ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Năm học 2012 – 2013)
I. Phần Tiếng Việt:
1. Các phép biến đổi câu:
a. Thêm bớt thành phần câu:
- Khái niệm: rút gọn câu; thêm trạng ngữ cho câu; dùng cụm chủ vị để mở rộng
câu
- Nhận diện: rút gọn câu; thêm trạng ngữ cho câu; dùng cụm chủ vị để mở rộng
câu
- Đặt câu và phân tích đặc điểm, tác dụng của câu rút gọn; thêm trạng ngữ cho
câu; dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
b. Chuyển đổi kiểu câu:
- Khái niệm câu chủ động và câu bị động
- Hai quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Nhận diện câu chủ động và câu bị động
- Đặt câu và phân tích câu bị động
2. Các phép tu từ đã học:
- Khái niệm phép liệt kê
- Nhận diện các kiểu liệt kê
- Đặt câu và phân tích đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê
3. Dấu câu:
- Khái niệm dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Đặt câu và phân tích tác dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
II. Phần Văn:
1. Tục ngữ:
- Khái niệm tục ngữ
- Phân tích đặc điểm hình thức và chủ đề của một câu tục ngữ
2. Văn xuôi:
a. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn):
- Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Tác dụng của phép đối lập, tương phản và tăng cấp
- Giải thích nhan đề văn bản
b. Văn bản nhật dụng “Ca Huế trên sông Hương”:
- Khái niệm ca Huế
- Sự phong phú và đa dạng của ca Huế
- Vẻ đẹp của ca Huế
3. Văn nghị luận:
a. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản:
- “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)
- “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Đặng Thai Mai)
- “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng)
- “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh)
b. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta;
sự giàu đẹp của tiếng Việt; đức tính giản dị của Bác Hồ; ý nghĩa văn chương.
III. Phần Tập làm văn:
1. Phép lập luận chứng minh:
- Chứng minh tính đúng đắn của một trong các trường hợp sau:
Có chí thì nên. (tục ngữ)
Hoặc:
Có công mài sắt, có ngày nên kim. (tục ngữ)
Hoặc bài thơ:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
(Hồ Chí Minh)
- Chứng minh truyền thống đạo lý sống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam qua một
trong các câu tục ngữ sau:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc:
Uống nước nhớ nguồn.
Hoặc:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết bài văn chứng minh tính đúng
đắn của nhận định sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta.”
- Bàn về đạo đức Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: Bác Hồ là
người chiến sĩ cách mạng có sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời
chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn. Em hãy viết
bài văn chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên.
- Nói về tiếng Việt, nhà văn Đặng Thai Mai từng khẳng định: “Tiếng Việt có
những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.” Em hãy viết bài văn
chứng minh tính đúng đắn của nhận định trên.
- Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện
cho ta những tình cảm sẵn có.”
2. Phép lập luận giải thích:
- Giải thích nội dung ý nghĩa của câu tự ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn.
- Một nhà văn đã nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy
giải thích nôi dung ý nghĩa của câu nói đó.
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
- Giải thích ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm
Duy Tốn.
- Bác Hồ từng dạy học sinh: “Học tập tốt, lao động tốt.” Em hãy giải thích ý nghĩa
của lời dạy đó.