Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 105 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––––





NGÔ THÙY DƢƠNG





TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG CHĂM SÓC
TÂM LÝ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC













THÁI NGUYÊN – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––––




NGÔ THÙY DƢƠNG





TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG CHĂM SÓC
TÂM LÝ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÍNH







THÁI NGUYÊN – 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng
chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa

được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo
đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu,
khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.

Cao Bằng, ngày tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn




Ngô Thùy Dƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường ĐHSP Thái Nguyên,
Khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Tính
người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện cho tác giả
trong quá trình nghiên cứu.
Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền, các Đoàn thể của
các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nguyên Bình và cán bộ, giáo viên, học sinh,

cha mẹ học sinh của các đơn vị trường mà tác giả điều tra khảo sát, cảm ơn các
đồng nghiệp, các bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tác
giả hoàn thành bản luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn ./.


Thái Nguyên, ngày tháng 4 năm 2014
Tác giả



Ngô Thùy Dƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
3.1. Khách thể nghiên cứu 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Giả thuyết khoa học 3

6. Phạm vi nghieen cứu và phương pháp nghiên cứu 3
6.1. Phạm vi nghiên cứu 3
6.2. Các phương pháp nghiên cứu 4
7. Cấu trúc luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG
CHĂM SÓC TÂM LÝ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới 5
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước 7
1.2. Một số khái niệm công cụ 7
1.2.1. Bồi dưỡng 7
1.2.2. Bồi dưỡng giáo viên 8
1.2.3. Kỹ năng chăm sóc tâm lý 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1.2.4. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên
tiểu học 15
1.3. Những vấn đề cơ bản về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý
hoc sinh cho giáo viên tiểu học 16
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng kĩ năng chăm sóc tâm lý học sinh
cho giáo viên tiểu học 16
1.3.2. Nội dung, nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng
kĩ năng chăm sóc tâm lý học sinh 18
1.3.3. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng 21
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc
tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học 31
1.4. Vai trò của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với việc tổ chức bồi dưỡng
kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học 34
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo 34

1.4.2. Vai trò của Trưởng phòng Giáo dục và chuyên viên phòng giáo dục
đối với việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo
viên tiểu học 35
Kết luận chương 1 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG CHĂM SÓC
TÂM LÝ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN
NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG 37
2.1. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của Huyện Nguyên Bình 37
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 37
2.1.3.Tình hình phát triển giáo dục và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 38
2.2. Tổ chức khảo sát 41
2.2.1. Mục tiêu khảo sát 41
2.2.2. Nội dung khảo sát 42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2.2.3. Đối tượng khảo sát 42
2.2.4. Phương pháp khảo sát 42
2.3. Thực trạng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh của giáo viên tiểu học tại
huyện Nguyên Bình 43
2.3.1. Thực trạng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh về giao tiếp, quan
hệ xã hội 43
2.3.2. Thực trạng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh trong học tập của
giáo viên 46
2.3.3. Thực trạng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh về mặt xúc cảm,
tình cảm 49
2.3.4. Đánh giá chung về kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh của giáo viên
tiểu học huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 50
2.4. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý cho giáo viên

tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 51
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học
sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 51
2.4.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho
giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 52
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc
tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 54
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc
tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 55
2.4.5. Những khó khăn trong hoạt động bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý
học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 56
2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng kĩ năng
chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học ở huyện Nguyên Bình 58
Kết luận chương 2 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG CHĂM
SÓC TÂM LÝ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN
NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG 61
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 61
3.1.1. Đảm bảo tính đối tượng 61
3.1.2. Phù hợp với thực tế dạy học, giáo dục học sinh tiểu học miền núi 61
3.2.3. Đảm bảo tính hệ thống 62
3.2.4. Đảm bảo tính toàn diện 62
3.2.5. Đảm bảo tính hiệu quả 63
3.2. Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh
cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng 63
3.2.1. Khảo sát năng lực giáo viên và nhu cầu bồi dưỡng để lập kế hoạch
bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học 63

