Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc tâm lý và phát triển nghề nghiệp Bai 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.35 KB, 21 trang )

XIN CHÀO CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI
MODUL 4
Tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc tâm lý và phát
triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên trung
học cơ sở (THCS)
vùng khó khăn nhất

Chúc các bạn
đạt được kết quả mong đợi


Kết quả mong đợi:
- Hợp tác tốt để hoàn thành nhiệm vụ của lớp
bồi dưỡng.
- Biết cách tự chăm sóc tâm lý cho mình, cho
học sinh để vượt qua những căng thẳng
trong công tác, học tập và trong cuộc sống.
- Có khả năng làm người hướng dẫn, tư vấn
hiệu quả cho HS và cho đồng nghiệp.
- Có thể dự thảo chương trình phát triển
nghề nghiệp cho trường học nơi bạn công
tác.


• Mục tiêu tổng quát:
Tăng cường hiểu biết và năng lực vận dụng của
giáo viên THCS vùng khó khăn nhất về tư vấn
NN, chăm sóc tâm lý và phát triển nghề NN liên
tục.
• Mục tiêu cụ thể:
Sau khóa học, người học có khả năng:


- Trình bày được một số khái niệm cơ bản nhất
liên quan đến phát triển NN và một số kỹ năng tư
vấn, chăm sóc tâm lý cho giáo viên THCS.
- Vận dụng lập kế hoạch tư vấn, chăm sóc tâm lý
và phát triển NN liên tục cho mình, cho học sinh
và đồng nghiệp.
- Sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết và kỹ năng đã
đạt được qua lớp tập huấn với đồng nghiệp.


Bài 1: Phát triển nghề nghiệp giáo viên
- Bối cảnh và quan điểm; Định nghĩa và các đặc điểm;
- Vai trò và chức năng của phát triển NN giáo viên.
Bài 2: Hướng dẫn và tư vấn
- Định nghĩa và vai trò; Các lĩnh vực hướng dẫn và tư
vấn.
- Hình thức hướng dẫn và tư vấn.
- Yêu cầu đối với giáo viên trong vai trò người hướng
dẫn, tư vấn.
Bài 3: Chăm sóc tâm lý
- Quan niệm và những yêu cầu đặt ra cho GV.
- Phương pháp giúp GV thực hiện vai trò người chăm
sóc tâm lý.
- Giúp người học vượt qua trạng thái tâm lý không
tích cực.


Bài 1: Phát triển nghề nghiệp giáo viên
1.Khái niệm
Bài tập 1: Bạn hãy làm việc độc lập và sau đó

trao đổi với bạn trong nhóm về các khái niệm
dưới đây:
- Nghề
- Nghề giáo viên
- Phát triển nghề nghiệp
- Phát triển nghề nghiệp giáo viên


Đáp án bài tập 1
(1) Nghề
Là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong
đó nhờ có đào tạo, con người có được những tri
thức, những kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm
vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được
những nhu cầu của xã hội.
(2) Nghề giáo viên
Là một lĩnh vực hoạt động lao động trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Sau khi được đào tạo ở
các trường, khoa sư phạm, sinh viên có được
những tri thức và kĩ năng nhất định để có thể trở
thành giáo viên và có thể tham gia vào giáo dục
thế hệ trẻ, đáp ứng được những nhu cầu của xã
hội.


Đáp án bài tập 1
(3) Phát triển nghề nghiệp
- Là thể hiện có sự tiến bộ trong nghề nghiệp.
- Là tạo ra một sự tiến bộ mới trong nghề
nghiệp.

(4) Phát triển nghề nghiệp giáo viên
Là sự phát triển nghề nghiệp mà một GV đạt
được do gặt hái được những kỹ năng nâng cao,
đáp ứng các yêu cầu sát hạch việc dạy học một
cách hệ thống. Đó là quá trình tích lũy các kiến
thức, các kĩ năng và phát triển các giá trị, đạo
đức nghề nghiệp.


2. Bối cảnh của vấn đề phát triển nghề nghiệp
giáo viên
Bài tập 2: Trao đổi với bạn cùng nhóm để điền
các
thông tin trong phiếu học tập (trang 15).
- Mục tiêu lao động.
- Chủ thể lao động.
- Đối tượng lao động.
- Công cụ/phương tiện lao động.
- Thời gian và không gian lao động
- Sản phẩm lao động.


2. Bối cảnh của vấn đề phát triển nghề nghiệp
giáo viên
Bài tập 3: Tại sao nói phát triển nghề nghiệp
giáo viên là một tất yếu khách quan?


2. BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN

Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một tất yếu, vì:
=> Dạy học và giáo dục là những quá trình luôn thay đổi
và sáng tạo. Đối với những thay đổi của giáo dục,
giáo viên vừa là nhân tố cần được thay đổi vừa là tác
nhân tạo ra sự thay đổi.
=> Luôn có một khoảng cách giữa năng lực mà người
giáo viên có được thông qua quá trình đào tạo nghề
và khả năng đáp ứng của họ với yêu cầu của thực
tiễn lao động nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục.
=> Phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên là con
đường giúp giáo viên đáp ứng được với những yêu
cầu ngày càng cao trong lao động nghề nghiệp theo
yêu cầu của cộng đồng và xã hội.


