Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa tại xã hiệp hòa huyện vũ thư tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN THỊ HÀ

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÉP NỘI TRONG MÔI TRƢỜNG
RUỘNG LÚA TẠI XÃ HIỆP HÒA HUYỆN VŨ THƢ - TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2011 – 2015


Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THỊ HÀ
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÉP NỘI TRONG MÔI TRƢỜNG
RUỘNG LÚA TẠI XÃ HIỆP HÒA HUYỆN VŨ THƢ - TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Lớp: K43 - NTTS
Khoa: Chăn nuôi thú y
Khóa học: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Hà Văn Doanh
Khoa CNTY - Trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - năm 2015



i
LỜI CẢM ƠN

Với phương trâm: “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực
tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
hàng năm tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội
quý báu để sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra
trường. Được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó nâng cao
kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tôi đã tiến hành thực hiện khoá luận tốt

nghiệp: "Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi trường ruộng lúa
tại xã Hiệp Hòa huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình".
Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một khoa luận. Vì vậy, khoá luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê bình từ
quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để khoá luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi thú y. Đặc biệt cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo
TS. Hà Văn Doanh - giảng viên khoa CNTY – ĐHNL – TN là người đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo xã Hiệp Hòa,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và toàn thể bà con nhân dân 3 thôn: Phương
Cáp, Đức Hiệp và An Để đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 1 tháng 6 năm 2015
Sinh viên


Nguyễn Thị Hà



ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa chiều dài cơ thể và ngày tuổi của cá chép 8
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 31
Bảng 4.2: Chiều dài thân của cá chép nội 33
Bảng 4.3: Chiều cao của cá chép nội (n = 40 con/lô thí nghiệm, đơn vị: mm) 34

Bảng 4.4: Khối lượng của cá chép nội qua các kỳ cân 36
Bảng 4.5: Tốc độ sinh trưởng của cá chép nội 38
Bảng 4.6: Tỷ lệ sống của cá chép nội 39
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ trong, pH của môi trường đến khả năng
sinh trưởng của cá chép nội 40
Bảng 4.8: Hiệu quả chăn nuôi cá chép nội 42
Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa với mô hình nuôi ghép
lúa-cá 44











iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1: Cá chép (Cyprinus carpio) 5
Hình 2.2: Ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan lên sức khỏe cá. Theo
Swingle (1969) dẫn bởi Boyd (1990). 12
Hình 2.3 : Ảnh hưởng của pH đến đời sống cá ( Trương Quốc Phú, 2006) 13
Hình 2.4 : Đĩa secchi 23
Hình 4.1:Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều dài thân của cá chép nội 33
Hình 4.2 : Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao của cá chép nội 35

Hình 4.3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá chép nội 37
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận giữa cây lúa và mô
hình nuôi kết hợp lúa – cá. 45














iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

SNN & PTNT : Sở nông ngiệp và phát triển nông thôn
STTL : Sinh trưởng tích lũy
STTĐ
1
: Sinh trưởng tuyệt đối
STTĐ
2
: Sinh trưởng tương đối
TB : Trung bình
KL : Khối lượng

LĐ : Lao động
ĐVT : Đơn vị tính
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
TN : Thí nghiệm















v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Những đặc điểm chung của cá chép nội 4
2.1.2. Vấn đề môi trường nuôi cá chép nội 11
2.2. Tình hình nghiên cứu cá chép nội trong nước và trên thế giới 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chép nội trên thế giới 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Chép nội trong nước 16
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
3.2.1. Thời gian 20



vi
3.2.2. Địa điểm thực hiện đề tài 20
3.3 Nội dung nghiên cứu 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 20
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 21
3.4.3. Các công thức tính 24
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 25
Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 26
4.1 Công tác phục vụ sản xuất 26
4.1.1. Nội dung công tác phục vụ sản xuất 26

