BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------
NGUYỄN GIA HOAN
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THU THUẾ TÀI NGUYÊN, PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------
NGUYỄN GIA HOAN
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THU THUẾ TÀI NGUYÊN, PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THAO
Hà Nội, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ
Nguyễn Gia Hoan
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cám ơn sâu sắc nhất tới tất cả các
tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới thầy giáo PGS. TS. Trần Đình Thao đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh và các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan quản lý thuế, cám ơn Lãnh đạo Cục
Thuế tỉnh Ninh Bình, Lãnh đạo Chi cục Thuế thị xã Tam Điệp, Lãnh đạo phòng
Thống kê thị xã Tam Điệp, các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Tam Điệp đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong thu thập tài liệu và quá trình nghiên cứu đề tài luận
văn thạc sĩ.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh
thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này./.
Hà Nội, tháng 02 năm 2014
TÁC GIẢ
Nguyễn Gia Hoan
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. v
Danh mục các bảng ....................................................................................................vi
Danh mục các hình ................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THU THUẾ TÀI NGUYÊN, PHÍ BVMT .................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 6
1.1.1. Các khái niệm cơ bản. ....................................................................................... 6
1.1.2. Nội dung cơ bản của Quản lý nhà nước đối với thuế tài nguyên, phí BVMT 19
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 26
1.2.1. Việc quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT trong tỉnh và thị xã Tam Điệp hiện
nay. ............................................................................................................................ 26
1.2.2. Chính sách quản lý thuế, phí: ......................................................................... 28
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý thuế, phí: ....................................................................... 29
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 35
2.1. Đặc điểm cơ bản của Thị xã Tam Điệp.............................................................. 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên. .......................................................................................... 35
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội. ............................................................................... 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 41
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................... 41
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu .......................................................... 42
2.2.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 42
iv
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 44
3.1. Thực trạng quản lý nhà nước về thuế tài nguyên, phí BVMT trong lĩnh vực khai
thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã Tam Điệp. ....................................... 44
3.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý thuế........................................................................... 44
3.1.2. Tình hình quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT. .............................................. 46
3.1.3. Khái quát tình hình quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT trên địa bàn thị xã
Tam Điệp. .................................................................................................................. 51
3.1.4. Kế hoạch thu thuế và cơ sở xây dựng kế hoạch thu thuế. ............................... 53
3.2. Tình hình thất thu thuế tài nguyên, phí BVMT trên địa bàn thị xã Tam Điệp. . 54
3.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế tài nguyên, phí BVMT. ..................... 54
3.2.2. Tình hình thực hiện dự toán thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường ... 56
3.3. Thất thu thuế tài nguyên, phí BVMT. ................................................................ 59
3.3.1. Nguyên nhân thất thu thuế tài nguyên, phí BVMT trên địa bàn thị xã Tam Điệp. .. 61
3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế tài nguyên và phí BVMT . 71
3.3.3. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 79
3.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ
môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thị xã Tam Điệp. .................. 85
3.4.1. Căn cứ ............................................................................................................. 85
3.4.2. Định hướng...................................................................................................... 86
3.4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu thuế tài nguyên và phí bảo
vệ môi trường ............................................................................................................ 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa
Chữ viết tắt
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
NSNN
Ngân sách nhà nước
TN
Tài nguyên
UBND
Uỷ ban nhân dân
HĐND
Hội đồng nhân dân
PHÍ BVMT
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác
khoáng sản
BVMT
Bảo vệ môi trường
DN
Doanh nghiệp
NNT
Người nộp thuế
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
STT
Trang
1.1
Thuế suất thuế tài nguyên năm 2010
13
2.2
Dung lượng mẫu điều tra các doanh nghiệp khai thác khoáng
41
sản trên địa bàn thị xã Tam Điệp
3.1
Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
48
3.2
Số thu NSNN trên địa bàn thị xã Tam Điệp qua các năm (2009-
52
2012)
3.3
Tình hình thực hiện dự toán thuế TN, phí BVMT trên địa bàn thị xã
Tam Điệp qua các năm
54
3.4
Tỷ trọng số thu thuế TN, phí BVMT trên địa bàn thị xã Tam Điệp
55
3.5
Số thu thuế TN, phí BVMT trên địa bàn TX Tam Điệp qua các năm
57
3.6
Tổng hợp số lượng tài nguyên đất san lấp, đất đá cấp phối của
60
một số các doanh nghiệp khai thác ở thị xã Tam Điệp (20102011)
3.7
Thống kê một số doanh nghiệp có số thuế tài nguyên và phí
BVMT còn nợ đọng lớn tính đến 31/12/2012
61
3.8
Thuế tài nguyên phải nộp của một số doanh nghiệp sản xuất xi
măng khi áp dụng giá tính thuế tại thị xã Tam Điệp và Nghệ An.
