Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá tính cách hướng ngoại – hướng nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.12 KB, 12 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn học: Quản trị Hành vi tổ chức

Đánh giá nhân viên là việc làm rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Song đây
là một vấn đề tương đối nhạy cảm, tế nhị khiến cho các nhà quản lý luôn cảm thấy e ngại,
nhất là khi họ đưa ra những lời nhận xét không mấy tích cực. Do đó, để công việc này trở
thành một hoạt động bình thường và diễn ra thường xuyên trong doanh nghiệp, nhà quản lý
cần phải có kỹ năng áp dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá nhân viên.
Việc đề nghị các nhân viên tìm hiểu và đón nhận MBTI sẽ mở ra những cuộc hội thoại mang
tính xây dựng trong công ty. Nói cách khác, nếu bạn không cung cấp đủ thông tin về MBTI
cũng như thông báo khi nào sẽ áp dụng các cuộc kiểm tra MBTI, nhân viên của bạn có thể sẽ
rơi

vào

tâm

trạng

lo

lắng



hồi

hộp.

Vì vậy trước khi bạn bắt đầu áp dụng một mô hình nào đó vào doanh nghiệp, hãy tự hỏi bản
thân xem liệu công cụ này có trở nên hữu ích hay không? Khả năng đẩy mạnh hiệu quả các


giao tiếp nội bộ, tinh thần làm việc tập thể và sự tăng trưởng cá nhân của MBTI là rất rõ nét,
song điều này chỉ diễn ra khi bạn có khả năng thuyết phục đội ngũ nhân viên tin tưởng vào
điều đó.
MBTI (Meyers-Briggs Type Indicator) là một công cụ phổ biến để xác định sở thích cá nhân
và giúp các thành viên trong đội hiểu nhau dễ dàng hơn.
Phương pháp MBTI dựa trên 4 tiêu chí sau:
1. Extraversion – Introversion (Hướng ngoại – Hướng nội)
Tiêu chí thứ nhất tập trung vào cách thể hiện năng lực của con người ra môi trường bên ngoài.
- Nhóm Extraversion (hướng ngoại) thích thể hiện khả năng của mình ra bên ngoài qua cách
làm việc hay thông qua cách giao tiếp bằng lời nói của của mình.
- Nhóm Introversion (hướng nội) không thích thể hiện khả năng của mình ra bên ngoài, người
ở nhóm này thường có tính cẩn thận, do đó thường suy xét rất kỹ trước khi thực hiện việc gì.
2. Sensing – Intuition (Giác quan – trực giác)
Tiêu chí thứ hai tập trung vào khả năng cân nhắc hay phán đoán thông tin của con người.
- Người thuộc nhóm Sensing (giác quan) thích tập hợp những sự kiện, liên kết những sự kiện
với chi tiết và muốn có được những thông tin cụ thể.
- Người thuộc nhóm Intuition (trực giác) thích hợp với những công việc trừu tượng, ví dụ như
khi xem một bức tranh, người này sẽ liên kết các mẫu và các thông tin có nghĩa, họ dễ dàng
dự đoán ý nghĩa toàn cục cho bức tranh.
1


3. Thinking – Feeling (Khách quan – Chủ quan)
Tiêu chí thứ ba tập trung vào cách xứ lý thông tin của con người. Chú ý trong tiêu chí này,
Thinking không có nghĩa là những gì thuộc về trí tuệ, và Feeling không có nghĩa là những gì
thuộc về cảm xúc mà là diễn tả mức độ ảnh hưởng của cá nhân đối với những yếu tố khác
nhau trong việc quyết định xây dựng tiến trình công việc của mình.
- Người thuộc nhóm Thinking (Khách quan) thường giải quyết công việc theo lý trí và dựa
những kết quả logic của sự lựa chọn và hành động; sử dụng nguyên nhân và kết quả của sự
tranh luận và giải quyết vấn đề qua phân tích.