4.1.2. Biện pháp thực hiện 26
4.1.3. Kết quả phục vụ sản xuất 27
4.1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh 31
4.1.5. Kết luận và bài học kinh nghiệm 32
4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề 32
4.2.1. Kích thước các chiều đo của cá chép nội 32
4.2.2. Khối lượng của cá chép nội qua các kỳ cân 36
4.1.3. Tốc độ sinh trưởng của cá chép nội 38
4.2.4. Tỷ lệ sống của cá chép nội 39
4.2.5. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khả năng sinh trưởng của cá
chép nội 40
4.2.6. Tình hình mắc bệnh của cá chép nội và kết quả phòng trị bệnh 42
4.2.7. Hiệu quả chăn nuôi cá chép nội 42
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47
5.1. Kết luận 47
5.2. Đề nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, thời
kỳ đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nhanh nền kinh tế
khu vực nông thôn. Để làm được điều này đòi hỏi Nhà nước, địa phương phải có
một chiến lược phát triển đúng đắn, kết hợp với việc khai thác sử dụng các dạng
tài nguyên có hiệu quả trong đó bao gồm cả diện tích mặt nước.
Việt Nam có đường bờ biển trên 3260 km, 12 đầm phá, hệ thống sông

ngòi, ao hồ tự nhiên dày đặc. Nó được xem như những dải lụa uốn lượn trên
đất nước Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của hàng triệu
người dân. Dưới sức ép của việc phát triển đô thị, công nghiệp, dân sinh thì
hơn 50% diện tích ao hồ sông ngòi đã bị giảm vì những nguyên nhân do con
người gây ra. Hệ thống ao hồ đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang sử
dụng dưới hình thức khác: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng nhiều tòa nhà
cao tầng, các khu công nghiệp mọc lên xâm lấn diện tích nuôi trồng thủy sản.
Mặc dù vậy hàng năm, ngành thủy sản đã cung cấp một lượng lớn
nguồn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng cho con người, đảm bảo an ninh
thực phẩm cho những hộ nuôi quy mô nhỏ và đóng góp tới 35% lượng tiêu
thụ protein của người Việt Nam. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm
tăng trưởng 10% và góp phần đáng kể cho thu nhập từ nguồn xuất khẩu của
cả nước (Bộ Thuỷ sản, 2007).
Với nghề nuôi cá nước ngọt, cá Chép là loài cá truyền thống có khả
năng chống chịu bệnh tốt và thích nghi với các điều kiện khí hậu rất cao, có
thể sinh trưởng và phát triển tốt trong các ao, hồ, đầm đặc biệt là trong mô
hình nuôi ghép lúa – cá, tại xã Hiệp Hòa là một xã thuần nông nghiệp, có diện
tích ruộng chiêm trũng rộng, nguồn nước dồi dào đã có nhiều mô hình nuôi



2
ghép lúa – cá mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên cùng đơn vị diện tích ruộng
thu được nhiều sản phẩm, tận dụng được diện tích mặt nước, giảm bớt rất
nhiều chi phí trung gian, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cùng với lòng mong muốn góp phần trí tuệ
nhỏ bé của mình nhằm phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương nên tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình nuôi cá chép nội trong môi
trường ruộng lúa tại xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

- Xác định được khả năng phát triển của cá chép nội trong mô hình nuôi
kết hợp cá – lúa tại xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình từ đó tư vấn cho các hộ
chăn nuôi.
- Yêu cầu của đề tài: Phải bố trí thí nghiệm, theo dõi nghiêm ngặt các
chỉ tiêu trong một vụ lúa.
- Xác định được khả năng sống, sinh trưởng và phát triển của cá chép nội.
- Đánh giá được hiệu quả của mô hình nuôi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học
- Đề tài đóng góp thêm những tư liệu khoa học về khả năng sinh trưởng
của cá chép nội trong ruộng nuôi kết hợp lúa – cá.
- Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi cá chép nội.
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
Góp phần nâng cao thu nhập cho trang trại, hộ dân nuôi cá chép nội
trong ruộng nuôi kết hợp lúa – cá.
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và nâng
cao kiến thức về quy trình kỹ thuật nuôi cá chép nội, từ đó giúp sinh viên
củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân.



