Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Hệ thống CNTT trong hoạt động bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.16 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH LIÊN MODULE KINH TẾ Y TẾ
VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN
BÙI VĂN HOÀNG
MSSV: 125272038

Tp. HCM, 08/2017


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

LỜI CÁM ƠN
Kính thưa Ban Chủ Nhiệm Khoa Y , Quý Thầy Bộ Môn “Quản Lý Bệnh Viện –
Kinh Tế Y Tế” ,Quý Thầy Cô trực tiếp giảng dạy , Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí
Minh, thầy Nguyễn Thế Dũng, người chủ nhiệm bộ môn tận tình cũng như là người thầy
đã không tiếc thời gian, công sức để đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút
từng chút một, từ những vấn đề to lớn nhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học,
của cuộc đời hành nghề y.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình truyền đạt không chỉ là kiến
thức mà còn là vốn kinh nghiệm quý báu của bản thân trong suốt thời gian học tập liên
modules “Quản Lý Bệnh Viện – Kinh Tế Y Tế”. Nhờ sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô,
em đã hiểu biết thêm rất nhiều điều về hai lĩnh vức quản lý bệnh viện – kinh tế y tế , giúp
chúng em hiểu rằng một bác sĩ không phải chỉ biết khám chữa bệnh, mà còn phải học tập,
tiếp thu kiến thức về nhiều lĩnh vực khác như: kinh tế, quản trị, luật, công nghệ thông
tin…Đây là những bài học chiếm thời lượng rất ít trong chương trình học của chúng em


nhưng là những bài học “ Khắc cốt ghi tâm”. Kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe
và thành công trong sự nghiệp cao quý.

Sinh Viên :
Bùi Văn Hoàng

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2017

2


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

MỤC LỤC
Đề mục.........................................................................................................................Trang

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Tên hình............................................................................................................Trang

3


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
CNTT: công nghệ thông tin.
HIS(Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện.
LIS(Labotory Information System): Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm.

PACs(Picture Archiving and Comunication System): Hệ thống lưu trữ và truyền
hình ảnh
RIS(Radiology Information System): Hệ thống thông tin chuẩn đoán hình ảnh.

4


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
Ngày nay, CNTT đã và đang phát triển cực kì mạnh mẽ và chiếm ưu thế trên mọi
lĩnh vực, với sự ưu việt trong phân tích, xử lý, truyền đạt và lưu trữ thông tin. Khi các lĩnh
vực khác của cuộc sống đều đã ứng dụng CNTT và đem lại hiệu quả vượt trội, thì ngành
Y tế cũng không phải ngoại lệ, bắt buộc phải ứng dụng CNTT để theo kịp với tốc độ vận
hành của toàn xã hội. Và việc ứng dụng CNTT vào ngành Y tế đã thật sự mang lại thành
tựu rõ rệt. Việc ứng dụng CNTT trong công tác QLBV là một yêu cầu cấp bách nhằm góp
phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quản lý bệnh viện, thúc đẩy bệnh viện
phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân.
Ngành y tế trên thế giới cũng đã có nhiều ứng dụng của công nghệ công nghệ
thông tin vào việc quản lý các hoạt động khám chữa bệnh như: dùng thẻ khám bệnh, đơn
thuốc điện tử, hệ thống thông tin bệnh viện, hệ thống kết quả cân lâm sàng, hệ thống lưu
trữ và truyền tải hình ảnh; hoạt động hành chánh bệnh viện; nâng cao kiến thức chuyên
môn; điều trị từ xa(telemedicine), tư vấn từ xa, hội chẩn từ xa, phẫu thuật từ xa, robot
chăm sóc người già… Thậm chí gần đây, với sự phát triển của điện thoại thông minh,
máy tính bảng giúp theo dõi và can thiệp sức khỏe của người bệnh cho phép thực hiện ‘y
tế di động’(m-health). Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế thế giới đã có
những bước phát triển khả quan và tiềm năng to lớn trong tương lai.[1]
Ngành y tế đang phát triển của nước ta đang cố gắng bắt kịp theo y tế thế giới.

