i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin đảm bảo số liệu trong luận văn được chính bản thân tôi thu thập
và thông tin trích dẫn đều được chú thích một cách cụ thể, nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu này là do tôi thực hiện dưới sự chỉ bảo thầy hướng
dẫn và sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, đồng nghiệp.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Bắc
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng
góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các thầy cô giáo: Khoa sau
Đại học, Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, đã truyền đạt những kiến thức
bổ ích trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS,
TS. Đỗ Văn Viện đã tận tình chỉ dẫn, định hướng, truyền thụ kiến thức trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình,
Trung tâm khuyến nông tỉnh, Công ty Cổ phần giống cây trồng tỉnh Ninh
Bình, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Khánh, Phòng Thống kê, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện
Yên Khánh, cấp uỷ, chính quyền và bà con nhân dân các xã trong huyện Yên
Khánh đặc biệt là xã Khánh Thành, Khánh Mậu, Khánh Nhạc đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp,
gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu khoa học.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn !
Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Bắc
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO .................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ...................... 5
1.1.1. Tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển sản xuất .................... 5
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây lúa ................................................. 9
1.1.3. Khái niệm lúa chất lượng cao ....................................................... 10
1.1.4. Phân loại lúa chất lượng cao ......................................................... 11
1.1.5. Nhận dạng sản xuất lúa chất lượng cao ........................................ 12
1.1.6. Những đặc điểm của lúa chất lượng cao ....................................... 15
1.1.7. Quy trình sản xuất lúa chất lượng cao .......................................... 19
1.1.8. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng cao .... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 23
1.2.1. Sản xuất lúa ở Thái Lan ............................................................... 23
1.2.2. Ở Trung Quốc ............................................................................... 24
1.2.3. Ở Ấn Độ ........................................................................................ 25
1.2.4. Ở Philipines. .................................................................................. 26
1.2.5. Ở Bangladesh ................................................................................ 26
iv
1.2.6. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao ở Việt Nam ...................... 27
1.3. Những công trình nghiên cứu có liên quan.............................................. 30
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 33
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên ................................................................... 33
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội .......................................................... 40
2.1.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Yên Khánh. .......................................... 45
2.1.4. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến phát triển sản
xuất lúa chất lượng cao ........................................................................... 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 48
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ............................. 48
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 49
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu ...................................................... 50
2.2.4. Phương pháp phân tích.................................................................. 50
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 53
3.1. Thực trạng sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình ............................................................................................. 53
3.1.1. Điều kiện phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của huyện ........ 53
3.1.2. Tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao của huyện ........ 57
3.1.3. Tình hình sơ chế, bảo quản sau thu hoạch và tiêu thụ lúa chất lượng cao. 62
3.1.4. Chi phí sản xuất lúa và sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn
huyện Yên Khánh .................................................................................... 65
3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh. .. 66
3.2.1. Tổng quan sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã điều tra ............. 66
3.2.2. Thông tin cơ bản về hộ điều tra .................................................... 69
3.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra. ... 71
v
3.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa chất lượng
cao ở huyện Yên Khánh. ......................................................................... 75
3.2.5. Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện
Yên Khánh tỉnh Ninh Bình ..................................................................... 82
3.3. Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng
cao ở huyện Yên Khánh những năm tới ..................................................... 88
3.3.1. Quan điểm về phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở huyện ..... 88
3.3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ở
Yên Khánh .............................................................................................. 90
3.3.3 Giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao ............. 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 99
1. Kết luận ................................................................................................... 99
2. Khuyến nghị .......................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