3
- Giúp bản thân vận dụng vào thực tiễn các kiến thức đã học, rèn luyện
tay nghề nâng cao kinh nghiệm cho bản thân.
- Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các hộ chăn nuôi
cá chép nội áp dụng quy trình kỹ thuật này vào trong quá trình sản xuất để
cho năng suất và chất lượng cao.























4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Những đặc điểm chung của cá chép nội
2.1.1.1. Vị trí phân loại
Cá Chép tuy có nhiều dạng hình khác nhau song chỉ có một loài duy
nhất chúng thuộc bộ cá chép.
Bộ cá chép: Cypriniformes
Họ cá chép: Cyprinidae

Giống cá chép: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio Linnaeus
Giống cá chép Cyprinus có ba loài phụ đang phát triển mạnh trên thế
giới và ở nước ta (Hội nghề cá Việt Nam, 2007) [9].
• Cá chép vẩy: Cyprinus carpio Linnaeus đây là loài cá nuôi phổ biến ở
nước ta, thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, chịu đựng rét cao, ở vùng Bắc
Liên Xô nhiệt độ có lúc xuống không độ nó vẫn sống được vài ngày.
• Cá chép kính: Cyprinus curpeospecularis. Cá chép kính có bộ vẩy
không hoàn chỉnh, thường mỗi bên hông chỉ có ba hàng vẩy, vẩy mọc tập
trung ở đường bên. Vẩy to, nhỏ không đều, hàng giữa thường có vẩy rất to
xếp không có thứ tự, thân ngắn, lưng cao do đó có nhiều thịt.
• Cá chép trần: Cyprinus carpionudus, có nơi còn gọi là cá chép da vì
thân hoàn toàn không có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít và mọc lưa thưa.
2.1.1.2. Hình thái cấu tạo
 Hình thái cấu tạo ngoài của cá chép nội
Một số đặc điểm hình thái chung của cá chép được thể hiện qua hình:





5

Hình 2.1: Cá chép (Cyprinus carpio)
Cá chép Việt Nam có tên khoa học là Cyprinus carpio L, có sự phân bố
rộng và nhiều biến dị rất phong phú về hình thái lẫn màu sắc.
Tùy theo khu vực địa lý phân bố mà các loại hình cá chép có một số
đặc điểm hình thái khác biệt nhau.Tuy nhiên, chúng có vài đặc điểm chung
như sau:
Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền

bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù. Có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn
đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa
phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi.
Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng, rạch miệng chưa
tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn
môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu
phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ.
Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc
vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc
và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới
các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn



6
chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân
thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối bằng nhau.
Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống
đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía
dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen.
Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam.
Công thức vẩy đường bên: 30
5
2
1
4
65


33

Công thức vây: D: III, 18-22; A: III, 5-6; P: 1, 13-16; V: 1, 6-9.
Công thức răng hầu: II3 – 3II, đôi khi I23 – 32I.
Hiện nay cá chép có thân cao nhất là dạng cá chép vẩy và cá chép trần
Ukraina.
Cá chép Châu Âu chia làm 4 nhóm vẩy:
• Chép vẩy: Vẩy phủ toàn thân một lớp đều đặn.
• Chép đốm: Vảy lớn, phân bố rải rác không theo một quy luật nhất
định (chép kính Hungari).
• Chép kính: Có hàng vẩy to đều đặn, xếp dọc theo đường bên, ngoài ra
còn có những hàng vẩy ở trên lưng và bụng.
• Chép trần: Nói chung toàn thân không có vẩy, nếu có chỉ có một hàng
vẩy nhỏ trên lưng. Ở nước ta không thấy có loại cá này.
 Hình thái cấu tạo trong của cá chép
- Mang (hệ hô hấp): Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu bao
gồm các lá mang gần xương cung mang.
- Tim (hệ tuần hoàn): Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực.
- Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan): Ruột dài nằm trong ổ
bụng phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột, có gan tiết mật.
- Bóng hơi: Trong khoang thân, sát cột sống.



