Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích văn hóa môi trường làm việc tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.04 KB, 14 trang )

Quản trị Hành vi Tổ chức

BÀI LÀM

Để hoàn thành bài tập cá nhân này, tôi xin chọn chủ đề văn hóa tổ chức để thực
hiện bài tập của mình.
Như chúng ta đều biết, văn hóa doanh nghiệp là một trong những động lực chính
thúc đẩy nhân viên tận tâm và gắn bó với doanh nghiệp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp
chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết
nhưng cũng không ít khó khăn.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, theo E.Heriot thì “Cái gì còn lại khi
tất cả những cái khác bị quên đi – cái đó là văn hóa”. Còn UNESCO lại có một định
nghĩa khác về văn hóa “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động
mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ,
cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ
thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc thể hiện
bản sắc riêng của mình”.
Vậy văn hóa tổ chức là gì? Văn hóa tổ chức là hình mẫu cơ bản của các giả thiết,
giá trị và niềm tin chung, chi phối cách suy nghĩ và hành động của nhân viên với các
vấn đề và các cơ hội. Những giá trị, giả thiết và niềm tin đại diện cho văn hóa tổ chức
hoạt động dưới bề mặt hành vi tổ chức. Chúng không được quan sát trực tiếp nhưng ảnh
hưởng của chúng bao trùm khắp nơi. Những yếu tố của văn hóa tổ chức được mô tả qua
sơ đồ sau:
NHỮNG YẾU TỐ CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC

1


Quản trị Hành vi Tổ chức


Người sáng lập
nhà lãnh đạo

Phần thưởng
mang tính văn
hóa

Đẩy mạnh văn hóa tổ
chức
Sự lựa chọn và
xã hội hóa

Lực lượng lao
động ổn định

Quản lý mạng
lưới văn hóa

+ Nội dung văn hóa của các tổ chức là khác nhau, đó là thứ tự tương ứng với niềm
tin, giá trị và những giả thiết. Khi thảo luận về văn hóa tổ chức, chúng ta thường đề cập
tới những nét văn hóa chi phối, những giá trị được đa số thành viên trong tổ chức chấp
thuận. Tuy nhiên, các tổ chức còn bao gồm những tiểu văn hóa xuất hiện ở nhiều bộ
phận, các khu vực địa lý và các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Thường thì các tiểu văn
hóa này đi theo hai xu hướng, một số tiểu văn hóa đề cao văn hóa chi phối qua việc ủng
hộ những giả thiết, những giá trị và những niếm tin tương đương. Một số khác bị gọi là
phản văn hóa bởi chúng đối trọi trực tiếp với những giá trị cốt yếu của tổ chức.
+ Những tiểu văn hóa này mang hai chức năng:
- Chức năng thứ nhất: duy trì các tiêu chuẩn hoạt động và hành vi đạo đức của tổ
chức. Các nhân viên nắm giữ những giá trị phản văn hóa là một đầu mối quan trọng
giám sát và phê bình giá trị chi phối. Họ khuyến khích xung đôỵ mang tính xây dựng và

cách suy nghĩ sáng tạo hơn về việc tổ chức nên làm thế nào để tạo tác động lẫn nhau
trong môi trường của mình.
- Chức năng thứ hai: hành động như một nền tảng để các giá trị mới xuất hiện
giúp công ty thay đổi phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhà cung cấp, xã hội và các
cổ đồng.
+ Các nội dung của văn hóa tổ chức:

2


Quản trị Hành vi Tổ chức

- Các câu chuyện và giai thoại của tổ chức: những câu chuyện về giai thoại và
những sự việc diễn ra trong quá khứ của doanh nghiệp có vai trò như những chỉ dẫn xã
hội hiệu quả về cách xử lý hay không xử lý công việc. Chúng chuyển tải những kiến
thức giá trị trong toàn bộ tổ chức thông qua việc cung cấp chủ nghĩa hiện thực có tình
cảm của con người cho những dự tính của doanh nghiệp, các tiêu chuẩn hoạt động cá
nhân cũng như những quy định xử phạt.
- Nghi thức và các buổi lễ trong doanh nghiệp:

 Nghi thức: là những quy trình cuộc sống thường nhật của công ty nhấn mạnh
tầm quan trọng của văn hóa của doanh nghiệp.