63
3.9
Tổng hợp số thuế tài nguyên, phí BVMT năm 2012 đơn vị đã
kê khai so với số kiểm tra
67
3.10
Đối chiếu chính sách thuế tài nguyên và chính sách khai thác
khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường
72
3.11
Giá tính thuế một số loại tài nguyên áp dụng ở một số tỉnh
76
3.12
Tổng hợp kết quả đánh giá về mức giá của người nộp thuế và
thu thuế tài nguyên ở thị xã Tam Điệp
76
3.13
Tổng hợp đánh giá năng lực quản lý của cán bộ ngành thuế
81
3.14
Kết quả tổng hợp và đánh giá mức độ hiểu biết về các luật thuế, quy
trình nộp thuế của doanh nghiệp khai thác khoáng sản
84
3.15
Kết quả tổng hợp và đánh giá kênh tiếp nhận thông tin về các chính
sách thuế của doanh nghiệp khai thác khoáng sản
94
3.16
Đóng góp của ngành công nghiệp khai khoáng vào NSNN
96
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
2.1
Bản đồ hành chính Thị xã Tam Điệp
36
3.1
Mô hình các hoạt động của cơ quan quản lý thu thuế
45
3.2
Cơ cấu thuế tài nguyên của thị xã Tam Điệp Ninh Bình (2009-2012)
55
3.3
Mức tăng tỷ trọng thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường so với
58
tổng thu từ thuế, phí qua các năm ở thị xã Tam Điệp.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng, có vai trò
quan trọng đối với con người. Phần lớn các sản phẩm để phục vụ đời sống sinh hoạt
của con người được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên. Là một trong những nguồn
lực quan trọng, tài nguyên thiên nhiên góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt với các nước đang phát triển như nước ta. Tài nguyên là hữu hạn và hầu hết
không tái tạo nên phải được quản lý, khai thác, sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm
và có hiệu quả để phục vụ lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho sự nghiệp phát
triển của đất nước. Đảng và Nhà nước đã có nhiều công cụ để bảo vệ, quản lý khai
thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tài nguyên. Trong đó có chính sách thuế
tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (phí BVMT) là một
trong những công cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý việc khai thác sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
Thuế tài nguyên đã đạt được những kết quả nhất định và đã góp phần bảo đảm
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Số thu thuế tài nguyên trên địa bàn cả nước
bình quân từ năm 2010-2012 là 35.542 tỷ đồng/năm, chiếm 5,54% tổng thu ngân
sách, trong đó số thu thuế tài nguyên (trừ dầu khí) bình quân 3 năm (2010-2012) là
5.701 tỷ đồng, chiếm 16% tổng số thu thuế tài nguyên và chiếm 1,43% tổng thu
thuế nội địa, đây là khoản thu điều tiết 100% cho ngân sách địa phương để đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường nơi khai thác và góp phần đảm bảo an
sinh xã hội địa phương.
Pháp lệnh thuế tài nguyên được ban hành từ năm 1998 qua nhiều lần sửa đổi
bổ sung song vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới việc quản lý, khai thác, sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Ngày 25/11/2009 tại kỳ họp thứ 6 Quốc
hội khóa XII đã thông qua Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2010. Luật thuế tài nguyên ra đời thay thế Pháp lệnh thuế tài
nguyên năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 pháp lệnh thuế tài nguyên
năm 2008.