- Người thuộc nhóm Feeling (Chủ quan) thường giải quyết công việc mang tính tình cảm, và
thường cân nhắc cái gì thật sự quan trọng với chính bản thân họ và mong muốn sự hòa hợp
cân đối trong công việc.
4. Judging – Perceiving (Nguyên tắc – Linh hoạt)
Tiêu chí cuối cùng tập trung vào cách thức tổ chức và hoạt động của cá nhân đối với thế giới
bên ngoài.
- Người thuộc nhóm Judging (Nguyên tắc) thường hay lập kế hoạch cho cuộc sống của mình,
và mong muốn thực hiện kế hoạch này một cách nghiêm túc theo một quy tắc nhất định để
điều chỉnh cuộc sống.
- Người thuộc nhóm Perceiving (Linh hoạt) thường giải quyết công việc một cách mềm dẻo
và không thích sự gò bó, luôn tìm kiếm những kinh nghiệm để hiểu về cuộc sống, và sống cho
công việc hiện tại, trước mắt hơn là tìm cách quản lý nó theo một nguyên tắc chặt chẽ nào.
Từ 4 nguyên tắc trên, ta có tổng cộng 16 nhóm người với mức độ phổ biến như trong bảng liệt
kê sau:
ISTJ

ISFJ

INFJ

INTJ

11.6%

13.8%

1.5%

2.1%


ISTP

ISFP

INFP

INTP

5.4%

8.8%

4.3%

3.3%

ESTP

ESFP

ENFP

ENTP

4.3%

8.5%

8.1%


3.2%

ESTJ

ESFJ

ENFJ

ENTJ

8.7%

12.3%

2.4%

1.8%

Tất cả các loại trên đều tương đương nhau, không có loại nào là tốt nhất vì mục đích chính
của việc phân loại này là nhằm hiểu rõ về tính cách của mỗi người. Từ 16 loại này, lại được
chia ra thành 4 người dựa vào xu hướng của họ như trong bảng sau.
2


Drivers (Chỉ đạo)

INFJ, INFP, INTJ, INTP

Expressives (Diễn cảm, thể hiện)


ENFJ, ENFP, ENTJ, ENTP

Analyticals (Phân tích)

ESTJ, ESFJ, ESTP, ESFP

Amiables (Hoà nhã)

ISTJ, ISFJ, ISTP, ISFP

NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO
I/ Thực hiện bài test bản thân:
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới
đây. Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không
đồng ý của bạn với nó. Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù
hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù hợp hơn nó.

1= Cực kỳ phản đối

5 = Đồng ý

2 = Rất phản đối

6 = Rất đồng ý

3 = Phản đối

7 = Cực kỳ đồng ý


4 = Trung lập

Tôi tự thấy mình
1.

Hướng ngoại, nhiệt huyết

2.

Chỉ trích, tranh luận

3.

Đáng tin cậy, tự chủ

4.

Lo lắng, dễ phiền muộn

5.

Sẵn sang trải nghiệm, một con

1

2

Kín đáo, trầm lặng

7.


Cảm thông, nồng ấm

8.

Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

4

5

6

7
X

X
X
X
X

gười phóng khoáng
6.

3

X
X
X


3


9.

Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định

10.

Nguyên tắc, ít sáng tạo
Cộng :

X
X
1

2

Điểm của tôi

9

8
38

“Big 5”

4

5


6

7


Đặc điểm I: Tính cách này thiên về những giao tiếp xã hội. So sánh với những người khác, điểm củ
Hướng

Những người hướng ngoại cao thường năng trong phân này (7) là: tương đối cao

Ngoại

động và thích tụ tập bạn bè. Những người điềm Từ kết quả này, tôi có thiên hướng
thấp (những người hướng nội) thường im lặng động, thích tụ tập bạn bè.
và hay trầm ngâm.