7
- Thận (hệ bài tiết).
- Tuyến sinh dục (hệ sinh sản): Hai dải, sát cột sống. Trong khoang
thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là hai buồng trứng phát triển trong
mùa sinh sản.
- Hệ thần kinh.
2.1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá ăn nhiều loại thức ăn nhưng thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy như:

Nhuyễn thể, giun, ấu trùng, côn trùng trong điều kiện thiếu thức ăn chúng sử
dụng mùn bã hưu cơ cỏ non chìm trong nước và chúng cũng ăn nhiều loại
thức ăn do con người cung cấp như bột ngũ cốc các loại, bột cá bột tôm, rau
bèo, phân động vật, tấm cám…Cá chép thuộc loài cá nuôi phân bố tầng đáy,
ăn động vật hoặc ăn tạp thiên về động vật, thay đổi tùy theo giai đoạn phát
triển (Đỗ Thị Thanh Hương và cs, 2000) [5]. Cá có phổ thức ăn rất rộng, khi
phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá chép cho thấy mùn bã hữu cơ
chiếm tới 70%, kế đến là nhuyễn thể và thấp nhất là động vật giáp xác (Ngô
Thị Mai Hương và cs, 2008) [6].
Tính ăn cá chép có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và sự
hoàn thiện dần của hệ thống men tiêu hóa trong cơ thể.
- Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
- Sau khi nở 3 – 4 ngày, cá dài từ 6 – 7,2 mm, bóng hơi đầy khí, cá
phân bố ở lớp nước mặt là chính. Cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, thức ăn
thích hợp là các động vật phù du có kích cỡ nhỏ như luân trùng (Rotifera),
giáp xác râu ngành (Cladocera), cá cũng có thể ăn được các loại thức ăn tự
chế khác như bột đậu nành, bột huyết, lòng đỏ trứng nghiền nát
- Từ 4 – 6 ngày chiều dài L = 7 – 10 mm, ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ
sống ở lớp nước giữa là chính.



8
- Từ 6 – 10 ngày chiều dài L = 10 – 13,5 mm, các vây hình thành rõ
ràng, hàm trên bắt đầu xuất hiện răng sừng. Cá đã chủ động bắt mồi, ăn sinh
vật đáy, sinh vật phù du, ấu trùng, côn trùng cỡ nhỏ.
- Từ 10 – 25 ngày chiều dài L = 15 – 25 mm, toàn thân có vẩy bao bọc,
mồm xuất hiện chồi râu. Cá hoàn toàn chủ động bắt mồi. Thành phần thức ăn
bắt đầu thay đổi, thức ăn chủ yếu là sinh vật đáy (Benthos) cỡ nhỏ.
Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cá chép từ 24 – 28

0
C.
Môi trường có nhiệt độ dưới 12
0
C cá chép chậm lớn, ăn ít và dưới 5
0
C
cá ngừng bắt mồi.
2.1.2.4. Đặc điểm chung về sinh trưởng và phát triển
Ở cá chép sự tăng trưởng phụ thuộc vào chế độ thức ăn của vùng nước,
giai đoạn phát triển của cơ thể.
Khi còn nhỏ cá tăng trưởng theo chiều dài, khi trưởng thành cá tăng
trọng lượng nhanh hơn (Ngô Thị Mai Hương và cs, 2008) [6].
Ngoài ra thức ăn và nhiệt độ là 2 nhân tố quyết định đến mức tăng
trưởng của cá (Phương Thảo, 2013) [12].
Theo Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (1998) [15], sự phát triển
của cá chép lúc nhỏ được ghi nhận theo bảng:
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa chiều dài cơ thể và ngày tuổi của cá chép
Ngày sau khi nở
Chiều dài cơ thể (mm)
3 - 4
6,0 - 7,2
4 - 6
7,2 - 7,5
8 - 10
9,6 - 10,5
15 - 20
14,3 - 19
20 - 28
19,0 - 20,8