 Các buổi lễ: là các hoạt động theo kế hoạch thể hiện văn hóa doanh nghiệp
được thực hiện vì lợi ích của một tập thể khán giả.
- Ngôn ngữ tổ chức: ngôn ngữ sử dụng tại nơi làm việc cho thấy quy mô văn hóa
của doanh nghiệp. Nhân viên xưng hô với đồng nghiệp như thế nào, mô tả khách hàng
ra sao… tất cả đều là biểu tượng bằng lời về các giá trị văn hóa.
- Bài trí trụ sở và các biểu tượng: cách bài trí trụ sở cũng thể hiện văn hóa hay
những lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó. Cách bài trí cũng thể hiện ý tưởng và

ý nghĩa của doanh nghiệp.
- Văn hóa và hoạt động của tổ chức:

 Thứ nhất: văn hóa công ty gắn chặt với một hình thái kiểm soát xã hội có ảnh
hưởng tới các quyết định và hành vi của nhân viên. Văn hóa lan tỏa khắp nơi và chúng
hoạt động vô ý thức.

 Thứ hai: văn hóa doanh nghiệp là “chất keo xã hội” gắn mọi người với nhau
và khiến họ cảm thấy mình như một phần trong sự thành công của tổ chức. Nhân viên
được thúc đẩy thực hiện theo nét văn hóa chi phối của doanh nghiệp bới nó đáp ứng
nhu cầu của họ về đặc tính xã hội. Chất keo xã hội này ngày càng trở nên quan trọng
như một cách thu hút nhân viên mới và giữ chân những người giỏi.
- Sức mạnh và sự thích nghi của văn hóa tỏ chức: một văn hóa tổ chức mạnh tồn
tại khi đa số nhân viên trong tổ chức đều chấp nhận những giá trị chi phối. Những giá
trị cũng được thể chế hóa thông qua các hiện tượng được tổ chức tốt, bằng cách đó
khiến các giá trị này khó thay đổi.

3


Quản trị Hành vi Tổ chức

- Các văn hóa mạnh hiệu quả hơn khi các giá trị văn hóa phù hợp với môi trường
của tổ chức. Bởi vậy, không văn hóa doanh nghiệp nào mạnh tới mức cản trở nhân viên
nhận ra những quan điểm lựa chọn hay đè nén hoàn toàn những tiểu văn hóa không
chính thống. Các tổ chức dường như chỉ thành công khi họ có một văn hóa thích ứng.
- Văn hóa thích ứng: một văn hóa doanh nghiệp mà nhân viên chú trọng vào sự
thay đổi nhu cầu của khách hàng và những cổ đông khác và ủng hộ các biện pháp để
doanh nghiệp theo kịp những thay đổi này.
- Bất kể là sáp nhập hai văn hóa doanh nghiệp hay thay đổi các giá trị hiện có

của Công ty, lãnh đạo các công ty cần biết cách làm thế nào để thay đổi và củng cố văn
hóa chi phối của tổ chức.
+ Các tổ chức cần phải xã hội hóa, xã hội hóa tổ chức là quy trình mỗi cá nhân
tiếp thu các giá trị, các hành vi xử sự và những kiến thức xã hội cần thiết để đảm nhận
vai trò của mình trong tổ chức.
+ Xã hội hóa tổ chức là một quá trình vừa học tập vừa điều chỉnh. Nó là một quá
trình học tập bởi những nhân viên mới cố gắng làm quen với nơi làm việc, những động
lực xã hội, môi trường chiến lược và văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, xã hội hóa hiệu quả
cho phép những nhân viên mới tạo ra một bản đồ kiến thức về các vấn đề như những
độc lực tự nhiên, xã hội, văn hóa và chiến lược của tổ chức mà không cần nhiều thông
tin quá.

