Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc tâm lý và phát triển nghề nghiệp BÀI 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.09 KB, 17 trang )

BÀI 3
CHĂM SÓC TÂM LÝ


1. Chăm sóc tâm lý là gì?
• Bài tập 1: Hãy chia sẻ với bạn trong nhóm về
những vấn đề dưới đây: (trang 112)
- Nhớ lại tình huống mà bạn đã nghe hoặc sử
dụng thuật ngữ “chăm sóc tâm lý”.
- Khi nghe hoặc sử dụng thuật ngữ đó, bạn
hiểu “chăm sóc tâm lý” là gì?
- Hãy đưa ra ít nhất 3 ví dụ mà bạn cho đó là
“chăm sóc tâm lý”.
(thời gian 20 phút)


1. Chăm sóc tâm lý là gì?


Chăm sóc tâm lý là sự quan tâm, tác động có chủ định của chủ
thể đến đối tượng nhằm giúp đối tượng vượt qua những rào
cản về tâm lý trong cuộc sống cũng như khi tham gia vào các
hoạt động ở một lĩnh vực nào đó để tạo ra sự phát triển bền
vững cho đối tượng.


• Lưu ý:
- Chủ thể chăm sóc tâm lý là những người có
trách nhiệm về phương diện quản lý hoặc
những người có quan hệ huyết thống/quan hệ
tình cảm đối với người được chăm sóc tâm lý.


- Chăm sóc tâm lý bao gồm cả hoạt động hướng
dẫn và tư vấn nhưng đó là những hoạt động
hướng dẫn, tư vấn để thực hiện những can
thiệp tích cực trên lĩnh vực thái độ, tình cảm
của đối tượng được chăm sóc. Chăm sóc tâm lý
dựa trên nền tảng của sự hiểu biết và tình cảm
giữa chủ thể và đối tượng của hoạt động/quá
trình này.


2. Tại sao phải chăm sóc tâm lý?
- Con người thường gặp phải những hẫng hụt
(buồn chán, thất vọng, tức giận… ), những
mâu thuẫn, những xung đột… ở nơi làm việc,
trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội. Lúc
đó, họ thường hay tâm sự với người thân
trong gia đình, với bạn bè, đồng nghiệp, với
những người có kinh nghiệm và đáng tin cậy
để tìm cách giải quyết các tình huống khó
khăn, để giải tỏa các cảm xúc tiêu cực đó.
- Vì vậy, giáo viên phải là người biết chăm
sóc tâm lý cho chính mình, cho đồng nghiệp
và cho học sinh để có thể phát triển nghề
nghiệp của mình một cách tốt nhất.


3. Các yêu cầu đối với giáo viên trong vai trò
người chăm sóc tâm lý
- Thái độ của giáo viên phải làm cho học sinh/
đồng nghiệp cảm thấy an toàn.

- Thái độ của giáo viên làm cho học sinh/ đồng
nghiệp cảm thấy được yêu thương.
- Thái độ của giáo viên làm cho học sinh/ đồng
nghiệp cảm thấy được hiểu, thông cảm.
- Thái độ của giáo viên làm cho học sinh/ đồng
nghiệp cảm thấy được tôn trọng.
- Thái độ của giáo viên làm cho học sinh/ đồng
nghiệp cảm thấy có giá trị


4. Phương pháp giúp giáo viên thực hiện
vai trò người chăm sóc tâm lý
• Bài tập 2: (20 phút)
1. Làm việc nhóm
- Hãy liệt kê 2 ví dụ về sự khen thưởng
- Liệt kê 2 ví dụ về sự khích lệ
- Có gì khác biệt giữa khen thưởng và khích lệ?
2. Tình huống: Một học sinh của lớp bạn đã mắc lỗi ở
trường, đã bị phê bình trước lớp. Học sinh đó hứa
sẽ sửa chữa lỗi lầm.
- Đưa ra một số phản ứng mang tính không khích lệ
- Đưa ra một số phản ứng mang tính khích lệ


4. Phương pháp giúp giáo viên thực hiện
vai trò người chăm sóc tâm lý
• Bài tập 2: (20 phút)
3. Tình huống: Một giáo viên trẻ trường bạn dự thi
giáo viên giỏi cấp huyện. Trong trường, giáo viên
đó được đánh giá là giáo viên có năng lực, giảng

dạy tốt. Nhưng khi thi ở cấp huyện, giáo viên đó
không đạt được giải gì.
- Đưa ra một số phản ứng mang tính không khích
lệ
- Đưa ra một số phản ứng mang tính khích lệ


4. Phương pháp giúp giáo viên thực hiện
vai trò người chăm sóc tâm lý
- Lắng nghe tích cực: Là lắng nghe một cách
chân thành, gợi mở; hiểu rõ nội dung và cảm
xúc của người nói.
- Khích lệ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và
động cơ cho học sinh/ đồng nghiệp: phải
khích lệ việc có thật và cụ thể, chân thành,
để lại cảm xúc tích cực và khích lệ ngay lập
tức.