• Bài tập 4: Trao đổi với bạn cùng nhóm để
điền các thông tin trong phiếu học tập (trang
26).
(thời gian 15 phút)


3. Quan điểm chính về phát triển nghề nghiệp
giáo viên
- Phát triển nghề nghiệp giáo viên là một quá trình
lâu dài: bắt đầu từ sự chuẩn bị khởi đầu ở cơ sở
đào tạo nghề và tiếp tục cho đến khi về hưu.
Phát triển NN liên tục là quá trình gia tăng sự
thích ứng trong lao động nghề nghiệp của người
giáo viên.
- Mục đích PTNN của mỗi giáo viên là để trở thành

người có ảnh hưởng tích cưc nhất đến việc hình
thành và phát triển hoạt động học cho học sinh.
Đó là quá trình tích lũy các kĩ năng và phát triển
các giá trị, đạo đức nghề nghiệp.


4. Xu hướng nghiên cứu phát triển nghề nghiệp
giáo viên
- Nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm
thực tiễn về phát triển nghề nghiệp GV.
- Nghiên cứu hỗ trợ cho các hoạt động thực
tiễn để phát triển nghề nghiệp GV.
- Nghiên cứu cải tiến các kỹ năng và tăng
cường hiểu biết nghề nghiệp cho giáo viên.
- Nghiên cứu phát triển nghề nghiệp giáo viên
như là một yêu cầu của tiến trình thay đổi.


5. Đặc điểm của phát triển nghề nghiệp giáo viên
- Phát triển nghề nghiệp GV dựa trên xu hướng tạo
dựng thay vì dựa trên mô hình chuyển giao.
- Phát triển nghề nghiệp GV là một quá trình lâu dài.
- Phát triển nghề nghiệp của GV được thực hiện với
những nội dung cụ thể.
- Phát triển nghề nghiệp của GV liên quan mật thiết
với những thay đổi của giáo dục.
- Phát triển nghề nghiệp GV giúp GV phát triển nghề
nghiệp.
- Phát triển nghề nghiệp GV là một quá trình cộng
tác.

- Phát triển nghề nghiệp GV được thực hiện và thể
hiện rất đa dạng.


• Bài tập 4: Hãy trao đổi với bạn cùng nhóm để
hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập số
2 (trang 52, 53). (Thời gian 20 phút)
4.1. Giải thích các thuật ngữ: Chuyển giao; Tạo
dựng; Cách mạng; Mở rộng; Thay đổi; Cải
tiến;
4.2. Những yếu tố nào trong LĐNN của GV có
thể đổi mới hoặc mở rộng? Nêu các điểu kiện
để đổi mới, mở rộng và phát triển?


Đáp án bài tập số 4
- Chuyển giao là theo quy trình và các sản phẩm
như nhau; chuyển giao là giót vào, đổ vào.
- Tạo dựng là tạo ra, xây dựng nên, nó thể hiện tính
chủ động, sáng tạo và được diễn ra trong một môi
trường nhất định.
- Thăng tiến nghề nghiệp là đạt được một nấc thang
cao hơn trong các nấc thang nghề nghiệp.
- Thành đạt trong sự nghiệp là đạt được thành công
trong nghề nghiệp.
- Cách mạng: Là thay đổi hoàn toàn, là lật đổ cái cũ
– xây dụng cái mới.
- Mở rộng là phát triển cái đã có.



6. Vai trò của phát triển nghề nghiệp giáo viên:
là mang lại những thay đổi cho hệ thống giáo
dục và cho cá nhân mỗi giáo viên.


7. Chức năng của phát triển NN giáo viên:
• Chức năng mở rộng: làm cho phạm vi sử dụng
các năng lực nghề nghiệp đã có của GV ngày
càng mở rộng. Người GV có thể thực hiện
thành công nhiệm vụ dạy học và giáo dục ở
những lĩnh vực mới dựa trên cơ sở các năng
lực đã có.
• Chức năng đổi mới: thể hiện ở quá trình tạo ra
những thay đổi theo chiều hướng tích cực
trong năng lực nghề nghiệp của GV.
• Phát triển nghề nghiệp liên tục còn thực hiện
chức năng phát triển.


Bài tập 5:
a. Xác định hoạt động cho từng mô hình phát triển
nghề nghiệp giáo viên dưới đây:

Các mô hình tương tác
có tổ chức
Phát triển NNGV ở trường học
Quan hệ trường học- trường đại học
Hợp tác giữa các viện nghiên cứu
Mạng trường học
Mạng giáo viên

Giáo dục từ xa

Các hoạt động
của mô hình


b. Hãy lựa chọn một hoạt động (chuyên đề) trong
các mô hình trên và thiết kế theo các yêu cầu sau:
- Đặt tên chuyên đề (hoạt động).
- Nêu lý do lựa chọn chủ đề (nêu ngắn gọn).
- Xác định mục tiêu (về mặt tri thức, kỹ năng và thái
độ).
- Xác định nội dung và các hoạt động.
- Thành phần tham gia.
- Điều kiện, phương tiện cần có.
- Thời gian, địa điểm.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả tham gia chuyên
đề hay hoạt động (cho cá nhân và tập thể).
* Lưu ý: Nên chọn các chủ đề nhằm mục đích phát
triển nghề nghiệp cho GV THCS.


8. Các mô hình phát triển nghề nghiệp giáo viên
(tham khảo tài liệu trang 60 đến 63)



×