Quản lý vai

(người
+ Xã hội hóa là một quá trình điều chỉnh, bởitrò
mỗi
cá nhân đều cần hòa nhập với
môi trường làm việc mới của họ.

công ty)

- Tăng
cườngngày tuyển dụng đầu tiên
+ Xã hội hóa là một quá trình liên tục, bắt đầu
từ trước
Kết quả xã
các người
mối quan
và tiếp tục diễn ra trong suốt quá trình làm việc của

nhân viên tại công ty đó. Tuy
hội hóa
việc. giới của tổ chức, như khi
nhiên, nó diễn ra mạnh nhất khi con người vượt hệ
quacông
các ranh
- Động cơ làm
Thựcnhiệm
hành vụ ở nước ngoài. Vì vậy
họ vừa gia nhập công ty hay được giao thực hiện- một
Đụng độ
việc cao hơn.

hội
hóa
hành
trong xã hội hóa tổ chức có ba giai đoạn, những những
giai đoạn
nàyviđều diễn ra song song với
(Người mới
- Trung thành
tiền
tuyển
vaithành
trò mới.
sự chuyển tiếp của mỗi cá nhân từ người ngoài trở
người mới đến sau đó trở
đến)
hơn.
dụng người

(ngườicủa Công ty.
- Giả thuyết
thành
So sánh
- Hài lòng
ngoài)
những
xung
NHỮNG GIA ĐOẠN CỦA XÃ
HỘI
HÓA TỔ CHỨC
những gì họ
hơn.
- Tìm hiểu về
đột giữa công
mong đợi với
- Giảm Stress
tổ chức và
việc và những
những thực tế
- Giảm thay
công việc.
hoạt động
về nơi làm
đổi nhân viên
- Xác lập thỏa
ngoài công
việc mà họ đã
4
thuận tâm lý.

việc.
biết


Quản trị Hành vi Tổ chức

+ Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Lắp Dầu Khí Hòa Bình (PVC 5) có tên tiếng anh
là: Petrovietnam Construction 5 JSC.
+ Địa chỉ: Phòng 112 – CT5 Khu Đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Huyện Từ Liêm –
Thành phố Hà Nội.
+ Lĩnh vực hoạt động:
-

Xây lắp chuyên ngành dầu khí:
Xây dựng nhà máy lọc dầu.
Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn dầu khí.
Thiết kế, thi công, sửa chữa giàn khoan, chân đế, bồn bể.
Sản xuất và lắp đặt các phụ kiện khoan khai thác dầu khí.
Đống tàu và kinh doanh các thiết bị ngành dầu khí.
- Xây dựng công nghiệp:
Tổng thầu EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện, khí điện, lắp đặt hệ thống
đường dây tải điện lên đến 35KV.
Lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghiệp, thiết bị điều khiển, tự động
hóa cho các công trình công nghiệp…

5


Quản trị Hành vi Tổ chức


- Xây dựng dân dụng:
Đầu tư, tư vấn, thiết kế các công trình dân dụng.
Tổng thầu EPC các dự án xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư
cao cấp.
- Đầu tư xây dựng khu công nghiệp:
Xây dựng các khu công nghiệp cà đô thị mới.
Thi công san lấp mặt bằng, đường xá.
Xây dựng nhà máy xi măng, trạm trộn bê tông và sản xuất vật liệu xây
dựng.
+ Quan điểm phát triển: Phát huy tối đa những nguồn lực sẵn có, tranh thủ sự hỗ
trợ của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam và hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong
và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển, tạo ra lợi thế cạnh trên thị trường trong
nước và Quốc tế.
+ Nguyên tắc phát triển:
Tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp.
Tập trung trọng tâm vào xây lắp các dự án có tỷ trọng chất xám lớn và
công nghệ cao.
Tăng dần quy mô các dự án làm tổng thầu EPC.
+ Các dự án đã thực hiện:
Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Nhà Máy lọc dầu Dung Quất.
Tổng kho xăng dầu Cù Lao Tào – Vũng Tàu.
Dự án khu công nghiệp Minh Hòa – Thái Bình.
Khu Công nghiệp Dịch Vụ Dầu Khí Tiền Giang.
Quỳnh Lưu Plaza.
Trung tâm dịch vụ Dầu Khí Quảng Ngãi.
Công ty cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Hòa Bình thuộc Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia
Việt Nam, chính vì vậy văn hóa tổ chức của PVC 5 cũng kế thừa và phát huy những
truyền thống văn hóa tổ chức của Tổng công ty. Cùng với nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh, công ty luôn xác định kiên trì và xây dựng nền tảng văn hóa Dầu khí vừa