9
Tốc độ tăng trưởng trong điều kiện bình thường.
Một năm đạt 0,3 – 0,5 kg.
Hai năm đạt 0,7 – 1 kg.
Ba năm đạt 1,5 – 2 kg.
Trong điều kiện nuôi tốt, thức ăn đầy đủ 1 năm có thể đạt trên 1kg.
2.1.2.5. Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục: Cá tham gia sinh sản lần đầu tiên sau 12 tháng tuổi.
Mùa vụ sinh sản: Cá đẻ tập trung vào những tháng đầu năm và giữa
mùa mưa, cá tái phát dục khoảng 60 ngày.
Tập tính sinh sản: Cá chép thành thục trong các ao hồ đầm sông ruộng
vào mùa mưa thường ngược dòng tới bãi cỏ hoặc các loại thực vật thủy sinh
khác đẻ vào đấy. Trứng cá chép dính vào các cây cỏ, sinh vật đó rồi phát triển
thành cá bột. Cá chép thường đẻ vào sáng sớm, lúc mặt trời chưa mọc, có khi
kéo dài tới 8 – 9 giờ sáng hoặc đến trưa.
Điều kiện thích nghi cho cá chép đẻ trứng: Nhiệt độ nước từ 20 – 23
0
C,
có giá thể, có nước mới, có mặt của cá đực, thời tiết bắt đầu ấm đồng thời có
mưa, sấm đầu mùa, lúc này cá thường tập trung đi đẻ.
Tuổi thành thục và khả năng sinh sản của cá là một đặc tính dễ bị ảnh
hưởng bởi tác động của môi trường như nhiệt độ, thức ăn, chu kỳ quang Đó
là một quá trình sinh lý phức tạp của cơ thể có mối quan hệ mật thiết với yếu
tố môi trường nước, đặc biệt là nhiệt độ. Tuổi thành thục của cá chép có sự
khác nhau khi chúng sống ở những vùng có nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: Ở
vùng nhiệt đới cá chép có thể tham gia sinh sản lần đầu khi được 1 năm tuổi,

ở vùng lạnh cá chép phải đến 2 - 3 năm mới thành thục và thường đẻ ít lần
trong năm hơn so với cá chép vùng nhiệt đới (Phương Thảo, 2013) [12]. Một
ví dụ khác: Cá chép sống ở Châu Âu phải mất 3 - 4 năm tuổi mới thành thục,
khi đưa về vùng nhiệt đới ở Việt Nam hay Indonesia thì khoảng 1 - 1,5 tuổi đã
thành thục. Nhiệt độ thích hợp cho cá chép sinh sản dao động từ 24 – 30
0
C và
hàm lượng oxy hòa tan là 4 - 6 mg/L (Phương Thảo, 2013) [12].



10
Ngoài yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng sự thành thục cá chép thì yếu tố chất
lượng thức ăn cũng không kém phần quan trọng. Nếu trong quá trình nuôi vỗ,
thành phần và chất lượng thức ăn không cân đối, không phù hợp với từng giai
đoạn phát triển sinh dục, không phù hợp với tính ăn của loài sẽ ảnh hưởng đến
quá trình thành thục.
Cá chép thuộc loại đẻ trứng dính, sau 1 năm tuổi cá có thể tham gia
sinh sản lần đầu. Cá chép đẻ nhiều lần trong năm. Mùa sinh sản của cá thường
tập trung vào các tháng đầu năm (tháng 3 - 5) và vào giữa mùa mưa (tháng 8 -
9). Trong sinh sản nhân tạo cá chép sinh sản được quanh năm. Sự thành thục
và sinh sản của cá chép chịu tác động đồng thời của 2 yếu tố: Điều kiện bên
ngoài và bên trong. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó, cá chép không thể sinh
sản được (Ngô Thế Anh và cs, 2013) [1]. Khi cá đã thành thục tốt, nhu cầu
sinh thái sinh sản cần để cá chép đẻ trứng, ngoài sự có mặt của giới tính thì
giá thể và dòng nước là không thể thiếu được. Cá đẻ tự nhiên trong môi
trường nếu đủ các điều kiện sau:
• Có cá đực và cá cái thành thục.
• Có cây cỏ thủy sinh hay giá thể làm tổ.
• Có điều kiện môi trường nước thích hợp.

