Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai VN5885 tại đan phượng, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN VƯỢNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG
PHÂN BÓN VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG NGÔ
LAI VN5885 TẠI ĐAN PHƯỢNG – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự chỉ bảo của
thầy hướng dẫn và giúp đỡ của tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu Ngô. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với những lời cam đoan trên

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Vượng


ii
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành được đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân
bón và mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai VN5885 tại
Đan Phượng, Hà Nội”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh
đạo, các thầy hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
- PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng
dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Ngô, tập thể cán bộ
Bộ môn Khuyến nông, Bộ môn Cây thức ăn Chăn nuôi và Bộ môn Công nghệ Sinh
học – Viện nghiên cứu Ngô đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản Luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và các thầy cô, các nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp và gia
đình đã động viên cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Đan Phượng - 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Vượng


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2

2.2. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam .................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới ..................................... 4
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam ...................................... 7
1.3. Kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới và Việt Nam ....................... 10
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới ........................................ 10
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón ở Việt Nam ........................................ 13
1.4. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới và Việt Nam ....... 16
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới ......................... 16
1.4.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô tại Việt Nam ........................ 19
Chương II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 24
2.1. Vật liệu, địa điểm , thời gian nghiên cứu ................................................. 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng .......................................... 24
2.3.2. Xác định hiệu quả kinh tế...................................................................... 26
2.4. Các biện pháp kĩ thuật canh tác ............................................................... 26


iv

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi (theo quy chuẩn Viện Nghiên cứu Ngô
và của CIMMYT) ............................................................................................ 27
2.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 30

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 31
3.1. Kết quả phân tích phương sai một số chỉ tiêu đối
với giống ngô VN5885 .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Ảnh hưởng của phân N, P, K và mật độ đến thời gian sinh trưởng
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 31
3.2.1. Ảnh hưởng của phân N, P, K đến thời gian sinh trưởng
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 31
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 32
3.1.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K và mật độ đến thời gian sinh
trưởng của giống ngô VN5885........................................................................ 33
3.2. Ảnh hưởng của phân N, P, K và mật độ đến một số đặc điểm hình thái
cây của giống ngô VN5885 ............................................................................. 34
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K đến một số đặc điểm hình thái
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 37
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm hình thái
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 38
3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K và mật độ đến một số đặc điểm
hình thái của giống ngô VN5885 .................................................................... 34
3.3. Ảnh hưởng của phân N, P, K và mật độ đến mức độ chống chịu
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 39
3.3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K mức độ chống chịu
của giống ngô VN5885 ..................................................................................... 39
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ chống chịu
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 40


v
3.3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K và mật độ đến mức độ chống chịu
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 41

3.4. Ảnh hưởng của phân N, P, K và mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống ngô VN5885 .............................................................. 42
3.4.1. Ảnh hưởng của phân N, P, K đến yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của giống ngô VN5885 ............................................................................ 44
3.4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống ngô VN5885 ................................................................................... 45
3.4.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K và mật độ đến yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống ngô VN5885 .............................................. 42
3.5. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTNT

Phát triển nông thôn

TPTD

Thụ phấn tự do

CS

Cộng sự

ATP


Adenosine triphosphate

FAO

Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc

CIMMYT

Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mỳ Quốc tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BNN

Bộ Nông nghiệp

P1000 hạt

Khối lượng nghìn hạt

A0

Ẩm độ hạt

EP

Số bắp trên cây


FE

Số bắp hữu hiệu/Ô

HP

Số cây thu hoạch/Ô

NSTT

Năng suất thực thu

P.Ô

Khối lượng bắp tươi/Ô

S.Ô

Diện tích ô thí nghiệm

PB

Phân bón

TP

Tung phấn

PR


Phun râu

TGST

Thời gian sinh trưởng

TP – PR

Thời gian chênh lệch giữa tung phân và phun râu

CC

Chiều cao cây;

ĐB

Chiều cao đóng bắp

TB

Trung bình

TT

Thứ tự

CT

Công thức


ĐK bắp

Đường kính bắp

TLH

Tỷ lệ hạt

VCR

Tỷ số thu nhập gia tăng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới (2011- 2014) ... 5
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 ............. 8
Bảng 1.3: Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2013-2015.................... 9
Bảng 1.4: Lượng dinh dưỡng cây ngô hút từ đất và phân bón (kg/ha) ........... 10
Bảng 1.5: Sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng ở cây ngô ............................... 11
Bảng 1.6. Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc mật độ và phân bón ................... 12
Bảng 1.7: Nhu cầu dinh dưỡng cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%) ...... 14
Bảng 2.1:Các mức phân bón và mật độ trong thí nghiệm .............................. 25
Bảng 3.1. Kết quả phân tích phương sai một số chỉ tiêu đối với giống ngô
VN5885 ........................................................................................................... 66
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân N, P, K đến thời gian sinh trưởng của giống
ngô VN5885 ..................................................................................................... 31
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian sinh trưởng của giống
ngô VN5885 .................................................................................................... 32