5. Giúp người học vượt qua trạng thái tâm lý
không tích cực
• Bài tập 3: (Thời gian: 20 phút)
Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm để trả lời
các
câu hỏi trong phiếu học tập số 3.


5. Giúp người học vượt qua trạng thái tâm lý
không tích cực
5.1.Tâm lý chán nản và mất động cơ trong học

tập
a.Thế nào là một người học chán nản và mất
động cơ?
+ Khi chán nản và mất động cơ, tính tích cực
của cá nhân ở mức độ thấp.
+ Người học chán nản và mất động cơ là
những người học thiếu tính tích cực (tính
tích cực ở mức độ thấp) trong học tập, thiếu
tự tin ở năng lực học tập của bản thân và
thường không thực hiện các nhiệm vụ học
tập một cách trọn vẹn (bỏ giữa chừng).


5. Giúp người học vượt qua trạng thái tâm lý
không tích cực
5.1. Tâm lý chán nản và mất động cơ
b.Do đâu mà người học chán nản và mất động cơ?
- Nhìn chung, khi người học chán nản họ thường
không tích cực đáp lại các mong mỏi cũng như
các yêu cầu, chuẩn mực mà xã hội/ nhà trường/
người lớn đặt ra cho họ.
- Một số yếu tố ảnh hưởng như: Tính chất của các
nhiệm vụ học tập, Sự thành công/ thất bại của
người học, Sự đánh giá, Môi trường học tập.


5. Giúp người học vượt qua trạng thái tâm lý
không tích cực
5.1. Hiện tượng căng thẳng (stress)
a. Căng thẳng (stress) là gì?

- Căng thẳng (stress) là phản ứng của con
người đối với một tác nhân được coi là có hại
cho cơ thể và tâm lý con người.
- Các tác nhân gây hại cho con người rất đa
dạng, bao gồm: những điều phức tạp rắc rối
hàng ngày và tính chất của công việc; xung
đột nội tâm, sự kiện một cách tiêu cực và cả
những vấn đề về sinh lý.


5. Giúp người học vượt qua trạng thái tâm lý
không tích cực
5.1. Hiện tượng căng thẳng (stress)
- Biểu hiện Căng thẳng (stress):
+ Sinh lý: đau đầu, mệt mỏi, căng cơ ở cổ, lưng và
quai hàm, tim đập mạnh, thở nhanh…
+ Về hành vi: nói lắp, nhiều lỗi hơn thường lệ, hút
nhiều thuốc lá hơn, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn…
+ Về cảm xúc: sợ, lo lắng, tức giận, ấm ức, hành vi
hung hăng hơn, khó chịu, trầm cảm...
+ Về nhận thức: suy nghĩ theo một chiều, thiếu
sáng tạo, không có khả năng lập kế hoạch...


5. Giúp người học vượt qua trạng thái tâm lý
không tích cực
5.1. Hiện tượng căng thẳng (stress)
a. Giảm bớt sự căng thẳng như thế nào?
- Muốn giảm bớt sự căng thẳng cần giảm bớt các áp
lực của cuộc sống và gia tăng nội lực của bản thân.

- Nếu căng thẳng do suy nghĩ tiêu cực gây ra, cần
thiết phải rèn luyện tư duy tích cực hơn, tập trung
vào những gì mình kiểm soát được nhằm có thể
giúp thay đổi tình hình.
- Các yếu tố hỗ trợ để giảm bớt sự căng thẳng bao
gồm: chế độ ăn uống nghỉ ngơi, âm nhạc/cười, thể
dục, thể thao và vận động khác, sự chia sẻ của
người thân và đồng nghiệp.


KẾT THÚC MODUL 4

Tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc tâm lý và phát triển nghề nghiệp
liên tục cho giáo viên trung học cơ sở (THCS)
vùng khó khăn nhất

Chúc các bạn thành công!




Mail của lớp: ; P.words:
vungkhokhannhat



×