi
trong Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định này) trái với những nguyên tắc quy định của
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì bị nghiêm cấm hoặc vận động xoá bỏ.
d. Điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài
+ Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (K14 Đ8 LHNGĐ)
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia
đình: (3)
a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
+ Quan hệ giữa pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam với các Điều ước quốc tế và
pháp luật nước ngoài (Đ7 LHNGĐ, Đ4,5 NĐ68/2002)
- Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ
trường hợp Luật này có quy định khác.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy định của điều
ước quốc tế.
- Áp dụng pháp luật nước ngoài:
8
Trong trường hợp Nghị định này, văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định
hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp
luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với việc kết hôn, nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nếu hậu quả của việc áp dụng đó không trái với
các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam; trong trường hợp pháp luật
nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia
đình Việt Nam.
đ. Áp dụng phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình (Đ6 LHNGĐ)
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của
mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng
và phát huy.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH
1. Những khái niệm cơ bản
a. Hôn nhân và thời kỳ hôn nhân
+ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn;
+ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn (K6 Đ8 LHNGĐ)
+ Mục đích của hôn nhân
- Thoả mãn nhu cầu tình cảm
- Xây dựng gia đình Việt Nam.
+ Đặc điểm của hôn nhân theo pháp luật Việt Nam
- GTrình LHN&GĐVN: Tr. 14 (5 đặc điểm)
+ Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng ký
kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân (K7 Đ8 LHNGĐ)
b. Gia đình
+ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo
quy định của Luật này. (K10 Đ8 LHNGĐ)
+ Những chức năng xã hội của gia đình (Chức năng sinh đẻ; chức năng giáo dục; chức
năng kinh tế).
- GTrình LHN&GĐVN: Tr. 18
c. Chế độ hôn nhân và gia đình
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về *kết hôn,
*ly hôn, *nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên
khác trong gia đình, *cấp dưỡng, *xác định cha, mẹ, con, *con nuôi, *giám hộ, *quan
9
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và *những vấn đề khác liên quan đến hôn
nhân và gia đình. (K1 Đ8 LHNGĐ)
d. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
+ Nghĩa cụ thể: Ngành luật, môn học và văn bản cụ thể (GTrình LHN&GĐVN.
Tr. 22)
+ Mục tiêu của môn học: Nghiên cứu những quan điểm, khái niệm, nhận thức, đánh
giá trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng đối với những quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình.
2. Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010
- Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 4-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010
+ Quan điểm: (5)
a) Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững
của xã hội, sự thành công của sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và xây
dựng Chủ nghĩa xã hội. Xây dựng gia đình Việt Nam ít con (mỗi cặp vợ chồng có một
hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.
b) Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự tham gia của các tổ chức
chính trị - xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân là yếu tố quyết định sự thành công của
công tác gia đình.
c) Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội. Nhà nước và xã hội có
trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.
d) Giáo dục và xây dựng gia đình luôn kế thừa, giữ gìn và phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn liền với xây dựng những giá trị tiên tiến
của gia đình trong xã hội phát triển.
đ) Đầu tư cho gia đình là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Nhà nước ưu tiên bảo
đảm nguồn lực, đồng thời huy động sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ sự trợ giúp
của quốc tế cho công tác gia đình.
+ Mục tiêu của Chiến lược
a) Mục tiêu chung
Từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một
hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.
b) Các mục tiêu cụ thể (3)
- Mục tiêu 1: Củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của
gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có
10
một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia
đình, đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và
người cao tuổi.
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: (5)
Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa lên 80%.
Chỉ tiêu 2: Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con.
Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức
về hôn nhân và gia đình lên 80%.
Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ người cao tuổi trong gia đình được con, cháu chăm sóc, phụng
dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lên 90 - 100%; trong trường hợp
người cao tuổi không còn người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn
nhân và gia đình hoặc có người chăm sóc, phụng dưỡng theo quy định của pháp luật hôn
nhân và gia đình nhưng không đủ khả năng chăm sóc, phụng dưỡng thì được Nhà nước,
cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ gia đình thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em lên 90 - 100%.
- Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng
đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng
cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cường
phòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt
đẹp và vận động người dân xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia
đình.
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: (4)
Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ gia đình được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về
vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình trong ổn định và phát triển xã hội lên 90 - 100%.
Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tảo hôn của người dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh
sống ở vùng sâu, vùng xa, bình quân hàng năm từ 10 - 15%.