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón N, P, K và mật độ đến thời gian
sinh trưởng của giống ngô VN5885 ................................................................ 33
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K đến một số đặc điểm
hình thái của giống ngô VN5885 .................................................................... 38
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm hình thái của giống
ngô VN5885 .................................................................................................... 39
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K và mật độ đến một số
đặc điểm hình thái của giống ngô VN5885..................................................... 36
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K mức độ chống chịu của giống
ngô VN5885 ..................................................................................................... 40
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ đến mức độ chống chịu
của giống ngô VN5885 ...................................................................................... 40


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân
bón và mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai VN5885 tại
Đan Phượng, Hà Nội”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh
đạo, các thầy hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
- PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng
dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Ngô, tập thể cán bộ
Bộ môn Khuyến nông, Bộ môn Cây thức ăn Chăn nuôi và Bộ môn Công nghệ Sinh
học – Viện nghiên cứu Ngô đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản Luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và các thầy cô, các nhà khoa học, các bạn bè đồng nghiệp và gia
đình đã động viên cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề

tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Đan Phượng - 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Vượng


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô Việt Nam 2012-2015 ........... 8
Hình 1.2. Năng suất trung bình của 7 giống ngô ở 5 mật độ theo 3 khoảng
cách hàng (Đan Phượng – Xuân 2006) ........................................................... 21
Hình 1.3. Năng suất trung bình 3 vụ, 4 mật độ, theo 3 khoảng cách
hàng của 5 giống ............................................................................................. 22
Hình 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón N, P, K và mật độ đến đặc
điểm hình thái cây giống ngô VN5885 ........................................................... 37
Hình 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón N, P, K và mật độ đến khối
lượng 1.000 hạt và tỉ lệ hạt của giống ngô VN5885 ....................................... 48
Hình 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón N, P, K và mật độ đến năng
suất thực thu của giống ngô VN5885.............................................................. 49
Hình 3.4. Hiệu quả kinh tế mang lại của giống ngô VN5885 ở các liều lượng
phân bón N, P, K và mật độ gieo trồng ........................................................... 62


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực có năng suất
cao, khả năng thích ứng rộng và được trồng ở hầu hết các vùng trên thế giới.
Năm 2014, diện tích trồng ngô trên thế giới đạt 183,32 triệu ha, năng suất trung
bình đạt 55,7 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 1021,62 triệu tấn. Trong đó, Mỹ, Trung
Quốc, Braxin là ba nước đứng đầu về diện tích và sản lượng. Mỹ là nước có
diện tích lớn nhất với 33,7 triệu ha, năng suất bình quân đạt 100,73 tạ/ha và sản
lượng đạt 361,09 triệu tấn chiếm 35,34% tổng sản lượng ngô toàn thế giới
(FAO, 2015)[45].
Ở Việt Nam trong những năm gần đây diện tích sản xuất ngô có nhiều
thay đổi theo xu hướng giảm và thay thế bằng cây trồng khác. Việc sử dụng các
giống ngô lai trong sản xuất, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
tiên tiến đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng ngô. Tuy nhiên năng
suất ngô trung bình ở nước ta vẫn còn thấp so với trung bình trên thế giới và
trong khu vực. Năm 2014 năng suất ngô của Việt Nam đạt 44,1 tạ/ha (Tổng cục
thống kê, 2015)[47] chỉ bằng 71,8% năng suất ngô của Trung Quốc, 43,78 %
của Mỹ và 79,17 % năng suất trung bình của thế giới (FAO, 2015)[45]. Năm
2015 diện tích trồng ngô của cả nước đạt 1.179,3 nghìn ha, năng suất 4,48
tấn/ha và sản lượng là 5,281 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2015)[47].
Chiến lược của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đến năm 2020 sản lượng
ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho
nhu cầu sử dụng trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu. Để sản xuất
ngô của Việt Nam theo kịp các nước trong khu vực và đáp ứng đủ nhu cầu
tiêu dùng trong nước cần phát triển sản xuất ngô theo 2 hướng: mở rộng diện
tích và tăng năng suất. Tuy nhiên mở rộng diện tích trồng ngô là rất khó khăn
do diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, cây ngô phải cạnh
tranh với nhiều loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Do vậy, cần đẩy