Hàng loạt các dự án được triển khai như: Dự án xây dựng dịch vụ tư vấn YT, khám chữa
bệnh từ xa (đã được chọn là dự án trọng điểm quốc gia), Dự án hệ thống thông tin quản lý
y tế dự phòng (được chọn hỗ trợ theo quyết định 43/2008/QĐ-TT của Thủ Tướng Chính
Phủ và được hỗ trợ bởi viện trợ ODA), Dự án xây dựng cổng thông tin điện tử ngành y tế
(được hỗ trợ kinh phí tại quyết định 43/2008), các dự án ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý bệnh viện ở nhiều bệnh viện,…
Bài viết đề cập ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện để cải tiến
chất lượng và dịch vụ của bệnh viện, thực trạng hiện tại ở Việt Nam và kiến nghị

5


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Hệ thống quản lý thông tin ở bệnh viện (HIMS: Hospital information manager system)
gồm có:
-

HIS(Hospital Information System): Hệ thống thông tin bệnh viện

-

LIS(Labotory Information System): Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm

-

PACs(Picture Archiving and Comunication System): Hệ thống lưu trữ và truyền
hình ảnh


-

RIS(Radiology Information System): Hệ thống thông tin chuẩn đoán hình ảnh

2.1 VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU:
2.1.1: Vai trò của CNTT trong bệnh viện:
-

Là cuộc cách mạng khoa học công nghệ thay đổi toàn diện
các lĩnh vực trong đó có y tế.
Tiếp cận khoa học kỹ thuật và phương pháp hiện đại.
Cải tiến chất lượng quản lý và chất lượng khám chữa bệnh
và chất lượng dịch vụ y tế.

2.1.2: Yêu cầu
Xây dựng hệ thống quản lý thông tin bệnh viện thỏa các yêu cầu:
-

Công nghiệp hóa: là điều kiện tiên quyết cho phép thực hiện công nghệ thông tin,
với nếp sống công nghiệp, làm theo đúng qui trình đã được qui định, đúng nhiệm
vụ.

-

Xã hội hóa: việc triển khai được thực hiện rộng khắp, mọi người cùng tham gia,
trên mọi đơn vị, mở rộng ra toàn xã hội

-


Trung tâm hóa: Thông tin đươc lưu trữ tập trung trong hệ thống, không phân tán.

-

Tiêu chuẩn hóa: một tiêu chuẩn chung được đưa ra bởi đơn vị quản lý hoặc được
các thành viên thỏa thuận chấp nhận cùng nhau sử dụng, cho phép hai hệ thống có
thể giao tiếp, kết nối với nhau

-

Lợi ích chung: mọi người trong tập thể đều thu được lợi ích: bệnh nhân giảm phiền
hà vì thủ tục hành chính, các bác sĩ có nhiều thời gian đầu tư cho việc khác(tiếp
xúc thêm với bệnh nhân, tự đào tạo nâng cao tay nghề), người quản lý dễ dàng
hơn, tinh giản bộ máy nhân sự…

2.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG
Cơ sở hạ tầng thông tin bệnh viện gồm 4 phần:
-

Phần cứng-mạng
6


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT
-

Phần mềm

-


Thông tin

-

Bảo mật và các dịch vụ khác

-

HÌNH 1 Các thành phần cơ bản của hạ tầng CNTT [6]
2.2.1 Phần cứng – mạng
Là toàn bộ các sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh, bộ phận của thiết bị số, cụm linh
kiện, linh kiện.(Thiết bị số: bao gồm các thiết bị điện tử, máy tính, viễn thông,
truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và thiết bị tích hợp khác sử dụng để truyền
dẫn, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số hóa.) [6]
-

Hạ tầng mạng: Hệ thống truyền tải thông tin giữa các hệ thống lưu trữ và thiết bị
đầu cuối
Thiết bị đầu cuối: Thiết bị dùng để người dùng tương tác, nhập thông tin vào, thể
hiện thông tin từ hệ thống lưu trữ và xử lý trung tâm.
Hệ thống lưu trữ và xử lý trung tâm: Lưu trữ, sắp xếp, và quản lý thông tin

7


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT
-


Hệ thống sao lưu dự phòng: sao lưu thông tin từ hệ thống lưu trữ, dự phòng trong
trường hợp thông tin bị mất mát do các sự cố hoặc bị đánh cắp.

