Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ pha trộn đến chất lượng ván dăm hỗn hợp vỏ quả cây jatropha và dăm gỗ cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 95 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nguồn gỗ tự nhiên có tính chất cơ lí cao không còn nhiều.
Trong khi đó, nhu cầu về gỗ cho cuộc sống của con người ngày một gia tăng
cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, gỗ đã trở thành một loại vật liệu đặc
biệt, có giá trị kinh tế cao và đang được sự quan tâm từ các nhà sản xuất, kinh
doanh, quản lí và các nhà khoa học. Một trong những giải pháp được các nhà
khoa học tập trung nghiên cứu là sử dụng gỗ rừng trồng thay thế gỗ rừng tự
nhiên hoặc sử dụng hỗn hợp các loại nguyên liệu (đặc biệt là các phế liệu
nông nghiệp, lâm nghiệp) trong các công nghệ sản xuất các loại ván nhân tạo.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, chúng ta đã chuyển hướng mục tiêu từ sử
dụng gỗ rừng tự nhiên và sản phẩm xẻ sang gỗ mọc nhanh rừng trồng và sản
phẩm ván nhân tạo. Trong những năm gần đây, ván dăm đang dần là loại vật
liệu góp phần thay thế gỗ tự nhiên và được sử dụng rộng rãi trong đồ mộc,
trong xây dựng, kiến trúc.
Ở các nước công nghiệp phát triển, người ta đã tạo được các loại ván
dăm không những có những tính chất vật lý, cơ học đặc biệt (cách âm, cách
nhiệt, chịu nước, độ bền cơ học cao…), mà còn có giá cả rẻ, các loại ván dăm
sử dụng hỗn hợp các nguồn phế liệu nông nghiệp, lâm nghiệp.
Ở Việt Nam công nghệ sản xuất ván dăm đã phát triển mạnh từ những
năm 1970. Đến nay, ván dăm là một trong các loại ván nhân tạo được sản
xuất và thị trường tiêu thụ nhiều. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu cho công
nghệ sản xuất ván nhân tạo của nước ta dần hạn chế do quá nhiều loại hình
ván nhân tạo cần gỗ. Vì vậy, hướng nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu mới
hoặc hỗn hợp giữa dăm gỗ và nguyên liệu khác là cần thiết. Trong các loại
nguyên liệu đó là vỏ quả Jatropha - một loài cây họ thầu dầu đang được người
dân Việt Nam ưa chuộng để làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học,


2



thay thế dần nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt. Hiện nay, vỏ quả Jatropha sau khi
khai thác dầu xong đang bị bỏ đi.
Nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho công nghệ sản xuất ván dăm, qua
đó góp phần nâng cao giá trị sử dụng ván dăm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ pha trộn đến chất lượng ván dăm
hỗn hợp vỏ quả cây jatropha và dăm gỗ cao su”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ trước đến nay, nhu cầu sử dụng gỗ của nhân loại là rất lớn và ngày
càng tăng trên toàn cầu. Nhưng diện tích rừng ngày càng giảm do nhiều
nguyên nhân khác nhau: tốc độ tăng dân số quá nhanh, nhu cầu về củi đốt
cũng như các mặt hàng về đồ gỗ cũng nhiều hơn, khiến cho tổng nhu cầu và
khối lượng gỗ tính theo đầu người cũng tăng lên. Nhu cầu lương thực tăng
không ngừng, do đó nhiều diện tích rừng bị biến mất để nhường chỗ cho việc
gieo trồng những loại cây lương thực. Thêm vào đó, nạn cháy rừng xảy ra ở
tất cả các Châu lục làm cho diện tích rừng trên toàn thế giới ngày càng thu
hẹp, khả năng cung cấp gỗ của rừng tự nhiên ngày càng giảm xuống.
Để giải quyết vấn đề này các quốc gia đều tập trung theo hướng đẩy
mạnh trồng rừng và sử dụng nguồn nguyên liệu mới, phát triển ván nhân tạo
mà chủ yếu là ván dăm, ván sợi, ván mộc các loại…tăng nhanh công nghiệp
chế biến lâm sản.
Sản phẩm ván dăm của Việt Nam đã có từ những năm 1970, song mãi
gần đây mới xuất hiện khả năng sử dụng, tiêu thụ và ngày càng tăng trên thị

trường. Với ưu thế về giá, ván dăm Việt nam đang tăng dần số lượng tiêu thụ
so với ván nhập ngoại. Hiện nay khoảng trống về thị trường còn rất lớn. Do
đó, các cơ sở ván dăm đang được xây dựng ở nhiều tỉnh của nước ta.
Những cơ sở trên chưa phát huy hết công suất, nhưng đã bắt đầu xuất
hiện các dấu hiệu thiếu nguyên liệu. Điều đó có nghĩa là trong một tương lai
gần các loại gỗ rừng trồng dùng cho sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván
dăm nói riêng khó đáp ứng. Lời giải cho bài toán nguyên liệu cần phải tìm ở
một số hướng khác ngoài gỗ, đó là sử dụng phế liệu và thứ liệu nông nghiệp.
Thuật thứ liệu ở đây chúng tôi chỉ các loài nguyên liệu được thu hồi sau khi


