Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HOÀNG VĂN TRƯỜNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA,
XỬ LÝ HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN
THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

HOÀNG VĂN TRƯỜNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA,
XỬ LÝ HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN
THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. CHU TIẾN QUANG

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này được
chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng 2 năm 2014

Người thực hiện

Hoàng văn Trường


ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả luôn nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp, quý cơ quan
và người thân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo tại
Trường Đại học Lâm nghiệp; Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá; Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hoá; Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn; Thanh tra Sở y tế; Phòng Cảnh sát Kinh tế- Công an tỉnh Thanh Hóa
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS. Chu Tiến Quang người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo, bạn bè đồng
nghiệp, người thân, lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá nơi tôi công
tác, đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 2 năm 2014
Tác giả

Hoàng Văn Trường


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................. vii
Danh mục các bảng ........................................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM
TRA, XỬ LÝ HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM
VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 7
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an
toàn thực phẩm. ................................................................................................. 7
1.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 7
1.1.2. Quy trình kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm
......................................................................................................................... 11
1.1.3. Các tiêu chí phản ánh chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm
bảo ATTP ........................................................................................................ 22
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không
đảm bảo ATTP ................................................................................................ 30
1.1.5. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa
không đảm bảo ATTP. .................................................................................... 32
1.1.6. Kinh nghiệm nước ngoài về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, xử
lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm. ............................................. 34
1.2. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................. 40
1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến phạm trù “Kiểm tra” có: .................. 40
1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến “ Đảm bảo an toàn thực phẩm” ....... 43


iv

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH THANH HÓA VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 47

2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Thanh Hóa: ..................................................... 47
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 47
2.1.2. Khí tượng, thủy văn .............................................................................. 47
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 48
2.2. Khái quát tình hình kinh doanh hàng hóa không đảm bảo ATTP ở Việt
Nam giai đoạn từ năm 2009 - 2013................................................................. 49
2.3. Khái quát về tình hình kinh doanh hàng hóa thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa ....................................................................................................... 51
2.3.1. Tình hình lưu thông hàng hóa thực phẩm trên địa bàn tỉnh .................. 51
2.3.2. Địa bàn tiêu thụ hàng hóa không đảm bảo ATTP. ................................ 53
2.3.3. Kết quả kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo ATTP ..................... 53
2.4. Về tổ chức các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm
bảo ATTP. ....................................................................................................... 58
2.4.1. Các lực lượng chức năng kiểm tra gồm có: .......................................... 58
2.4.2. Các Ban chỉ đạo về kiểm tra ATTP. .................................................... 58
2.4.3. Chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo ATTP ................ 64
2.5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 66
2.5.1. Phương pháp chọn địa điểm và đối tượng nghiên cứu: ........................ 66
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:.................................................. 67
2.5.3. Phương pháp xử lý tài liệu .................................................................... 68
2.5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, Gồm: .............................................. 68
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KIỂM TRA, XỬ LÝ HÀNH HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO ATTP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA ............................................................................. 70
3.1. Thực trạng chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hoá không đảm bảo an toàn
thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thông qua các tài liệu thứ cấp. ........ 70


v


3.1.1. Chất lượng kế hoạch kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo ATTP
của 2 Ban chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa ................................................................. 70
3.1.2. Chất lượng thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo
ATTP ............................................................................................................... 72
3.1.3. Chất lượng công khai kết quả kiểm tra xử lý ....................................... 77
3.1.4. Chất lượng công tác tổng kết, rút kinh nghiệm của hai Ban chỉ đạo .... 84
3.2. Thực trạng chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo ATTP tại
tỉnh Thanh Hoá theo số liệu sơ cấp ................................................................. 86
3.2.1. Đánh giá của cán bộ tham gia kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo
ATTP ............................................................................................................... 86
3.2.2. Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa
không đảm bảo ATTP ..................................................................................... 89
3.2.3. Kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thực phẩm
về chất lượng công tác kiểm tra ...................................................................... 93
3.2.4. Tổng hợp kết quả điều tra các đối tượng: cán bộ kiểm tra, tổ chức, cá
nhân kinh doanh và người tiêu dùng về chất lượng kiểm tra.......................... 97
3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm tra, xử lý hàng
hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. ........... 99
3.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố “tính đầy đủ, rõ ràng cụ thể của văn bản quy
phạm pháp luật” .............................................................................................. 99
3.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực ............. 101
3.3.3. Ảnh hưởng của nhân tố phương tiện, trang thiết bị, kinh phí tới chất
lượng của kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo ATTP. ......................... 102
3.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố phối hợp trong trong kiểm tra, xử lý hàng hóa
không đảm bảo ATTP ................................................................................... 103
3.4. Đánh giá chung về chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hoá không đảm bảo
ATTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................................... 106