Sức sinh sản của cá chép, cá càng lớn sức sinh sản của cá càng cao.
Trong tự nhiên, sức sinh sản của cá chép dao động trong khoảng 100.000 -
150.000 trứng/1kg cá cái, đường kính trứng cá đo được sau khi trương nước
từ 1,1 - 1,2 mm, số lượng trứng của cá phụ thuộc vào khối lượng cá.
Khối lƣợng cơ thể (kg)
Số lƣợng trứng
0,3
30.000 - 60.000
0,5
60.000 - 80.000
1
120.000 - 140.000
2
250.000 - 300.000




11
2.1.2. Vấn đề môi trường nuôi cá chép nội
2.1.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các hoạt động sống
như: Sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư của thủy sinh vật, đặc biệt là
đối với cá vì cá là sinh vật biến nhiệt (Trương Quốc Phú, 2006) [7]. Nhiệt độ
của cá chỉ chênh lệch với nhiệt độ môi trường khoảng 1,5 – 1
0
C (Ngô Ngọc
Cát và cs, 2006) [4].
Đối với cá khi nhiệt độ môi trường tăng cá sẽ tăng cường trao đổi chất,
cường độ hô hấp, tuyến sinh dục chín nhanh, phôi phát triển nhanh và gây ra

nhiều dị hình. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột quá cao hoặc quá thấp có thể gây
chết cá. Nhiệt độ thấp làm chết cá được gọi là ngưỡng nhiệt độ dưới, nhiệt độ
cao làm chết cá được gọi là ngưỡng nhiệt độ trên. Mỗi loài có các ngưỡng
nhiệt độ khác nhau và trong cùng một loài ở các giai đoạn khác nhau thì
ngưỡng nhiệt độ cũng hoàn toàn khác nhau. Phạm vi nhiệt độ thích ứng thay
đổi tùy theo loài động vật, tuổi và thời gian sinh trưởng. Cá con có phạm vi
nhiệt độ thích ứng cao hơn cá trưởng thành. Thông thường nhiệt độ thích ứng
của đa số các loài cá nuôi từ 20 – 30
0
C. Giới hạn cho phép là từ 10 – 40
0
C
nếu nhiệt độ cao hơn 40
0
C hoặc thấp hơn 10
0
C ít loài cá nào có khả năng sống
sót (Trương Quốc Phú, 2006) [7].
Khi nhiệt độ tăng cá sẽ tăng cường trao đổi chất nên nhu cầu oxy cũng
tăng do đó làm giảm oxy trong nước, khi đó sẽ làm giảm khả năng kết hợp
hemoglobine và oxy. Để thỏa mãn nhu cầu oxy cá phải tăng cường đưa nước
qua mang được thực hiện bằng cách tăng tần số hô hấp đồng thời gia tăng
lượng máu đến mang và huy động hồng cầu từ kho dự trữ đến hệ thống tuần
hoàn làm gia tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu. Khi nhiệt độ tăng quá
cao cá không lấy đủ oxy dẫn đến chết. Ở nhiệt độ cao 25
0
C số lượng oxy cung
cấp cho cơ thể qua da chỉ còn một nửa so với nhiệt độ thấp. Ở 16
0
C lượng oxy

cung cấp cho cơ thể được lấy qua da lớn hơn qua mang (Đỗ Thị Thanh
Hương và cs, 2000) [5].