3.2.2. Huy động nguồn lực xây dựng lực lượng báo cáo viên bồi dưỡng kỹ
năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học 66
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng theo hướng
phát huy vai trò chủ thể của giáo viên tham gia bồi dưỡng 68
3.2.4. Xây dựng các chế độ hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt
động bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên
tiểu học huyện Nguyên Bình 71
3.2.5. Chỉ đạo tổ chức hội thi giáo viên giỏi, xử lý tình huống thông minh
thể hiện kĩ năng chăm sóc tâm lý học sinh 73
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình bồi dưỡng và đánh giá kết
quả bồi dưỡng 76
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp 78
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 80
3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 80
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm 80
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm 80
Kết luận chương 3 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84
1. Kết luận 84
2. Một số khuyến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
ĐH : Đại học
NLSP : Năng lực sư phạm
THCS : Trung học cơ sở
BDTX : Bồi dưỡng thường xuyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng chăm sóc
tâm lý học sinh về giao tiếp, quan hệ xã hội 44
Bảng 2.2: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ sử dụng các
phương pháp dạy học để chăm sóc tâm lý học sinh trong học tập
của giáo viên 47
Bảng 2.3: Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng chăm sóc
tâm lý học sinh về mặt xúc cảm, tình cảm 49
Bảng 2.4: Thực trạng về công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng
kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện
Nguyên Bình 52
Bảng 2.5: Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý
học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng . 53
Bảng 2.6: Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng chăm
sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình tỉnh
Cao Bằng 54
Bảng 2.7: Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng kỹ năng

chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng 56
Bảng 2.8: Thực trạng về những khó khăn trong công tác bồi dưỡng kỹ năng
chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên
Bình tỉnh Cao Bằng 57
Bảng 2.9: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp
bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học
trên địa bàn huyện Nguyên Bình 81



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển nhanh chóng của khoa
học và công nghệ. Kinh tế tri thức đang ngày càng mở rộng, với quá trình toàn
cầu hoá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình và mỗi cá nhân.
Trước sự phát triển đó, Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã xác định “
Muốn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh
Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát
triển và bền vững”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã
khẳng định lại "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong
đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Ngày 13 tháng 06 năm 2012, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Chiến lược
đã chỉ rõ: "Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và
toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”
Đảng ta đã có quan điểm chỉ đạo: Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng
đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, coi giáo dục là một trong những
động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân
trong đó nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt
đóng vai trò quan trọng. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu trước mắt và mang
tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo
dục nước ta giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Điều 14 của Luật giáo dục ghi: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc
đảm bảo chất lượng giáo dục". Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về
chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và hết lòng với nghề nghiệp là sự đảm bảo cơ
bản cho thắng lợi của sự nghiệp phát triển giáo dục. Chính vì vậy, trong bối
cảnh hiện nay, vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên, hơn lúc nào hết cần được
đặc biệt quan tâm.
Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân,
đầu tư cho giáo dục Tiểu học là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai Đảng
và Nhà nước ta đã không chỉ nhấn mạnh vai trò tạo nền móng hết sức quan trọng
cho sự nghiệp giáo dục và phát triển dân trí nói chung của công tác giáo dục ở bậc
Tiểu học, mà còn tính đến điều kiện, khả năng thực tiễn có liên quan đến việc thực
hiện từng bước và có hiệu quả các mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Để có đội ngũ giáo viên tiểu học đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu "đổi mới giáo
dục" thì nhiệm vụ trước mắt là phải làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Có nhiều nội dung bồi dưỡng giáo viên, song bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc
tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học vùng khó khăn của Tỉnh quan trọng bởi