4

lấy sản phẩm chủ yếu theo mục tiêu mà người gây trồng đạt ra, thí dụ như cao
su nhựa là chủ yếu, gỗ cao su là thứ yếu, cây bông sợi là chủ yếu còn thân cây
bông là thứ yếu, cây dừa cơm dừa và nước dừa là chủ yếu còn xơ dừa là thứ
yếu, jatrophan hạt là chủ yếu còn vỏ là thứ yếu…..Tóm lại, thứ liệu là nguyên
liệu sau sản phẩm chính song chưa phải là phế liệu.
Các loại nguyên liệu chứa sợi celullose có rất nhiều. Trong lâm nghiệp
như họ tre trúc, cây bụi..., Trong nông nghiệp như bã mía, rơm rạ, vỏ lạc, trấu,
thân, quả các cây họ cây cọ (cau, dừa, thốt nốt, cọ), vỏ jatrophan.… Sử dụng
các dạng phế liệu và thứ liệu này cần được nhìn nhận như một trong hướng đi
mang tính chiến lược của việc tìm nguồn nguyên liệu ngoài gỗ để sản xuất
ván dăm. Bởi vì đa số các loại phế liệu, thứ phế liệu này rẻ tiền, số lượng lớn,
tập trung, ổn định, khả năng tái tạo nhanh, và một số trường hợp chúng có
những ưu điểm không kém gỗ gỗ trong phạm vi sản xuất ván nhân tạo.
1.2. Tình hình nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Ván dăm là loại ván nhân tạo được tạo thành nhờ ép dăm lại với nhau
nhờ keo trong điều kiện áp suất, nhiệt độ nhất định.

Ngay từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ 20, phế liệu nông, lâm
nghiệp đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất ván
nhân tạo. Đầu năm 1948 dây chuyền sản xuất ván nhân tạo từ rơm rạ đầu tiên
trên thế giới được xây dựng ở nước Bỉ, tiếp sau đó là hàng loạt các xưởng sản
xuất ván nhân tạo từ nguyên liệu phi gỗ đã được xây dựng ở các nước Châu
Âu và Mỹ.
Trong những năm gần đây, ván dăm là loại sản phẩm chiếm tỷ trọng giá
trị lớn trong sản xuất ván nhân tạo (45-50 tỷ đô la), ván dăm được sử dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau: Xây dựng, nhà ở, đồ mộc và lĩnh vực
sử dụng ngày càng rộng rãi. Phát triển ván nhân tạo đã tạo ra khả năng tận


5

dụng gỗ các loại, từ gỗ lá kim đến gỗ lá rộng, từ phế liệu gỗ đến gỗ tạp, gỗ
rừng trồng mọc nhanh, phế liệu nông nghiệp... với khối lượng rất lớn và tỷ lệ
lợi dụng nguyên liệu cao. Hiện nay đã có nhiều quốc gia đưa tỷ lệ sử dụng gỗ
đạt tới 90%.
Công nghệ sử dụng nguyên liệu từ thực vật có sợi và phế liệu nông
nghiệp để sản xuất ván nhân tạo được nhiều nước nghiên cứu, triển khai ứng
dụng. Nhưng chủng loại và đặc điểm của nguyên liệu ở mỗi nước khác nhau,
Công nghệ sản xuất ván dăm từ bã mía được hầu hết các nước như Trung
quốc, Brazil, Malaysia, Thái lan... nghiên cứu và sản xuất. Công nghệ này bắt
đầu xuất hiện từ những năm 1930.
Ván vỏ lạc (Trung Quốc, Bắc Mỹ, Nhật...): Vỏ lạc được tách thành sợi
và xe lại thành sợi dài, đan lưới làm thành lớp lõi sản xuất vật liệu composit.
Trong trường hợp sản xuất ván dăm thông dụng, công nghệ tiến hành giống
như sản xuất ván dăm gỗ nhưng không cần công đoạn băm dăm.
Ván vỏ hạt hướng dương: Công nghệ sản xuất giống như sản xuất ván
dăm gỗ nhưng không có công đoạn băm nghiền. Tuy nhiên độ ẩm nguyên liệu

cần giữ thích hợp để vỏ không bị quá giòn. Tỷ lệ keo tương đương sản xuất
ván dăm gỗ.
Ván dăm từ trấu: Được các nước Hàn quốc, Ấn độ, Thái lan, Trung
quốc nghiên cứu.
Năm 1970 tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc đã tổ chức
Hội nghị về công nghệ sản xuất ván nhân tạo từ nguyên liệu phi gỗ đầu tiên
trên thế giới. Từ đó về sau trên thế giới đã hình thành rất nhiều xưởng sản
xuất ván dăm, ván sợi cứng, ván MDF, vật liêu composite từ phế liệu nông
nghiệp, đặc biệt từ rơm rạ và thân cây lúa mạch.
Tại California, Mỹ, theo nghiên cứu của Kiran L.Kadam và các cộng sự
(2000) rơm rạ có thể được sử dụng để sản xuất giấy. Theo Alex Wilson


6

(1995) nguyên liệu rơm rạ (từ lúa mạch, lúa gạo, lúa mạch đen) có thể là một
loại nguyên liệu mới cho ngành xây dựng như tạo các vách tường trong các
ngôi nhà.
Từ rơm rạ đóng kiện (straw bale), sản xuất ván nhân tạo (vật liệu dạng
tấm) cả loại ván dày và ván mỏng để làm vật liệu xây dựng chịu lực, cách âm,
cách nhiệt. Từ những năm 90, trên thế giới đã bắt đầu hình thành ngành công
nghiệp sản xuất ván dăm rừ rơm. Tuy nhiên, do rơm rạ có đặc điểm là phía vỏ
bên ngoài có lớp sáp (wax) kỵ nước khiến cho việc sử dụng các loại keo gốc
formaldehyde thông dụng trong sản xuất ván dăm trở nên khó khăn do chỉ có
thể sử dụng keo MDI - là loại keo khá đắt, để sản xuất. Ván dăm từ rơm rạ chỉ
thực sự phát triển từ những năm 2000 trở lại đây với giải pháp xử lý rơm rạ
trước khi ép bằng giải pháp hoá-cơ-nhiệt tại một số nước như Mỹ, Úc,
Philippin với sản phẩm chủ yếu sử dụng trong xây dựng. Tuy nhiên, chủ yếu
nguồn rơm rạ mới là lúa mì, lúa mạch, còn nguyên liệu rơm rạ từ lúa gạo rất
hạn chế do sản lượng ít.