Chỉ tiêu 3: Giảm tỷ lệ bạo lực trong gia đình, bình quân hàng năm từ 10 - 15%.
Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ gia đình bị các tệ nạn xã hội xâm nhập vào, bình quân hàng
năm từ 10 - 15%.
- Mục tiêu 3: Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo
việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sỹ, gia đình thương
binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình
nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn.
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010: (5)
Chỉ tiêu 1: Về cơ bản, không còn hộ gia đình nghèo.
11
Chỉ tiêu 2: 100% gia đình liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước; gia đình
thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia
đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và
đặc biệt khó khăn được Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt
trận, cộng đồng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần.
Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ gia đình có nhà ở lên 100%; giảm 50% gia đình ở nhà tạm.
Chỉ tiêu 4: Tăng tỷ lệ gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình
nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xx hội khó khăn và đặc
biệt khó khăn được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục và các phúc lợi xã
hội khác lên 90%.
Chỉ tiêu 5: Tăng tỷ lệ dân cư ở nông thôn được dùng nước sạch lên 85%.
+ Ngày Gia đình Việt Nam: 28-6 hàng năm (QĐ72/2001/QĐ-TTg)
3. Nhiệm vụ và nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình
a. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình (Đ1 LHNGĐ)
+ Nhiệm vụ
Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế
độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các
thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia
đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
+ Phạm vi điều chỉnh: Luật hôn nhân và gia đình quy định *chế độ hôn nhân và gia đình,
*trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn
nhân và gia đình Việt Nam.
b. Những nguyên tắc cơ bản (Đ2 LHNGĐ) (6)
1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người
theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3) Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
4) Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa
vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc,
phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp
đỡ nhau.
5) Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con
trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
12
6) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các
bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
4. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
a. Xử phạt vi phạm hành chính
+ Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21-11-2001 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
- Nguyên tắc xử phạt: Đ2 NĐ87/2001
- Hình thức xử phạt: Đ4 NĐ87/2001
- Hình thức vi phạm và mức phạt: Đ6-15 NĐ87/2001
+ Xử lý vi phạm trong lĩnh vực liên quan:
- Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 3-10-2006 quy định xử phạt vi phạm hành
chính về dân số và trẻ em
- Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10-6-2009 quy định xử phạt vi phạm hành
chính về bình đẳng giới
- Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10-12-2009 quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình
b. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Chương XV Bộ luật hình sự 1999, Điều 146-152: Các tội xâm phạm chế độ hôn
nhân và gia đình./.
Chương 2
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN
I. ĐIỀU KIỆN VÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
1. Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn
a. Khái niệm kết hôn và quyền kết hôn
+ Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. (K2,3 Đ8 LHNGĐ)
Việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn
do pháp luật quy định là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị xử lý.
+ Quyền kết hôn (Đ39 BLDS)
13
Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia
đình có quyền tự do kết hôn.
Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa
những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
b. Những điều kiện kết hôn (Đ9 LHNGĐ) (3)
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1) Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc,
lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại
Điều 10 của Luật này.
b1. Điều kiện về tuổi (Đ3 NĐ70/2001)
Nam đang ở tuổi hai mươi, nữ đang ở tuổi mười tám thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn
theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Khoản 1 NQ02/2000 HĐTP: Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 là:
"Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên".
Theo quy định này thì không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải
từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ
đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.
b2. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam, nữ
Khoản 1 NQ02/2000 HĐTP: Nếu nam và nữ kết hôn tuy có đủ các điều kiện quy
định tại các điểm 1 và 3 Điều 9, nhưng họ không tự nguyện quyết định mà thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9:
1) Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật
chất ) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;
2) Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu
kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết
mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu ) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn;
3) Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của
người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với
người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ
phải kết hôn với nhau ) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
b3. Điều kiện về không thuộc các trường hợp cấm kết hôn
14
+ Những trường hợp cấm kết hôn (Đ10 LHNGĐ)
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: (5)
1) Người đang có vợ hoặc có chồng;
2) Người mất năng lực hành vi dân sự;
3) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm
vi ba đời;
4) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con
riêng của chồng;
5) Giữa những người cùng giới tính.
+ Những vi phạm
Khoản 1 NQ02/2000 HĐTP: Điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 bị vi
phạm, nếu việc kết hôn thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 10. Cần chú
ý đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
1) Người đang có vợ hoặc có chồng là:
- Người đó kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và
gia đình nhưng chưa ly hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang
chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 đến
trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết
hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có
hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003).
2) Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mình
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
3) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông,
bà với cháu nội, cháu ngoại.
Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc
sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác
cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
4) Đối với trường hợp quy định tại điểm 4 Điều 10 cần hiểu là ngoài việc cấm kết
hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn:
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;
- Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;
- Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;
15
- Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Đăng ký kết hôn
a. Nghĩa vụ đăng ký kết hôn (Đ11 LHNGĐ)
+ Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là
cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.
+ Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá
trị pháp lý.
+ Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng.
+ Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa.
b. Thẩm quyền đăng ký kết hôn (Đ12 LHNGĐ, Đ17 NĐ158/2005)
+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ
quan đăng ký kết hôn.
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiên việc đăng ký
kết hôn.
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng
ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.
+ Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công
tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở
trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú
trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.
c. Thủ tục đăng ký kết hôn (Đ13,14 LHNGĐ)
- Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan
đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều
kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn.
- Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan
đăng ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối không
đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
- Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan
đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý
kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
16
d. Giấy tờ và thủ tục cụ thể của việc đăng ký kết hôn (Đ18 NĐ158/2005)
+ Giấy tờ
- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và
xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
- Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết
hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư
trú về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước
đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước
sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn
vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai
đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Chương V
của Nghị định này.
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
- Quy định cụ thể về Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: (Đ65-67 NĐ158/2005)
- Sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
+ Thủ tục
- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên
nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban
nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp cần phải xác minh , thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không
quá 5 ngày.
- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp
xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán
bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam,
nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích
cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.
II. KẾT HÔN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
17
1. Kết hôn trong trường hợp Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một bên đã chết
(Đ83 BLDS)
Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra
quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:
(2)
a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo
quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực
pháp luật;
b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì
việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật .
2. Kết hôn của các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa
+ Quan điểm chung
Áp dụng những quy định của Luật HN&GĐ nhưng có những quy định riêng phù
hợp với điều kiện văn hoá, xã hội của các vùng sâu, vùng xa. Đấu tranh với các tàn dư, tập
tục lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kết hôn.
Những quy định riêng về kết hôn của các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa:
Đ4-9 NĐ32/2002.
+ Tuổi kết hôn (Đ4 NĐ32/2002)
Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn để bảo
đảm sự phát triển giống nòi, bảo đảm cho các bên nam, nữ có đủ điều kiện về sức khoẻ và
khả năng chăm lo cuộc sống gia đình. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
là ủy ban nhân dân cấp xã), Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, các Già
làng, Trưởng bản và các vị chức sắc tôn giáo thực hiện tuyên truyền vận động người dân
xoá bỏ phong tục, tập quán kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000 (tảo hôn).
+ Bảo đảm quyền tự do kết hôn của nam, nữ (Đ5,6 NĐ32/2002)
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không phân biệt dân tộc, tôn
giáo, tín ngưỡng; không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào.
Ủy ban nhân dân cấp xã, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên, các
Già làng, Trưởng bản, các vị chức sắc tôn giáo vận động, thuyết phục các bậc cha mẹ hướng
dẫn con xây dựng gia đình tiến bộ, không được cưỡng ép hoặc cản trở việc lấy vợ, lấy
chồng của con; vận động mọi người xoá bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu cản trở quyền tự
do kết hôn của nam và nữ.
- Nghiêm cấm tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ.
Không ai được lợi dụng việc xem tướng số hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác
để cản trở việc thực hiện quyền tự do kết hôn của nam và nữ.
18
- Bảo đảm quyền tự do kết hôn của người phụ nữ goá chồng, người đàn ông goá vợ
Người phụ nữ goá chồng, người đàn ông goá vợ có quyền kết hôn với người khác và
không phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng hoặc nhà vợ cũ. Khi kết hôn với người khác,
quyền lợi về con cái và tài sản của người đó được pháp luật bảo vệ.
Nghiêm cấm tập quán buộc người vợ goá, chồng goá phải lấy một người khác trong
gia đình chồng cũ hoặc gia đình vợ cũ mà không được sự đồng ý của người đó.
+ Việc kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người trong
dòng họ với nhau (Đ7 NĐ32/2002)
Nghiêm cấm tập quán kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc
có liên quan dòng họ trong phạm vi ba đời.
Vận động xoá bỏ phong tục, tập quán cấm kết hôn giữa những người có liên quan
dòng họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên.