BQDT
Bình quân diện tích
BQ
Bình quân
BVTV
Bảo vệ thực vật
CC
Cơ cấu
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá-hiện đại hoá
DT
Diện tích
ĐVT
Đơn vị tính
HTX
Hợp tác xã
KHKT
Khoa học kỹ thuật
LĐ
Lao động
LĐGĐ
Lao động gia đình
NSSP
Năng suất sản phẩm
PTBQ
Phát triển bình quân
PTNT
Phát triển nông thôn
SL
Sản lượng
CLC
Chất lượng cao
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng phân bón khuyến cáo tham khảo theo từng vùng canh tác ..... 20
Bảng 1.2. Diện tích và cơ cấu diện tích lúa chất lượng cao cả nước .............. 28
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Yên Khánh (2010 - 2012) ........ 39
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Khánh (2010 - 2012) . 41
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Yên Khánh (2010 - 2012) ........ 46
Bảng 3.1. Diện tích lúa của huyện Yên Khánh (2010 - 2012) ........................ 53
Bảng 3.2. Tình hình lao động tham gia sản xuất lúa chất lượng cao của Yên
Khánh (2010 - 2012) ....................................................................................... 54
Bảng 3.3. Hệ thống thuỷ lợi của huyện Yên Khánh (2010 - 2012) ................ 55
Bảng 3.4. Hệ thống giao thông nội đồng và tình hình cơ giới hoá của huyện
Yên Khánh (2010-2012) ................................................................................. 56
Bảng 3.5. Diện tích lúa chất lượng cao theo mùa vụ ở Yên Khánh (2003 - 2012) . 59
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Yên Khánh theo
cơ cấu giống và theo mùa vụ ........................................................................... 60
Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Yên Khánh (2010- 2012)..... 61
Bảng 3.8. Tình hình tiêu thụ lúa của huyện Yên Khánh (2010 - 2012).......... 63
Bảng 3.9. Chi phí sản xuất lúa và sản xuất lúa chất lượng cao trên 1 ha ....... 65
Bảng 3.10. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở các xã điều tra (2010 - 2012)... 68
Bảng 3.11. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra năm 2013 ........................... 70
Bảng 3.12. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao theo xã............. 72
Bảng 3.13. Chi phí đầu tư bình quân 1 sào bắc bộ năm 2013 ........................ 72
Bảng 3.14. Kết quả và hiệu quả của lúa chất lượng cao LT2 và lúa Q5 ........ 73
Bảng 3.15. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao QR1 và giống lúa
thuần Q5 .......................................................................................................... 74
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của 1 số yếu tố đến năng suất lúa ở Yên Khánh ....... 77
Bảng 3.17. Tình hình tiêu thụ lúa chất lượng cao ở các hộ điều tra ............... 79
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu GDP huyện Yên Khánh (2010 - 2012 ................................ 45
Hình 3.1: Diễn biến diện tích lúa CLC huyện Yên Khánh (2003 - 2012) ...... 57
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là một nguồn luơng thực chính cung cấp cho hơn 3 tỷ người trên
toàn thế giới. Chỉ tính riêng tại châu Á, hơn 2 tỷ người tiêu dùng lúa gạo và
70% năng lượng calo của họ từ lúa gạo. Lúa gạo là nguồn lương thực quan
trọng nhất đối với người nghèo, có thu thập thấp và trung bình. Hiện nay biến
đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu nên nguy cơ thiếu lương thực là điều
không thể tránh khỏi.
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời nền văn minh lúa nước;
cùng với sự đa dạng về văn hóa, tài nguyên khí hậu và tập quán canh tác Việt
Nam có sự đa dạng về cơ cấu giống cây trồng địa phương, đặc biệt là giống lúa
địa phương cổ truyền.
Vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng sản xuất lúa lớn
của cả nước. Đây cũng chính là vùng có thế mạnh truyền thống về các sản
phẩm lúa đặc sản truyền thống và có chất lượng cao. Do sức ép về dân số, an
ninh lương thực, trong những năm trước đây nông dân đã chuyển sang phát
triển sản xuất lúa chất lượng cao nhập khẩu giống từ Trung Quốc. Tuy nhiên,
các giống lúa mới như lúa lai, các giống lúa thuần nhập nội thường có năng
suất cao nhưng về chất lượng sản phẩm thì lại không cao; do vậy giá bán trên
thị trường thấp; trong khi chi phí sản xuất các giống lúa đạt năng suất cao lớn
hơn so với chi phí sản xuất lúa chất lượng cao và đặc biệt không được người
tiêu dùng ưa chuộng nhất là tại các thành phố lớn và không thể cạnh tranh
xuất khẩu được. Thực tế hàng năm, Việt Nam nhập một khối lượng lớn sản
phẩm gạo chất lượng cao từ Thái Lan, Bănglađét,… trong khi Việt Nam lại có
tiềm năng rất lớn để phát triển.
2
Ninh Bình là một trong những tỉnh sản xuất lúa lớn của vùng Đồng
bằng sông Hồng. Từ năm 2010 - 2013 huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình đã
chủ động đưa vào phát triển sản xuất lúa chất lượng cao như giống lúa LT2,
Bắc thơm số7, QR1. Với mục tiêu tạo ra những sản phẩm lúa có năng suất
cao, có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng và đặc biệt đem lại
lợi ích kinh tế cho hộ nông dân trên địa bàn toàn huyện. Đáp ứng nguyện
vọng của nhân dân trong những năm gần đây với sự phát triển của kinh tế - xã
hội, gắn khoa học kỹ thuật nhu cầu về năng suất và chất lượng sản phẩm của
thị trường ngày càng cao, sự chuyển biến tích cực của nông dân huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình đang sử dụng diện tích của mình để phát triển sản xuất
các giống lúa chất lượng cao, giống lúa thơm có năng suất, chất lượng nhằm
phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Tuy nhiên, việc phát triển sản
xuất lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh còn gặp nhiều khó khăn
Quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn còn gặp
nhiều khó khăn; lực lượng lao động không thiết tha với đồng ruộng do thu
nhập thấp, lao động mang tính chất thời vụ, trình độ lao động qua đào tạo còn
hạn chế. Tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn vì chưa hình thành vùng chuyên
canh lớn, làng nghề thủ công chưa phát triển mạnh thu hút lao động lúc nông
nhàn; trình độ nhận thức tiếp thu khoa học công nghệ áp dụng vào sản xuất
lúa chất lượng cao của nông dân Huyện Yên Khánh còn hạn chế.