vi


3.4.1. Những mặt đạt được ............................................................................ 106
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 107
3.5. Một số quan điểm về giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý hàng
hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá .......... 110
3.5.1. Cần xác định công tác kiểm tra, xử lý hàng hoá không đảm bảo ATTP
là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. ......................................................... 110
3.5.2. Cần áp dụng đồng bộ các giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn
chế, tồn hại tại để nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm
bảo ATTP. ..................................................................................................... 110
3.5.3. Thực hiện động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có
thành tích trong công tác kiểm tra, xử lý hàng hoá không đảm bảo ATTP.
Đồng thời cần làm rõ trách nhiệm các ngành, các địa phương chưa làm tốt
công tác kiểm tra, xử lý để có hình thức xử lý kịp thời . .............................. 111
3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, xử lý
hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. 112
3.6.1. Một số giải pháp chung ....................................................................... 112
3.6.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................. 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ATTP
Ban 127 tỉnh

Ban 08 tỉnh

VSATTP

Nguyên nghĩa
An toàn thực phẩm
Ban chỉ đạo chống buôn lậu hàng giả và gian
lận thương mại tỉnh Thanh Hóa
Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh
Thanh Hóa
Vệ sinh an toàn thực phẩm


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
2.1
2.2

2.3

Tên bảng

Số cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
Tổng hợp Số vụ kiểm tra và xử lý hàng hóa không ATTP trên địa
bàn Tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2009-2013
Một số mặt hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm bị tịch thu
tiêu hủy giai đoạn 2009-2013 trên địa bàn Thanh Hóa

Trang

52
55

56

Đánh giá về chất lượng kế hoạch kiểm tra, xử lý hàng hóa không
3.1

đảm bảo ATTP của Ban chỉ đạo 08 tỉnh Thanh Hóa theo 10 nội

70

dung của kế hoạch
3.2

3.3

3.4

Đánh giá về chất lượng kế hoạch kiểm tra, xử lý hàng hóa không
đảm bảo ATTP của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Thanh Hóa
Kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của các Ban chỉ
đạo 08 và 127 Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009- 2013
Tổng hợp mức độ xử phạt tiền của các Ban chỉ đạo 08 và 127
Tỉnh Thanh Hóa từ năm 2009- 2013.

71

73


75

Các hình thức và mức độ về nội dung công khai kết quả kiểm tra
3.5

xử lý hàng hóa không đảm bảo ATTP của Ban chỉ đạo 08 tỉnh

79

Thanh Hóa
Các hình thức và mức độ về nội dung công khai kết quả kiểm tra
3.6

xử lý hàng hóa không đảm bảo ATTP của Ban chỉ đạo 127 tỉnh

80

Thanh Hóa
3.7
3.8

Tổng hợp kết quả điều tra về các hình thức công khai kết quả xử
lý hàng hóa không đảm bảo ATTP
Đánh giá của Học viên về, xử lý hàng hóa không đảm bảo ATTP

81
84


ix


của Ban chỉ đạo 08 tỉnh Thanh Hóa trong 5 năm ( 2009 – 2013)
chất lượng tổng kết việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra
Đánh giá của Học viên về chất lượng tổng kết việc xây dựng và
3.9

thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo
ATTP của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Thanh Hóa trong 5 năm ( 2009 –

85

2013 )
3.10

3.11

Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ tham gia kiểm tra, xử lý
hàng hóa không đảm bảo ATTP
Đánh giá về chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa Không đảm bảo
ATTP của người tiêu dùng

3.12 Tổng hợp đánh giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh

87

90
94

Tổng hợp đánh giá của các đối tượng về tính đầy đủ, rõ ràng cụ
3.13 thể của văn bản pháp luật về kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm


97

bảo ATTP
3.14

3.15

Tổng hợp ý kiến các đối tượng về trình độ chuyên môn, đạo đức
công vụ của cán bộ kiểm tra
Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng về phương tiện, trang
thiết bị phục vụ trong kiểm tra

97

98

Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng về công tác phối hợp
3.16 của cán bộ kiểm tra trong kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm
bảo ATTP

98


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầ u hóa thương mại đem la ̣i cơ hô ̣i phát triể n cho nhiề u quố c gia, cải
thiện thu nhâ ̣p cho nhiề u người dân của mỗi nước, nhờ đó mà người tiêu dùng có

được nhiều loại thực phẩm đa dạng chất lượng cao, nhưng đồng thời cũng kéo
theo nhiề u vấ n đề về xã hô ̣i phức tạp, trong đó có vấn đề ô nhiễm thực phẩ m.
Tình trạng ngô ̣ đô ̣c thực phẩ m đang trở thành vấ n na ̣n toàn cầ u bùng bổ ở nhiề u
quố c gia phát triể n, đang phát triể n đe do ̣a đế n đời số ng, sức khỏe, giống nòi và
tinh thầ n của nhiề u người, nhiề u thế hê ̣.
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chủ động trong việc hình thành các biện
pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong hơn 5 thập kỷ vừa
qua. Rất nhiều hoạt động của WHO trong lĩnh vực này đã triển khai phối hợp
với tổ chức Lương thực thế giới FAO. Tháng 5 năm 1963, phiên họp lần thứ 16
của Đại hội đồng Y tế thế giới đã thông qua việc thiết lập một chương trình tiêu
chuẩn thực phẩm hỗn hợp FAO/WHO. Thành lập Uỷ ban Codex là cơ quan thực
hiện chính. Mục tiêu chính của Uỷ ban là bảo vệ sức khoẻ nguời tiêu dùng và
công bằng trong thương mại thực phẩm thông qua việc đưa các tiêu chuẩn thực
phẩm vào thành một Bộ luật về thực phẩm ( của Uỷ ban Codex ). Sự tham gia
của WHO là cần thiết bởi vì vai trò của WHO đối với sức khoẻ cộng đồng và
đảm bảo an toàn thực phẩm. Năm 1978, Đại hội đồng y tế đã yêu cầu Tổng giám
đốc Tổ chức Y tế thế giới xây dựng một chương trình đảm bảo an toàn thực
phẩm và đề cập đến việc kiểm soát các bệnh do thực phẩm gây ra và vệ sinh
thực phẩm. Tháng 5 năm 2000 tại phiên họp Đại hội đồng Y tế thế giới lần thư
53 đã đưa ra hỗ trợ không quy chuẩn cho Nghị quyết WHO 53.15 về đảm bảo an
toàn thực phẩm. Nghị quyết này đã khẳng định đảm bảo an toàn thực phẩm là
một vấn đề ưu tiên thiết yếu của sức khoẻ cộng động và cam kết WHO. Tháng 1


2

năm 2002 WHO đã phê duyệt chiếc lược toàn cấu về đảm bảo an toàn thực
phẩm.
Tổ chức thương mại thế giới WTO nhâ ̣n thấ y vai trò quan tro ̣ng của vấ n
đề an toàn thực phẩ m để bảo vê ̣ sức khỏe cho người dân, Chính phủ các quố c gia