+ Đăng ký kết hôn (Đ8 NĐ32/2002)
Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn, thực hiện việc
đăng ký kết hôn.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên kết hôn, việc đăng ký kết hôn cho người dân
được thực hiện tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại tổ dân phố, thôn, bản, phum,
sóc, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn.
Khi đăng ký kết hôn, các bên nam, nữ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình
Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế. Sau khi nhận Tờ khai đăng ký kết
hôn, ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, nếu các bên đã có đủ điều kiện kết hôn theo quy
định tại Nghị định này, thì thực hiện việc đăng ký kết hôn. Sau khi hai bên nam, nữ ký tên
vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký
Giấy chứng nhận kết hôn. Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn được trao cho vợ, chồng tại
trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại nơi cư trú.
Việc đăng ký kết hôn cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa được
miễn lệ phí .
+ Áp dụng phong tục, tập quán về nghi thức cưới hỏi (Đ9 NĐ32/2002)
- Các nghi thức cưới hỏi tiết kiệm, lành mạnh thể hiện bản sắc của dân tộc mình mà
không trái với những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì được tôn
trọng, phát huy.
- Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền
mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché Để dẫn cưới) và các hành vi cản trở việc kết hôn
hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ.
3. Quan hệ vợ chồng vi phạm việc đăng ký kết hôn
a. Những trường hợp hôn nhân thực tế (Khoản 3 NQ35/2000, NĐ77/2001)
19
+ Khuyến khích kết hôn, nghĩa vụ kết hôn:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm
1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì
được khuyến khích đăng ký kết hôn ; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án
thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về thời gian.
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987
đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm , kể từ
ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm
2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà
án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật
không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và
điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu
ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu
về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 để giải quyết.
+ Mở rộng phạm vi áp dụng
Quy định trên bao gồm cả các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và
một bên là công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam đó sinh
sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam; các trường hợp giữa một bên là công dân Việt Nam và
một bên là người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam hoặc cả hai bên đều là người
không quốc tịch thường trú tại Việt Nam.
Người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam nói tại khoản này là người không có
quốc tịch Việt Nam và cũng không được các nước khác thừa nhận có quốc tịch nước đó,
đang làm ăn và sinh sống ổn định, lâu dài ở Việt Nam.
+ Công nhận ngày hôn nhân có hiệu lực (Đ3 NĐ77/2001)
Quan hệ hôn nhân của những người đăng ký kết hôn theo quy định tại Nghị định
này, được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với
nhau như vợ chồng trên thực tế . Ngày công nhận hôn nhân có hiệu lực phải được ghi rõ
trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
+ Miễn lệ phí đăng ký kết hôn Đ4 NĐ77/2001)
Việc đăng ký kết hôn đối với các trường hợp quy định tại Nghị định này được miễn
lệ phí.
20
b. Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn (Đ5 NĐ77/2001)
+ Nơi đăng ký kết hôn
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên, thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú
có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì ủy ban nhân dân cấp xã,
nơi một trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.
+ Giấy tờ đăng ký kết hôn
Khi đăng ký kết hôn, các bên chỉ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy
chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.
Trong Tờ khai đăng ký kết hôn, các bên ghi bổ sung ngày, tháng, năm xác lập quan
hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế . Trong trường hợp vợ
chồng không cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống
với nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau:
- Nếu xác định được tháng mà không xác định được ngày, thì lấy ngày 01 của tháng
tiếp theo;
- Nếu xác định được năm mà không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 01
tháng 01 của năm tiếp theo
Thủ tục cụ thể trong từng trường hợp quy định tại Đ6,7 NĐ77/2001/NĐ-CP ngày
22-10-2001
Kết hôn có yếu tố nước ngoài nghiên cứu trong Chương 6.
III. HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT
1. Khái niệm và căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật
a. Khái niệm
Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng
vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.
b. Những căn cứ (GTrình LHN&GĐVN. Tr. 109) (6)
+ Kết hôn chưa đủ tuổi (tảo hôn);
+ Thiếu sự tự nguyện của một hoặc cả hai bên nam nữ;
+ Người đang có vợ, chồng kết hôn với người khác;
+ Kết hôn của người mất năng lực hành vi;
+ Kết hôn của người cùng giới tính
+ Kết hôn của người thuộc diện cấm khác.