Đặc điểm II: Tính cách này cho thấy xu hướng giao tiếp của So sánh với những người khác, điểm củ
Độ

Hòa bạn với những người khác như thế nào. Những trong phân này (6) là: tương đối cao

Nhập(hay
Thân Thiện)

người có độ hòa nhập cao thường đáng tin cậy, Từ kết quả này, tôi thấy có thiên hướng c
thân thiện và sẵn sàng hợp tác. Những người hòa nhập cao, đáng tin cây, thân thiệ
điểm thấp thường nóng nảy và không sẵn sàng

sẵn sàng hợp tác.


hợp tác.
Đặc

điểm Tính cách này cho thấy sự quy củ và kiên trì So sánh với những người khác, điểm củ

III: Sự kiên trong quá trình bạn theo đuổi mục tiêu. Những trong phân này (5) là: khoảng trung bình

trì trong theo người đạt điểm cao thường là những người có Từ kết quả này, tôi có thiên hướng là n
đuổi
mục mục tiêu và phương pháp rõ ràng và có trách có mục tiêu và phương pháp rõ ràng v
tiêu ( hay Ý nhiệm. Những người đạt điểm thấp thường trách nhiệm
chí hoặc độ kém cẩn thận hơn, không đủ độ tập trung và có
phụ thuộc)
Đặc

thể dễ dàng bị phân tán khỏi công việc.

điểm Tính cách này thể hiện xu hướng trải nghiệm So sánh với những người khác, điểm củ

IV: Độ Vững những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực Những trong phân này (3) là: tương đối thấp
Vàng
Tâm Lý

Về người điểm cao dễ bị tác động bởi cảm giác Từ kết quả này, tôi có thiên hướng thư
không an toàn và căng thẳng về mặt tình cảm. bị tác động bởi tình cảm và căng thẳng.
Những người điểm thấp thường thư thái hơn,
bị tác động bởi tình cảm và căng thẳng.

Đặc điểm V: Tính cánh này thể hiện mức độ cởi mở và sự So sánh với những người khác, điểm củ

Độ Cởi Mở

hứng thú với vấn đề văn hóa. Những người trong phân này (3 ) là: tương đối thấp

được điểm cao thường có trí tưởng tượng tốt, Từ kết quả này, tôi có thiên hướng thự
sáng tạo và luôn tìm kiếm những trải nghiệm hơn, không quan tâm nhiều đến nghệ t
văn hóa và giáo dục mới. Những người điểm và thực tế về bản chất
thấp thường thực tế hơn, không quan tâm
nhiều đến nghệ thuật và thực tế về bản chất.

MBTI
Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:

5


Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì?
Qua sự lựa chọn tối thấy mình có tính cách hướng ngoại (E):


Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với thế giới bên ngoài



Thường cởi mở và được khích lệ bởi con người hay sự việc của thế giới bên ngoài




Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan hệ con người.

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên
Ở đây tôi thấy mình có thiên hướng mang đặc điểm trực giác (N)


Tinh thần song với Tương Lai, chú ý tới các cơ hội tương lai



Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/ khám phá các triển vọng mới là bản năng tự nhiên



Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí, ngữ cảnh, và các mối liên kết



Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang tính lý thuyết



Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu không thống nhất và với việc đoán biết ý nghĩa

của nó
Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất?
Trong phần này tôi thấy lựa chọn phù hợp nhất là Lý trí (T).



Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong một tình huống cần quyết định;



Luôn phát hiện ra công việc và nhiệm vụ cần phải hoàn thành;



Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị và quan trọng;



Chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và bình thường trong mối quan hệ của

con người;
Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào?
Trong phần này tôi thấy mình mang đặc tính của Tính cách đánh giá (J)


Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.



Tập trung vào hành động hướng công việc; hoàn thành các phần quan trọng trước khi tiến

hành.


Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa thời hạn cuối.




Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để quản lý cuộc sống.