lẽ Cao Bằng là một tỉnh miền núi còn rất nhiều khó nhăn về cả cơ sở vật chất
lẫn đội ngũ giáo viên. Đời sống của nhân dân ở vùng sâu vùng xa đang còn là
vấn đề nóng của tỉnh Cao Bằng, tâm lý cha mẹ và học sinh chưa thích đến
trường, học sinh chưa sẵn sàng đi học và tích cực học tập.
Thực tế cho thấy, công tác bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho
giáo viên tiểu học nói chung của tỉnh Cao Bằng và giáo viên huyện Nguyên Bình
nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, tôi đã chọn và nghiên cứu
đề tài: "Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu
học huyện Nguyên Bình -Tỉnh Cao Bằng" làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm
lý học sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình -Tỉnh Cao Bằng nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo
viên tiểu học huyện Nguyên Bình -Tỉnh Cao Bằng
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý
học sinh cho giáo viên tiểu học .
- Khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh
cho giáo viên tiểu học ở Huyện Nguyên Bình Tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh
cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
5. Giả thuyết khoa học

Học sinh tiểu học huyện Nguyên Bình còn hiện tượng chưa sẵn sàng, chưa
tích cực học tập, gặp nhiều khó khăn tâm lý trong học tập, kết quả học tập chưa
cao, một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do giáo viên còn
hạn chế về kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh. Nếu xây dựng được biện pháp
tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học của
huyện Nguyên Bình -Tỉnh Cao Bằng một cách khoa học,phù hợp với điều
kiện của địa phương thì năng lực sư phạm của đội ngũ này sẽ được nâng cao,
từ đó góp phần nâng cao kết quả dạy học.
6. Phạm vi nghieen cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm
lý học sinh của Phòng Giáo dục Huyện cho giáo viên tiểu học của Huyện với
các kỹ năng chăm sóc tâm lý về mặt tình cảm, về học tập và quan hệ xã hội.
Khảo sát trên cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên của địa bàn huyện
Nguyên Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh…hệ thống hóa, khái
quát hóa các tài liệu về bồi dưỡng kỹ chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên
tiểu học.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử lý số
liệu nhằm mô tả thực trạng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên
tiểu học của huyện Nguyên Bình -Tỉnh Cao Bằng
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ giáo viên huyện nhằm bổ sung cho kết quả
điều tra bằng phiếu hỏi.

- Nghiên cứu thực tế, tổng kết kinh nghiệm về bồi dưỡng kỹ năng chăm
sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả,
tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6.2.3. Phương pháp bổ trợ
Chủ yếu dùng để thống kê, phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu thu
thập được.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học
sinh cho giáo viên tiểu học
Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học
sinh cho giáo viên tiểu học ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học
sinh cho giáo viên tiểu học huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG
CHĂM SÓC TÂM LÝ HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số nước trên thế giới
* Nƣớc ngoài:
Ở Liên Xô trước đây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nghề dạy học như:
"Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở trường phổ thông" của N.L
Bôndưrep. Tác giả đã nhấn mạnh vai trò của kỹ năng sư phạm đối với nghề dạy
học và ông đã khẳng định: “Những kỹ năng đó chỉ được hình thành và củng cố
trong hoạt động thực tiễn của người thầy giáo". N.M Iacốplep trong cuốn:

"Phương pháp và kỹ thuật lên lớp trong trường phổ thông" đã phân tích quá
trình nhận thức của học sinh và quá trình dạy học tương đối chi tiết. Tác giả đã
nêu rất cụ thể việc giáo viên cần phải làm là gì? Những yêu cầu đối với giáo
viên ra sao? Và, tác giả đã dẫn ra những ví dụ về thành công cũng như những
thất bại trong nghề dạy học nhằm làm sáng tỏ vấn đề nâng cao chất lượng giảng
dạy trong nhà trường. X.L.Kixêcôp đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ
năng sư phạm. Một trong các công trình đó là: "Hình thành các kỹ năng kỹ xảo
sư phạm trong điều kiện của nền giáo dục đại học". Tác giả đã đưa ra 2 giai
đoạn trong thực tập sư phạm đó là: thực tập tập luyện và thực tập tập sự. F.N
Gônôbôlin trong cuốn "Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên" đã phân
tích hoạt động dạy học ở hai lĩnh vực: Công tác dạy học và công tác giáo dục
của người giáo viên. Tác giả phân tích cụ thể: đối với công tác dạy học người
giáo viên cần có những phẩm chất tâm lý gì và đối với công tác giáo dục người
giáo viên phải có những phẩm chất tâm lý như thế nào thì mới đạt được hiệu
quả trong giáo dục và dạy học. Patrice Pelpel trong cuốn "Tự đào tạo để dạy
học" đã gợi ý cho chúng ta một cách tiếp cận khoa học có tính phương pháp
luận về nghề dạy học, cách xác định các mục tiêu sư phạm, cơ sở lý luận và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