2
Việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN cùng với việc hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và
thế giới, phát triển nhiều thành phần kinh tế đã bung ra hàng loạt các loại hình
doanh nghiệp. Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nước tham gia hoạt
động khai thác tài nguyên. Các doanh nghiệp (DN) được cấp phép hoạt động khai
thác tài nguyên, song việc thực thi pháp luật, nhất là Luật thuế tài nguyên và phí
BVMT của các DN khai thác còn nhiều yếu kém. Các tổ chức, cá nhân khai thác tài
nguyên bừa bãi, chạy đua vì mục đích lợi nhuận mà không nghĩ tới việc bảo vệ môi
trường, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên và thực hiện nghĩa
vụ với ngân sách Nhà nước. Việc chấp hành chính sách thuế tài nguyên, phí BVMT
còn nhiều hạn chế, nhiều DN do chưa hiểu hết chính sách, nhưng cũng có nhiều DN
trốn tránh nghĩa vụ thuế để mưu lợi cho riêng DN mình gây thất thu cho ngân sách
Nhà nước hàng chục tỷ đồng tiền thuế, phí mỗi năm.
Những năm qua để thực hiện chính sách thuế tài nguyên, phí BVMT, Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp cùng ngành Thuế,
Tài nguyên và Môi trường đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực
hiện chính sách thuế tài nguyên, phí BVMT nhằm quản lý các hoạt động khai thác,
sử dụng hiệu quả tài nguyên. UBND tỉnh đã cấp 125 giấy phép cho 99 DN được
khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, trong đó tại địa bàn thị xã Tam Điệp
là 37 giấy phép/29 DN khai thác. Số thu thuế tài nguyên, phí BVMT của tỉnh hàng
năm đều tăng trưởng cao so với năm trước. Đặc biệt những năm gần đây ở một số
địa bàn, các nhà máy xi măng đi vào hoạt động như thị xã Tam Điệp thì số thu thuế
tài nguyên năm 2012 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2009, huyện Gia Viễn số thu này
năm 2012 tăng 3 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và
những thành quả đã đạt được thì việc áp dụng, thực thi luật thuế tài nguyên, phí
BVMT vẫn còn nhiều bất cập, số vụ vi phạm luật thuế tài nguyên, phí BVMT ngày
càng tăng với số tiền chiếm dụng ngày càng lớn. Năm 2012 số thuế tài nguyên, phí
BVMT thất thu tới hơn 10 tỷ đồng (trong đó địa bàn thị xã Tam Điệp thất thu trên 4
tỷ đồng), ngoài ra mức độ thất thu về chính sách không thể tính được bằng số liệu
3
thực tế, như thất thu do đối tượng nộp thuế, chính sách miễn, giảm, thất thu do giá
tính thuế...
Thị xã Tam Điệp là đô thị miền núi phía nam của tỉnh Ninh Bình, công
nghiệp Tam Điệp nổi bật với ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Với lợi thế so sánh
về tài nguyên khoáng sản như đá vôi, đôlômit, đất sét, đất san lấp và năng lực sản
xuất của các chủ thể kinh tế hiện tại như các nhà máy xi măng Hướng Dương, Tam
Điệp, nhà máy gạch Vườn Chanh, Nhà máy gạch Tam Điệp.... Tam Điệp có lợi thế
khá lớn về sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng với các sản phẩm như: xi măng,
gạch, ngói, bê tông đúc sẵn...thị xã Tam Điệp thuộc miền núi, nơi có trữ lượng đá
vôi lớn rất tốt cho công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng.
Xuất phát từ các vấn đề đã được nêu ở trên thì sự cần thiết trong việc nghiên
cứu về quản lý thu và sử dụng có hiệu quả nguồn thuế tài nguyên, phí BVMT là một
trong những chính sách phát triển kinh tế-xã hội của thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh
Bình. Với những lý do nêu trên, tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác khoáng sản trên địa bàn thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình” đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của thị xã giai đoạn hết năm 2015.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng quản lý thu thuế tài nguyên và phí BVMT, tình hình quản
lý thuế tài nguyên và phí BVMT, đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thu thuế tài nguyên và phí BVMT đối với khai thác khoáng sản trên địa
bàn thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình (sau đây gọi là trên địa bàn thị xã Tam Điệp).