thuô ̣c WTO đã xây dựng các Hiệp định chung nhằ m đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người và động, thực vật như: Hiê ̣p đinh
̣ thuế
quan và thương mại (GATT) năm 1948, Rào cản kỹ thuâ ̣t, thương mại (TBT)
năm 1979 và Hiê ̣p định SPS năm 1995. Các Hiê ̣p đinh
̣ trên nhằ m ngăn chă ̣n
nguồ n thực phẩ m không an toàn và các nguy cơ về mấ t an toàn sinh ho ̣c tồ n ta ̣i
trong thực phẩ m nói riêng và sản phẩ m khác nói chung vào xâm nhâ ̣p vào mỗi
quố c gia.
Thực phẩm là hàng hóa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, có được
thực phẩm an toàn sẽ cải thiện được sức khoẻ con người, nâng cao chất lượng
cuộc sống và phát triển giống nòi, đảm bảo cho con người làm việc có năng suất
cao, là điều kiện hàng đầu để phát triển các hoạt động kinh tế- xã hội và là quyền
cơ bản của con người . Đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ làm tăng thêm nguồn lực
của xã hội cho phát triển kinh tế.
Hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa thực phẩm không đủ
tiêu chuẩn vệ sinh đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ gây ra thiệt hại cho chính
doanh nghiệp, người tiêu dùng và tác động tiêu cực đến đầu tư. Chính vì vậy,
vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề toàn cầu, nhất là trong giai đoạn toàn
cầu hóa và hội nhập hiện nay.
Trong những năm qua, Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, các cấp,
các ngành đã quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo
an toàn thực phẩm, đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang
pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm, trong đó
đã nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn


3

thực phẩm trên quy mô cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói

riêng.
Tuy nhiên, vấn đề hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn chưa
được giải quyết thấu đáo, đó là: chưa kiểm soát hữu hiệu và ngăn chặn triệt để
tình trạng thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, rau quả bị ô nhiễm hoá chất độc hại;
Thịt gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch, hoạt động chăn nuôi chưa đảm bảo vệ
sinh, nuôi trồng thuỷ sản còn để dư lượng kháng sinh, hóoc môn nguy hại. Do
vậy mà vẫn thường xuyên xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập
thể, các dịch vụ ăn uống xã hội làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của nhân dân và
hạn chế sự phát triển của xã hội. Tình trạng hàng thực phẩm giả, kém chất lượng,
thực phẩm nhập lậu qua biên giới có chứa các chất gây nguy hại tới sức khỏe
con người vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ; các hành vi vi phạm pháp luật về
an toàn thực phẩm chưa được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO đã buộc Việt Nam phải
thực hiện lộ trình cam kết giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu của một số dòng
thuế đối với nhập khẩu thực phẩm và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế. Việc thực hiện
cam kết này đã tác động 2 mặt: mặt tích cực là tạo ra động lực thúc đẩy phát triển
đầu tư và thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, gia
tăng lưu lượng và sự đa dạng của hàng hóa xuất nhập khẩu, hoạt động liên doanh,
gia công sản xuất hàng xuất khẩu...; nhưng đồng thời gây ra một số tiêu cực, trong
đó có việc buôn lậu hàng hóa thực phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe con
người như: các loại động vật, sản phẩm động vật, củ quả, sữa, trứng...
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có diện tích gần 11.116 km2, dân số trên 3,4
triệu người; địa giới hành chính gồm 27 huyện, thị xã, thành phố; toàn tỉnh hiện
có 6.514 cơ sở kinh doanh thực phẩm.1 Phần lớn các cơ sở kinh doanh thực
Trang2- Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2015,
ban hành kèm theo quyết định số 1987-QĐ-UBND ngày 27/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
1


4


phẩm tại Thanh Hóa quy mô nhỏ, hộ gia đình.Trong những năm gần đây công
tác kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa đã đạt được kết quả thiết thực, góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người
tiêu dùng, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Tuy
nhiên công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm lưu
thông trên thị trường trong tỉnh vẫn còn một số hạn chế như sau:
1. Cơ chế chính sách về đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh
hàng hóa thực phẩm chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ kiểm tra còn
thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ đặt ra; thiết bị phục vụ kiểm tra còn thiếu, việc huy động nguồn kinh phí cho
công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các địa phương còn hạn chế, chủ yếu
dựa vào kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia do Trung ương cấp, vì vậy làm
hạn chế hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
2. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác công khai kết quả
xử lý về an toàn thực phẩm mới chỉ phát huy được ở tuyến tỉnh; tuyến huyện
và xã đã làm nhiều nhưng hiệu quả chưa cao do chưa tạo sức thuyết phục, các
nội dung hình thức tuyên truyền chưa phong phú thiết thực.
3. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thực phẩm đa phần là cơ
sở nhỏ, quy mô hộ gia đình nên năng lực quản lý và trình độ tổ chức thấp còn
nhiều yếu kém; ý thức tự giác chấp hành chính sách pháp luật về đảm bảo an
toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.
4. Người tiêu dùng thiếu thông tin, kiến thức về tác hại và nhận biết về
hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, cũng như tập quán, thói quen trong
tiêu dùng chưa khoa học, còn dễ dãi, chủ quan. Mặt khác, do tính phức tạp của
công tác đảm bảo an toàn thực phẩm liên quan tới tất cả các cung đoạn của chuỗi
cung cấp thực phẩm từ nuôi trồng, thu hoạch, sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu



5

thông và tiêu dùng. Ở mỗi cung đoạn lại có tính đặc thù, đòi hỏi có sự quản lý,
giám sát, kiểm tra, xử lý khác nhau của các cấp, các ngành.Trong bối cảnh trên
đây, để góp phần kiểm tra, xử lý một cung đoạn trong chuỗi cung cấp thực phẩm
“ từ trang trại đến bàn ăn ”, học viên chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp trình độ thạc sĩ kinh tế nông
nghiệp của mình tại trường Đại học Lâm Nghiệp. Với mục tiêu thông qua làm
luận văn tốt nghiệp cao học sẽ nâng cao năng lực trong thực hiện chức năng,
nhiệm vụ được giao, từ đó đóng góp thiết thực vào thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hoá về kiểm tra việc tuân thủ pháp
luật trong hoạt động kinh doanh hàng hóa thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, làm lành mạnh hóa môi
trường đầu tư, thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung :
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng
kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng kiểm tra, xử lý
hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên thị trường;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa
không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.



6

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa
không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian : Giai đoạn từ năm 2009 – 2013.
- Phạm vi về nội dung:
+ Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa
không đảm bảo an toàn thực phẩm;
+ Thực trạng chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn
thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2009-2013;
+ Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không
đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
1.4. Những nội dung chính của đề tài luận văn gồm:
1- Cơ sở lý luận, thực tiễn về chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không
đảm bảo an toàn thực phẩm;
2- Thực trạng chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an
toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2009-2013;
3- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tra, xử lý hàng
hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2009-2013.
4- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa
không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.


7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA, XỬ LÝ
HÀNG HÓA KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ TỔNG
QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an
toàn thực phẩm.
1.1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng.
“Chất lượng” là phạm trù phản ánh về mặt giá trị của sự vật, không phản
ánh về mặt số lượng và phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chí đánh giá cũng như sự
cảm nhận của con người đối với sự vật đó. Thông qua chất lượng người ta có thể
đánh giá sự khác biệt giữa các sự vật khác nhau hoặc giữa các sự vật có cùng
tính chất. Chính vì vậy mà Từ điển tiếng việt phổ thông đã đưa ra định nghĩa
tổng quát về chất lượng như sau: “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc
tính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật này được phân biệt với sự vật khác” 2
Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia3 đưa ra cách tiếp cận về chất
lượng như sau: "Chất lượng" là một phạm trù phức tạp, được định nghĩa theo
nhiều các hiểu khác nhau dẫn tới tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về chất
lượng.
Juran - một Giáo sư người Mỹ cho rằng: “ Chất lượng là sự phù hợp với
nhu cầu”, “ Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”
Ishikawa-Giáo sư người Nhật định nghĩa rằng " Chất lượng là sự thoả mãn
nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
Như vậy, tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng. Tuy nhiên,
2

“Từ điển tiếng Việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, NXB Phương Đông - Cà Mau, năm 2007

3


Wikipedia ngày 23 tháng 12 năm 2013.