thực hiện để chúng ta có thể tự mình lựa chọn và sử dụng một cách khách quan,
khoa học các phương pháp và kỹ thuật dạy học thích hợp, cách tự đánh giá
cùng với những dự báo về xu hướng phát triển các phương pháp và kỹ thuật
dạy học ở nhà trường tương lai. Có thể nói, cuốn sách là những công cụ lý luận
cần thiết cho mỗi nhà giáo khi tiến hành quá trình "tự đào tạo để dạy học".
Ngoài các công trình trên còn có nhiều công trình nghiên cứu khác được
dự án Việt - Bỉ (hỗ trợ học từ xa) dịch và giới thiệu như:
“Đào tạo thường xuyên" của Pierre Besnard (Đại học Paris V-Sorbonne)
và Bernard Lietard (Đại học Genève) bàn về vấn đề người lớn tham gia đào tạo
thường xuyên; "Chiến lược của giáo viên" do Paul D.Eggen (Đại học Nord

Florida) và Donald. P. Kauchak (Đại học Utah) viết đã đưa ra nhận xét tổng
quát về các mô hình và chiến lược dạy học; “Dạy học theo nhóm” của Phlippe
Meirieu nêu hiệu quả của việc dạy học theo nhóm (NXB Chronique Sociale
năm 1996); "Giáo viên rèn luyện tâm lý" của Jacques Nimier. Tác giả đã nêu
vấn đề: không phải việc đào tạo tâm lý chỉ làm ở các trường sư phạm mà đủ. Cả
cuộc sống nghề nghiệp của họ sau này, người giáo viên vẫn phải luôn luôn tự
rèn luyện mình; "Những cơ sở của hoạt động giảng dạy” của tập thể tác giả:
E.De.corte; T.Geerlings - J.peters; N.Lágerweij - R.Vandenberghe (NXB
Deboeck - xuất bản lần thứ 3) đã nêu cơ sở của giảng dạy là gì? và nội dung,
mục tiêu, chức năng của việc đánh giá công tác giảng dạy cũng như sản phẩm
và quá trình của hoạt động giảng dạy; "Hướng dẫn giáo viên" của:
J.M.Deketele; M.Chastrette; D.Cros; P.Mettelin và J.Thomas đã hướng dẫn kỹ
thuật sử dụng các mục tiêu sư phạm và vấn đề kiểm tra đánh giá hay các dạng
hội thảo trong đào tạo (NXB De.Bocck U.niverists 1995); Đặc biệt cuốn "Đào
tạo giáo viên về nghiệp vụ" của Marguerite. Altet (ĐH tổng hợp Nantes). Từ sự
biện chứng sư phạm tác giả đã phân tích vai trò của người thầy trên góc độ:
Nhà giáo là một nhà chuyên nghiệp và đào tạo nghề nghiệp theo cách nào?
v.v và v.v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Như vậy, các nhà khoa học ở nước ngoài đã quan tâm không ít đến vấn đề
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, hầu hết các công trình kể trên mới chỉ
đề cập đến kỹ năng giảng dạy và kỹ năng giáo dục nói chung chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng NLSP cho giáo viên - đặc biệt là
giáo viên Tiểu học.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu trong nước về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã có nhiều công
trình nghiên cứu như tác giả Nguyễn Thị Tuyết Chinh (2008) Nghiên cứu về Tổ
chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên (đề tài luận văn thạc sĩ). Nguyễn