Tại Hàn quốc, Han Seung Yang và các cộng sự (2003) đã tiến hành sản
xuất ván dăm từ hỗn hợp rơm rạ và gỗ sử dụng keo U-F để tạo vật liệu cách
âm dùng trong xây dựng.
Ở Trung Quốc ngành công nghệ sản xuất ván nhân tạo từ phế liệu nông
nghiệp đã hình thành từ đầu những năm 50 của thế kỷ 20, thông qua hàng
chục năm nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm để phát triển về kỹ thuật, công
nghệ, quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm,... đến nay
có thể nói về kỹ thuật và công nghệ sản xuất ván nhân tạo từ phế liệu nông
nghiệp của Trung Quốc đã đạt tới mức độ thành thục. Tính đến nay Trung
Quốc đã có 210 nhà máy sản xuất ván nhân tạo từ phế liệu nông nghiệp, năng
suất hàng năm đạt trên 500.000 m3 sản phẩm.


7

Cây Jatropha curcas L., thuộc chi Jatropha, họ Thầu dầu có nguồn gốc từ
châu Phi, Bắc Mỹ và vùng biển Caribê.. Chi Jatropha có nguồn gốc từ tiếng
Hy Lạp, ghép từ hai chữ Iatrós (bác sĩ) và trophé (thức ăn), ám chỉ công dụng
làm thuốc của cây này. Curcas là tên gọi thông thường của cây Physic nut ở
Malabar, Ấn Độ. Tên thông dụng ở các nước hiện nay là Jatropha, ở Việt
Nam gọi là cây Cọc giậu, Cọc rào, Cây li, Ba đậu nam, Dầu mè...
Jatropha là một loài cây có lịch sử 70 triệu năm, nguồn gốc từ Mexico
(nơi duy nhất có hóa thạch của cây này) và Trung Mỹ, được người Bồ Đào
Nha đưa qua Cape Verde, rồi lan truyền sang Châu Phi, Châu Á, sau đó được
trồng ở nhiều nước, trở thành cây bản địa ở khắp các nước nhiệt đới, cận nhiệt
đới trên toàn thế giới.
Từ năm 1991, Giáo sư người Đức là Klause Becker của Trường Đại học
Stuttgart đã nhận đơn đặt hàng của Tập đoàn Daimler Chrysler hợp tác với 1
hãng tư vấn của Áo tiến hành nghiên cứu cây Jatropha ở Nicaragua, để làm
nguyên liệu sản xuất diesel sinh học, từ đó dấy lên cơn sốt Jatropha trên phạm

vi toàn cầu. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang chạy đua phát triển cây
này, nhất là các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Indonexia,
Philippin, Mianma và nhiều nước Châu Phi, nhằm phục vụ nhu cầu năng
lượng tại chỗ và xuất khẩu.
Jatropha vốn dĩ là một cây dại, bán hoang dại mà người dân các nước
trồng chỉ để làm bờ rào và làm thuốc, nhưng với những phát hiện mới của
khoa học, đã cho thấy Jatropha có tiềm lực giá trị cực kỳ to lớn, được đánh
giá rất cao, thậm chí đã có những lời ca ngợi có phần quá đáng. Nhưng dù
sao, Jatropha vẫn là một loại cây hết sức quý giá mà loài người phải quan tâm
khai thác tốt những giá trị sinh học của cây này.
Sau khi ép dầu, bã khô dầu có hàm lượng Nitrơ 4.14-4.78%, P2O5 0.50.66%, CaO 0.60-0.65%, MgO 0.17-0.21% được sử dụng làm phân hữu cơ rất


8

tốt để bón cho các loại cây trồng, nhất là cho vùng sản xuất nông nghiệp hữu
cơ, nông nghiệp sạch, vừa góp phần sản xuất sản phẩm sạch, vừa nâng cao độ
phì của đất.
Trong thành phần hạt Jatropha có độc tố curcin, có thể gây tử vong cho
người và gây hại cho vật nuôi.
Hiện nay, nhu cầu về nhiên liệu tái tạo nói chung và nhiên liệu sinh học nói
riêng ngày càng tăng. Nguồn nhiên liệu hóa thạch đã bước vào thời kỳ cạn
kiệt, dự đoán chỉ còn khai thác được khoảng 40 năm nữa.
Bên cạnh nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học thì sản phẩm phụ của cây
jatrophan còn trở thành nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác đặc
biệt là vỏ jatrophan có thể trở thành nguyên liệu của công nghiệp ván nhân tạo
qua đó nâng cao hiệu ích của việc trồng jatropha cũng như nâng cao đời sống
người dân, mở ra một nguồn nguyên liệu mới.
Khi khẳng định được nhu cầu thị trường, thì thu nhập của nông dân
trồng Jatropha đã trở thành yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của

ngành sản xuất hàng hóa mới mẻ này.
Số liệu về Jatropha ở các nước được công bố được trình bày ở bảng 1.1.
Giáo sư Bobby Jee, nhà tạo giống Jatropha ở Malaixia cho rằng,
Jatropha có thể đạt năng suất hạt 9 tấn/ha/năm.
Satis Lele (Ấn Độ), cho biết, ở đất cằn cỗi, năng suất hạt Jatropha đạt
1kg/cây/năm. Ở nơi đất nghèo, mưa nhiều, năng suất hạt đạt 2kg/cây/năm,
quy ra 2,5 – 5 tấn/ha/năm, tùy thuộc độ phì của đất.
Với giống hiện nay, năng suất hạt dự báo khoảng 5 – 6tấn/ha/năm, với
giá 200 USD/tấn (3.200VND/kg), giá trị tạo ra từ 1 ha trồng Jatropha đạt
khoảng 1000 – 1200 USD/năm, tức khoảng 16 – 20 triệu VND/ha năm, trừ
chi phí về giống, phân bón, lợi nhuận của người dân thu được khoảng 10 – 15
triệu VND/ha năm, đảm bảo nông dân có lời.