2. Người có quyền yêu cầu (Đ15 LHNGĐ)
21
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (4)
1. Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết
hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
2. Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà
án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của
Luật này.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết
hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này: (3)
a) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;
b) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
c) Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu
Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
3. Thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật (Khoản 2 NQ 02/2000, Đ16 LHNGĐ)
+ Thẩm quyền của Tòa án
Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này, Toà
án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ
quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Toà án, cơ quan đăng
ký kết hôn xoá đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn.
+ Những điểm chú ý k hi giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật (5)
a) Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn,
nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định; cụ thể là việc đăng ký kết hôn do
cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 thực hiện và việc tổ chức đăng ký kết hôn
theo đúng nghi thức quy định tại Điều 14, nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn
quy định tại Điều 9 như đã hướng dẫn tại mục 1 Nghị quyết này.
b) Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không phải do cơ quan có thẩm quyền
quy định tại Điều 12 thực hiện (ví dụ: việc đăng ký kết hôn giữa nam và nữ do Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi không có bên nào kết hôn cư trú thực hiện), thì việc
đăng ký kết hôn đó không có giá trị pháp lý; nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp
luật, thì mặc dù có vi phạm một trong những điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án
không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không
công nhận họ là vợ chồng.
c) Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không theo nghi thức quy định tại Điều 14
thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý, nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật,
22
thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Toà án không
tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công
nhận họ là vợ chồng (như Điểm b). Tuy nhiên cần chú ý: (2)
c.1. Điều 14 không quy định cụ thể địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn; do đó,
địa điểm tổ chức đăng ký kết hôn có thể là một nơi khác không phải là trụ sở của cơ
quan đăng ký kết hôn.
c.2. Điều 14 quy định: "Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam,
nữ kết hôn". Thực hiện cho thấy rằng trong một số trường hợp vì những lý do khách
quan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc nữ; do
đó, nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn đã thực hiện đúng quy định tại khoản 1
Điều 13 và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau, thì
không coi là việc đăng ký kết hôn đó là không theo nghi thức quy định tại Điều 14.
d) Khi cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 15 có yêu cầu huỷ việc kết
hôn trái pháp luật do có vi phạm điều kiện kết hôn thì cần phân biệt:
d.1. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến
tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ
từng trường hợp mà quyết định như sau: (3)
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên
hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp
luật.
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy
đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh
phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã
đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài
sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh
mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải
quyết ly hôn theo thủ tục chung.
d.2. Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối
hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9. Tuy
nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau: (2)
- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống
không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn
trái pháp luật.
- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép
buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống
hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh
23
mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để
giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
d.3. Đối với những trường hợp kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Điều 10 là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 3 Điều 9 và nói
chung là phải quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu thuộc
trường hợp quy định tại điểm 1 Điều 10 cần chú ý: (2)
- Nếu thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc hồi
năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn
xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Toà án nhân dân tối cao
"Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà
lấy vợ, lấy chồng khác"
- Nếu khi một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài mà đã kết hôn với người khác, thì lần kết hôn sau
là thuộc trường hợp cấm kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 10. Tuy nhiên, khi có yêu
cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn
trước, thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau.
Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn thì Toà án
thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
đ) Khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi
phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện Kiểm sát cùng cấp khởi tố
vụ án hình sự. Nếu Viện Kiểm sát cùng cấp không đồng ý thì Toà án có thể kiến nghị với
Viện Kiểm sát cấp trên xem xét; nếu Viện Kiểm sát cấp trên cũng không đồng ý thì Toà án
tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong
trường hợp Viện Kiểm sát đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d khoản
1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (Nay là Điều 189 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2004) ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Sau khi vụ án hình sự
được xét xử xong và bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếp
tục giải quyết theo thủ tục chung (vì lý do của việc tạm đình chỉ không còn nữa).
4. Hậu quả của hủy việc kết hôn trái pháp luật (Đ17 LHNGĐ)
+ Quan hệ nhân thân
Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ
như vợ chồng
+ Quan hệ cha, mẹ và con.
Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
+ Quan hệ tài sản
24
Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở
hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả
thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu
tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
5. Xử lý về hình sự (BLHS 1999, SĐ, BS 2009)
+ Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Đ146)
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người
khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược
đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cao, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
+ Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Đ147)
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc
buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà
vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sau tháng đến ba năm.
+ Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Đ148)
Người nào có một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị
phạt tù từ ba tháng đến hai năm: (2)
a) Tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn;
c) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc
dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó.
+ Tội đăng ký kết hôn trái pháp luật (Đ149)
1. Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký
không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi
này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.
25