8

có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định
nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Cụ thể theo điều 3.1.1 của tiêu
chuẩn ISO 9000:2005 thì “chất lượng” được định nghĩa là “Mức độ đáp ứng các
yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”, theo đó “chất lượng” là khái niệm
đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng của sản phẩm hay
dịch vụ nào đó. Những sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng thì sản phẩm hay dịch vụ đó bị coi là kém chất lượng cho dù
trình độ công nghệ sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đó có hiện đại đến đâu đi nữa.
Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng.
Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu
dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.
Bộ tiêu chuẩn ISO 8402 của Việt Nam cũng định nghĩa: “Chất lượng là
tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn
những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn của con người” 4.
Do tính đa chiều và tính tương đối của khái niệm về “chất lượng” như
trình bày trên đây, trong luận văn này Học viên cho rằng: “ Chất lượng là phạm
trù tương đối, phản ánh khía cạnh giá trị của sự vật hay hoạt động nào đó và thể
hiện mức độ thỏa mãn yêu cầu của con người, của xã hội về lợi ích mà sự vật
hoặc hoạt động đó mang lại. Chất lượng của sự vật hay hoạt động được đánh giá
trên cơ sở những tiêu chí phù hợp do chính con người đưa ra nhằm để so sánh
giá trị của sự vật hay hoạt động này với giá trị của sự vật hay hoạt động khác”.
1.1.1.2. Khái niệm về kiểm tra và chất lượng kiểm tra.
- Từ điển tiếng Việt phổ thông định nghĩa “ Kiểm tra là việc xem xét tình
hình thực tế để đưa ra đánh giá, nhận xét”. Như vậy, trên ý nghĩa phổ thông thì
cụm từ “kiểm tra” là hoạt động có mục đích đánh giá và để đưa ra nhận xét, kết

luận về bản chất hay tính chất một sự vật (sự việc, công việc, sản phẩm hay dịch
4

Tiêu chuẩn VN ISO 840;: Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Hà Nội, năm 1999.


9

vụ) theo tiêu chí nào đó....nói các cách khác, kiểm tra là hoạt động của con người
hay tổ chức nhằm xem xét, đánh giá một sự vật chưa rõ ràng về thực tế của nó để
đưa ra nhận xét, kết luận chính xác về tình trạng tồn tại của sự vật đó.
- Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” định nghĩa “Kiểm tra” là một
chức năng của Nhà nước, chủ yếu được hiểu là hoạt động thường xuyên của cơ
quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới nhằm xem xét, đánh
giá mọi hoạt động của cấp dưới khi cần thiết, hoặc kiểm tra,cụ thể một quyết
định nào đó. Hoạt động kiểm tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế bao
gồm kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung, kiểm tra chức
năng, và kiểm tra nội bộ.
- Nguyễn Văn Tuấn, Bộ Tư pháp cho rằng: Do tính đa dạng của quản lý
nhà nước về kinh tế nên hoạt động kiểm tra có thể diễn ra với quy mô, mức độ,
quy trình và công nghệ khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của
sự vật cần kiểm tra. Theo đó, kiểm tra theo được hiểu 2 nghĩa: theo nghĩa rộng
thì kiểm tra là hoạt động giám sát của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và công
dân đối với hoạt động bộ máy của nhà nước. Còn theo nghĩa hẹp thì kiểm tra là
hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tiến hành xem xét, xác định một việc gì đó
của đối tượng bị quản lý xem có phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định
trước. Chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như áp
dụng các hình thức kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực
hiện một số biện pháp để ngăn chặn những vi phạm này
Từ các khái niệm về “chất lượng” và “kiểm tra” đã luận giải ở trên, Luận

văn đưa ra khái niệm về chất lượng kiểm tra như sau:
“Chất lượng kiểm tra là phạm trù tương đối chỉ mức độ thỏa mãn các mục
tiêu, yêu cầu đặt ra đối với công tác kiểm tra (cao hay thấp, đạt hay chưa đạt, tốt
hay chưa tốt) về thực tế tồn tại của một sự vật hay hoạt động nào đó cần được
đánh giá, kết luận thông qua kiểm tra”


