Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khám phá tính cách cá nhân và sử dụng các thông tin để định hướng cho các hành vi ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.88 KB, 8 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC - OB

CHỦ ĐỀ
Khám phá tính cách cá nhân và sử dụng các thông tin để định
hướng cho các hành vi ứng xử trong tương lai
NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN I
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Trước hết, cần hiểu rõ thế nào là tính cách cá nhân và mối quan hệ giữa
tính cách cá nhân trong hành vi tổ chức để có thể hoàn thành các bài tập ghi
nhận tính cách cá nhân và đánh giá về tính cách bản thân (Big5 và MBTI).
Giải thích các bài tập đó giúp tôi hiểu gì về bản thân và có thể sử dụng các
thông tin để định hướng cho các hành vi cư xử của tôi trong tương lai như thế
nào.
Phân tích và giải thích hành vi cư xử của mình, sự giao tiếp của mình với
người khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của mình đối với công việc qua
những kết quả từ bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách.
Phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích dữ liệu: Là sự kết hợp
giữa những kiến thức, hiểu biết thu nhận được qua giáo trình và sự truyền đạt
của giảng viên trên lớp, với việc nghiên cứu, sưu tầm một số tài liệu tham khảo
có liên quan….Đồng thời, căn cứ kết quả của việc nghiên cứu mười điểm ghi
nhận tính cách cá nhân và bốn tính cách điển hình trong 2 bài tập trắc nghiệm để
tự đánh giá tính cách cá nhân và sử dụng các thông tin đó nhằm định hướng cho
các hành vi ứng xử của bản thân trong tương lai.

PHẦN II
TÍNH CÁCH CÁ NHÂN THEO QUAN ĐIỂM CỦA HÀNH VI TỔ CHỨC
1



– LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CÁ NHÂN

Theo quan điểm của lý thuyết quản trị hành vi tổ chức:
1. Tính cách cá nhân:
Tính cách là phong thái tâm lý cá nhân độc đáo quy định cách thức hành vi cá
nhân trong môi trường tổ chức và xã hội. Là sự kết hợp của các đặc điểm tâm lý
mà chúng ta sử dụng để phân biệt một người với những người khác trong xã
hội.
Tính cách cá nhân thường được liên tưởng đến một mô hình ổn định trong các
hành vi cử xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cư
xử của một con người. Cá tính bao gồm cả yếu tố Chủ quan và khách quan. Các
tính cách biểu hiện ra bên ngoài có thể quan sát được, dựa vào đó người ta có
thể nhận biết được tính cách của một con người.
2. Tính cách cá nhân và hành vi tổ chức.
Theo các công trình nghiên cứu, tính cách cá nhân liên quan đến những hành
vi ứng xử của con người đối với công việc, liên quan đến thái độ của mỗi con
người trong tổ chức, tính cách cá nhân giúp con người tìm được những công
việc phù hợp hơn, thích ứng nhất với nhu cầu của cuộc sống.
3. 5 yếu tố lớn về nhân cách (Big 5), đó là:
❖ Tính hướng ngoại, thích giao tiếp (Etroversion)
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, hướng ngoại là tính cách phù hợp nhất
đối với các Nhà quản lý, nó là tiền đề cho những thắng lợi mang tính đột phá,
mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động.
Tuy nhiên tính cách hướng ngoại cũng chứa đựng sự phiêu lưu, mạo hiểm
(Hành động trước, suy nghĩ /suy xét sau) nên khả năng thành công lớn nhưng
rủi ro cũng cao, người có tính hướng ngoại phải biết chấp nhận những thất bại
để tiếp tục phấn đấu cho những thắng lợi trong tương lai.
Nghiên cứu tính cách hướng ngoại giúp chúng ta cần có những xem xét điều
chỉnh lại hành vi để phù hợp với yêu cầu công việc và môi trường xã hội.

❖ Tính hoà đồng, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới và biến nó
thành của mình (Openness to experience)
Tính cách này thuộc về những con người nhạy bén, linh động, sáng tạo và ham
học hỏi.
2