Phát triển sản xuất lúa chất lượng cao áp dụng khoa học và công nghệ
như máy móc, trình độ thâm canh, công nghệ sinh học được đưa vào ứng
dụng chưa cao, do đó năng suất chất lượng lúa còn thấp. Cơ cấu chủng loại
lúa chất lượng cao đưa vào sản xuất theo quy mô hàng hóa còn ít chưa tạo ra
một lượng hàng hóa đủ lớn tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và
thị trường xuất khẩu.
3
Để giải quyết những vấn đề khó khăn trong phát triển sản xuất và tiêu
thụ lúa chất lượng cao ở huyện Yên Khánh cần phải xây dựng được chiến
lược phát triển sản xuất lúa chất lượng cao đặc biệt về quy mô sản xuất, chất
lượng sản phẩm đáp ứng được sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế
giới; đồng thời phát huy những lợi thế của vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội của đia phương. Nhằm góp phần giải quyết khó khăn, thúc đẩy phát
triển sản xuất lúa chất lượng cao tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Từ nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình những năm gần đây, luận văn đề xuất định
hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất lúa chất lượng cao tại huyện
Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển sản
xuất lúa chất lượng cao.
- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
trên địa bàn huyện Yên Khánh những năm vùa qua, đồng thời chỉ ra những
nguyên nhân ảnh hưởng làm hạn chế sự phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
của huyện.
- Định hướng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất lúa
chất lượng cao ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hoạt động phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu, thực hiện trên
địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi thời gian:
- Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2010 đến 2012. Số liệu điều
tra năm 2013
- Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ tháng 9 năm 2013 đến tháng
4 năm 2014.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp chất lượng cao trên địa bàn
huyện Yên Khánh
4.2. Hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình.
4.3. Tiềm năng phát triển sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình.
4.4. Giải pháp phát triển sản xuất lúa chất lượng cao.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần đặt vấn đế, phần kết luận và tài liệu tham khảo kết cấu luận
văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất chất lượng cao
Chương II: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu phát triển sản
xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Chương III: Kết quả nghiên cứu
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
1.1. Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất lúa chất lượng cao
1.1.1. Tăng trưởng, phát triển kinh tế và phát triển sản xuất
* Tăng trưởng
Tăng trưởng và phát triển là hai khái niệm đôi khi được coi là đồng
nghĩa nhưng thực chất chúng có nội dung khác nhau nhưng có liên hệ chặt
chẽ với nhau. Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn
phát triển không những nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng
loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải.
Tăng trưởng là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhà quản lý, các
nhà hoạt động chính trị... thường xuyên sử dụng. Tăng trưởng được hiểu là sự
gia tăng về mặt số lượng của một sự vật hiện tượng nhất định. Tăng trưởng
kinh tế là sự tăng lên về quy mô số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ (sản
lượng) của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) [8],
[18]. Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia, một vùng
lãnh thổ, một ngành tăng lên điều đó được coi là tăng trưởng kinh tế. Sự gia
tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia
tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh
tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập
của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập
bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc
tính bình quân trên đầu người. Như vậy, Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập
quốc dân và sản xuất quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân
tính theo đầu người. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối
6
với từng ngành sản xuất, từng vùng của một quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh
suy của một quốc gia, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để khắc phục đói
nghèo lạc hậu; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; là
điều kiện để tăng thêm việc làm, giảm thất nghiệp; củng cố quốc phòng an
ninh… Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Do
đó, nếu không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì trong xã
hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải.
Tuy nhiên, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội như mong muốn. Nếu tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn nền
kinh tế đến "trạng thái quá nóng", lạm phát sẽ xảy ra, làm cho kinh tế xã hội
thiếu bền vững.
Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức cần thiết thì phải có sự phối
hợp đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển vi mô, kết hợp nhân tố khách
quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các công
cụ đòn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm... Trong điều kiện kinh tế thị
trường toàn cầu như hiện nay, mỗi nước không thể tự đóng khung mình lại
mà phải trao đổi, giao lưu và hội nhập với thế giới bên ngoài, mở rộng quan
hệ kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất - nhập khẩu, tổ chức kinh tế theo hướng mở
có kiểm soát.
* Phát triển
Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi
đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất.
Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan không tồn tại trong trạng
thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu
vong. Phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến
đổi ấy. Điều đó có nghĩa là bất kì một sự vật, một hiện tượng, một hệ thống
7
nào, cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi, mà luôn
luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là những trạng thái trước đây
chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái
đã có, bởi vì trạng thái của bất kì sự vật hay hiện tượng nào cũng đều được
quyết định không chỉ bởi các mối liên hệ bên trong, mà còn bởi các mối
liên hệ bên ngoài. Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển hoá những thay đổi
về lượng thành những thay đổi về chất. Chiều hướng phát triển là sự vận
động xoáy trôn ốc.
Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển.
Theo Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội” [18]. Còn theo Lưu Đức Hải: “Phát triển là một quá
trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế,
chính trị, kỹ thuật, văn hoá,...” [8].
Các nhà kinh tế thế giới đã đưa ra nhiều lý thuyết về sự phát triển. Mặc
dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nói chung đều cho rằng Phát triển kinh
tế là khái niệm toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng kinh tế. Đối với mỗi xã
hội, thông thường nói tới phát triển là nói tới sự đi lên, sự tiến bộ của toàn xã
hội một cách toàn diện.
Ngày nay, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển và trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: "Phát triển
kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và
sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc
sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về
lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề
kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia" [17].
8
* Sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.
Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra
bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sản
xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội [12].
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất
con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làm
thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những
của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống.
Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày
càng nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Phát
triển sản xuất gồm cả phát triển theo chiều rộng và chiều sâu.
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Phát triển sản xuất bằng cách tăng
số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng
thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong
điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa
được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm
thì phát triển sản xuất theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng,
nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển sản xuất theo chiều sâu. Tuy nhiên,
phát triển sản xuất theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh
tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang
phát triển kinh tế theo chiều sâu
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Phát triển sản xuất chủ yếu nhờ đổi
mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến
tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các
nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát
9
triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên
thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin
học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước
coi trọng chuyển sang phát triển sản xuất theo chiều sâu. Kết quả phát triển
sản xuất theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế,
tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và
tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của
đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người.
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan
có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển sản xuất theo
chiều rộng vẫn còn có vai trò quan trọng. Nhưng để mau chóng khắc phục sự
lạc hậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước
hết là các nước trong khu vực, phát triển sản xuất theo chiều sâu phải được
coi trọng và kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần
thiết và điều kiện có cho phép.
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây lúa
Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại
trên siêu lục địa Gondwanna cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng
khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài
cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa đã được thuần hóa là lúa châu Á
(Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima) [39].
Lúa châu Phi đã được gieo trồng trong khoảng 3.500 năm. Trong
khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì Oryza glaberrima đã lan rộng
từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới
sennegal;
Tổ tiên của lúa châu Á Oryza sativa là một loại lúa hoang phổ biến
(Oryza rufipogon) có nguồn gốc tại khu vực xung quanh chân núi Himalaya,
10
với Oryza sativa thứ indica ở phía Ấn độ và Oryza sativa thứ japonica ở phái
Trung Quốc. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương
thực trên khắp thế giới.
Oryza sativa đã thích nghi với việc gieo trồng tại Trung Đông và địa
Trung Hải của châu Âu vào khoảng 800 TCN. Thời gian nửa sau của thế ký
15, thì lúa đã trải rộng tới Ý và sau đó là Pháp và tất cả châu lục khác [39].
Tuy chưa có thống nhất nhưng nhiều tài liệu đều chứng minh nghề
trồng lúa có từ lâu đời, nguồn gốc cây lúa có từ vùng đầm lầy Đông Nam Á,
có thể từ nhiều nước khác nhau, từ đó lan truyền sang những nước khác [17].
Cây lúa thích nghi rất nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhiệt đới, xích đạo, cận
nhiệt đới. Lúa trồng châu Á có khả năng thích nghi rất rộng nên đã
sớm phát triển trên địa bàn của nó sang châu Âu, châu Mỹ, châu Đại
Dương và cả châu phi. Lúa trồng châu Phi chỉ thu hẹp địa bàn của nó ở Tây
Phi và Guyana (Nam Mỹ).
Lúa trồng ở Tây Bắc Trung Quốc ở vĩ độ 53B, ở miền Trung Xumatra
trên đường xích đạo và ở cả Neusouth Wales (châu Úc) là 35N. Lúa cũng
được trồng ở Kerala (Ấn Độ) thấp hơn mặt biển hoặc bằng mặt biển và cũng
được trồng ở vĩ độ cao 2000m ở Kasmia và Nepan (Ấn Độ). Nó có thể trồng
trên cạn, dưới nước sâu trung bình hoặc nước sâu khoảng 1,5 -5m [17].