Thành Kỉnh nghiên cứu về bồi dưỡng kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên
THCS (luận án tiến sĩ); Nguyễn Thị Hoa nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng kỹ
năng dạy học hợp tác cho giáo viên dạy chính trị tại các trung tâm chính trị của
tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ). Trần Thị Minh Huế nghiên cứu về phát
triển kỹ năng tư vấn, chăm sóc tâm lý cho sinh viên Đại học Thái Nguyên
(2013 đề tài cấp Đại học); Năm 2013 Trần Quốc Dân đã nghiên cứu về bồi
dưỡng kĩ năng thiết kế bài học cho giáo viên tiểu học huyện Cẩm phả Tỉnh
Quảng Ninh, chưa có công trình nào nghiên cứu về tổ chức bồi dưỡng kỹ năng
chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học, vì vậy chúng tôi chọn vấn đề
làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Bồi dưỡng
Theo Từ điển tiếng Việt 2000 (Hoàng Phê chủ biên), khái niệm "Bồi
dưỡng" được hiểu bồi bổ, nuôi dưỡng thêm (ví dụ: Tăng thêm sức khoẻ
bằng chất bổ ăn uống đầy đủ để bồi dưỡng sức khoẻ; Tăng thêm năng lực
và phẩm chất: như đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng, bồi
dưỡng đạo đức ).
Đào tạo, bồi dưỡng được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi
con người một cách có hệ thống thông qua việc học tập. Việc học tập này có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

được là kết quả của việc giáo dục, hướng dẫn, phát triển, và lĩnh hội kinh
nghiệm một cách có kế hoạch. Theo định nghĩa của Uỷ ban Nhân lực của Anh,
đào tạo, bồi dưỡng được xác định như là: một quá trình có kế hoạch làm biến đổi
thái độ, kiến thức hoặc kỹ năng thông qua việc học tập rèn luyện để làm việc có
hiệu quả trong một hoạt động hay trong một loạt các hoạt động nào đó. Mục đích
của nó, xét theo tình hình công tác ở tổ chức, là phát triển nâng cao năng lực cá
nhân và đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai của cơ quan.
1.2.2. Bồi dưỡng giáo viên

Có thể nói một cách tổng quát, bồi dưỡng giáo viên là quá trình tác động
của các nhà quản lý giáo dục thông qua hệ thống chức năng và công cụ quản
lý tới tập thể giáo viên, tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên tham gia vào các
loại hình hoạt động khác nhau dạy học - giáo dục - học tập trong và ngoài nhà
trường để cập nhật bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi
dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên thường bao gồm các loại hình sau:
+ Hoạt động chuẩn hoá và nâng chuẩn cho giáo viên theo cấp học.
+ Hoạt động bồi dưỡng cập nhật thực tế những vấn đề của cuộc sống ảnh
hưởng tới môi trường sư phạm.
+ Hoạt động bồi dưỡng cập nhật tại cơ sở giáo dục, nhà trường hoặc
tập thể sư phạm.
+ Hoạt động tự bồi dưỡng của bản thân giáo viên bằng nhiều hình thức
khác nhau…
1.2.3. Kỹ năng chăm sóc tâm lý, bồi dưỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh
cho giáo viên tiểu học
i. Khái niệm kỹ năng
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng:
V.A.Kruchexki quan niệm: “Kĩ năng là các phương thức thực hiện hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

động – những cái mà con người đã nắm vững”. Vì vậy người có kĩ năng là
người đã nắm vững phương thức hành động trong một tình huống nhất định.
Ông đã tách kĩ năng ra khỏi kết quả hành động trong quá trình xem xét nó.
A.G.Côvaliôv quan niệm: “Kĩ năng là những phương thức thực hiện hành
động thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động”. Ông cũng không
đề cập đến kết quả của hành động. Theo ông kết quả của hành động phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn cả là năng lực của con người, chứ không