HÌNH 2 Kế hoạch xây dựng phần cứng-mạng[4]
Công nghệ thông tin có tốc độ phát triển rất nhanh và thời gian khai thác ngắn, có
thể chỉ một vài năm là đã lạc hậu cần nâng cấp, cần hoạch định chiến lược để đạt được kết
quả với chi phí bỏ ra phù hợp, tránh lãng phí. Đồng thời, mỗi khi nâng cấp thì lại cần phải
chủ động đào tạo đội ngũ nhân viên để làm chủ được công nghệ, có thể xử lý sự cố khi
cần thiết một cách nhanh chóng, thuận lợi.
2.2.2 Phần mềm:
Phần mềm hệ thống trong quản lý bệnh viện bao gồm:
-

Hệ điều hành hệ thống (hệ điều hành máy chủ)

-

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

-

Hệ điều hành máy trạm(máy làm việc)

Phần mềm có 2 loại là phần mềm thương mại và mã nguồn mở. Phần mềm thương
mại tuy tốn chi phí nhưng thường dễ sử dụng, có nhiều tính năng hữu ích, an toàn hơn.
Phần mềm mã nguồn mở miễn phí, thường thao tác khó hơn, thường chỉ có tính năng
cơ bản, kém an toàn hơn. Lựa chọn loại nào tùy thuộc và kinh tế và yêu cầu của đơn
vị. Không nên sử dụng các phần mềm bẻ khóa vì có thể nhiễm virus hoặc bị đánh cắp
dữ liệu, thể hiện sự tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ.[6]


8


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

Hình 3: các thành phần của phần mềm hệ thống [4]
2.2.3 Thông tin
Bao gồm tất cả mọi dữ liệu dưới mọi định dạng: văn bản, hình ảnh, bảng số liệu… được
số hóa và lưu trữ trong hệ thống, gồm:
-

Phần mềm quản lý(HIS)
Hệ thống PACs/RIS
Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm(LIS)

2.2.3.1 Phần mềm quản lý(HIS)
Hệ thống liên kết các TT trong quản lý và điều hành BV, đây là phần rất khó cho các
BV trong triển khai thực hiện . Về cơ bản, HIS thường có các thành phần:
1. Tiếp nhận thông tin người bệnh
2. Viện phí
3. Khám bệnh – bệnh án ngoại trú
4. Khám bệnh – bệnh án nội trú
5. Quản lý các kết quả CLS
7. Quản lý các kho, tài chính, hậu cần
6. Quản lý lưu trữ hồ sơ
8. Quản lý máy móc thiết bị y tế
9



Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT
Qui trình xây dựng phần mềm:

4 Qui
xây
và triển
phần
HIS[4]
Các
xây
phần

HÌNH
trình
dựng
khai
mềm
tiêu chí
dựng
mềm

Để
có hệ
thống
phần
mềm
ứng
dụng
tốt,

hiệu
quả,
không
đơn
giản là
tìm
mua
hay đặt
viết
phần
mềm, mà tuân thủ qui trình và đối tượng tham gia xây dựng và triển khai phần mềm. [4]
-

Đáp ứng mục tiêu quản lý

-

Dễ vận hành và sử dụng

-

Dữ liệu tin cậy, bảo mật, an toàn

-

Tính liên tục, ổn định hệ thống PM theo thời gian

-

Khai thác và truy xuất được thông tin


-

Tương thích với hệ thống khác

-

Có khả năng mở rộng và phát triển

Xây dựng hạ tầng ứng dụng CNTT phải xuất phát từ tình hình thực tế và mong muốn
cải tiến chất lượng quản lý cũng như chất lượng điều trị.
Xây dựng phần mềm cần phải có sự phối hợp giữa ba bên: nhà quản lý- người sử dụng
và lập trình viên
2.2.3.2 Hệ thống PACs/RIS