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của bạn :

6


E

N

T

J

BIG 5 và MBTI giúp tôi hiểu gì về chính bản thân mình?.
BIG 5 giúp tôi biết rằng tôi có tính cách hướng ngoại, điều này có nghĩa tôi là người luôn có
khuynh hướng tiếp cận với thế giới bên ngoài, muốn khám phá những sự kiện đang diễn ra
xung quanh tích cực, năng động, có xu hướng thích mạo hiểm thường công khai bày tỏ ý kiến
của mình thích tiếp xúc, dễ làm quen với mọi người thích trao đổi quan điểm của mình với
những người xung quanh, làm việc tốt trong môi trường tập thể.
Tôi là một người thận trọng, đáng tin cậy và có lý trí. Trong cuộc sống, trong công việc, khi
đã theo đuổi một mục tiêu đúng đắn, hay xác định một công việc tốt phải làm, tôi luôn kiên trì
bám đuổi và cố gắng thực hiện, hoàn thành mục tiêu, công việc của mình.
Tôi là một người có trách nhiệm không chỉ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống gia
đình, trong quan hệ với bạn bè, người thân. BIG 5 giúp tôi hiểu rõ sự quy củ và kiên trì trong
quá trình tôi muốn theo đuổi mục tiêu.

BIG 5 cho thấy tôi là người tận tâm, có mục tiêu và phương pháp rõ ràng và có trách nhiệm;
hay nói cách khác là tôi có sự kiên trì trong theo đuổi mục tiêu, có ý chí phấn đấu. Tôi là một
người tận tâm.
Big 5 cũng cho tôi hiểu được tôi là một người thư thái, bình lặng và thậm chí lãnh đạm, nhưng
đó chỉ là vẻ ngoài, che giấu những diễn biến nội tâm mạnh mẽ. Thay vì biểu lộ những cảm
xúc, tôi lại dồn nén chúng vào bên trong , vì vậy tôi rất dễ bị tác động bởi tình cảm và căng
thẳng.
Big 5 còn chỉ cho tôi thấy mình là người cẩn trọng, khắt khe với bản thân và trong các mối
quan hệ. Tôi là người nguyên tắc trong cuộc sống, ít có những sáng tạo. Nhưng tôi lại là
người ham học hỏi, khá nhạy bén và linh động. BIG 5 giúp tôi hiểu rõ độ cởi mở, tính sẳn
sàng học hỏi của tôi.
MBTI giúp tôi hiểu rằng : nhóm cá tính Hướng nội và Hướng ngoại đo lường sở thích của
một người trong cách và nơi người đó tiếp nhận / trao dồi sinh lực. Mọi người thường hiểu
lầm rằng nhóm cá tính này đo lường khả năng giao tiếp xã hội, nhưng thực tế không phải như
vậy. Hướng nội không có nghĩ là nhút nhát, thu mình vào trong; cũng như Hướng ngoại
không



nghĩ



luôn

hướng

ra

môi


trường

bên

ngoài.

Mỗi người luôn có 2 mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài sinh động, náo nhiệt, sôi nổi
gồm nhiều người và vật. Một mặt hướng vào thế giới bên trong gồm suy nghĩa, ý tưởng, trí
tưởng

tượng.

Tuy 2 mặt trên khác nhau, chúng bổ sung cho nhau để tạo nên bản chất của từng người. Phần
7


lớn mọi người có sở thích bẩm sinh thiên về tiếp nhận sinh lực từ thế giới bên trong hoặc bên
ngoài. Vì thế, một trong 2 mặt đó, Hướng nội – Introverted (I) hoặc Hướng ngoại –
Extraverted (E), sẽ lộ rõ và đóng vai trò nổi trội trong những hành vi của người đó.
MBTI cho tôi hiểu rõ hơn mình là một người hướng ngoại với đày đủ tính cách:


Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp với thế giới bên ngoài




Thường cởi mở và được khích lệ bởi con người hay sự việc của thế giới bên ngoài



Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối quan hệ con người.