9

Bảng 1.1. Số liệu về Jatropha
Tham khảo bởi

Năng suất hạt (tấn/ha)

Nước

8.0

Nam Phi

6.0-8.0

Madagascar


Lozano (2007)

6.2

Mexico

Heller và cộng sự (1996)

5.0

Nicaragua

Heller và cộng sự (1996)

2.64

Mali

Ishii và Takeuchi (1987)

2.15

Thái Lan

Lanochas (1998)

8.0

Mali


Matsuno và cộng sự (1985)

4.0

Paraguay

Naigeon (1987)

1.75

Cape Verde

Paramathma và cộng sự (2007)

4.0

Coimbatore, Ấn Độ

4.603

Allahabad, Ấn Độ

5.0

Jabalpur, Ấn Độ

10-20 (?)

Tanzania


Parsons (2005)
Gay dou và cộng sự (2007)

Cal và Mehera (2006)
Gour (2006)
Eijck và Romigin (2006)

Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây
gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng
để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong
dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa
là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).
Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã
dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus
(bang Amazonas) và Belém (bang Paras), thuộc Brasil.
Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm
vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm
tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ
để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực


10

hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4%
hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi
trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại
Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao
su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su
đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883[1]. Vào năm

1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay
phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu
vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản
địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.
Ở các nước trên thế giới, cây cao sư chủ yếu dùng để lấy nhựa. Thân gỗ
chủ yếu dùng làm củi đun hoặc chế biến đồ mộc. Gần đây một số nước cũng
đã đưa thân cây cao su vào làm ván nhân tạo. Ván dăm dùng cây cao su rất ít
nước sản xuất.
Nói tóm lại: vấn đề nghiên cứu sử dụng cây cao su, cây Jatropha và hạt
cây Jatropha đã có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng hỗn
hợp hai loại này thì chưa có công trình nào công bố.
1.2.2. Trong nước
Công nghệ sản xuất ván dăm của Việt Nam phát triển mạnh từ những
năm 1970 trở lại đây. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về ván dăm và
nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra ván dăm. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất
ván dăm từ phế liệu nông nghiệp thực sự còn chưa phát triển và vẫn còn nhiều
việc phải nghiên cứu.
Theo định hướng nghiên cứu tìm nguồn nguyên liệu mới thay thế gỗ
trong sản xuất ván dăm, đặc biệt sử dụng thứ, phế liệu nông, lâm nghiệp, các
nhà khoa học đã ứng dụng những thành quả khoa học trên thế giới vào điều


11

kiện Việt Nam. Các nghiên cứu tập trung vào nguyên liệu: tre, xơ dừa, bã
mía, thây cây, cở, bèo,…
Năm 1995, Nhà máy đường Hiệp Hòa – Long An tổ chức sản xuất ván
dăm từ bã mía. Mười năm sau nhà máy đường La Ngà – Đồng Nai, tổ chức
sản xuất ván dăm từ bã mía vào năm 2005. Công nghệ sản xuất và máy thiết
bị nhập từ Trung quốc [10].

Ván sản xuất dăm từ xơ dừa đã được một số nhà khoa học nghiên cứu
từ những năm 1980 và Công ty Chỉ Xơ dừa 25/8 – Bến tre đã sản xuất ván
dăm từ xơ dừa từ những năm 2005.
Năm 1999, Nguyễn Trọng Nhân nghiên cứu sử dụng cọng dừa nước làm
nguyên liệu sản xuất ván dăm. Cọng dừa nước có thể đập thành sợi hoặc chẻ
thành dăm mảnh. Trộn đều dăm với 12% keo U-F.
Ván sản xuất từ phế liệu nông nghiệp gồm thân cây mỳ (sắn); thân cây
ngô; cọng dừa nước, vỏ lạc, vỏ cà phê, thân chuối cũng đã được một số nhà
khoa học nghiên cứu. Kết quả ban đầu cho thấy các hướng nghiên cứu rất khả
quan. Ngoài ra, ván dăm sản xuất từ rơm rạ kết hợp với trấu, mụn chỉ xơ dừa
kết hợp với trấu được Phạm Ngọc Nam, Lâm Trần Vũ nghiên cứu và báo cáo
trong các đề tài cấp bộ.
Vỏ Jatrophan sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất ván dăm là một lĩnh
vực khá mới mẻ, từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về tỉ lệ
phố i trộn giữa dăm gỗ và phế liệu nông nghiệp và sản xuất ván dăm .... Như
vậy, nghiên cứu vỏ Jatrophan như một loài nguyên liệu của công nghệ sản
xuất ván nhân tạo và quy trình công nghệ phù hợp với loại nguyên liệu này,
cho đến nay vẫn chưa có công trình nào công bố. Trên mạng Internet và theo
thông báo của tập san “thế giới jatropha” cũng không có nhiều thông tin về
sản phẩm ván dăm từ dăm gỗ và vỏ Jatropha.