10


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

HÌNH 5 Hệ thống lưu trữ, truyền tải hình ảnh(PACs/RIS)
Hệ thống có tính năng kỹ thuật cao, chi phí lớn, song việc triển khai đơn giản, vấn
đề chính là kết nối với hệ thống HIS, để tăng hiệu quả của hệ thống PACs thì cần tích hợp
hệ thống hội chẩn từ xa(Telemedicine). Áp dụng hệ thống này còn giúp thay đổi các
khuyết điểm của hình ảnh học truyền thống(như với Xquang, giảm thời gian lấy phim, bỏ
qua công đoạn rửa phim độc hại; truyền tải hình ảnh học trực tiếp, nhanh chóng, giảm chi
phí đi lại)
2.2.3.3 Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm(LIS)


HÌNH 6 Hệ thống thông tin phòng xét nghiệm(LIS)[4]
LIS kết nối với HIS để trao đổi thông tin người bệnh và LIS trả kết quả về HIS.
LIS ngày càng tự động hóa cao (Lab Automation & Robotics).
2.2.4 Bảo mật và dịch vụ khác
11


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT
Ngày nay bảo mật thông tin đặc biệt quan trọng, ngày càng có nhiều cuộc tấn công
mạng đánh cắp thông tin, tống tiền xảy ra, vấn đề này hiện nay đang được tất cả các quốc
gia quan tâm , tăng cường các biện pháp an ninh mạng, đảm bảo thông tin được an toàn,
không bị phá hỏng hoặc đánh cắp dưới mọi hình thức.
Bảo mật là yêu cầu vô cùng quan trọng khi ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực, vì
thông tin chính là giá trị lớn nhất của CNTT. Cần xây dựng các qui trình, qui định và các
chính sách liên quan đến an toàn thông tin(ISO/IEC27001). Ngoài ra, cần có hệ thống sao
lưu thường xuyên để dự phòng các sự cố xảy ra.
Quan trọng hơn là cần phải có hệ thống bảo mật tốt, có thể mua thiết bị, phần
mềm, hoặc có thể thuê dịch vụ bảo mật từ bên ngoài để giúp bảo vệ thông tin, ngăn chặn
những vụ tấn công mạng đánh vào hệ thống, đánh cắp thông tin, làm tê liệt hoạt động của
bệnh viện, bảo vệ hệ thống tránh khỏi những phần mềm độc hại, virus,..
2.3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ
Vấn đề khó khăn và quan trọng nhất trong hạ tầng CNTT là phần mềm ứng dụng
đây là nguyên nhân thất bại phổ biến nhất khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.
2.3.1 Cải tiến và đáp ứng tiêu chí chất lượng
Theo BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN(Ban hành kèm
theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế),
có các tiêu chí về công nghệ thông tin như sau:
- Mức 3:

+điều 4: Bệnh viện sử dụng số liệu và thông tin từ phần mềm chuyên môn nghiệp vụ,
giúp cho lãnh đạo quản lý và điều hành.
- Mức 4:
+ điều 2: Xây dựng hệ thống chỉ số thông tin bệnh viện, bao gồm các chỉ số về hoạt động
và chất lượng bệnh viện. Có theo dõi đánh giá qua nhiềunăm, so sánh giữa các khoa
phòng, bộ phận.
+ điều 5: Bệnh viện có sử dụng các thông tin từ hệ thống CNTT vào việc giám sát, nâng
cao chất lượng
Việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin có thể áp dụng vào hệ thống quản lý
bệnh nhân nội trú, hệ thống phòng khám, xây dựng bệnh án điện tử, hệ thống hành chánh,
quản lý dược, bộ phận hậu cần…[2]
2.3.2 Phát triển dịch vụ trên hạ tầng CNTT
Hiện tại các bệnh viện dựa trên hạ tầng công nghệ thông tin đã có thể xây dựng
nhiều dịch vụ như: dùng thẻ khám bệnh, đơn thuốc điện tử, điều trị từ xa, chăm sóc sức
12


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT
khỏe từ xa, phẫu thuật từ xa… CNTT đã giúp quản lý thông tin bệnh nhân một cách có hệ
thống, đồng bộ, chính xác, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, rút ngắn thời gian làm thủ tục.
CNTT giúp hệ thống bác sĩ gia đình ngày càng phát triển thông qua việc chăm sóc sức
khỏe từ xa tùy theo nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, cần phải xây dựng hành lang pháp
lý để tạo môi trường cho sự phát triển.