MBTI giúp tôi hiểu rõ rằng phần giác quan của bộ não con người cảm nhận hình ảnh, âm
thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của hiện tại. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận
và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên thực tại, giải quyết việc “là cái gì”. Nó cung
cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & thu thập lại các sự kiện trong quá khứ. Phần trực giác
của bộ não con người tìm kiếm sự hiểu biết, diễn giải và hình thành mô hình tổng quát của các
thông tin đã được thu thập, và ghi nhận các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa
trên các khả năng, bao gồm cả việc xem xét và dự đoán tương lai. Nó là quá trình hình tượng
hóa và quan niệm. MBTI cho thấy tôi có thiên hướng có tinh thần sống với tương lai, chú ý
tới các cơ hội tương lai. Tôi có cách lĩnh hội là sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/khám phá
các triển vọng mới là bản năng tự nhiên; gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí ngữ cảnh và các
mối liên kết; ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết mang tính lý thuyết; thoải mái với sự không
cụ thể, dữ liệu không thống nhất và việc đoán biết ý nghĩa của nó. Do đó, MBTI giúp tôi nhận
biết cách lĩnh hội hoặc hiểu biết phù hợp nhất của tôi là các cách lĩnh hội bằng trực giác.
MBTI giúp tôi hiểu rõ rằng phần lý trí của bộ não con người phân tích thông tin một cách tách
bạch, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy, rút ra và hình thành kết
luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. phần cảm tính của bộ não con
người rút ra kết luận một cách cảm tính và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh,
dựa vào sự thích/không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị
thẩm mỹ. Đó là bản chất cảm tính của con người. MBTI cho thấy việc hình thành sự phán xét
và lựa chọn tự nhiên nhất của tôi là tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý trong một tình
huống cần quyết định; luôn phát hiện ra công việc và nhiệm vụ cần phải hoàn thành; dễ dàng
đưa ra các phân tích giá trị và quan trọng; và chấp nhận mâu thuẫn như một phần tự nhiên và
bình thường trong mối quan hệ của con người. Do đó, MBTI giúp tôi nhận biết tôi thuộc mẫu

người lý trí dựa trên tính nhân quả và các phương pháp mang tính khoa học để ra quyết định.
MBTI giúp tôi hiểu rõ rằng mọi người đều sử dụng cả hai quá trình đánh giá (suy nghĩ và cảm
xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý kiến, ra các quyết
định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Phong cách đánh giá tiếp cận thế giới bên
8


ngoài với một kế hoạch và mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra
quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn thành. Phong cách lĩnh hội đón nhận thế giới bên
ngoài như nó vốn có và sau đó đón nhận và hòa hợp, mềm dẽo, kết thúc mở và đón nhận các
cơ hội mới và thay đổi kế hoạch. MBTI cho thấy xu hướng hành xử của tôi với thế giới bên
ngoài là lập kế hoạch tỉ mỉ, cụ thể trước khi hành động; tập trung vào hành động hướng công
việc, hoàn thành các phần quan trọng trước khi tiến hành; làm việc tốt nhất và tránh stress khi
cách xa thời hạn cuối; sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình chuẩn để quản lý cuộc
sống. Do đó, MBTI giúp tôi nhận biết tôi thích sự trật tự và cấu trúc trong mối quan hệ của tôi
với thế giới bên ngoài, thích kiểm soát việc ra quyết định và mong muốn giải quyết vấn đề
nhanh chóng. Tôi thuộc mẫu người đánh giá.
Tôi có thể sử dụng các thông tin trên để định hướng cho các hành vi cư xử của tôi trong
tương lai như thế nào? Những ví dụ cụ thể về kết quả và hành vi cư xử của tôi giúp tôi
xác định và giải thích các hành vi của mình.
Vì tôi là người có độ ổn định cảm xúc cao, không âu lo nên khả năng chịu áp lực công việc,
khả năng chịu stress của tôi rất cao. Hiện tại và trong tương lai, tôi luôn có những đòi hỏi cao
về khả năng làm việc của các nhân viên. Tôi luôn tạo ra và giành lấy nhiều hơn các công việc
và từ đó tạo ra một áp lực công việc lớn cho tôi và cho các nhân viên.
Đối với các nhân viên của tôi, hiện tại, một trong các tính cách chính để tôi xem xét, đánh giá
hành vi cá nhân của họ trong công việc là sự tận tâm vì đó là những người thận trọng, có lý
trí, có trách nhiệm và quan trọng hơn hết là đáng tin cậy. Hành vi cư xử của tôi đối với nhân
viên và đối với các lãnh đạo cũng như các đồng nghiệp khác cũng dựa trên sự tận tâm của
chính bản thân tôi đối với công việc của mình và đối với công việc chung của công ty. Kết
quả của sự tận tâm này là từ một nhân viên bình thường, giờ đây tôi đã là một trưởng phòng