12

Tóm lại Jatropha là một cây vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, số
lượng Jatropha khá lớn, song sản phẩm chính mới chỉ có quả. Vì vậy giá trị
kinh tế cây jatrophan còn thấp, đời sống người trồng Jatropha rất khó khăn.
Việc đầu tư nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguyên liệu từ cây Jatropha, trong
đó có vỏ quả làm ván dăm, nhằm góp phần nâng cao đời sống của dân, ổn
định và phát triển cây Jatropha là một vấn đề cấp bách không những chỉ của

nước ta mà của nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam được trồng nhiều ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Đăk Lăk…
Cây có chiều cao 2-5m, dùng hạt để ép dầu, mỗi quả có 3–4 hạt.
Cây Jatropha trồng được trên mọi loại đất (khu vực khí hậu nóng), ưa
sáng, chịu hạn tốt. Vòng đời cây 30-50 năm, cho thu hái hạt trong khoảng thời
gian ít nhất 20-40 năm. Cây cho quả hạt sớm, năng suất 10–12 tấn/ha (năng
suất này còn phụ thuộc nhiều vào loại giống), hàm lượng dầu cao 32–35%,
năng suất dầu biodiesel 2.500–3.000 lít/ha/năm.
So sánh với cây trồng khác có cùng điều kiện để chứng minh khả năng
cạnh tranh của Jatropha. Trên đất dốc, nghèo kiệt ở trên miền núi phía Bắc
nước ta, cây lâm nghiệp được trồng phổ biến là keo Tai tượng.
Theo tư liệu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, trồng Keo tai
tượng để sản xuất gỗ lớn với mức thâm canh thấp, thu nhập của nông dân đạt
8,3 triệu VND/ha năm, nếu thâm canh cao đạt 32 triệu VND/ha năm.
Như vậy, trong điều kiện quảng canh, thu nhập từ trồng Jatropha cao
hơn trồng keo, nhưng trong điều kiện thâm canh cao, thu nhập từ trồng
Jatropha không bằng trồng keo. Nhưng trồng Jatropha lại có nguồn thu ngay
từ năm đầu, trồng một lần thu liên tục trong 50 năm, còn trồng keo lấy gỗ lớn
phải sau 12 năm mới được thu và phải trồng lại sau mỗi kỳ thu hoạch.
Tập đoàn Xenerga của Mỹ đã xây dựng 160 nhà máy biodiesel khắp thế
giới, sử dụng các nguyên liệu Jatropha, tảo và mỡ súc vật, đã tuyển dụng được


13

giống Jatropha, năng suất hạt đạt 20 tấn/ha năm, chế biến dầu đạt 9370 lít/ha.
Nếu năng suất đạt mức như trên, thì thu nhập Jatropha cao hơn hẳn keo Tai
tượng.
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn
thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.

Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam.
Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến
Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách
Nha Trang 20 km).
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty
cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng
Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu
là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO,
Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng
3.000 tấn. Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển
mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau
đó ngưng vì chiến tranh.
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp
miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị,
Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963
bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha.
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ
khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền
Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha.
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ.
Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do


14

các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992
đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su
được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh.
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền

chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha,
trong đó cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là
464.875 ha.
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên
(113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung
(6.500 ha).hiện nay vào khoảng tháng 05/2010 có một số bệnh lạ khiến người
dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá .nặng hơn một
chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chua thực sụ hiệu quả.
1.2.3. Nhận xét chung
Qua điều tra về các nghiên cứu của các nhà khoa học của các nước,
chúng tôi thấy: các nhà khoa học của các nước Mỹ, Đức, Phần Lan, Thuỵ
Điển, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga…, đã có những nghiên cứu về ván dăm rất
kỹ lưỡng. Cây cao su, cây Jatropha cũng đã có một số công trình nghiên cứu
và sản xuất các mặt hàng. Tuy nhiên, các công bố đó chỉ có giá trị tham khảo
và chỉ dừng lại ở những thông tin khoa học hết sức chung chung. Chúng ta
không thể áp dụng những kết quả đó vào sản xuất ván dăm của nước ta.
Nguyên liệu gỗ cho sản xuất ván dăm có rất nhiều. Trên thế giới, cũng
có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng nguyên liệu cho ván dăm. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào nghiên cứu về sử dụng bèo Nhật bản đề làm nguyên
liệu cho sản xuất ván dăm thông dụng.
Ở Việt Nam, cây cao su, cây Jatropha đã được dùng làm nguyên liệu
cho sản xuất các mặt hàng đồ mộc, chế biến dầu. Tuy nhiên, sử dụng hỗn hợp
vỏ Jatropha và dăm cao su thì chưa có công trình nào nghiên cứu.


15

Do đó, hướng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu, tạo ra loại ván
dăm từ vỏ hạt Jatropha, dăm gỗ cao su có các tính chất cơ học, vật lý đáp ứng
yêu cầu. Quy trình sản xuất ván dăm không xáo trộn (hoặc thay đổi rất ít) so

với quy trình sản xuất ván dăm thông dụng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu lý thuyết
- Nghiên cứu, tạo ra loại ván dăm từ vỏ quả cây Jatropha, dăm gỗ cao su
đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của ván dăm dùng trong xây dựng,
hàng mộc, trong điều kiện công nghệ sản xuất của Việt Nam và đóng góp
những cơ sở khoa học cho việc sản xuất đó.
- Nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi sử dụng nguồn nguyên liệu
trong lĩnh vực chế biến gỗ. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm từ phế liệu
nông nghiệp, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng
đối với ván dăm.
1.3.2. Mục tiêu thực tiễn
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của tỉ lệ phố i trộn giữa dăm lớp mặt và
dăm lớp lõi đến chất lượng ván dăm 01 lớp và 3 lớp, các giải pháp công nghệ
tạo ván dăm phù hợp khi sản xuất ván dăm từ dăm gỗ cao su và vỏ hạt cây
Jatropha trong điều kiện sản xuất ván dăm của Việt Nam.
- Xây dựng và đề xuất được quy trình công nghệ sản xuất ván dăm từ vỏ
hạt cây Jatropha, dăm gỗ cao su và bước đầu đề xuất triển khai công nghệ vào
sản xuất thực tiễn.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Vỏ quả cây Jatropha được khai thác từ Đăklak, gỗ cao su ở tỉnh Đồ ng
Nai.