13


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG
3.1 HIỆN TRẠNG CHUNG
Ngày nay, các bác sĩ Việt Nam đã hầu hết đã biết sử dụng máy tính, thích nghi
được với CNTT, biết cách sử dụng internet để tự nâng cao kiến thức chuyên môn và ứng
dụng trong khám chữa bệnh. Biết sử dụng thành thạo một số phần mềm quản lý thông tin.
Các bệnh viện Việt Nam cũng đã dần dần được trang bị các phần mềm quản lý
bệnh nhân và nhiều thiết bị y tế hiện đại như máy xét nghiệm tự động, máy siêu âm 3D,
4D, X quang kỹ thuật số, máy chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, PET-CT… giúp nâng cao chất
lượng chẩn đoán và điều trị.
Mặc dù chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương khuyến khích ứng dụng CNTT
trong quản lý, Bộ y tế đã ra nhiểu chỉ thị thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý y tế, như
chính thức triển khai bệnh án điện tử và 1/1/2018, tổ chức hội thảo đẩy mạnh CNTT tại
các bệnh viện. tuy nhiên hầu hết các bệnh viện vẫn còn chưa ứng dụng được CNTT trong
quản lý vì không tìm được phần mềm đáp ứng đúng hoạt động của bệnh viện. Đặc biệt là
các bệnh viện ở tuyến dưới, và các bệnh viện nhỏ.
Hiện trạng ứng dụng CNTT trong dịch vụ y tế: chưa thực sự mang lại giá trị cho
người bệnh.
- Cách thức phục vụ khách hàng (người bệnh): theo kiểu truyền thống.
- Đã triển khai nhiều dịch vụ phục vụ người bệnh ở mức cục bộ
- Các dịch vụ hướng đến tiện ích, lợi ích cho từng đơn vị riêng lẻ
• Dùng thẻ khám bệnh
• Đăng ký khám theo hẹn qua tổng đài 1080
• Đơn thuốc điện tử (ePrescription)
Có thể nói,mặc dù được đầu tư và nghiên cứu mạnh tuy nhiên cho đến nay hầu hết bệnh
viện Việt Nam vẫn chưa thể tiếp cận với CNTT một cách hiệu quả.[5, 6]
3.2 CHỦ TRƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TẾ
Hiện nay, Bộ Y Tế đã có nhiều văn bản, chỉ thị của Bộ Trưởng Y Tế yêu cầu các
bệnh viện nhanh chóng ứng dụng CNTT đặc biệt là đơn thuốc điện tử trong quản lý bệnh
viện. Ban chỉ đạo CNTT Bộ Y tế đã có nhiều hướng dẫn, tiêu chí giúp bệnh viện thực hiện

ứng dụng CNTT y tế. Các hội nghị về CNTT y tế được tổ chức hàng năm để ghi nhận sự
phát triển và lấy ý kiến đề xuất cho sự phát triển CNTT y tế. Quyết dịnh số 445/QĐ-BYT
đã thông qua kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong giai đoạn từ 2016 – 2020
nhằm mục tiêu : Đảm bảo hệ thống thông tin tích hợp, thống nhất tại cơ quan Bộ Y tế và
các đơn vị trực thuộc đáp ứng được yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công

14


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT
tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và chất lượng các dịch vụ y tế, phục vụ tốt người dân và
doanh nghiệp.[3]
Nhờ CNTT, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cả chẩn đoán và điều trị, tư vấn và các lĩnh
khác từ đó được hình thành như chẩn đoán hình ảnh từ xa (teleradiology), tư vấn từ xa
(teleconsulting), hội chẩn từ xa (telediagnostics) Thúc đẩy m-health hay mobile health
phát triển
Hầu hết, các bệnh viện ngày nay đã được kết nối internet. Một số thử nghiệm về
chẩn đoán trực tuyến từ xa đã được tiến hành. Bộ y tế và các đơn vị trực thuộc đã có
website. Nhiều bệnh viện đã tự lực xây dựng hoặc mua các phần mềm chuyên dụng phục
vụ cho công tác của mình.