10

1.1.1.3. Khái niệm về bảo đảm an toàn thực phẩm
Theo CODEX (Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế) thì tồn tại 2 khái
niệm liên quan đến phạm trù đảm bảo an toàn thực phẩm, đó là: đảm bảo an
toàn thực phẩm (Food safety) và vệ sinh thực phẩm (Food hygiene).
- Bảo đảm an toàn thực phẩm: Là sự đảm bảo đối với thực phẩm không
gây hại cho người tiêu dùng khi chế biến hoặc khi ăn theo mục đích sử dụng.
Khái niệm này bao gồm cả việc đảm bảo an toàn cho thực phẩm từ khâu sản
xuất, chế biến, bảo quản. Kể cả các yếu tố về chất lượng nội tại của sản phẩm
thực phẩm và các yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng của sản phẩm.
Luật An toàn thực phẩm của Việt Nam định nghĩa: "Bảo đảm an toàn thực
phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con
người"5.
- Vệ sinh thực phẩm: Là tất cả các điều kiện hoặc biện pháp đảm bảo tính
an toàn và tính thích hợp của thực phẩm tại tất cả các công đoạn trong chuỗi thực
phẩm. Khái niệm này liên quan đến các điều kiện bên ngoài đảm bảo tác động có
lợi đến thực phẩm trong quá trình sau sản xuất nông nghiệp, từ chế biến, phân
phối đến người tiêu dùng.
Ở Việt Nam hiện nay vẫn quen dùng thuật ngữ đầy đủ “ đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm” với ý nghĩa kết hợp cả hai yếu tố vì trên thực tế rất khó tách
biệt các yếu tố ảnh hưởng chất lượng sản phẩm từ cả điều kiện vệ sinh và điều
kiện an toàn.

Theo tổ chức Lương thực thế giới (FAO), thuật ngữ “An toàn thực phẩm
(Food safety)” theo nghĩa rộng có thể bao hàm cả hai khái niệm trên. Vì vậy
trong luận văn này, thuật ngữ “an toàn thực phẩm” hay “đảm bảo an toàn thực
phẩm” được xem là những thuật ngữ dùng để nghiên cứu, đánh giá về những vấn

5

Khoản 1, Điều 2 Luật An toàn thực phẩm.


11

đề liên quan tới chất lượng thực phẩm. Trong đó có việc nghiên cứu về kiểm tra,
xử lý các loại hàng hóa thực phẩm không an toàn cho sức khỏe con người khi
tiêu dùng chúng.
Theo học viên thì, hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm là hàng hóa thực
phẩm mà con người sử dụng dưới hình thức ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản (không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất
sử dụng như dược phẩm) thông qua trao đổi, mua bán không gây hại đến sức
khỏe, tính mạng trong sử dụng. Còn hàng hóa không đảm bảo an toàn thực
phẩm là hàng hóa thực phẩm gây hại sức khỏe khi con người sử dụng để ăn hoặc
uống. Trường hợp thực phẩm “rất không an toàn hoặc nguy hại” là thực phẩm có
thể dẫn đến tử vong nếu con người sử dụng chúng với một liều lượng nhất định.
Ở đây, một trong những tiêu chí về chất lượng thực phẩm trước hết là mức
độ bảo đảm an toàn thực phẩm và là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả người sản
xuất, người chế biến và người phân phối do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quy định và Nhà nước tiến hành kiểm tra xử lý đối với những hành vi sản xuất,
chế biến, kinh doanh hàng hóa không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu
dùng. Như vậy, kiểm tra và xử lý gây mất an toàn hàng hóa thực phẩm là công
cụ và căn cứ để thực hiện quản lý Nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm đối

với hàng hóa phục vụ cho ăn uống của con người.
Để đánh giá mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm Nhà nước phải ban hành
các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm: những quy chuẩn kỹ thuật
và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích đảm bảo thực phẩm an toàn đối
với sức khoẻ, tính mạng con người.
1.1.2. Quy trình kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm
Hoạt động kiểm tra, xử lý hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm,


12

viết tắt ( ATTP ) thường diễn ra dưới 2 hình thức: thường xuyên và đột xuất.
- Kiểm tra thường xuyên là hoạt động kiểm tra được thực hiện theo kế
hoạch đã định cho khoảng thời gian 1 năm, hay 1 Quý trong năm. Mục đích và
nguyên tắc của kiểm tra thường xuyên là để phát hiện và phòng ngừa vi phạm;
- Kiểm tra đột xuất là hoạt động kiểm tra được thực hiện khi nảy sinh các
sự cố về đảm bảo an toàn thực phẩm. Mục đích và nguyên tắc của kiểm tra đột
xuất là thực hiện kiểm tra ngay khi phát hiện hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu
vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
1.1.2.1. Quy trình kiểm tra thường xuyên, gồm:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch kiểm tra6.
Căn cứ tình hình lưu thông hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm
trên thị trường, lực lượng chức năng xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra và
triển khai thực hiện kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải đầy đủ các nội dung chính
sau đây :
- Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm tra;
- Xác định mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Xác định các nội dung kiểm tra;