16

- Các thông số công nghệ tạo ván dăm từ vỏ quả Jatropha, dăm gỗ cao su
(tỷ lệ phố i trộn dăm gỗ và vỏ quả Jatropha, các thông số chế độ ép ván dăm,
các thông số của keo dán).
1.5. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ bản của gỗ cao su và
vỏ quả Jatropha.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa dăm gỗ cao su và quả
Jatropha đến chất lượng ván dăm 01 lớp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa dăm gỗ cao su và vỏ
quả Jatropha đến chất lượng ván dăm 03 lớp.
- Bước đầu đề xuất quy trình công nghệ tạo ván dăm từ dăm gỗ cao su và
dăm từ vỏ quả Jatropha trong điều kiện công nghệ và sản xuất của Việt
Nam.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
1.6.1. Các yếu tố cố định
- Dăm gỗ: Dăm từ gỗ Cao su và dăm từ vỏ quả Jatropha.
Các thông số kích thước dăm được cố định cho các tấm ván ép.
Ván dăm 3 lớp có tỷ lệ kết cấu 1:4:1, chiều dày 18mm. Khối lượng thể
tích ván 0.7g/m3.
Ván dăm 01 lớp có khối lượng thể tích ván 0.7g/m3, chiều dày 18mm.
- Keo Urea- Formaldehyde (U-F) của hãng Gia Hân – Đài Loan. Tỷ lệ
keo trộn lớp trong 10% và lớp mặt 13% (so với lượng dăm khô kiệt). Lượng
chất đóng rắn NH4Cl 1% (so với lượng keo khô kiệt).
- Phương pháp ép sử dụng là ép phẳng có gia nhiệt bàn ép. Thanh cữ kim
loại 18mm.
- Các thông số chế độ ép: Áp suất ép: 2.2 MPa, nhiệt độ ép: 1600C, thời
gian ép: 0.6 phút/mm chiều dày.


17

1.6.2. Các yếu tố thay đổi
Tỷ lệ phối trộn giữa dăm gỗ cao su và vỏ quả Jatropha trong ván dăm là
75:25, 60:40, 50:50, 40:60.

1.7. Phương pháp nghiên cứu
1.7.1. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được sử dụng khi điều tra, khảo sát nghiên cứu
về hiện trạng công nghệ sản xuất ván dăm, khi tạo ván dăm từ dăm gỗ cao su
và vỏ quả Jatropha. Các tư liệu, tài liệu có tính lịch sử, tài liệu cung cấp các
thông tin tổng quan về kinh tế xã hội, tự nhiên thuộc các vùng lãnh thổ và các
kết quả nghiên cứu có liên quan đã được xuất bản,..
1.7.2. Phương pháp kế thừa
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về công nghệ sản
xuất ván dăm thông dụng và ván dăm từ dăm gỗ cao su và vỏ quả Jatropha.
- Ngoài ra phương pháp này còn tìm hiểu và lựa chọn để kế thừa những
yếu tố công nghệ thích hợp phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm
rút ngắn được thời gian và kinh phí nghiên cứu.
1.7.3. Phương pháp thực nghiệm
Căn cứ vào nội dung luận văn, điều kiện tiến hành luận văn, chúng tôi
chọn phương pháp nghiên cứu thực nghiệm theo lý thuyết quy hoạch thực
nghiệm đơn yếu tố.
Trong kế hoạch thực nghiệm đơn yếu tố, các số liệu đo đếm theo mô
hình bố trí thí nghiệm sẽ được xử lý theo phương trình toán học bậc nhất
trước. Khi xử lý số liệu, nếu các số liệu tính toán đảm bảo tính tương thích
của mô hình toán học thì mô hình toán bậc nhất được chấp nhận. Nếu không
tương thích thì phải nâng bậc của mô hình toán lên bậc hai.


18

Quá trình kiểm tra theo thống kê toán học nếu đảm bảo độ tin cậy của
các yếu tố và tính tương thích của mô hình thì các phương trình tương quan sẽ
ở dạng bậc 2.
Chúng tôi tiến hành các thí nghiệm theo kế hoạch thực nghiệm đơn yếu

tố nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tỷ lệ phối trộn dăm từ dăm gỗ
cao su và vỏ hạt cây Jatropha đến chất lượng ván dăm.
Thực nghiệm đơn yếu tố được tiến hành theo các bước sau:
- Bố trí thí nghiệm căn cứ vào thiết kế tỷ lệ phối trộn.
Bố trí thí nghiệm khi tạo ván dăm từ dăm gỗ cao su và vỏ quả Jatropha
được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tỷ lệ phối trộn ván dăm (dăm gỗ: dăm từ hạt Jatropha) (%)
Kí hiệu

Ván dăm 01 lớp

Ván dăm 3 lớp

X1

75:25

75:25

X2

60:40

60:40

X3

50:50

50:50


X4

40:60

40:60

- Thực hiện thí nghiệm với thông số thay đổi với số mức không nhỏ hơn
4, khoảng thay đổi lớn hơn 2 lần sai số bình phương trung bình của phép đo
giá trị thông số đó. Số thí nghiệm lặp lại n = 3 (theo tính toán).
- Sau khi thí nghiệm xong, tiến hành xác định độ tin cậy về ảnh hưởng
của một số yếu tố đến chất lượng ván dăm từ dăm gỗ cao su và vỏ quả
Jatropha.
- Đánh giá tính thuần nhất của phương sai trong quá trình thí nghiệm, để
chứng tỏ ảnh hưởng khác đối với thông số cần xét là không có hoặc không
đáng kể.
- Kiểm tra độ tương thích của mô hình theo tiêu chuẩn Fisher.