Ở Việt Nam lúa được trồng khắp cả nước đặc biệt là khu vực đồng
bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.3. Khái niệm lúa chất lượng cao
Lúa chất lượng cao là lúa được sản xuất từ những giống có chất lượng
cao theo tiêu chí và danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
như cho gạo hạt dài, mềm cơm, ít bạc bụng, gạo có vị ngọt, thơm, mềm dẻo.
Lúa chất lượng cao được sản xuất theo quy trình (3 giảm, 3 tăng, 1 phải, 5
giảm) đảm bảo các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng một
11
số kim loại nặng, hàm lượng Nitrat, và các chỉ tiêu côn trùng, nấm mốc chủ
yếu có trong hạt gạo dưới mức giới hạn tối đa (MRL) đăng ký trong quy trình.
Lúa chất lượng cao là lúa cho năng suất cao, chất lượng cao. Hiện nay
giống lúa chất lượng cao như HT1, BC15, Bắc thơm số 7, LT2, QR1, Nếp 87,
Nếp 97....
1.1.4. Phân loại lúa chất lượng cao
Lúa chất lượng cao được phân loại theo các tính trạng đặc trưng, tập
đoàn lúa chất lượng cao là tập hợp các giống có chất lượng gạo cao theo yêu
cầu của từng vùng khác nhau trên thế giới. Tập đoàn này cung cấp nguồn gen
cho chọn tạo các giống có chất lượng gạo cao hoặc các giống đặc sản.
Lúa chất lượng cao phân thành mấy nhóm, thứ nhất là lúa thơm hạt dài thon
có mùi thơm, hàm lượng amylose thấp dẻo cơm. Còn loại chất lượng cao là
loại hạt dài không bạc bụng có hàm lượng amylose trung bình thấp khoảng
20% tới 24% trở lại, nhưng mềm cơm dẻo xuất khẩu được. Còn lại loại trung
bình thấp có hàm lượng amylose tương đối cao cứng cơm, hạt gạo ngắn.
Đặc điểm của nhóm lúa chất lượng cao
Thứ nhất là nhóm giống lúa cao sản ngắn ngày. Có thời gian sinh
trưởng từ 90 - 100 ngày, chiều coa cây từ 90 - 115cm, năng suất trung bình
đạt 5-8 tấn/ha.
Thứ hai là nhóm giống lúa mùa, đặc sản địa phương. Nhóm giống này
thích nghi rộng, dễ canh tác, gạo phẩm chất cao. Tỷ lệ gạo trắng cao thường
60 – 70%, tỷ lệ gạo nguyên 50-60% cao hơn hẳn giống lúa cao sản ngắn ngày.
Hàm lượng amylose là chỉ tiêu quan trọng quyết định phẩm chất cơm. Các
giống lúa mùa địa phương phần lớn có hàm lượng amylose từ trung bình đến
thấp, một số có mùi thơm... Nhược điểm của các giống lúa mùa địa phương là
tiềm năng cho năng suất thấp, đa số không kháng rầy nâu.
Các giống lúa chuyên mùa phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Nó chỉ
12
phân hóa đòng khi độ chiếu sáng trong ngày xuống dưới 12 giờ 30 phút. Dù
cấy sớm hay cấy muộn thì các giống lúa chuyên mùa cũng phải đợi đến thời
kì “ngày tháng mười chưa cười đã tối” mới trổ bông.
Các yếu tố cần thiết để hoàn thành chu kì sinh trưởng gồm 3 yếu tố:
Yếu tố ngắn ngày, sinh trưởng đủ số lá tối thiểu và không gặp nhiệt độ quá
thấp ở giai đoạn trỗ đến chín.
Yếu tố ngày ngắn thỏa mãn trong khoảng thời gian 23/9 đến 21/3 năm
sau. Số lá tối thiểu là 14-15 lá. Trổ khi 11-12 lá gặp thời tiết lạnh thì năng suất
thấp. Do đó cần bố trí thời vụ sao cho sinh trưởng được 15 lá (7,5 - 8,5 lá thời
kì mạ).
Giai đoạn trổ gặp nhiệt độ quá thấp (dưới 150C) thì các giống chuyên
mùa rất khó hoặc không trổ bông. Sau trỗ ở miền Bắc gặp nhiệt độ thấp kéo
dài dẫn đến hạt lúa không vào chắc, lép lững. Ở miền Nam muốn đạt năng
suất cao chú ý cung cấp đủ nước giai đoạn cuối, đảm bảo điều kiện các giống
lúa đạt số lá cần thiết.