12
Cá chép thuộc nhóm rộng nhiệt, có thể chịu đựng nhiệt độ từ 0 – 40
0
C.
Cá sống được ở bên dưới lớp nước đóng băng vào mùa đông ở Châu Âu và
nhiệt độ cao vào mùa hè ở vùng nhiệt đới.
Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp cho cá chép là từ 24 – 28
0
C.
Môi trường có nhiệt độ dưới 12
0
C cá chép chậm lớn, ăn ít và dưới 5
0
C
cá ngừng bắt mồi.
2.1.2.2. Oxy
Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong
nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật đặc biệt là sinh vật thủy sinh vì hệ
số khuếch tán trong nước nhỏ hơn rất nhiều so với ngoài không khí.
Theo Swingle (1969) [9] thì nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng
cho tôm cá là trên 5ppm. Tuy nhiên, nếu hàm lượng oxy hòa tan vượt quá
mức độ bão hòa thì cá sẽ bị mắc bệnh bọt khí trong máu, làm tắc nghẽn các
mạch máu dẫn đến não và tim đưa đến sự xuất huyết ở các vây, hậu môn. Do
đó theo dõi sự biến động oxy trong ao là rất cần thiết (Trương Quốc Phú,
2006) [7].

Hình 2.2: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng oxy hòa tan lên sức khỏe cá. Theo
Swingle (1969) dẫn bởi Boyd (1990) [16].
Cá chỉ sống trong thời gian ngắn
Cá sẽ chết nến thời gian kéo dài
Cá sống nhưng sinh trưởng chậm
Hàm lượng thích hợp
0
0,3
1
2
3
4
5



13
2.1.2.3 pH
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực
tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: Sinh trưởng, tỷ lệ sống,
sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là từ 6,5 – 9 được thể
hiện qua hình:

Hình 2.3: Ảnh hƣởng của pH đến đời sống cá (Trƣơng Quốc Phú, 2006)
Khi pH môi trường quá cao hoặc quá thấp đều không thuận lợi cho sự
phát triển của thủy sinh vật. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá
thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình
trao đổi muối – nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Do đó pH là nhân tố
quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật.
pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng,

sinh trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường pH thấp sẽ chậm phát
dục, nếu pH quá thấp sẽ không đẻ hay đẻ rất ít (Trương Quốc Phú, 2006) [7].
Độ pH thích hợp cho cá chép sinh trưởng và thát triển trong khoảng từ
7 – 8, nhưng cá cũng có thể sống được trong điều kiện pH từ 6 – 8,5 (Trương
Quốc Phú, 2006) [7].
2.1.2.4 Độ mặn
Độ mặn được định nghĩa là tổng chất rắn hòa tan (TDS) trong nước. Độ
mặn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, sinh sản, dinh
dưỡng, tỷ lệ sống và di cư của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006) [7].
4
5
6
7
8
9
10
11
Chết
Sinh trưởng
chậm
Sinh trưởng
tốt
Sinh trưởng
chậm
Chết



14
Mỗi loài thủy sinh vật nói chung, chỉ sống ở nới có nồng độ muối thích

hợp. Thông qua các hoạt động sống của cơ thể, nồng độ muối dịch cơ thể luôn
luôn có quan hệ chặt chẽ với nồng độ muối ở môi trường ngoài. Điều hòa
muối là quá trình hoạt động của cơ thể đảm bảo cho dịch cơ thể giữ nguyên
được nồng độ và thành phần muối nhất định của mình chống lại những biến
đổi của môi trường ngoài. Tùy theo khả năng thích ứng với sự biến đổi của
nồng độ muối mà thủy sinh vật có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm thích ứng
rộng muối và hẹp muối. Khả năng này thùy thuộc vào thành phần loài. Khi
nồng độ muối ở môi trường ngoài giảm đi đột ngột, chênh lệch áp suất thẩm
thấu giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường ngoài tăng lên đột ngột nước sẽ
ngấm vào cơ thể và thủy sinh vật sẽ bị trương lên, dễ chết. Trong quá trình
điều hòa muối ở thủy sinh vật, có thể thấy rằng: nồng độ muối của dịch cơ thể
của thủy sinh vật bao giờ cũng trong khoảng 5 – 8‰, thấp nhất là 5‰ điều
kiện để bảo đảm cho thủy sinh vật còn sống được bình thường. Ở thủy sinh
vật nước ngọt, sức sống tăng lên khi nồng độ muối hạ thấp dưới 5 – 8‰. Có
thể cho rằng nồng độ muối 5 - 8‰ là ngưỡng sinh lý chung ở thủy sinh vật,
cần thiết cho các quá trình sống trong cơ thể có thể tiến hành được (Đặng
Ngọc Thanh, 1974) [10].
2.2. Tình hình nghiên cứu cá chép trong nƣớc và trên thế giới
2.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chép trên thế giới
Trên thế giới, Linnaeus là người đầu tiên mô tả về cá chép. Nó có
nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá chép ở châu Âu có nguồn gốc hoang
dã ở vùng Danubian và có tên khoa học Cyprinus carpio. Cá chép phân bố
rộng trên nhiều vùng địa lý, từ vùng cận nhiệt đới đến nhiệt đới. Cá sống chủ
yếu trong nước ngọt nhưng cũng sống được ở nước lợ có nồng độ muối thấp.
Chúng có thể sống được ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Loài cá này
đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ



15

dài tối đa khoảng 1,2 mét và cân nặng tối đa 37,3 kg cũng như tuổi thọ cao
nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu
hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại.
Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng
nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có
nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng
ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Nguyên thủy, chúng sinh trưởng ở
vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5 và
khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3 - 24 °C (Boyd, 1990) [16].
Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính
(không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân, có nguồn gốc
ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vẩy,
là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang
qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm
cả động vật phù du) hoặc cá chết.
Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm
mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm
cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá
bản địa. Tại Úc có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa
học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh
cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray - Darling,
với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các
loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu
vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó
được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt.
Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại



16

thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi
trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh.
Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới
300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt,
chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to (Micropterus salmoides)
(Boonbharm, 1977) [2].
Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn
tối vào dịp lễ Nôen.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu cá Chép nội trong nước
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông,
từ phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang
bị thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn
định: Trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi nguồn giống sinh sản hoàn toàn
chủ động. Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha.
Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh, là một mũi nhọn để
xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là ở các thành phố, trung tâm dịch vụ
góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng, tăng thu nhập và
giá trị xuất khẩu.
Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết,
khí hậu cộng với vấn đề trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích
hợp đã dẫn đến sự không ổn định của sản lượng nuôi. Các giống đã đưa vào
nuôi là: Cá chép, trôi, mè, trắm, lươn, ếch, ba ba, cá sấu Tuy nhiên, do thiếu
quy hoạch, không chủ động nguồn giống, thị trường không ổn định đã hạn
chế khả năng phát triển.
Nuôi cá mặt nước lớn: Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá chép, trắm,
ngoài ra còn thả ghép cá trôi, cá rô phi Do khó khăn trong khâu bảo vệ và
giá cá thấp nên lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm.




17
Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là nuôi cá kết hợp với cấy lúa trong
các ao đầm. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo ra việc
làm tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho nhân dân lao động ở các
tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Nuôi cá ruộng trũng: Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá
theo mô hình cá - lúa khoảng 580.000 ha. Năm 1998, diện tích nuôi cá khoảng
154.200 ha. Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn.
Đây là một hướng cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng
thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
- Cá chép ở Việt Nam là loài có nhiều dạng hình khác nhau, tuy nhiên
cá lưu giữ là loài cá chép trắng. Cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao
hồ, được nghiên cứu rất nhiều nhằm tạo giống lai kinh tế, tạo ra các dòng cá
có giá trị kinh tế cao.
- Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá
được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Đây là đối
tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè. Cá có thể nuôi đơn
hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao. Loài cá này còn được
nuôi để diệt ấu trùng muỗi. Cá còn dùng làm cá cảnh trong công nghệ di
truyền màu sắc.
- Sản lượng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng
do khai thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo, cá ra các vùng
nước tự nhiên và lai tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá
chép trắng Việt Nam.
- Do vậy việc lưu giữ dòng thuần cá chép trắng Việt Nam làm nguyên
liệu cho chọn giống, lai tạo các thế hệ con lai kinh tế là hết sức cần thiết và
mang ý nghĩa thực tiễn to lớn.

×