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về thuế tài nguyên
và phí BVMT, về thu thuế và thất thu thuế tài nguyên và phí BVMT;
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thuế tài nguyên, phí BVMT trên
địa bàn thị xã Tam Điệp;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chống thất thu thuế tài
nguyên và phí BVMT.
4
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Thuế tài nguyên và phí BVMT bao gồm những loại nào?
2) Tình hình quản lý thu thuế tài nguyên và phí BVMT như thế nào?
3) Thuế tài nguyên và phí BVMT có thất thu không? thất thu như thế nào?
4) Thị xã Tam Điệp đã có chính sách nào để quản lý nguồn thu?
5) Hiệu lực quản lý thuế tài nguyên và phí BVMT như thế nào?
6) Giải pháp nào nâng cao hiệu lực quản lý thuế tài nguyên và phí BVMT?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT đối
với loại tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã Tam Điệp (chủ yếu là đá vôi làm
vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, đất sản xuất gạch và san lấp công trình) và hiệu
lực quản lý thuế tài nguyên và phí BVMT.
Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (Người nộp thuế tài
nguyên, phí BVMT) và công chức thuế, cơ quan Thuế (Đơn vị quản lý thuế).
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối
với thu thuế tài nguyên, phí BVMT; về các loại tài nguyên khoáng sản thuộc đối
tượng chịu thuế, các khoản mục thuế và phí đối với khai thác tài nguyên khoáng
sản, công tác quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT, tình hình thu thuế, phí BVMT và
các nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế tài nguyên, phí BVMT, các chính sách thuế
tài nguyên, phí BVMT, các giải pháp thực thi công tác thu và chống thất thu thuế tài
nguyên, phí BVMT trên địa bàn thị xã Tam Điệp (các loại khoáng sản gồm: đất san
lấp, đất làm gạch, đá vôi làm vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng).
+ Phạm vi về không gian
Tiến hành khảo sát thực trạng thu thuế tài nguyên, phí BVMT trên địa bàn thị
xã Tam Điệp.
5
+ Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu chính sách thuế tài nguyên, xuất phát từ chính sách thuế tài
nguyên áp dụng từ năm 1990 và Luật thuế tài nguyên được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/11/2009. Thu thập tài liệu trong
những năm gần đây (2010-2012) về tình hình triển khai chính sách thuế tài nguyên
và phí BVMT trên địa bàn thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Thời gian thực hiện Đề
tài từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THU THUẾ TÀI NGUYÊN, PHÍ BVMT
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.
a. Khái niệm quản lý nhà nước.
- Khái niệm quản lý nhà nước về thu thuế tài nguyên.
Quản lý thu thuế tài nguyên là một quá trình thực thi chính sách thuế tài
nguyên, thông qua quá trình tác động của cơ quan thuế đến NNT, đảm bảo sự tuân
thủ nghĩa vụ thuế theo luật định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của
cơ quan quản lý và tạo điều kiện thu đúng, thu đủ số thuế vào NSNN một cách
thuận tiện, đúng pháp luật.
Quản lý thu thuế tài nguyên có các đặc điểm cơ bản sau:
- Quản lý thu thuế mang tính quyền lực Nhà nước và được đảm bảo bằng pháp
luật. Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
của các doanh nghiệp đều phải dựa trên cơ sở qui định của các luật thuế với đặc
trưng có tính bắt buộc cao.
- Quản lý thu thuế tài nguyên, phí BVMT là việc thực hiện quyền hành pháp và
tư pháp về thuế tài nguyên, phí BVMT.
- Quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT gắn liền với cơ quan thuế – một tổ chức
nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền.
- Quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT được thực hiện chủ yếu bằng phương
pháp hành chính.
- Quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT là hoạt động mang tính nghiệp vụ chặt
chẽ.