1.1.5. Nhận dạng sản xuất lúa chất lượng cao
Việt Nam vốn là một nước có truyền thống sản xuất lúa gạo, đã từ lâu
ông cha ta từ sử dụng lúa gạo là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính trong các
bữa ăn hàng ngày, từ đó cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước
ta.Tình hình sản xuất và giá thành lúa gạo đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu
nhập và đời sống của hàng trục triệu của người dân Việt Nam, cũng như ảnh
hưởng tới sự ổn định chính trị - xã hội trong nước. Ngành sản xuất lúa gạo
không chỉ tạo ra kinh tế, ổn định chính trị - xã hội mà còn tạo ra những giá trị
văn hoá, tinh thần và tạo ra môi sinh.
Trong những thập niêm 60 miền Bắc có phong trào phấn đấu đạt 5
tấn/ha/năm và cho đến năm 1974 đã đạt được mục tiêu này năng suất lúa
trung bình đạt 51,4 tạ/ha/năm. Còn ở miền Nam các giống lúa của viện nghiên
13
cứu lúa quốc tế (IRRI) như: IR8, IR5, Đài Trung, Chân Châu Lùn đã được
nhập nội và đưa vào sản xuất; cho tới năm 1973 miền Nam đã có diện tích
trồng lúa mới là 890 nghìn ha với năng suất 35,8 tạ/ha, cao hơn năng suất toàn
vùng là 11,0 tạ/ha.
Trong vòng 18 năm (1980- 1996), diện tích gieo trồng lúa trong toàn
quốc tăng khá nhanh (24,5 %) nhưng chủ yếu tăng ở các tỉnh miền Nam, còn
miền Bắc chỉ tăng được khoảng 5%, mà phần tăng chủ yếu nằm ở khu vực
Trung du miền núi, đồng bằng sông Hồng.
Nhờ có những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công tác lai tạo giống mới
đã làm cho tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua đã
có nhiều thay đổi đáng khích lệ. Từ một nước phải nhập khẩu gạo thường
xuyên đến nay đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 rồi thứ 2 trên
thế giới. Năm 1997 nước ta mặc dù gặp nhiều thiên tai nhưng sản lượng lúa
vẫn đạt 27,52 triệu tấn tăng 8,3 triệu tấn so với năm 1990. Năm 1999 sản
lượng lúa toàn quốc đạt 31,39 triệu tấn tăng 3,87 triệu tấn so với năm 1997.
Cho tới năm 2004 diện tích trồng lúa là 7.44 triệu ha, năng suất đạt 4,82
tấn/ha đưa tổng sản lượng lúa toàn quốc lên 35.87 triệu tấn.
Như vậy, trong những năm qua Việt Nam chú trọng về sản xuất lúa
thường trong nước làm sao để đạt được năng suất phục vụ nhu cầu lương thực
trong nước, ngoài ra lương thực dư thừa mới đem xuất khẩu; về mặt chất
lượng của lúa gạo Việt Nam các viện nghiên cứu chưa đi sâu để nghiên cứu
giống lúa vừa đem lại năng xuất vừa đem lại chất lượng của lúa gạo. Đây là
nguyên nhân sản xuất lúa gạo lớn nhưng hiệu quả kinh tế đem lại thấp, chính
nguyên nhân đó làm cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ,
nguồn nhân lực lao động, quy hoạch vùng, cơ chế chính sách, tiêu thụ sản
phẩm, các doanh nhiệp tập trung đầu tư kinh doan sản xuất.
14
Đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng
của hạt gạo đem lại bữa ăn cho mọi người. Từ đó sẽ làm tăng khả năng tiêu
thụ của khách hàng trong nước và nước ngoài; giá thành đem lại giá thóc, gạo
của lúa chất lượng cao gấp 1,5 đến hai lần so với sản xuất lúa thường.
Tính kinh tế của giống lúa chất lượng cao như LT2, QR1, Bắc thơm số
7… được thể hiện khá rõ là cấy một sào lúa chỉ cần đầu tư 1kg giống, còn
một sào lúa thường thì mất 5 kg thóc giống như vậy đã có sự chênh lệnh lớn
về số kg thóc giống lúa, Trong khi đó, chi phí về thóc giống lúa thường cũng
lớn hơn so với giống lúa chất lượng cao, năng suất sản xuất lúa chất lượng
cao bình quân đạt 180 - 220kg thóc/sào, đối với lúa thường hoặc lúa cao sản,
năng suất lúa thường bình quân đạt 200 – 260 kg/ sào; Năng suất lúa chất
lương cao không thua kém giống lúa thường là bao. Trồng lúa chất lượng cao
sẽ làm thay đổi cơ cấu mùa vụ do đặc tính sinh trưởng ngắn hơn so với lúa
thường từ 15 – 20 ngày là cơ hội tăng diện tích trồng trà xuân muộn và vụ
mùa sớm để có đất phát triển sản xuất cây vụ đông trên đất hai lúa.