kinh doanh và trong tương lai có thể đạt được những thành quả lớn lao. Kết quả đó thể hiện ý
chí phấn đấu của tôi. Nó xuất phát từ việc đặt mục tiêu cá nhân cao hơn cho bản thân tôi, xuất
phát từ việc siêng năng trong mọi công việc được giao phó. Trong tương lai, tôi vẫn đặt tính
cách tận tâm của các nhân viên vào vị trí của một trong các yếu tố quan trọng nhất để đánh giá
kết quả công việc của họ. Sự tận tâm của họ giúp tôi thấy được bổn phận của họ đối với công
việc và mang lại kết quả làm việc tốt hơn cho công ty.
Qua việc hiểu rõ bản thân bằng MBTI, trong tương lai tôi sẽ sử dụng MBTI để dự đoán xu
hướng xử lý thông tin trong việc ra quyết định của mình và có thể áp dụng MBTI để đánh giá
tính cách cá nhân của tôi và các nhân viên trong môi trường làm việc tại phòng của mình.
Với kết quả từ bản câu hỏi MBTI, rõ ràng tôi có tính cách thiên về hướng ngoại. Vì vậy, trong
tất cả các vấn đề cần giải quyết, ra quyết định sau này trong công việc, trong cuộc sống gia
đình và trong quan hệ với mọi người, tôi sẽ cố gắng suy nghĩ/suy xét một cách thấu đáo trước
khi hành động. Đương nhiên tôi sẽ vẫn luôn năng động, nhiệt huyết nhưng sẽ cố gắng không
9


tụ tập bạn bè khi không cần thiết. Tôi sẽ cố gắng dành thời gian nhiều hơn cho việc tự nghiên
cứu, suy xét các vấn đề liên quan đến công việc của bản thân. Tôi sẽ thường duy trì các mối
quan hệ với tất cả khách hàng, tất cả các đồng nghiệp, nhân viên bên cạnh việc tận hưởng sự
đa dạng và thay đổi trong các mối quan hệ đó.
Với kết quả từ bản câu hỏi MBTI, rõ ràng tôi có cách lĩnh hội, hiểu biết bằng trực giác.
Nhưng đôi khi việc có tinh thần sống với tương lai, chú ý tới các cơ hội tương lai quá nhiều
làm cho tôi bỏ qua thực tế hiện tại, bỏ qua những cơ hội tốt đang hiển hiện trước mắt. Vì vậy,
tôi sẽ tập trung vào tất cả các cơ hội, kể cả những cơ hội bé nhất đang bên cạnh tôi trong cuộc
sống, công việc hàng ngày. Việc lĩnh hội, hiểu biết bằng trực giác của tôi đôi khi làm cho tôi
thu thập thông tin không theo hệ thống. Điều này đã làm cho tôi rối trí khi giải quyết một số
vấn đề trong công việc và không thể đưa ra các quyết định phù hợp một cách nhanh chóng
nhất có thể. Từ đây, tôi sẽ rèn luyện hành vi cư xử của mình nghiêng về cách lĩnh hội, hiểu
biết bằng tri giác, bằng giác quan. Song song đó, trong một số vấn đề, tôi vẫn duy trì cách lĩnh
hội, hiểu biết bằng trực giác. Bằng cách này, tôi sẽ có sự cân bằng trong việc vừa có thể sử