Như vậy, quản lý thuế tài nguyên, phí BVMT là hoạt động nhằm đảm bảo thực
thi nghiêm chỉnh pháp luật về thuế thông qua sự tự giác cao của chính doanh nghiệp
nộp thuế và sự hỗ trợ của cơ quan thuế các cấp và cơ quan nhà nước có liên quan.
7
b. Khái niệm về thuế và phí
* Khái niệm về thuế
Thuế ra đời, phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước.
Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Hệ
thống và chính sách thuế của Nhà nước được xây dựng trên cơ sở những điều kiện
kinh tế- chính trị- xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Ngày nay trong tiến trình hội nhập, thuế lại đang có vị thế lớn trong chiến lược
toàn cầu hoá. Do vậy, việc quản lý thuế của các Nhà nước là rất cần thiết, dù cho
Nhà nước đó là Nhà nước phát triển hay đang phát triển. Những tri thức về thuế và
quản lý thuế đang là nhu cầu thường trực không chỉ với các nhà quản lý, với các
doanh nhân mà còn cần phổ cập tới tất cả mọi công dân.
Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế. Theo từ
điển tiếng Việt, trung tâm từ điển học (1998) thì: thuế là khoản tiền hay hiện vật mà
người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp
v.v... buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định.
Dù trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khác nhau,
nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn đang được
áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường, điển hình là khái niệm về
thuế của Gaston Jèze đưa ra trong Giáo trình Tài chính công. Dựa vào định nghĩa
này và các yêu cầu nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về thuế phù hợp
với giai đoạn hiện nay như sau:
Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ
bắt buộc phải thực hiện theo Luật đối với Nhà nước; không mang tính chất đối
khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các
nhu cầu chi tiêu công cộng.
* Khái niệm về phí
Khái niệm phí nhà nước được đưa ra trong Pháp lệnh Phí và lệ phí số
38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 theo đó: “phí là khoản tiền mà tổ chức, cá
nhân phải trả khi được tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ theo quy định trong
8
danh mục phí được ban hành kèm theo Pháp lệnh”. Hiện hành có 73 loại phí khác
nhau thuộc nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông, tư pháp, tài chính ngân
hàng, khoa học công nghệ và môi trường...
Như vậy, khác với thuế Nhà nước đã cung cấp dịch vụ, nên cần thu hồi vốn
đầu tư và chi phí quản lý, Phí liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp, cơ sở để
thu phí là việc chủ thể được nhận phí đã cung cấp cho chủ thể nộp phí một lợi ích
nhất định thông qua dịch vụ của mình. Ví dụ: hưởng lợi từ dịch vụ thuỷ nông thì
phải nộp thuỷ lợi phí, hưởng lợi từ việc sử dụng cây cầu để qua sông thì phải nộp
phí cầu, v.v..
* Khái niệm về thuế tài nguyên và chính sách thuế tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn năng lượng, nguyên liệu, vật
liệu tự nhiên có trên trái đất, trong không gian mà con người có thể khai thác, sử
dụng phục vụ cuộc sống, sự phát triển của mình và của xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản của quốc gia, thuộc quyền sở hữu của
Nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý. Đối với các quốc gia có nguồn TNTN
phong phú nếu quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả thì nó là nguồn lợi lớn và lâu dài
cho sự phát triển của quốc gia đó. Ngược lại, nếu việc quản lý khai thác, sử dụng tài
nguyên bừa bãi, lãng phí, sẽ gây ra hậu quả xấu không chỉ cho sự phát triển kinh tế
mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của quốc gia đó. Để bảo đảm việc bảo
vệ khai thác, sử dụng TNTN đạt hiệu quả, tránh việc khai thác, sử dụng bừa bãi,
lãng phí, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, các quốc gia thường sử sụng
nhiều công cụ và biện pháp quản lý khác nhau. Công cụ tài chính là một trong
những công cụ quan trọng để quản lý tài nguyên, trong đó có việc thu thuế đối với
hoạt động khai thác TNTN, đó chính là thuế tài nguyên. Ngoài thuế tài nguyên ra,
hiện nay còn có một khoản thu nữa thu vào từ việc khai thác TNTN đó là phí
BVMT, ở các nước trên thế giới gọi là thuế BVMT.