6


Quản trị Hành vi Tổ chức

đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang màu sắc dầu khí. Văn hóa tổ chức, văn hóa dầu khí
mà công ty xây dựng là: Đoàn kết – kỷ cương; Chất lượng – Hiệu quả; An toàn – Chắc
chắn; Nhân ái – Trách nhiệm; Vì PVN phát triển bền vững, vì tổ quốc Việt Nam phồn
vinh.
Công ty luôn xây dựng văn hóa tổ chức để cán bộ, công nhân viên trong ngành
hiểu rằng ngành dầu khí nói chung và Công ty cổ phần Xây Lắp Dầu khí Hòa Bình nói
riêng không phải của riêng ai mà của chính cán bộ công nhân viên của cả tập đoàn và
của cả nước. Xây dựng nền văn hóa của Công ty dựa trên cơ sở phát huy nét đẹp truyền
thống, tiếp thu văn minh hiện đại, đồng thời loại bỏ thói văn hóa xấu, đạo đức xấu trong
đời sống, trong kinh doanh, xây dựng đạo đức lối sống, đạo đức kinh doanh của một xã
hội tiên tiến, văn minh.
Phương châm hành động của công ty đó là: Đồng tâm hiệp lực – Đổi mới hội
nhập – Phát triển bền vững. Trong đó, đồng tâm hiệp lực là tiền đề, Đổi mới hội nhập là
phương tiện, Phát triển bền vững là mục tiêu.
Nền tảng văn hóa của Công ty được xây dựng trên nền tảng lấy con người làm
gốc, xuất phát từ triết lý mọi sự thành bại của doanh nghiệp đều do con người. Để làm
được việc này văn hóa của công ty phải góp sức xây dựng được đội ngũ lao động cần
cù, sáng tạo, có tri thức.
Chính vì sự tiếp nối truyền thống văn hóa tổ chức của Tập đoàn mà bất cứ ai khi
đến và tiếp xúc với những cãn bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Xây Lắp Dầu
Khí Hòa Bình (PVC 5), đều cảm nhận thấy được một văn hóa tổ chức nhất quán trong
từng hành vi của nhân viên, trong những cách bố trí nơi làm việc…
Trước hết, tôi muốn đề cập đến văn hóa trong giao tiếp tại công ty. Nếu ai đến
với PCV 5, khi bước vào công ty sẽ được sự chào hỏi ân cần của cô lễ tân với trang

phục gọn gàng, lời nói nhẹ nhàng lễ phép thì sẽ hiểu được phần nào văn hóa giao tiếp
tại công ty. Tại công ty, các đồng nghiệp nói chuyện với nhau cũng rất nhẹ nhàng và cởi
mở. Mọi người sẽ không phân biệt nhân viên mới và nhân viên cũ, rất tận tình chỉ bảo.
Tối còn nhớ, đó là những ngày cuối năm công ty có tuyển một nhân viên mới vào
phòng kế toán như các bạn biết cuối năm bao giờ công việc cũng bận rộn, mọi người ai
cũng có hàng núi công việc cần phải hoàn thành. Lúc này, việc chỉ bảo một nhân viên
mới là rất khó nếu như ở các công ty khác tôi nghĩ rằng nhân viên mới này sẽ không