dụng một cấu trúc có tổ chức để thu nhận chứng cứ và các chi tiết định lượng để có thể tổng
hợp các dữ liệu rời rạc để ra các quyết định giải quyết các vấn đề gặp phải trong công việc
hàng ngày một cách nhanh chóng, vừa có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình trong việc tạo
ra các triển vọng trong việc giải quyết các vấn đề như là một bản năng tự nhiên, sử dụng sự bố
trí ngữ cảnh và các mối liên kết để ứng biến một cách hợp lý nhất từ các hiểu biết mang tính
lý thuyết và thoải mái với sự không cụ thể cũng như các dữ liệu không thống nhất và việc
đoán biết ý nghĩa của nó để giải quyết và ra quyết định giải quyết các vấn đề trong công việc
của tôi.
Với kết quả từ bản câu hỏi MBTI, rõ ràng tôi thuộc mẫu người lý trí dựa trên tính nhân quả và
các phương pháp mang tính khoa học để ra quyết định. Trong công việc, việc tôi thuộc mẫu
người lý trí đã tạo ra nhiều lợi ích cho tôi trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh vì các
quyết định của tôi đều phát xuất từ những cơ sở luận cứ khoa học. Tuy nhiên, tôi đã không
chú tâm lắm đến sự ảnh hưởng mang tính hệ thống, tính liên quan dây chuyền của các quyết
định của mình. Tôi chỉ tập trung vào việc các quyết định của mình có trực tiếp tác động đến
vấn đề cần giải quyết. Trong tương lai, tôi sẽ suy xét, chú ý đến tầm ảnh hưởng của các quyết
định của mình, ít nhất là ở góc độ ngoài việc các quyết định tác động đến vấn đề phải giải
quyết, nó còn có ảnh hưởng đến những vấn đề khác hay không hoặc nó có tác động đến
những người khác như thế nào.
Với kết quả từ bản câu hỏi MBTI, rõ ràng tôi thuộc mẫu người đánh giá. Điều này cho thấy
ngay trong chính bản thân tôi có mâu thuẫn trong việc mong muốn giải quyết các vấn đề phát
sinh trong công việc. Vì bên cạnh cách lĩnh hội, hiểu biết bằng trực giác của tôi đôi khi làm
cho tôi thu thập thông tin không theo hệ thống, làm cho tôi rối trí khi giải quyết một số vấn đề
trong công việc và không thể đưa ra các quyết định phù hợp một cách nhanh chóng nhất có
10


thể, thì tôi lại thích sự trật tự và cấu trúc trong mối quan hệ của tôi với thế giới bên ngoài,
thích kiểm soát việc ra quyết định và mong muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhưng cũng
có thể giải thích sự mâu thuẫn này một cách dễ dàng. Mẫu người đánh giá, mà tôi là một trong
số đó, tiếp cận các vấn đề phát sinh với một kế hoạch nhắm đến mục tiêu tổ chức lại những gì

xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, sau đó mới ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn
thành. Do đó, tôi không thể ra quyết định giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng mặc dù
đây là mong muốn của mình. Từ ví dụ thực tế cụ thể của chính bản thân tôi trong việc hành
xử giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc hàng ngày, tôi nhận thấy, trong tương lai,
đối với một số vấn đề tôi cần đón nhận như bản chất nó vốn có, đón nhận nó một cách hòa
hợp, mềm dẽo, ra quyết định giải quyết với kết thúc mở để từ đó có thể đón nhận các cơ hội
mới và có thể thay đổi kế hoạch giải quyết một cách kịp thời.
Phân tích và giải thích hành vi cư xử của bản thân tôi, sự giao tiếp của tôi với người
khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của tôi đối với công việc qua những kết quả từ
bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách.
Từ những kết quả từ bản câu hỏi BIG 5 và MBTI mà đó chính là những kết quả điều tra thái
độ, giá trị và tính cách của tôi, tôi đã có thể dễ dàng phân tích, lý giải hành vi cư xử của bản
thân, sự giao tiếp của tôi với người khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của tôi đối với
công việc bằng việc định hướng cho các hành vi cư xử của bản thân trong tương lai và nêu ra
những ví dụ cụ thể về kết quả và hành vi cư xử của bản thân giúp tôi có thể xác định và giải
thích những hành vi đó ở phần trên. Cũng thông qua đó, mối quan hệ giao tiếp của tôi với mọi
người được phân tích và giải thích rõ ràng.
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu lớn trên của tôi là việc tôi sẽ hướng hoạt động
yêu thích hàng ngày của tôi, kể cả các hoạt động tưởng chừng như không ảnh hưởng đến công
việc như việc yêu thích đá bóng, chơi tennis, vào mục tiêu tăng cường tính thân thiết cho các
mối quan hệ với các nhân viên, với các lãnh đạo công ty, và với mọi người có thể có tác động
đến mục tiêu của tôi. Tôi sẽ có các quyết định cần thiết nhằm tạo ra cảm giác phân bổ bớt
quyền lực của tôi cho các nhân viên để từ đó có thể phòng tránh các điều bất trắc có thể xảy ra
cho phòng của mình và cho chính bản thân tôi.
Xuất phát từ tính cách cá nhân với các giá trị tồn tại trong bản thân được thể hiện rõ ràng qua
kết quả từ bản câu hỏi BIG 5 và MBTI, tất cả các nội dung trình bày trên của bản báo cáo đã
phân tích và giải thích chi tiết hành vi cư xử của bản thân tôi, sự giao tiếp của tôi với người
khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của tôi đối với công việc.
KẾT LUẬN:
Báo cáo đã hoàn thành các bản điều tra BIG 5 và MBTI mà đối tượng điều tra là chính bản

thân tôi. Và đây chính là cơ sở nền tảng để chứng minh cho các lập luận sau:

11


Tôi là một người hướng ngoại; tận tâm; có độ vững vàng về tâm lý, thư thái, có độ hòa nhập
cao, có tính cách “thân thiện dễ gần”, dễ chấp nhận; cởi mở, và sẳn sàng học hỏi.
Tôi có cách lĩnh hội hoặc hiểu biết bằng trực giác; là mẫu người lý trí dựa trên tính nhân quả
và các phương pháp mang tính khoa học để ra quyết định; và là mẫu người đánh giá.
Kết quả chính yếu rút ra từ bản Báo cáo là tôi hiểu rõ ràng về tính cách cá nhân của chính bản
thân mình để có thể định hướng trong ngắn hạn và dài hạn các hành vi cư xử trong công việc,
trong mối quan hệ với mọi người, và nắm vững các giá trị bền vững ảnh hưởng đến hành vi cá
nhân nhằm có các điều chỉnh hợp lý hành vi cư xử của bản thân tôi, sự giao tiếp của tôi với
người khác, các hoạt động yêu thích và thái độ của tôi đối với công việc.
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO


Donnelly, JR., James H.Gibson James L., Ivancevich John M., “Quản trị học căn

bản”, Nhà xuất bản lao động xã hội, quý III 2008.


Hersey Paul, Hard Ken Blanc, “Quản trị hành vi tổ chức”, Nhà xuất bản Thống

kê, 2001


Schermerhorn Jr. John, G.Hunt James, N. Osborn Richard, “Organizational

Behavior”, Wiley,7th Edition, 2002 (E-book)


12



×