2

mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật để nghiên cứu tạo ra các giống ngô lai mới có
năng suất cao, chống chịu tốt, chịu được mật độ cao, ổn định và thích ứng rộng
tại các vùng sinh thái. Ngoài ra, cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác
phù hợp với từng giống để chúng phát huy hết tiềm năng năng suất của giống,
một trong những biện pháp kỹ thuật được quan tâm là mật độ và tổ hợp phân
bón N, P, K.
Giống ngô lai đơn VN5885 do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo, là giống
có nhiều đặc tính nông học tốt, chống đổ, chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu bệnh, màu
sắc và dạng hạt đẹp, khả năng thích ứng rộng và được Bộ Nông nghiệp và
PTNT công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 627 /QĐ-TT- CLT do Cục
trưởng Cục Trồng trọt ký ngày 30/12/2013. Để khai thác tiềm năng, năng suất
của giống VN5885, việc xác định mật độ và liều lượng phân bón N, P, K là
cần thiết. Xuất phát từ lý do này chúng tôi tiến hành thực tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến sinh trưởng và
phát triển của giống ngô lai VN5885 tại Đan Phượng, Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Xác định được liều lượng phân bón và mật độ trồng thích hợp cho
giống ngô lai VN5885 tại Đan Phượng, Hà Nội.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến
các giai đoạn sinh trưởng của giống ngô VN5885 tại Đan Phượng, Hà Nội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến
một số đặc điểm hình thái cây, khả năng chống chịu với một số loài sâu bệnh
hại chính, khả năng chống đổ, gãy của giống ngô VN5885.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ đến các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô VN5885.


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng
của mật độ và tổ hợp phân bón N, P, K trong thâm canh tăng năng suất đối với
giống ngô VN5885 và các giống có đặc điểm tương tự với giống VN5885.
- Là tài liệu tham khảo cho cán bộ khuyến nông trong việc khuyến cáo
người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất phù hợp với giống mới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu lựa chọn biện pháp kỹ thuật canh tác về mật độ và
liều lượng phân bón phù hợp nhằm khai thác tối ưu tiềm năng năng suất của
giống ngô lai VN5885 góp phần tăng năng suất và sản lượng ngô trong sản xuất.


4

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Giống là một tư liệu sản xuất sống, có quan hệ mật thiết với môi trường
và chỉ có thể phát huy được tính ưu việt trong điều kiện trồng phù hợp. Chính
vì vậy, trước khi đưa giống vào sản xuất cần phải tiến hành khảo nghiệm ở
các mùa vụ khác nhau. Ngoài ra, để phát huy tiềm năng năng suất của giống
yêu cầu những biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp. Trong các biện pháp kỹ
thuật canh tác, mật độ và phân bón là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng
suất của giống. Lựa chọn được mật độ trồng hợp lý sẽ giúp cho quá trình
quang hợp của cây diễn ra thuận lợi hơn. Dinh dưỡng N, P, K cân đối ảnh
hưởng rất lớn đến năng suất. Vì vậy nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của mật
độ và tổ hợp phân bón N, P, K đến sinh trưởng phát triển, chống chịu, các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất là cần thiết đối với giống ngô mới chọn
tạo VN5885.

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới
* Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới có sự tăng trưởng
không ngừng từ năm 2011 đến nay. So với năm 2011, năm 2014 diện tích
đạt 183,32 triệu ha (tăng 6,42 %), năng suất đạt 55,7 tạ/ha (tăng 8,16%) và
sản lượng đạt 1021,62 triệu tấn (tăng 15,07 %) (FAO, 2015)[45].


5

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới (2011- 2014)
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Triệu ha)

(Tạ/ha)

(Triệu tấn)

2011

172,26

51,5


887,85

2012

178,55

48,9

872,80

2013

184,19

55,2

1016,74

2014

183,32

55,7

1021,62

Năm

(Nguồn: FAO, 2015)[45]
Trong các quốc gia trồng ngô, Mỹ luôn chiếm vị trí đầu về diện tích và

sản lượng, và là quốc gia có năng suất ngô cao nhất > 9,93 tấn/ ha, gần gấp
đôi so với trung bình thế giới (5,48 tấn / ha). Năm 2014, sản lượng đạt 361,09
triệu tấn, chiếm 35,34% tổng sản lượng của thế giới, năng suất trung bình
đạt 107,3 tạ/ha, gấp 1,93 lần năng suất trung bình của thế giới. Niên vụ
2014/2015 sản lượng vẫn được giữ vững dù cho diện tích trồng đã giảm đi
1 triệu ha và giảm đi 3 triệu ha so với niên vụ 2013/2014(USDA, 2014)[49],
Niên vụ 2015/2016 ước tính đạt 345,49 triệu tấn (USDA, Apr 2016)[50].
Đứng thứ hai là Brazil với sản lượng ngô 84 triệu tấn và Ấn Độ trong năm
2016 đạt 21 triệu tấn (USDA, Apr 2016) [50]. Tuy nhiên, khi xét về năng
suất thì Isarel là quốc gia có năng suất cao nhất thế giới đạt 340,98 tạ/ha, cao
gấp 6,12 lần so với năng suất trung bình của thế giới (FAO, 2015)[45].
Ở châu Á, diện tích trồng ngô của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới
và năng suất ngô trung bình cao hơn trung bình của toàn cầu. Niên vụ
2013/2014 sản lượng đạt 218,5 triệu tấn và ước tính 2016 là 224,5 triệu tấn
(USDA,Apr 2016) [50].
* Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới:
Nhu cầu tiêu thụ ngô trên thế giới rất lớn, trung bình hàng năm tiêu thụ