Hình 7: Thử nghiệm hệ thống điều trị từ xa (telemedicine) bệnh viện: Nhiđồng 1,
quận Thủ đức, Nhân dân 115, Bình Dân
Tuy nhiên, những thứ có được trong thực tế kể trên là vô cùng nhỏ bé. Cùng với sự
thất bại của nhiều đề án CNTT như 211, các chương trình chính phủ điện tử không thành
công, việc ứng dụng CNTT trong quản lý Bệnh viện ở Việt Nam còn nhiều yếu kém. Việc
nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo tin học y tế trong những nǎm qua vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu ngày càng tǎng về CNTT y tế ở Việt Nam.
Bước đầu những công ty phần mềm tham gia xây dựng hệ thống quản lý bệnh viện

đã thất bại nặng vì thiếu kiến thức chuyên môn y tế. Nhiều bệnh viện đã ứng dụng CNTT
nhưng thất bại do phần mềm không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì thất bại nên các
bệnh viện đã trở nên nghi ngờ về khả năng của CNTT trong y tế, dần dần trở nên thụ động
và từ chối ứng dụng CNTT khi chưa thấy được kết quả khả quan.
3.3 NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI

15


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT
Những lý do dẫn đến thất bại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh
viện:
- Các bệnh viện có đa ngành, cơ cấu và cơ chế hoạt động khác biệt. do vậy khó tìm
được phần mềm ứng dụng hiệu quả cho các bệnh viện dùng chung, Cơ sở hạ tầng
không đồng bộ, nhiều bệnh viện vẫn còn sử dụng các loại máy móc, thiết bị đã cũ,
không đáp ứng được nhu cầu của một hệ thống quản lý thông tin bệnh viện.
- Phẩn mềm thiếu tính năng: Sử dụng phần mềm thiếu tính năng hoặc không liên
hoàn sẽ gây gián đoạn dữ liệu. Người dùng sẽ phải nhập liệu lại nhiều lần thông tin
bệnh nhân. Dữ liệu bệnh nhân không liên kết nhau, gây khó khăn trong việc truy
lục hồ sơ.[3]
- Phần mềm chưa qua trải nghiệm thực tế: tính năng phần mềm ngay sau khi áp dụng
lần đầu sẽ rất nhiều thiếu khuyết và được bổ sung dần trong quá trình trải nghiệm
thực tế. Những phần mềm chưa qua trải nghiệm ở nhiều bệnh viện khác nhau sẽ
không đáp ứng đầy đủ yêu cầu hoạt động của bệnh viện.[3]
- Thiếu nhân lực có đủ trình độ về CNTT lẫn y tế, các phần mềm tạo ra không đáp
ứng được nhu cầu thực tế
- Thiếu các công ty chuyên nghiệp đầu tư cho CNTT y tế. Hầu hết các công ty phần
mềm chỉ muốn khai thác tài chính từ phần mềm bệnh viện mà không quan tâm đến
lợi ích lâu dài của khách hàng. Khi cảm thấy tham gia CNTT bệnh viện gặp quá

nhiều khó khăn thì các công ty này bỏ rơi bệnh viện khi phần mềm còn dang dở.
- Cơ quan quản lý không có kiến thức về CNTT, không đưa ra được yêu cầu cụ thể
về quản lý cho nhà sản xuất phần mềm thực hiện.
- Một số lãnh đạo bệnh viện thiếu kiến thức và chưa hiểu ích lợi của CNTT.
- Một số bệnh viện thiếu đầu tư thỏa đáng, kinh phí hạn hẹp.
- Quá nhiều thay đổi về chính sách nhà nước, buộc phải có những chỉnh sửa trong
quá trình vận hành hệ thống CNTT của bệnh viện, và việc làm này lại rất cồng
kềnh, gây nhiều khó khăn.
- Nhiều cá nhân vẫn chưa thích nghi được với cách làm việc theo cách số hóa, hiện
đại hóa, cần quá trình thích nghi ở cả người cung cấp dịch vụ y tế và người hưởng
dịch vụ y tế.