đơn giản là cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng.
Tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của
hành động, con người nắm được cách thức hành động tức là có kỹ thuật hành
động và có kỹ năng”.
N.Đ. Lêvitôv quan niệm, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác
hay một hoạt động phức tạp bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức
đùng đắn có tính đến những điều kiện của nó. Một người có kỹ năng nào đó
phải nắm được và vận dụng được cách thức hành động, đảm bảo cho hành động
có kết quả. Vì vậy kỹ năng không chỉ là nắm được lí thuyết về cách thức hành
động mà còn bao hàm khả năng vận dụng nó vào thực tiễn.
A.V. Pêtrôvxki thì định nghĩa kỹ năng là: “sự vận dụng tri thức kỹ năng kỹ
xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng
với mục đích đặt ra”.
Cùng với quan niệm trên ở Việt Nam, Vũ Dũng trong từ điển Tâm lí học đã
định nghĩa: “kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức
hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”.
Các tác giả: Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn,
Trần Quốc Thành cũng quan niệm: Kỹ năng là một mặt của năng lực của con
người thực hiện một công việc có kết quả.
Từ sự nghiên cứu các công trình nêu trên, các tác giả đều có chung nhận
định là: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với
những điều kiện cho phép. Kỹ năng biểu hiện trình độ những thao tác tư duy,
năng lực hành động và mặt kỹ thuật của hành động.
Theo chúng tôi: Kỹ năng là những hành động, những thao tác hành động
của con người (chủ thể) thực hiện một cách thuần thục một công việc hay một
chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra

kết quả mong đợi bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.
ii. Chăm sóc tâm lý
Chăm sóc tâm lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể đến đối
tượng nhằm giúp đối tượng vượt qua những rào cản về tâm lý trong cuộc sống
cũng như khi tham gia vào các hoạt động ở một lĩnh vực nào đó .
Chủ thể thực hiện những tác động trong quá trình chăm sóc tâm lý là những
người có trách nhiệm về phương diện quản lý hoặc những người có quan hệ
huyết thống, quan hệ tình cảm đối với người được chăm sóc tâm lý. Họ có thể là
người lớn trong gia đình trẻ, nhà quản lý của một đơn vị, tổ chức, giáo viên và có
thể là mỗi người chúng ta trong mối quan hệ với bạn mình. Tương ứng với
những quan hệ nói trên đối tượng của hoạt động, quá trình chăm sóc tâm lý sẽ
được xác định cụ thể.
Chăm sóc tâm lý là một quá trình vì nó đi từ những hiểu biết của chủ thể
về đối tượng đến việc phát hiện những vướng mắc, rào cản tâm lý của đối
tượng để từ đó có những tác động can thiệp phù hợp. Chăm sóc tâm lý bao gồm
cả hoạt động tư vấn và hướng dẫn nhưng đó là những hoạt động hướng dẫn tư
vấn để thực hiện những can thiệp tích cực trên lĩnh vực thái độ, tình cảm của
đối tượng được chăm sóc. Chăm sóc tâm lý dựa trên nền tảng của sự hiểu biết
và tình cảm giữa chủ thể và đối tượng của hoạt động này.
Phạm trù chăm sóc tâm lý còn khá mới mẻ, trong trường học chăm sóc
tâm lý chính là những tác động từ giáo viên, nhà quản lý đến học sinh giúp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

người học vượt qua những trạng thái tâm lý không tích cực như sự căng thẳng,
sự tức giận, mất động cơ, mục đích…cho đến những rào cản về giới trong học
tập, trong các mối quan hệ…,chăm sóc cho những nhóm đối tượng có khó khăn
về đạo đức, trí tuệ. Người thực hiện hoạt động chăm sóc tâm lý phải có am hiểu
về tâm lý lứa tuổi đối tượng và có đầy đủ đặc điểm yêu cầu đối với người