- Xác định đối tượng, mặt hàng và địa bàn kiểm tra;
- Dự kiến tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh sẽ
đến kiểm tra;
- Xác định thời gian tiến hành kiểm tra và thời gian kết thúc;
- Xác định kinh phí, phương tiện, trang thiết bị phục vụ kiểm tra;
- Tổ chức lực lượng kiểm tra bao gồm cả nội dung phối hợp với các cơ
quan nhà nước khác để kiểm tra nếu có;
- Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra;
- Xác định chế độ báo cáo.
6

Điều 10 chương II, Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Công thương


13

Bước 2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra:
- Tổ chức họp để quán triệt kế hoạch kiểm tra, phân công cụ thể trách
nhiệm, công việc cho từng thành viên Đoàn kiểm tra hoặc Tổ kiểm tra ( gọi
chung là Đoàn kiểm tra);
- Ban hành Quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải đảm bảo đúng
đối tượng, nội dung, thời hạn kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm tra và không
được tiến hành kiểm tra quá một lần về cùng một nội dung đối với 1 đối tượng
kiểm tra ( trừ kiểm tra đột xuất );
- Thực hiện quyết định kiểm tra. Phải được thực hiện trong thời hạn chậm
nhất năm ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra; Yêu cầu đối
tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra chấp
hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Đoàn kiểm
tra; Trưởng Đoàn kiểm tra hoặc Tổ trưởng tổ kiểm tra ( gọi chung là Trưởng
Đoàn kiểm tra) tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết

định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm
tra vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan có
thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý7;
- Tiến hành kiểm tra theo nội dung Quyết định kiểm tra về: Thủ tục kinh
doanh; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/
công bố hợp quy/ công bố phù hợp quy định bảo đảm an toàn thực phẩm; Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; Giấy khám sức
khỏe; Giấy Chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Kiểm tra điều kiện kinh doanh, gồm: Điều kiện an toàn đối với vệ sinh
cơ sở; Điều kiện an toàn đối với trang thiết bị, dụng cụ; Điều kiện an toàn đối
với bảo quản thực phẩm; Điều kiện an toàn đối với người lao động;
- Kiểm tra hàng hóa thực phẩm, gồm: Kiểm tra về cảm quan (Ghi nhãn
7

Điều 21 và Điều 22 chương II, Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Công thương


14

hàng hóa, nhận diện về chất lượng hàng hóa); dùng test thử nhanh để kiểm tra,
nhanh chất lượng thực phẩm; lấy mẫu hàng hóa thực phẩm để trưng cầu kiểm
nghiệm, người lấy mẫu phải là thành viên của Đoàn kiểm tra được đào tạo và có
chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm8; áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề
xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành
chính ( tạm giữ lô hàng hóa thực phẩm có dấu hiệu vi phạm ATTP khi lấy mẫu
để kiểm nghiệm )9 và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính khi cần thiết theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính, căn cứ kết quả
kiểm tra, Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính ngay
sau khi kết thúc kiểm tra tại nơi kiểm tra trong ngày làm việc, gồm: Trường hợp

kết quả các nội dung kiểm tra đều chấp hành đúng pháp luật thì Đoàn kiểm tra
lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra; Trường hợp kết quả các nội
dung kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính hoặc trong trường hợp vi
phạm pháp luật quả tang thì Đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Trường hợp kết quả có
nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật, có nội dung kiểm tra phát hiện có
hành vi vi phạm hành chính thì Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết
quả kiểm tra, đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với vi phạm hành
chính đã phát hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
Trường hợp kết quả có nội dung kiểm tra chấp hành đúng pháp luật, có nội dung
kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, có nội dung kiểm tra phát
hiện có dấu hiệu vi phạm hành chính cần phải thẩm tra, xác minh làm rõ thì
Đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra, đồng thời báo cáo
Khoản 1, khoản 2 điều 3, Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 1/4/2011 của Bộ y tế về hướng dẫn chung
lấy mẫu thực phẩm phục vụ kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
8

9

Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012


×