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên của
các tổ chức, cá nhân, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài
nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên.
9
Xét về mặt bản chất, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào người tiêu
dùng, vì thuế tài nguyên đã được tính trong giá thành sản phẩm tài nguyên. Người
khai thác chỉ là người nộp hộ cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, xét ở góc độ quan hệ
sở hữu, nó mang tính chất là một khoản thu về từ việc chuyển nhượng TNTN giữa
một bên là Nhà nước, một bên là các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên. Bản
chất của vấn đề này tương tự như việc các tổ chức, cá nhân trả tiền để mua tài
nguyên từ các quốc gia khác về để sản xuất, kinh doanh.
Để thực hiện được mức thu thuế tài nguyên theo mục tiêu đề ra người ta phải
sử dụng công cụ để thực hiện đó chính là chính sách thuế tài nguyên.
Chính sách thuế tài nguyên là hệ thống các biện pháp, cách thức của Nhà
nước tác động vào việc sử dụng tài nguyên nhằm mục đích khai thác sử dụng mọi
nguồn tài nguyên của đất nước một cách có hiệu quả và tiết kiệm, phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của đất nước.
Chính sách thuế tài nguyên là một trong những công cụ về tài chính, thể
hiện vai trò sở hữu Nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ
chức, cá nhân.
* Khái niệm về phí BVMT
Phí BVMT là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho
công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu
đối với môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, khắc
phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, giữ
gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường tại địa phương nơi có hoạt động
khai thác khoáng sản.
c. Khái niệm về các căn cứ thu thuế và thất thu thuế.
Căn cứ tính thuế tài nguyên là cơ sở để xác định số thuế tài nguyên phải nộp.
Xác định đúng căn cứ tính thuế không những đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế tài
nguyên vào NSNN, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt tình hình khai
thác, nhu cầu sử dụng tài nguyên, trữ lượng, sự biến động của các nguồn tài nguyên.
10
Trên cơ sở đó Nhà nước đưa ra các chính sách, chiến lược, giải pháp quản lý đồng
bộ, thích hợp đối với từng loại tài nguyên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế
đơn vị tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên.
Việc xác định số thuế tài nguyên phải nộp được tính như sau:
Thuế tài
nguyên
phải nộp
trong kỳ
Giá tính
Sản lượng
=
tài nguyên
x
tính thuế
thuế đơn
vị tài
Số thuế tài
x
Thuế
suất
-
nguyên được
miễn, giảm
nguyên
(nếu có)
- Sản lượng tính thuế, phí.
Sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên thực tế khai thác có thể
bán ra được trên thị trường. Tuỳ theo tính chất lý, hoá của loại tài nguyên để xác
định theo số lượng, trọng lượng hay khối lượng tài nguyên khai thác trong kỳ làm
căn cứ tính thuế. Sản lượng tài nguyên làm căn cứ tính thuế là sản lượng tài nguyên
khai thác trong kỳ, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài
nguyên (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp
theo...). Với quy định này đảm bảo người khai thác tài nguyên phải kê khai, nộp
thuế tài nguyên đầy đủ, kịp thời vào NSNN, đảm bảo bình đẳng trong việc khai thác
sử dụng tài nguyên.
Sản lượng tài nguyên làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:
Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối
lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng
của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
Đối với loại tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng,
hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều tạp chất khác nhau thì sản lượng tài
nguyên tính thuế xác định theo số lượng, khối lượng, trọng lượng của từng chất.
Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, trọng lượng của từng chất thì
sản lượng tài nguyên tính thuế của từng chất được xác định theo sản lượng tài
nguyên khai thác và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên đã được kiểm định.
11
Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác
nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế
khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản
phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn
vị sản phẩm.
Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài
nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện bán cho bên mua điện
theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không
có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo
lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên
nhận.
Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên
dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định
bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất
lượng Việt Nam.