7


Quản trị Hành vi Tổ chức

được bảo ban tận tình mà thậm chí còn bị chèn ép, nhưng đối với những nhân viên của
PVC 5 thì khác, các anh chị trong phòng vẫn tranh thủ lúc nào rảnh ví dụ như thời gian
buổi trưa, hay những lúc công việc liên quan đến phần hành nhân viên mới này phụ
trách các anh chị trong phòng đều chỉ bảo. Hay một hôm khác, Linh (một nhân viên phụ
trách phần hành kế toán ngân hàng) phải đi ra nhân hàng để làm một số việc do công
việc tại phòng đang rất bận nên chưa đi được thì Hoa (nhân viên mới) có ý sẽ đi hộ chị
Linh, nhưng Linh cảm ơn Hoa và giải thích với Hoa rằng “cảm ơn em, nhưng đây là
công việc chị phải làm mới lại em cũng chưa quen giao dịch tại đó nên chị sẽ sắp xếp
công việc để đi, lúc khác nếu công việc cần gấp hơn chị sẽ nhờ em. Bây giờ em có thể
giúp các anh chị khác ở trong phòng cũng được” lời nói của chị Linh làm cho Hoa thấy
rất tình cảm và càng có thêm tinh thần học hỏi công việc và phấn đấu trở thành nhân
viên chính thức của Công ty. Qua đó, càng thấy được văn hóa của Công ty được xây
dựng ngay từ cách giao tiếp giữa các nhân viên trong công ty.
Không chỉ có văn hóa công ty trong giao tiếp mà PVC 5 còn xây dựng cả văn
hóa trong làm việc. PVC 5 luôn xác định, trong môi trường làm việc có được các yếu tố
như tính năng động, hiện đại, tính chuyên nghiệp thì đây là một trong những tiêu chí
hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay sự thăng tiến của cá nhân

ở bất kỳ vị trí nào. Vì vậy, trong nơi làm việc PVC 5 cũng có những quy định cụ thể về
văn hóa nơi làm việc. Ví dụ như:
+ Đối với nơi làm việc của cá nhân:
-

Giữ gìn cảnh quan nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ.

-

Sắp xếp các thiết bị phục vụ công việc vật dụng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

-

Khi đứng dậy khỏi nơi làm việc tài liệu phải được sắp xếp ngay ngắn.

-

Phân loại, lưu trữ tài liệu nghiên cứu, phục vụ công việc một cách khoa học

thuận tiện khi tra cứu.
+ Đối với môi trường làm việc chung:
- Chủ động giữ gìn công sở xanh, sạch, đẹp hoặc liên hệ với bộ phận có trách
nhiệm để kịp thời xử lý những vấn đề có liên quan đến vệ sinh chung của công ty.
- Không vứt rác bừa bãi, không ăn quà vặt và hút thuốc tại nơi làm việc.
- Không tụ tấp, tán gẫu, trò chuyện ồn ào gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
+ Tác phong thì cán bộ công nhân viên tuân thủ mặc đồng phục theo quy định,