hướng dẫn, tư vấn. Vì vậy để có được kỹ năng chăm sóc tâm lý thì chủ thể của
hoạt động này cũng cần phải có đầy đủ những kỹ năng về tư vấn, hướng dẫn.
Tuy nhiên chăm sóc tâm lý là sự tập trung và trợ giúp cho người học về mặt
thái độ, tình cảm, nhu cầu nên nó cũng đòi hỏi nhà chăm sóc trang bị cho mình
kỹ năng cụ thể, đặc trưng của hoạt động chăm sóc tâm lý.
Kỹ năng chăm sóc tâm lý là khả năng chủ thể cảm nhận được những khó
khăn và rào cản của đối tượng đặc biệt là về mặt thái độ tình cảm từ đó chủ thể
phối hợp kiến thức, kinh nghiệm ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười
của mình một cách hài hòa hợp lý, thành thạo để giao tiếp với đối tượng nhằm
giúp họ tìm ra các giải pháp và lựa chọn phương án giải quyết những vấn đề
của bản thân theo hướng tích cực.
Chúng tôi xin đưa ra một số kỹ năng chăm sóc tâm lý sau:
- Kỹ năng nhận biết cảm xúc: Nhận biết cảm xúc là khả năng cảm nhận
cảm xúc của bản thân và người khác, hiểu được những gì người khác đang cảm
thấy. Đọc được những trạng thái tâm lý của chính bản thân cũng như các chủ
thể khác từ đó có định hướng làm cho cảm xúc trở nên tích cực hơn.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Sự kiềm chế tức giận, xử lý trạng thái bồn
chồn, kỹ năng xử lý với trạng thái mệt mỏi, các kỹ năng kiềm chế trạng thái
căng thẳng như: tư duy tích cực, lạc quan và các phương pháp thư giãn.
- Kỹ năng đối mặt với thách thức: Sự ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm
chế căng thẳng, tự chấn an, giáo viên vượt qua những rào cản về khoảng cách,
tâm lý để giúp học sinh khắc phục những trạng thái tâm lý chưa tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

- Kỹ năng tự nhận thức về bản thân và người khác: Tự nhận thức là một
chức năng tâm lý của con người bao gồm nhận thức về bản thân và người
khác trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Kỹ năng tự nhận thức là
một kỹ năng cần thiết của con người giúp người học biết nhận biết về bản
thân mình và người khác, giúp họ hiểu rõ về đặc điểm của bản thân, về năng

lực sở trường của cá nhân, điểm mạnh và điểm yếu từ đó giúp người học tự
điều chỉnh để hoàn thiện nhân cách. Nhờ có kỹ năng tự nhận thức người học
mới có thể cảm thông, chia sẻ với người khác, biết thực hiện đúng quyền và
bổn phận của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội. Kỹ năng tự nhận
thức là kỹ năng quan trọng nhất cho việc tự học, tự lập, tự thân vận động.
- Kỹ năng khích lệ: Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận
đối tượng, kỹ năng tập trung vào điểm mạnh của đối tượng, kỹ năng tìm điểm
tích cực nhìn nhận tình huống theo cách khác, kỹ năng tập trung vào những
điểm cố gắng mới, tiến bộ mới.
- Kỹ năng tự điều chỉnh và điều chỉnh hành vi của người khác: Khả năng
kiểm soát cảm xúc, không để bản thân rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực
hay có những quyết định thiếu cẩn thận, suy nghĩ chín chắn trước khi hành
động, thoải mãi với những thay đổi. Do đó giáo viên cần có kĩ năng tự điều
chỉnh và điều chỉnh hành vi của người khác.
- Kỹ năng xác định mục tiêu: Khả năng biết mình cần đạt được điều gì,
mong muốn gì và cách để thực hiện những mong muốn đó. Trong chăm sóc
tâm lý học sinh, giáo viên cần hiểu học sinh, giúp học sinh tự điều chỉnh để đạt
được mục tiêu của hoạt động chăm sóc tâm lý đó là có được trạng thái tâm lý
tốt nhất.
- Kĩ năng giải tỏa tâm lý căng thẳng cho học sinh: Trong học tập, sinh hoạt
người học thường bị rơi vào trạng thái căng thẳng do áp lực của việc học tập
hay thực hiện các mối quan hệ, giáo viên là người giúp học sinh thực hiện giải
thoát khỏi trạng thái căng thẳng để loại bỏ tình trạng trầm cảm, hoặc rối nhiễu
hành vi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Trong nhà trường, chăm sóc tâm lý chính là những tác động từ giáo viên,
nhà quản lý đến học sinh, giúp học sinh vượt qua những trạng thái tâm lý không
tích cực như sự căng thẳng, sự tức giận, mất động cơ, mục đích cho đến những