Nhưng theo quy định của pháp Luật thì tài nguyên khai thác trong tháng phải
được kê khai thuế nộp thuế vào tháng tiếp theo, không phụ thuộc vào việc tài
nguyên khai thác đã được bán ra, còn để trong kho, hay đưa vào quy trình sản xuất
tiếp theo. Đối với loại tài nguyên khai thác và bán ra ngay thì giá tính thuế tài
nguyên được xác định theo giá bán. Vấn đề đặt ra là loại tài nguyên khai thác lên,
nhưng chưa bán ra mà đưa vào quy trình sản xuất sản phẩm khác, hoặc phải qua chế
biến, hoặc do năng lực quản lý của người khai thác không hạch toán, xác định được
giá tính thuế tài nguyên, nên không có căn cứ để xác định giá tính thuế tài nguyên
thì việc quản lý thu thuế tài nguyên thực hiện như thế nào. Để giải quyết vấn đề này,
đảm bảo việc kê khai, nộp thuế vào NSNN phải được kịp thời, đúng thời hạn, Pháp
Luật Thuế tài nguyên đã có những quy định đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên: Giá tính thuế
tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên khai thác chưa bao gồm thuế giá
trị gia tăng không phân biệt địa bàn tiêu thụ và được áp dụng làm giá tính thuế cho
12
toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng,
không phân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất,
chế biến, sàng tuyển, phân loại; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng
tổng doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng
sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.
Trường hợp trong tháng có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác, nhưng
không phát sinh doanh thu bán tài nguyên thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được
xác định theo giá tính thuế đơn vị tài nguyên bình quân gia quyền của tháng trước
liền kề, nhưng nếu tính thuế bình quân gia quyền của tháng trước liền kề thấp hơn
giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo
giá UBND cấp tỉnh quy định.
Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính
thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong
tài nguyên khai thác, nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quy định.
Trường hợp tài nguyên khai thác đưa vào chế biến, sản xuất sản phẩm và thu
được sản phẩm tài nguyên đồng hành thì áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên
theo giá UBND tỉnh quy định.
- Giá tính thuế.
Giá tính thuế: Giá tính thuế tài nguyên là căn cứ đặc biệt quan trọng để xác
định số thuế phải nộp, ngoài ra còn thể hiện bản chất đặc trưng công tác quản lý
thuế tài nguyên của nước ta hiện nay là giá tính thuế được căn cứ vào giá thị trường,
nên phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường. Có nghĩa là số thuế tài nguyên
thu được tăng hay giảm phụ thuộc chặt chẽ vào giá bán của loại tài nguyên đó trên
thị trường được người mua chấp nhận thanh toán. Vì vậy, công tác quản lý thuế
cũng phải áp dụng một cách linh hoạt theo sự biến động của thị trường trong từng
thời kỳ để xác định đúng giá tính thuế. Giá tính thuế tài nguyên là giá bán của một
đơn vị tài nguyên tại nơi khai thác, theo nguyên tắc giá thị trường, không bao gồm
thuế giá trị gia tăng.
13
- Thuế suất.
Bảng 1.1: Thuế suất thuế tài nguyên năm 2010
Nhóm, loại tài nguyên
STT
Thuế
suất (%)
I
Khoáng sản kim loại
1
Sắt
10
2
Măng-gan
11
3
Ti-tan (titan)
11
4
Vàng
15
5
Đất hiếm
15
6
Bạch kim
10
7
Bạc, thiếc
10
8
Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan)
10
9
Chì, kẽm
10
10
Nhôm, bô-xít (bouxite)
12
11
Đồng, ni-ken (niken)
10
12
Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thuỷ ngân, ma-nhê
10
(magie), va-na-đi (vanadi)
13
Khoáng sản kim loại khác
II
Khoáng sản không kim loại
1
Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình
4
2
Đá, sỏi
6
3
Đá nung vôi và sản xuất xi măng
7
4
Cát
10
5
Cát làm thuỷ tinh
11
6
Đất làm gạch
7
7
Gờ-ra-nít (granite)
10
8
Sét chịu lửa
10
10
14
9
Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)
12
10
Cao lanh
10
11
Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật
10
12
Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite)
7
13
A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)
3
14
Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò
5
15
Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên
7
16
Than nâu, than mỡ
7
17
Than khác
5
18
Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)
22
E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan)
20
19
20
quý màu đen
A-dít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pinen (spinen), tô-paz (topaz)
Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít
21
15
15
(cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát
(fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)
22
Khoáng sản không kim loại khác
5
(Nguồn: Theo Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19/04/2010 của
Uỷ Ban thường vụ Quốc Hội)
Thuế suất thuế tài nguyên: Thuế suất thuế tài nguyên là căn cứ rất quan trọng,
thể hiện quyền quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, là tỷ lệ
huy động của Nhà nước đối với người khai thác tài nguyên, đảm bảo thực hiện mục
tiêu quản lý các nguồn tài nguyên, tạo lập nguồn tài chính duy trì, nuôi dưỡng, tái
tạo, phát triển các nguồn tài nguyên đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế một
cách ổn định, bền vững.