Với bản tính lạc quan, có trí tưởng tượng và óc sáng tạo, thông minh, linh
hoạt trong ứng biến với các tình huống, hoàn cảnh thực tế, thoái mái với sự
không cụ thể, dữ liệu không thống nhất. họ thể hiện được những ưu thế vượt trội
luôn hướng tới tương lai, ưa sự khám phá và thử thách.
❖ Tính chu toàn (Tận tâm – Conscientiousness)
Những người mang tính cách này luôn đặt mục tiêu cá nhân cao hơn cho bản
thân mình, làm việc siêng năng hơn và đạt kết quả cao hơn những người không
tận tâm bằng.
Đây là những người thận trọng, đáng tin cậy và có lý trí.
❖ Tính không ổn định tình cảm ( Lo âu – Neuroticism)
Những người có khả năng ổn định cảm xúc cao làm việc tốt hơn những
người khác trong môi trường làm việc stress.
Trong môi trường học tập và kinh doanh, khi nhìn nhận, phán xét một vấn đề
chúng ta cần tỉnh táo, phân tích một cách khách quan, dựa trên những nguyên
tắc đáng tin cậy. Nếu để các yếu tố tình cảm chi phối sẽ làm các thông tin, sự
kiện bị bóp méo và sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm, bất hợp lý.
❖ Tính cởi mở (Dễ chấp nhận – Agreeableness)
Những người có khả năng chấp nhận cao thường có thiên hướng xử lý các
mối quan hệ khách hàng và giải quyết mâu thuẫn tốt hơn.
Mâu thuẫn được coi như động lực cho sự phát triển, mỗi sự vật, hiện tượng đều
chứa đựng trong nó những mẫu thuẫn nội tại, trong cuộc sống cũng luôn tồn tại
những mãu thuẫn. Chấp nhận mẫu thuẫn coi mâu thuẫn như là một phần tư
nhiên và bình thường trong cuộc sống, sẽ hướng sự phán xét của chúng ta

được khách quan, toàn diện hơn.
❖ Tính cách cá nhân và sự định hướng nghề nghiệp.
Sự nghiệp của mỗi con người không chỉ đơn thuần là sự phát triển các kỹ
năng chuyên môn, mà nó còn là sự điều chỉnh không ngừng của các cá tính,
các giá trị, hoàn thiện nhân cách và năng lực để phù hợp với các yêu cầu của
công việc và môi trường làm việc.
Từ việc nghiên cứu tính cách cá nhân và định hướng nghề nghiệp giúp ta có
thể điều chỉnh và hoàn thiện nhân cách để phù hợp với môi trường làm việc của
mình.
3


4. Nghiên cứu hành vi tổ chức và tính cách cá nhân, tự bản thân tôi rút
ra được những đánh giá về bản thân như sau:
Tôi nhận thấy mình là người hướng ngoại, sống đầy nhiệt huyết và biết quan
tâm đến mọi người (E).
Tôi là người hay tranh luận nhưng không có nghĩa là chỉ trích. Việc tranh luận
đối với tôi luôn cần thiết để có thể tìm ra tiếng nói chung khi giải quyết các vấn
đề trong giao tiếp.
Là người tự chủ, do vậy trong cuộc sống tôi không dẽ bị phiền muộn, chi phối
bởi những lo lắng chưa có cơ sở.
Tôi luôn sẵn sàng trải nghiệm và chấp nhận trả giá để có thể tích luỹ được
những kinh nghiệm quý báu chỉ có thể học được từ cuộc sống.
Có lẽ, tôi không phải là người trầm lặng, mặc dù vậy, tôi cũng có những giây
phút trầm lắng cho riêng mình, trải nghiệm những điều đã qua, nhưng không
phải để hối tiếc, ân hận, mà là để tự tin trước những thử thách mới trong cuộc
sống.
Tôi thấy mình là người có thể sống thoải mái với những gì không cụ thể, có
thể sử dụng trí tưởng tượng và khả năng khám phá các bản năng tự nhiên, đặc
biệt có khả năng ứng biến từ các hiểu biết mang tính lý thuyết (N)

“Phần lý trí của bộ não chúng ta phân tích thông tin một cách tách bạch, khách
quan. Nó dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy. Rút ra và hình thành kết luận
một cách hệ thống. Nó là bản chất lý luận của chúng ta. Phần cảm tính của bộ
não rút ra kết luận một cách cảm tính, hành xử thường thiếu công minh. Đó là
bản chất tình cảm của chúng ta. Mỗi người đều có thiên lệch về một cách nào
đó”. Với nhận thức như trên, tôi thấy mình có tính cách thuộc loại lý trí (T) do tôi
luôn chủ động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong mọi tình huống cần quyết
định. Tôi luôn xác định rõ công việc và nhiệm vụ phải hoàn thành; luôn đưa ra
các phân tích hợp lý, đúng đắn; chấp nhận mâu thuẫn như một động lực thúc
đẩy sự phát triển và giải quyết mâu thuẫn kịp thời.
Cuối cùng là xu hướng hành xử của bản thân tôi với thế giới bên ngoài.
Mọi người thường sử dụng cả 2 quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và
lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận). Tuy nhiên, dường như quá trình lĩnh hội đang
dẫn dắt mối quan hệ của cá nhân tôi với thế giới bên ngoài (P). Tôi đón nhận thế
4