8



Quản trị Hành vi Tổ chức

đeo biển hiệu tên của mình trong thời gian làm việc và trong khi đi giao dịch với đối
tác.
+ Trong khi làm việc phải:
- Đi làm đúng giờ.
- Chào hỏi mọi người khi đến chỗ làm.
- Liên lạc trước với cán bộ quản lý khi vắng mặt hay khi đi làm muộn.
- Không rời chỗ làm trong thời gian làm việc trừ trường hợp phải đi giao dịch ở
bên ngoài.
- Tránh cản trở người khác trong quá trình làm việc.
- Tắt hết thiết bị điện và đặt các thiết bị an toàn vào đúng chỗ quy định trước khi
ra về.
Một ví dụ về văn hóa nơi làm việc là, trong công ty có phòng kế hoạch kỹ thuật
là một phòng đa số là con trai, công việc cũng rất nhiều cần phải có sự tư duy, chính vì
vậy mà hầu hết các nam nhân viên ở phòng này đều hút thuốc lá. Tuy công ty xây dựng
nét văn hóa không hút thuốc tại nới công sở nhưng điều này vẫn không thể tránh khỏi,
do đó công ty phải tạo ra một phòng để những nhân viên có nhu cầu hút thuốc lá thì có
thể vào phòng đó. Nhưng, trong phòng kế hoạch có nhân viên tên Sơn lại không như
vậy trong khi các nhân viên khác vào phòng đó để hút thuốc thì anh này cứ ngang nhiên
hút thuốc trong phòng hay bất cứ nới nào ngay cả những nơi có phụ nữ. Mọi người rất
khó chịu nhưng vì không muốn gây căng thẳng không khí làm việc nên hầu hết mọi
người không nới mà chỉ tránh ra chỗ khác. Chỉ có Mai (nhân viên lễ tân) nhắc nhỏ anh
ấy là: “anh ơi, công ty mình có phòng để hút thuốc anh vào đấy cùng các anh khác cho
vui” nhưng đâu vẫn cứ đấy không thay đổi. Sau một thời gian dài chắc anh Sơn này
thấy mọi người làm việc tại các phòng ban trong công ty ai cũng ngăn nắp gọn gàng,
nên sự vô tổ chức của anh ta thấy lạc lõng giữa mọi người vì vậy dần dần Sơn cũng vào
trong phòng hút thuốc cùng mọi người. Điều này cho ta thấy rằng, đôi khi mọi việc
tưởng chừng rất khó thay đổi nhưng khi tổ chức làm cho họ thấy những hành động đó là
không phù hợp nơi công sở thì mọi việc sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

Ngoài ra văn hóa của Công ty còn thể hiện ở văn hóa hội họp, những cuộc họp
luôn đóng vai trò quan trọng vì đó là nơi mà bầu không khí và văn hóa của tổ chức
được duy trì, là một trong những cách thức để các tổ chức nói với đội ngũ nhân viên

9


Quản trị Hành vi Tổ chức

của mình rằng “bạn là một thành viên của tập thể”. Trong các buổi họp, công ty cũng
quy định những nghi thức cụ thể như:
+ Nghi thức cuộc họp:
- Đến trước ít nhất 10 phút trước khi cuộc họp bắt đầu.
- Hiểu rõ những yêu cầu và nội dung cuộc họp, nếu có điểm chưa rõ phải trao đổi.
- Tuân thủ các quy tắc của người chủ trì cuộc họp.
- Để điện thoại ở chế độ rung.
- Không làm việc riêng trong khi họp như độc sách báo, chời trò chơi trên điện
thoại….
+ Trong buổi họp nội bộ:
- Lãnh đạo ngồi vào ghế chủ tọa được ngồi ở vị trí trung tâm.
- Người quan trọng ngồi ngay sau lãnh đạo phía tay phải.
- Các vị trí khác xếp theo thứ tự ưu tiên.
Quy định trong văn hóa họp của công ty rất cụ thể và rõ ràng, rất nhiều nhân viên
đã thực hiện tốt được nét văn hóa này, tuy nhiên vẫn có một số nhân viên vì lý do này,
lý do khác trong một số buổi họp với đối tác làm ăn vẫn còn hiện tượng nói chuyện điện
thoại to trong giờ họp, hay chơi game, độc internet khi các lãnh đạo phát biểu điều đó
đã làm cho văn hóa họp của công ty giảm bớt đi trong mắt khách đến tham dự.
Gần đây nhất là ngày 16 tháng 12 năm 2011, công ty có thâm gia chương trình văn
nghệ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập công đoàn dầu khí Việt Nam công ty đã tham gia
hội nghị này rất nhiệt tình, và các văn hóa trong hội họp cũng được cán bộ công nhân