Nhà nước căn cứ vào yêu cầu quản lý Nhà nước, căn cứ tính chất, đặc điểm,
giá trị sử dụng, mục đích sử dụng của loại tài nguyên, nhu cầu, tập quán sinh sống
15
của dân cư... để quy định các mức thuế suất thuế tài nguyên phù hợp, đảm bảo đời
sống kinh tế xã hội ổn định và phát triển.
Thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên quy định tại Biểu thuế
suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết 928/2010/UBTVQH12 ngày
19/04/2010 của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội.
- Mức thu phí.
Theo quy định tại Thông tư số 67/2008/TT- BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài
chính. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp
phí được tính như sau:
Phí bảo vệ môi trường đối
với khai thác khoáng sản
Số lượng từng loại
=
khoáng sản khai thác
phải nộp trong kỳ (đồng)
3
(tấn hoặc m )
x
Mức thu tương ứng
(đồng/tấn hoặc m3)
Số lượng khoáng sản khai thác để xác định số phí bảo vệ môi trường phải
nộp là số lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí, không
phân biệt mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ
đưa vào sản xuất tiếp theo...) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng,
miền, điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, điều kiện khai thác khó
khăn, phức tạp...). Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng tuyển, chế biến
trước khi bán ra, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng
sản trên địa bàn để quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm tiêu
thụ ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối
với từng loại khoáng sản cho phù hợp.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do HĐND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức thu phí bảo vệ môi trường
đối với từng loại khoáng sản khai thác cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương nhưng không vượt quá mức thu tối đa được quy định tại Điều 4 Nghị định
63/2008/NĐ-CP ngày 15/3/2008 của Chính phủ. Phí BVMT đối với khai thác
khoáng sản được thu bằng đồng Việt Nam. Trường hợp đối tượng nộp phí đề nghị
16
nộp bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ trên cơ sở quy đổi ngoại tệ ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí.
- Thất thu thuế, phí.
Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá
nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều
kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN,
song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế mà những
khoản tiền đó không được nộp vào NSNN.
Như vậy có thể hiểu thất thu thuế có hai hình thức đó là:
- Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào NSNN đã
được quy đinh trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không được nộp vào NSNN.
- Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả năng
tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào NSNN nhưng
không được quy định trong các luật thuế.
d. Khái niệm về quản lý nhà nước và hiệu lực quản lý thuế và phí
- Khái niệm về quản lý.
+ Theo Từ điể n tiế ng Viê ̣t, quản lý là “Tổ chức và điề u khiể n các hoa ̣t đô ̣ng
theo những yêu cầ u nhấ t đinh”.
̣
+ Theo các tác giả Giáo trình Khoa ho ̣c quản lý của Ho ̣c viê ̣n Chiń h tri ̣Quố c
gia thì “Quản lý là các hoa ̣t đô ̣ng do mô ̣t hoă ̣c nhiề u người điề u phố i hành đô ̣ng của
những người khác nhằm thu đươ ̣c kế t quả mong muố n”.
+ Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, quản lý nhà
nước ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã hội. Quản lý nhà nước, hiểu
theo nghĩa rộng, được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp,
quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu
tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm
thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ
chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Quản lý nhà