Tuy nhiên, trồng lúa chất lượng cao cần những quy trình kỹ thuật
nghiêm ngặt, đó là hệ thống kênh mương thoát nước phải cứng hóa bảo đảm
chống úng và cấp nước chống hạn. Quá trình canh tác sản xuất lúa chất lượng
cao đòi hỏi người nông dân thay cách thức canh tác cũ, phải tuân thủ quá trình
hướng dẫn của các nhà chuyên môn. Ngoài ra, trồng lúa chất lượng cao còn
đòi hỏi việc gieo mạ, điều tiết nước, chăm sóc cũng như bảo vệ thực vật khi
có sâu bệnh theo đúng quy trình.
Bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ với cơ chế "bốn nhà": Nhà
nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông (bao gồm chủ nhiệm hợp
tác xã, trưởng thôn). Nhà nước chỉ đạo vĩ mô, quan tâm đầu tư xây dựng hạ
tầng, khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân. Các nhà khoa học
chiếm vị trí quan trọng là nghiên cứu thổ nhưỡng tìm tổ hợp giống thích hợp
15
giúp nông dân canh tác hiệu quả. Nhà nông có nhiệm vụ thực hiện ý kiến chỉ
đạo của Nhà nước, các nhà khoa học và doanh nghiệp để sản xuất đạt năng
suất, chất lượng như mong muốn. Như vậy, chỉ một trong "bốn nhà" kém sự
liên kết sẽ dẫn tới kết quả phát triển sản xuất lúa chất lượng cao không đạt
mục tiêu đề ra.
1.1.6. Những đặc điểm của lúa chất lượng cao
* Đặc điểm về hạt giống
Hạt giống lúa chất lượng cao được thu trên cây mẹ (cây dòng A hoặc
dòng S) nên toàn bộ kiểu hình hạt giống như mẹ. Sản xuất hạt chất lượng cao
sử dụng phương pháp giao phấn, nghĩa là tất cả các hạt có được là nhờ quá
trình nhận phấn ngoài. Vì vậy, trên vỏ trấu tồn tại một số đặc trưng có thể
phân biệt với lúa thường được như hai mảnh vỏ trấu đóng không kín, đầu
nhụy có vết ở mép giáp giữa hai vỏ trấu. Vì thế, khối lượng riêng của hạt lúa
chất lượng cao nhẹ hơn lúa thường đáng kể, khi đổ hạt giống vào nước đa số
hạt bị nổi, hoặc nửa nổi, nửa chìm. Đây là nguyên nhân làm cho hạt chất
lượng cao rất dễ chứa đựng một số bào tử nấm, mầm gây bệnh ... Do đó trên
ruộng sản xuất hạt giống chất lượng cao nếu gặp mưa 1 - 2 ngày vào thời kỳ
lúa bắt đầu chín vàng là đã có thể nảy mầm trên bông. Do vỏ trấu đóng không
kín nên bảo quản hạt khó hơn lúa thường, chỉ sau 3 - 4 tháng tỷ lệ nảy mầm
đã giảm đáng kể. Tỷ lệ gạo của lúa chất lượng cao tốt hơn, hạt gạo dài, đều
nhau, khi xát không bị gãy.
* Đặc điểm rễ lúa chất lượng cao
Rễ lúa chất lượng cao phát triển sớm và mạnh, khi có lá thứ nhất xuất
hiện thì có 3 rễ mới hình thành, khi lá thứ hai xuất hiện thì có 7 rễ hình thành,
khi có 3 lá đã hình thành được 8 - 12 rễ (so với 6 - 8 rễ ở lúa thường), sau đó
số lượng rễ tăng rất nhanh, các rễ có đường kính to hơn dòng bố mẹ, sự phân
nhánh nhiều hơn, rễ ăn sâu và tỏa rộng ra xung quanh, tạo ra một lớp rễ đan
16
dày ở tầng sát mặt đất. Lông hút của rễ lúa chất lượng cao nhiều và dài (0.1 0.25mm) hơn hẳn lúa thường (0.01 - 0.13mm). Vì số lượng rễ nhiều nên diện
tích tiếp xúc lớn, làm cho khả năng hấp thụ tăng cao gấp 2 - 3 lần lúa thường.
Khi gặp điều kiện thiếu nước rễ lúa chất lượng cao ăn sâu hơn lúa thường nên
khả năng chịu hạn tốt hơn. Đường kính rễ lớn giúp cho quá trình vận chuyển
nước và dinh dưỡng thuận tiện. Rễ lúa phát triển mạnh trong suốt quá trình
của cây vì vậy chất lượng cao lại có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại đất,
tận dụng được phân bón trong đất, sinh trưởng và phát triển mạnh, ít bị đổ,
sau khi thu hoạch, gốc có khả năng tái sinh mạnh do bộ rễ lâu già hoặc có khả
năng hình thành rễ liên tục.