rào cản về giới trong học tập, trong các mối quan hệ vv…từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục giáo dục.
iii. Bồi dƣỡng kỹ năng chăm sóc tâm lý học sinh cho giáo viên tiểu học
Trong cuộc sống hiện nay, trước những áp lực của môi trường, công việc,
học tập, các mối quan hệ xã hội sẽ khiến chúng ta dễ rơi vào những trạng
bị rơi vào những trạng
ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp giáo viên có được những kĩ năng chăm
sóc tâm lý học sinh, giúp các em tự đieùe chỉnh bản thân, giữa trạng thái tâm
lý ổn định, hưng phấn đạt được những kết quả hoạt động tốt nhất
sự chán nản, căng thẳng có động cơ hứng thú để học tập, tham gia các hoạt
động ngoại khoá, các mối quan hệ xã hội Bản thân yếu tố tâm lý, tinh thần
luôn đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của con
người, đến tính tích cực của cá nhân, nó là động lực bên trong thúc đẩy học
sinh tích cực trong học tập, rèn luyện. Vì vậy khi mặt tâm lý, tinh thần luôn ở
trạng thái tích cực chính là nền tảng cho những hoạt động có được hiệu quả và
sự thành công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

, chưa nhận thức được bản thân mình nên
khó khăn trong việc lựa chọn những mục tiêu, định hướng cho tương lai, những
khó khăn rào cản về ngôn ngữ của học sinh dân tộc, hay những sức ép từ học
tập, quan hệ bạn bè, hoặc yêu cầu cao của cha mẹ đối với trẻ về những thành
tích học tập. Mặt khác, các em thường cảm thấy khó khăn khi chia sẻ những
vấn đề này với cha mẹ, thầy cô do nhút nhát hay cảm thấy thiếu tin tưởng. Từ
đó sẽ dẫn đến trạng thái tâm lý, căng thẳng chán nản ở học sinh, hoặc có những
hành vi bột phát thiếu kiềm chế trong các mối quan hệ của trẻ.
Trong những năm qua, việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng toàn diện
cho học sinh trong cả nước nói chung và của cấp học tiểu học nói riêng đã được
quan tâm bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu

nêu trên hiện nay được tiến hành trong điều kiện mới, thuận lợi và khó khăn
đan xen lẫn nhau:
Việc tổ chức dạy học tất cả các môn học nói chung và chăm sóc tâm lý cho
học sinh nói riêng diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường,
một mặt tạo ra những chuyển biến mới về cơ cấu lao động, sản phẩm, dịch vụ,
thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, quản lý sản xuất, tăng năng suất lao động, cải thiện
đời sống. Mặt khác, xuất hiện những mặt trái gây tác động ngược chiều ảnh
hưởng tới việc tổ chức dạy học nói chung và tâm lý học sinh nói riêng, cụ thể:
- Không ít bậc phụ huynh bận làm ăn, sao nhãng hoặc khoán trắng con cho
giáo viên, nhà trường hoặc quá nuông chiều con dẫn tới sự chia sẻ giữa trẻ và
cha mẹ là hạn chế, điều này dẫn tới các hiện tượng tâm lý ở trẻ như trầm cảm
hay rối nhiễu tâm lý.
- Những tiêu cực và tệ nạn phát sinh, phát triển trong cơ chế thị trưởng đã
tác động đến tâm hồn trẻ thơ, gây khó khăn cho công tác giáo dục. Sự thiếu an
toàn khi trẻ tham gia vào môi trường xã hội đây cũng là một yếu tố tạo nên
những nét tâm lý không tích cực ở trẻ.

×