19

- Quan hệ giữ các hàm chỉ tiêu Y và các thông số ảnh hưởng xi:
Y = bo + bi xi + bii xi2

(1.1)

Trong công thức: Y - các hàm chỉ tiêu (tỷ lệ co rút, tỷ lệ giãn nở...); x igiá trị mã hóa của các biến số; bo – hệ số tự do; bi – các hệ số tuyến tính; bii : các hệ số bậc hai.
1.7.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu được tiến hành theo lý thuyết thống kê toán
học [7], [9], [10], [16], [17], [23].

+ Xác định độ tin cậy của yếu tố nghiên cứu theo tiêu chuẩn Fisher:
F

S yt2
S tn2

(1.2)

Công thức (1.2): S2 yt – phương sai do sự thay đổi của các thông số vào
gây nên; S2 tn – phương sai do nhiễu thực nghiệm gây ra.
Để kiểm nghiệm “giả định không” so sánh F với Fb, nếu F > Fb thì ảnh
hưởng của các yếu tố là đáng tin cậy. Fb - chuẩn Fisher tra bảng với mức ý
nghĩa α = 0,05 và 2 bậc tự do (k-1), k(m-1).
+ Tính đồng nhất của phương sai đánh giá qua tiêu chuẩn Kohren [17]:
G

2
S max
N

 Su2

(1.3)

u 1

Trong đó: S2max - ước lượng phương sai lớn nhất trong số các S2u;

N


S
u 1

2
u

-

tổng tất cả các ước lượng phương sai; N- số điểm thí nghiệm. Nếu giá trị G
trong công thức (1.3) nhỏ hơn hoặc bằng Gb thì các phương sai được coi là
đồng nhất. Gb – giá trị Kohren tra trong bảng với xác suất ấn định α = 0,05 và
2 bậc tự do (m-1), k. Nếu giá trị tính toán: G > Gb thì giả thuyết bị bác bỏ.
1.7.3.2. Phân tích đánh giá mô hình hồi quy
(1) Kiểm tra độ tương thích của mô hình hồi quy


20

Độ tương thích của mô hình hồi quy kiểm tra theo tiêu chuẩn Fisher.
Giá trị tính toán của tiêu chuẩn Fisher là:
mS a2
Ftt  2
Sb

(1.4)

Trong đó: S a2 – phương sai tuyển chọn tạo nên do sự chênh lệch giữa các
giá trị hàm tính theo mô hình và giá trị thực nghiệm của nó; S b2 – phương sai
do nhiễu tạo ra.
Bậc tự do ở đây bao gồm: ka = N – k*; kb = N(m-1); m - số lần lặp lại của

mỗi thí nghiệm. Nếu Ftt nhỏ hơn giá trị Fisher tra bảng với bậc tự do ka, kb với
mức ý nghĩa α = 0,05 thì mô hình tương thích.
(2). Kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy kiểm tra theo tiêu chuẩn Student.
Chuẩn Student của từng hệ số hồi quy tính theo công thức:
t0 

b0
;
S b0

ti 

bi
;
S bi

t ij 

bij
S bij

t ii 

;

bii
(1.5)
S bii


Trong công thức (1.5): Sb0, Sbi, … ước lượng phương sai theo các hệ số
hồi quy; b0, bi, … giá trị các hệ số hồi quy cần kiểm tra.
Nếu tiêu chuẩn Student của các hệ số hồi quy t i nào đó lớn hơn chuẩn
Student tra bảng tb thì hệ số có ý nghĩa. Chuẩn tb được tra bảng với bậc tự do
γ = N(m-1) và mức ý nghĩa α = 0,05.
(3). Chuyển phương trình hồi quy sang dạng chính tắc
Để phương trình hồi quy ở dạng đơn giản hơn và phản ánh rõ tính chất
hình học của nó, cần chuyển phương trình hồi quy từ dạng mã sang dạng
chính tắc bằng cách rời gốc toạ độ O(x1 = 0, x2 = 0, …xk = 0) về điểm đặc
biệt: S(xs1, xs2,…xsk). Ở dạng chính tắc phương trình hồi quy sẽ là:
k

2

i 1

i

y  y   Bii X

(1.6)


21

Trong công thức (1.6): ys - cực trị của hàm tối ưu; Xi – các thông số
vào theo giá trị mới; Bii - hệ số của phương trình chính tắc; k - số thông số.
1.7.4. Kiểm tra chất lượng ván dăm
1.7.4.1. Kiểm tra chất lượng keo
Độ pH của hỗn hợp keo, thời gian gel hoá của hỗn hợp keo được đo bằng

máy đo độ pH (HI 9224 Microprocessor printing pH meter). Độ chính xác của
máy đo độ pH là 0.1. Độ nhớt của dung dịch keo đo bằng máy đo độ nhớt
(Rion Viscoteter VT-04).
1.7.4.2. Kiểm tra kích thước dăm
Để kiểm tra kích thước dăm, chúng tôi dùng theo sàng. Dụng cụ và
thiết bị sàng dăm được trình bày ở hình 1.1.
1.7.4.3. Khối lượng thể tích ván dăm