16


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


Ứng dụng CNTT là hướng đi bắt buộc để phát triển nền y tế, cải thiện chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả làm việc.
BV phải chủ động trong công nghệ và làm chủ được hệ thống CNTT của mình.
Chưa có một bộ tiêu chuẩn chung trong việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin
giữa các bệnh viện
Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT phải đồng bộ, đồng đều giữa các thành
phần. Cơ sở vật chất phải đáp ứng nhu cầu để chạy hệ thống. Hệ thống phải ổn định
và hiệu quả để khai thác được cơ sở vật chất.
Đảm bảo nguồn nhân lực là công việc rất quan trọng để phát triển và ứng dụng
CNTT vào y tế.
Đầu tư phần cứng, mạng phải theo tình hình ứng dụng thực tế, không dồn sức đầu tư
một lần, phải có kế hoạch khai thác.
Phần mềm là yếu tố quan trọng nhất trong hạ tầng và là nguyên nhân gây thất bại
phổ biến trong đầu tư hạ tầng CNTT. [ PM = Nhà QL + LTV + NSD ]
Hạ tầng CNTT phải đáp ứng được cải tiến chất lượng và các yêu cầu trong quản lý
chất lượng.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bệnh viện ở Việt Nam ngày càng phát
triển tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với yêu cầu của nhà nước và nhân dân cũng
như mức đầu tư, gây lãng phí.
4.2 KIẾN NGHỊ

1.

2.
3.
4.

5.
6.
7.

8.

Cần một bản kế hoạch hoàn chỉnh xây dựng hệ thống, tiêu chuẩn, mạng lưới kết nối
giữa các bệnh viện trong cả nước, từ cấp trung ương tới địa phương, có thể kết nối
với các bệnh viện ở nước ngoài, bắt kịp các thành quả về CNTT ở các nước phát
triển.
Thay đổi thái độ của mọi người trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện.
Xây dựng chiến lược đào tạo nhân sự để có thể thực sự làm chủ công nghệ thông tin.
Có thể hợp tác, ‘bắt tay’ với các nhà làm phần mềm chuyên nghiệp để viết phần
mềm phù hợp với yêu cầu đặc thù của riêng Việt Nam, có thể ưu tiên ‘Người Việt
dùng hàng Việt’ với giá cả hợp lý, chất lượng phù hợp với yêu cầu.
Cần đầu tư đúng mức, đánh giá đúng, tránh lãng phí.
Đầu tư dựa trên khả năng của cơ sở y tế, có thể đầu tư từng phần, từng giai đoạn,
hiện đại hóa từng bước bằng chiến lược cụ thể.
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên về ứng dụng CNTT trong y tế.
Đầu tư cho đội ngũ viết phần mềm CNTT cho bệnh viện một cách quy mô, hiệu quả.

17


Khoa Y – ĐHQG-HCM
BĐP Module QLBV và Module KTYT

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Bộ y tế - Cục quản lý khám chữa bệnh (2014), Dự án tăng cường chất lượng
nguồn nhân lực trong khám chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học.


2.

Bộ y tế (2013), "Quyết định 4858/QĐ-BYT về việc ban hành thí điểm bộ tiêu chí
đánh giá chất lượng bệnh viện".

3.

Bộ y tế (2016), "Quyết định 445/ QĐ-BYT về Phê duyệt kế hoạch ứng dụng và
phát triển CNTT trong giai đoạn 2016-2020".

4.

Ks. Đặng Thanh Hùng (2016), "Hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động
bệnh viện".

5.

TS.Lý Ngọc Kính (15/4/2010), Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý bệnh viện đến năm 2006 và định hướng phát triển trong giai đoạn 2006 2010, Bộ y tế - Cục công nghệ thông tin, accessed 9/8-2017, from
/>action=Detail&MenuChildID=314&Id=2769.

Tiếng Anh
6.

Sachenco., Prof.Anatoly (2010), Foundations of Information Systems in Business,
Editor^Editors, University of San Diego.

18




×