giới bên ngoài như nó vốn có và sau đó đón nhận và hoà hợp, mềm dẻo, kết
thúc mở và đón nhận cơ hội mới và thay đổi kế hoạch”.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC
Từ thực tiễn nghiên cứu về lý thuyết quản trị hành vi tổ chức, liên hệ với kết
quả nghiên cứu đánh giá tính cách bản thân, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, tôi tự thấy mình có những tố chất thuộc về tính cách của một
nhà kinh doanh thành công, đó là tính cách thiên về hướng ngoại; chăm chỉ, mẫn
cán; có khả năng gây cảm tình, thu hút; có khả năng kiểm soát được tình cảm và
sãn sàng học hỏi, tiếp thu.
Thứ hai, hiểu về bản thân như vậy tuy nhiên tôi cần luôn luôn phải nỗ lực

tự hoàn thiện mình; không ngừng phát huy các tính cách tốt, loại bỏ các cá tính
xấu, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đạo
đức, không ngừng học hỏi thông qua việc tự học, qua các khoá học chính thức,
qua suy ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với người khác.
Thứ ba, phải biết tìm kiếm, tận dụng các các cơ hội để có thể vươn tới
một tầm cao mới và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm khi gặp những rủi ro, thất
bại. Từ những thất bại phải biết phân tích các tình huống, nguyên nhân thất bại,
thực hiện những biện pháp khắc phục, chấn chỉnh để có thể sẵn sàng, tiếp tục
bước tới để đương đầu với những thử thách trong cuộc sống.


5


Học viên : Lê Văn Hải

BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới đây. Hãy
đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó.
Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có
một tính cách khác phù hợp hơn nó.
1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý


Tôi tự thấy mình
1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

1

2

2. Chỉ trích, tranh luận

3

4

5

6
x

x

3. Đáng tin cậy, tự chủ

x

4. Lo lắng, dễ phiền muộn

x

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một


x

con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

x

7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

x
x

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định

x

10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

x

6

7


Học viên: Lê Văn Hải

MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:

Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có hai mặt. Một
mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người, và sự vật. Một mặt khác lại
hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi người đều thiên về
nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một mặt nào đó của họ,
có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính cách và đóng vai trò chủ đạo
trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại
Tính cách hướng nội
• Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau
• Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động
• Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với thế • Thường cần một khoảng "thời gian riêng
giới bên ngoài
tư" để tái tạo năng lượng
• Thường cởi mở và được khích lệ bởi con người hay sự • Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi khi
việc của thế giới bên ngoài
như "đóng lại" với thế giới bên ngoài
• Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan hệ • Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một
con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Hướng nội (I)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?
Phần giácquan (S) của bộ não chúng
ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN TẠI. Nó phân loại, tổ
chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó
cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác

(N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông
tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ
NĂNG, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm.
Trong khi cả hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử
dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan
• Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý
tới các cơ hội hiện tại
• Sử dụng các giác quan thông thường
và tự động tìm kiếm các giải pháp
mang tính thực tiễn
• Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông
tin và các sự kiện trong quá khứ
• Ứng biến giỏi nhất từ các kinh
nghiệm trong quá khứ
• Thích các thông tin rành mạch và rõ
ràng; không thích phải đoán khi
thông tin "mù mờ"
Chọn điều phù hợp nhất:

Các đặc điểm trực giác
• Tinh thần song với Tương Lai, chú ý tới các cơ hội
tương lai
• Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám phá các
triển vọng mới là bản năng tự nhiên
• Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ cảnh, và
các mối liên kết
• Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang tính lý
thuyết
• Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu không thống

nhất và với việc đoán biết ý nghĩa của nó

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não chúng ta
phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy,
rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của
bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh,

7


dựa vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là
bản chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận,
mỗi chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng
đối lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ
Các đặc điểm cảm tính
• Tự động tìm kiếm thông tin và sự
• Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng tới
hợp lý trong một tình huống cần
người khác trong một tình huống cần quyết định
quyết định
• Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và phản ứng
• Luôn phát hiện ra công việc và
của con người.
nhiệm vụ cần phải hoàn thành.
• Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một cách tự

• Dễ dàng đưa ra các phân tích giá
nhiên
trị và quan trọng
• Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng tiêu cực với
• Chấp nhận mâu thuẫn như một
sự không hòa hợp.
phần tự nhiên và bình thường
trong mối quan hệ của con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả hai quá trình
đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra
các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh giá hoặc
Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều còn lại làm
chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và mục tiêu tổ
chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và hòa hợp,
mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá
Tính cách lĩnh hội
Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.
• Thoải mái tiến hành công việc mà không cần
Tập trung vào hành động hướng công việc; hoàn
lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.
thành các phần quan trọng trước khi tiến hành.
• Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết hợp

• Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa thời
• Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn; làm
hạn cuối.
việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.
• Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn
• Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
để quản lý cuộc sống.
mềm dẻo, tự do và đa dạng.



Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn

E

S

T

J

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình và hướng dẫn làm bài tập môn OB.
2. “Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo” – NXB Chính trị Quốc gia năm

2002.
3. “Những vấn đề cơ bản của khoa học tổ chức” – NXB Chính trị Quốc gia năm
2003.
8



×