viên áp dụng rất tốt, để lại nhiều ấn tượng đối với với công ty thành viên trong tập đoàn
và làm mạnh hơn nét đẹp văn hóa tổ chức của tập đoàn.
Về ứng xử trong nơi làm việc cũng được công ty quy định rất rõ ràng, cụ thể:
+ Có ý thức trách nhiệm trong công việc, thường xuyên học hỏi để nâng cao trình
độ, chủ động, sáng tạo để hoàn thành tốt công việc được giao (đối với công ty định kỳ
sáu tháng một lần là tiến hành kiểm tra nghiệp vụ đối với tất cả các cán bộ công nhân
viên dưới hình thức thi viết).
+ Chấp hành sự điều động, phân công công tác của công ty.
+ Không được chốn tránh, đùn đẩy nhiệm vụ khi thực hiện công việc.

10


Quản trị Hành vi Tổ chức

+ Khi thực hiện công việc phải phối hợp giữa cá nhân với các bộ phận liên quan
để công việc được thuận lợi nhất, đạt kết quả cao.
+ Luôn có thái độ cầu thị thẳng thắn, chân thành tham gia đóng góp ý kiến trong
công việc.
Chính vì xây dựng được nét văn hóa này mà hầu hết các công việc của các phòng
ban trong công ty đều được phối hợp nhịp nhàng với nhau và đạt được hiệu quả.
Một vấn đề tồn tại ở công ty đó là bảo hiểm xã hội của các nhân viên, trường hợp
của Anh Nguyễn Văn Hải một thời gia dài công tác tại công ty và tham gia đóng bảo
hiểm xã hội, những vì một số lý do sau gần sáu năm công tác anh chuyển sang công tác
mới nên không tham gia đóng bảo hiểm tại công ty nữa. Anh Hải muốn lấy sổ bảo hiểm
xã hội để tiếp tục tham gia cùng với công ty mới, nhưng thủ tục chuyển sổ bảo hiểm
cũng mất rất nhiều thời gian một phần là do cán bộ bảo hiểm, một phần cũng do nhân
viên phụ trách công việc này của công ty vẫn chưa được sát sao. Nhưng với sự nhiệt
tình giúp đỡ của lãnh đạo, công việc của anh Hải đã được giải quyết hợp lý.
Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển có những việc mà PCV 5 đã làm được

nhưng có những việc mà PCV 5 còn chưa làm được, tuy vậy với các lãnh đạo và cán bộ
công nhân viên của công ty luôn xây dựng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của
công ty:
+ Tôn trọng chuẩn mực đạo đức:
- Không lạm dụng quyền lực hay chức vụ.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân.
- Loại trừ biểu hiện đối xử không bình đẳng và thiếu tôn trọng lẫn nhau.
- Thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của mình và học hỏi những bạn đồng nghiệp
khác.
+ Tiêu chuẩn đạo đức trong công tác:
- Mọi người pahir cùng làm việc vì mục đích chung của công ty.
- Toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty lịch sự, nhã nhặn, chuyên nghiệp.
- Ý kiến của mọi người phải được đánh giá đúng, và phải được lắng nghe.
+ Tập thể luôn học hỏi không ngừng cải tiến:
- Công ty đã và đang phấn đấu xây dựng một môi trường làm việc tích cực, sáng
tạo, khuyến khích các buổi thảo luận giữa các nhóm, các phòng với nhau.

11


Quản trị Hành vi Tổ chức

- Nỗ lực xây dựng môi trường làm việc theo đó mỗi thành viên sẽ chủ động thực
hiện công việc, phát huy tính sáng tạo của bản thân để công việc đạt được hiệu quả cao
nhất.
+ Đối với đồng nghiệp, nhân viên của công ty phải tôn trọng đồng nghiệp của
mình để tạo ra một môi tường làm việc tôn trọng lẫn nhau, loại trừ những sự quấy rối,
xúc phạm, đe dọa đối với cán bộ công nhân viên.
+ Sử dụng sự phân quyền trong công ty: do vị trí làm việc trong công ty vì vậy
một số cán bộ được phân quyền trong một số công việc nhất định. Nhưng sử dụng sự