Hình 1.1. dụng cụ và thiết bị phân loại dăm


22

Hình 1.2. Vị trí kiểm tra chiều dày mẫu thử
Mẫu thử để trong điều kiện cho đến khi khối lượng không thay đổi. Xác
định chiều dày ván ở 4 điểm khoanh tròn (hình 1.2), chính xác đến 0,01mm.
Tính giá trị bình quân chiều dày ván ở 4 điểm, chính xác đến 0,01mm. Chiều
dày, chiều rộng mẫu thử đo ở điểm giữa cạnh mẫu, chính xác đến 0,01mm.
Khối lượng thể tích mẫu thử được tính theo công thức sau, chính xác
đến 0,01g/cm3:


Trong đó:

m
V

γ - khối lượng thể tích mẫu thử (g/cm3)
m - khối lượng mẫu thử (g)
V - thể tích mẫu thử (cm3)


Khối lượng thể tích của một tấm ván là trị số bình quân toán học của
khối lượng thể tích toàn bộ mẫu thử trong cùng tấm ván đó, chính xác đến
0,01g. Biểu thị chênh lệch % của khối lượng thể tích 1 tấm ván được tính theo
công thức sau, chính xác đến 0,1%:

 
Trong đó:

 max. min  
x100


Δγ - chênh lệch khối lượng thể tích (%)
γmax - khối lượng thể tích lớn nhất (g/cm3)


23

γmin - khối lượng thể tích nhỏ nhất (g/cm3)


- khối lượng thể tích bình quân (g/cm3)

1.7.4.4. Tỷ lệ trương nở theo chiều dày
Dụng cụ: Tủ bảo ôn, phạm vi điều khiển nhiệt độ 20 ± 2 0C. Thước
panme, độ chính xác 0,01mm.
Phương pháp đo: mẫu đặt trong điều kiện chuẩn cho đến khi khối lượng
không thay đổi. Xác định chiều dày ở trung tâm của điểm đo, chính xác đến
0,01mm. Mẫu được ngâm trong bình nước ở nhiệt độ 20 ± 2 0C, ngập trong

nước khoảng 20mm. Mặt dưới mẫu và đáy bình cách nhau một khoảng nhất
định, giữa các mẫu có khe hở nhất định để đảm bảo mẫu trương nở tự do. Sau
khi ngâm 2h ± 5 phút, lấy mẫu ra, lau nước bám trên bề mặt mẫu. Đo chiều
dày ở điểm đo, việc đo phải tiến hành trong 30 phút.
Kết quả được xác định theo công thức sau:

D
Trong đó:

t 2  t1
x100
t1

D - độ trương nở chiều dày (%); t1 - chiều dày mẫu thử

trước khi ngâm nước (mm); t2 - chiều dày mẫu thử sau khi ngâm nước (mm).
Giá trị bình quân có độ chính xác đến 0,1%. Giá trị trương nở được
công bố là giá trị trương nở trung bình nhất của các mẫu thử của ván.
1.7.4.5. Độ bền uốn tĩnh của ván dăm
Độ bền uốn tĩnh, độ bền kéo vuông góc, tỷ lệ trương nở chiều dày, khối
lượng thể tích của ván dăm kiểm tra theo tiêu chuẩn GB 9842-88 [21].
Phương pháp xác định các số liệu trên máy thử tính chất cơ lý của Trường Đại
Học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh.
Dụng cụ: Máy kéo vạn năng, độ chính xác đến 10N. Thước kẹp độ
chính xác 0,1mm. Thước panme có độ chính xác 0,01mm. Đồng hồ bấm giây.


24

Tải trọng


Hình 1.3. Sơ đồ kiểm tra độ bền uốn tĩnh
Phương pháp kiểm tra như sau:
Mẫu đặt trong điều kiện chuẩn cho đến khi khối lượng không đổi.
Chiều rộng được xác định ở điểm giữa cạnh dài mẫu, độ chính xác đến
0,1mm. Chiều dày được xác định ở điểm giữa cạnh dài mẫu, cách mép cạnh
10mm, mỗi cạnh xác định một điểm, độ chính xác đến 0,1mm, khi tính dùng
giá trị bình quân toán học của hai điểm, chính xác đến 0,1mm.
Khi chiều dày mẫu thử ≤ 7mm thì đường kính đặt tải và gối đỡ
15±0,5mm. Khi chiều dày mẫu thử > 7mm thì đường kính đặt tải và gối đỡ 30
± 0,5mm. Chiều rộng bộ phận đặt tải và gối đỡ nên lớn hơn chiều rộng mẫu
thử. Khoảng cách giữa hai gối đỡ bằng 10 lần chiều dày danh nghĩa ván
nhưng không nhỏ hơn 150mm.
Giao tuyến giữa mặt trục gia tải và mặt ván phải vuông góc với trục dài
mẫu thử. Khi xác định, căn cứ vào sự khác nhau giữa hướng trải thảm và bề
mặt phải trái mỗi loại xác định ba mẫu. Khi xác định tải trọng tăng đều (trong
vòng 30– 90 giây mẫu phải bị phá hủy). Ghi tải trọng lớn nhất chính xác 10N.
Độ bền uốn tĩnh 

3xPxL
(N/mm2)(KG/cm2)
2xbxt


25

Trong đó: P - lực cực đại (N)(KG/cm2); L - khoảng cách giữa 2 gối đỡ
(mm)(cm); b - chiều rộng mẫu kiểm tra (mm)(cm); t - chiều dày mẫu kiểm tra
(mm)(cm)
Khi tính tìm ra giá trị bình quân của các mẫu thử cường độ bề mặt của

ván và công bố giá trị đó.

Máy đo

Máy đo

Máy đo

Máy đo


×