* Đặc điểm về nhánh
Lúa chất lượng cao mọc nhánh, đẻ sớm và đẻ khỏe, nếu có đầy đủ dinh
dưởng và ánh sáng thì đạt 4 lá, lúa chất lượng cao đã bắt đầu đẻ nhánh thứ
nhất, sau đó số nhánh tiếp tục được tăng thêm theo quy luật: khi cây lúa chất
lượng cao có 4 lá đã có nhánh con thứ nhất xuất hiện ở nách lá thứ nhất, khi
có 5 lá thì nhánh con thứ 2 được đẻ ra từ nách lá thứ 2, khi có 6 lá thấy nhánh
mẹ đẻ ra nhánh con thứ 3 ở nách lá thứ 3 đồng thời nhánh con thứ nhất đẻ ra
nhánh cháu 1; khi đạt 7 lá nhánh mẹ đẻ ra nhánh con thứ 4 song song nhánh
con thứ nhất đẻ cháu 2 và nhánh con thứ 2 đẻ cháu 3; cây lúa chất lượng cao
có 8 lá: nhánh mẹ đẻ con 5, nhánh con thứ nhất đẻ cháu 4, nhánh con thứ 2 đẻ
cháu 5, nhánh con thứ 3 đẻ cháu 6. Như vậy, ở giai đoạn 7 - 8 lá cây lúa chất
lượng cao có thể đẻ được 12 nhánh = 1 mẹ + 5 con + 6 cháu, các nhánh này
đều có khả năng phát triển thành bông vì thế trong gieo cấy lúa chất lượng
cao cần tránh cấy dày, cấy to khóm, nhiều dảnh vừa tốn hạt giống vừa không
phù hợp với quy luật đẻ nhánh của lúa.
* Đặc điểm về bộ lá, quang hợp và hô hấp
Lá lúa chất lượng cao dài và rộng hơn lá lúa bình thường, lá đòng dài 30
17
- 45 cm, rộng 1.5 - 2.0 cm, một số tổ hợp lá có lòng mo và có chiều rộng to
hơn. Một số kết quả nghiên cứu cho rằng phiến lá lòng mo có thể hứng ánh
sáng cả hai mặt, như vậy năng lượng mặt trời được hấp thụ nhiều hơn, hiệu
suất quang hợp cao hơn. Thịt phiến lá lúa chất lượng cao có 10 - 11 lớp tế
bào, số lượng bó mạch nhiều hơn (13 - 14 bó) hơn các giống bố mẹ. Diện tích
lá lớn hơn lúa thường 1.2 - 1.5 lần trong suốt quá trình sinh trưởng. Ba lá trên
cùng đứng, bản lá chứa nhiều diệp lục nên có màu xanh đậm hơn, do vậy hoạt
động quang hợp diễn ra mạnh hơn. Trái lại, cường độ hô hấp của lúa chất
lượng cao thấp hơn lúa thường, do đó hiệu suất quang hợp thuần càng cao,
khả năng tích lũy chất khô cao hơn đáng kể. Do bộ lá lúa chất lượng cao phát
triển mạnh nên hấp dẫn các loại côn trùng khá mạnh, thịt lá dày, mô lá xốp
nên các loại nấm bệnh dễ dàng xâm nhập, phát triển, cần nắm vững đặc điểm
này trong suốt quá trình canh tác lúa chất lượng cao để ngăn chặn kịp thời sâu
bệnh gây hại.
* Đặc điểm bông lúa
Lúa chất lượng cao có số bông trên khóm, số hạt/bông nhiều và tỷ lệ lép
thấp: nhờ đặc tính đẻ sớm, đẻ khỏe và tỷ lệ thành bông cao nên tính theo một
hạt thóc được gieo cấy ra thì trong cùng một khoảng thời gian tồn tại lúa chất
lượng cao tạo được nhiều bông hơn, bông lúa to hơn và tỷ lệ lép thấp hơn so
với lúa thường. Để đạt được số bông cần thiết trên một khóm lúa cần căn cứ
vào mật độ cấy và đặc biệt phụ thuộc vào độ lớn của bông. Các tổ hợp gieo
cấy lúa chất lượng cao hiện nay được chia thành 3 nhóm: nhóm bông trung
bình: số hạt/bông thường đạt 130 - 140 hạt/bông; nhóm bông to: có 160 - 200
hạt/bông và loại hình bông rất to: trên 300 hạt/bông, thường đạt 210 - 260
hạt/bông, bông to nhất có thể đạt trên 400 hạt/bông, với tỷ lệ lép 8 - 12%.
Loại hình lúa chất lương cao bông to có thể cho năng suất khá cao (trên 8
tấn/ha/vụ) mà không phải bố trí có nhiều bông trên đơn vị diện tích gieo cấy.