phân quyền này như thế nào cho hợp lý cũng được công ty quy định rõ, sự phân quyền
được sử dụng trên cơ sở tôn trọng mọi cán bộ công nhân viên, khách hàng, chính quyền
địa phương và các đối tác.
+ Sự chính xác, trung thực của hệ thống văn bản, tài liệu: toàn bộ hệ thống văn
bản, tài liệu của công ty phải chân thực và truyền đạt thông tin chính xác khi được ban
hành. Hệ thống tài liệu phải phù hợp với chính sách hiện tại của công ty và pháp luật
Việt Nam. Không được sao chụp, copy và gửi hồ sơ của công ty ra bên ngoài dưới bất
kỳ hình thức nào khi chưa được sự đồng ý của cán bộ quản lý cấp trên.
+ Việc tuyển dụng phải diễn ra theo đúng quy trình tuyển dụng và quy định
tuyển dụng của công ty, việc đề bạt được quy định trong chính sách nhân sự. Công tác
tuyển dụng phải đảm bảo khách quan, trung thực, phù hợp. Nghiêm cấm các trường hợp
tiêu cực, mưu lợi cá nhân….
Qua tất cả các quy định cho thấy rằng công ty đã xây dựng cho mình một văn
hóa tổ chức dưới sự kế thừa văn hóa tổ chức của tập đoàn với những quy định rất cụ thể
và rõ ràng giúp cho các cán bộ công nhân viên từ những nhâ viên mới vào làm việc cho
đến những nhân viên đã làm lâu lăm đều có thể thực hiện được. Nói về văn hóa tổ chức
của Công ty cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Hòa Bình, tôi không có gì phải bình luận cũng
không thấy có vấn đề gì nổi cộm để phải đưa ra các giải pháp, tuy nhiên tôi xin đóng
góp một vài ý kiến nhỏ của mình đó là:
+ Đối với các nhân viên cũ, một số rất ít những người có kinh nghiệm làm việc
lâu năm ở công ty khi có nhân viên mới vào vẫn có thái độ khinh khỉnh, đôi khi chưa
thực sự hợp tác trong công việc nên mong rằng các anh chị này hãy nhìn vào văn hóa tổ

12


Quản trị Hành vi Tổ chức

chức của công ty mình mà các cấp lãnh đạo đã mất rất nhiều thời gian gây dựng mà có
những cách thay đổi cho phù hợp. Để không bị đánh giá sai lệch đi nét văn hóa tổ chức

của công ty nói riêng và của cả tập đoàn nói chung.
+ Đối với những nhân viên mà ý thức chưa tốt trong các cuuocj họp thì cần tự
bản thân mỗi cá nhân đó xem xét lại và có cách ứng xử cho hợp lý ở nơi đông người để
hình ảnh của công ty mình không bị mất đi.
+ Đối với một số ít lãnh đạo cũng nên cởi mở hơn với nhân viên để nhân viên
của mình dễ dàng chia sẻ công việc.
Qua môn học này, cho tôi thấy rằng văn hóa trong mỗi tổ chức bắt nguồn từ con
người. Văn hóa trong tổ chức được xây dựng từ những cái rất nhỏ như cách bố trí nới
làm việc, cách giao tiếp giữa các nhân viên, cách tham gia họp hay các chuẩn mực đạo
nghề nghiệp… tất cả những điều đó phải được xây dựng nên từ ý thức của mỗi nhân
viên, vì vậy con người trong mỗi tổ chức góp một phần rất lớn vào việc xây dựng văn
hóa của tổ chức đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Quản trị hành vi tổ chức”, Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị kinh
doanh quốc tế - Đại học Griggs.

2. Slide bài giảng “Quản trị hành vi tổ chức” Chương trình đạo tạo thạc sỹ quản trị
kinh doanh quốc tế - Đại học Griggs.

3. Webside: pvc.vn

13


Quản trị Hành vi Tổ chức

14




×