6
trên 700 triệu tấn. Năm 2011, lượng ngô tiêu thụ ở Mỹ chiếm 85% tổng sản
lượng ngô sản xuất trong nước và chiếm 34,45% lượng ngô tiêu thụ của thế giới.
Niên vụ 2014/15, nhu cầu ngô trên thế giới lên đến 967,52 triệu tấn, và
Mỹ là nước lớn nhất (296,81 triệu tấn) chiếm 30,68% nhu cầu tiêu thụ toàn
thế giới(USDA, 2014)[49].
Theo USDA & ProExporter Network (USDA, 2014)[49], Tổng sản
lượng ngô tại Mỹ trong năm 2013 - 2014 là 330,6 triệu tấn, trong đó 27,3%
sản lượng dùng để sản xuất ethanol và những sản phẩm khác.
Theo IGC (Intenational Grains Council) (2016)[46], niên vụ 2015/16,
tính đến 26/5 thì sản lượng ngô thế giới đạt 1003 triệu tấn, tồn kho từ niên vụ

trước là 205 triệu tấn, trong đó dùng cho buôn bán là 129 triệu tấn và dùng
cho tiêu thụ là 1003 triệu tấn.
Theo Monsanto (2007)[31], Dự báo đến năm 2030 nhu cầu ngô thế giới
tăng 81% so với năm 2000 (từ 608 triệu tấn lên 1.098 triệu tấn).
Niên vụ 2014/15, tổng lượng ngô nhập khẩu của châu Phi đạt 17 triệu
tấn, tăng khoảng 300 nghìn tấn so với năm trước, tăng nhiều nhất ở Ai Cập
và Ma-rốc, trong đó Kenya và Zimbabwe lượng ngô nhập khẩu giảm. Tại khu
vực châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê, Mê-xi-cô là nước nhập khẩu ngô lớn
thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản. Năm 2014, Mê-xi-cô nhập khẩu
khoảng 11 triệu tấn ngô, tăng 500 nghìn tấn so với năm 2013 (Cục xúc tiến
thương mại, 2014)[42]. Hàng năm, lượng ngô xuất khẩu trên thế giới khoảng
trên 100 triệu tấn. Trong đó, Mỹ chiếm 37,38% các nước còn lại chiếm
62,62% (niên vụ 2014/15) (USDA, 2014)[49]. Braxin là nước đứng thứ 2 trên
thế giới về sản xuất ngô với diện tích gieo trồng đạt 15,12 triệu hecta, sản
lượng hơn 82 triệu tấn. Sản phẩm ngô chủ yếu đáp ứng nhu cầu thị trường
nội địa dùng chế biến làm thực ăn chăn nuôi. Thị trường xuất khẩu ngô chủ
yếu của Braxin là Iran chiếm 26,5%, tiếp theo là Việt Nam, Hàn Quốc, Ai
Cập, Indonexia, Đài Loan, Malaixia, Nhật Bản, Maroc, Tiểu Vương quốc Ả


7
Rập. Trong năm 2014, Braxin xuất khẩu sang Việt Nam 2,957 triệu tấn đạt
giá trị 725,5 triệu USD (Bộ Công thương, 2015)[41].
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được đưa vào Việt Nam vào khoảng nửa cuối thế kỷ 17
(Ngô Hữu Tình, 2009)[14]. Do ngô có nhiều đặc điểm quý nên dễ dàng được
người Việt chấp nhận mở rộng sản xuất, ngô cũng được coi là một trong các
cây lương thực chính, đặc biệt là ở các vùng cao không có điều kiện tưới.
Từ năm 1945 đến 1955, Việt Nam chỉ dừng lại ở việc khuyến cáo về

giống và kỹ thuật trồng như mật độ trồng thưa (do chưa sử dụng phân bón
vô cơ), bón lót phân (chủ yếu phân chuồng), làm cỏ sớm, vun cao gốc,
thụ phấn bổ khuyết, cắt cờ sau thụ phấn,...(Nguyễn Trần Trọng, 1977 –
Trích theo Ngô Hữu Tình, 2009)[14].
Giai đoạn 1955 – 1995, đã bắt đầu có những nghiên cứu cơ bản như
điều tra thành phần loài phụ và giống ngô địa phương, thu thập các mẫu
giống. Trên cơ sở đánh giá các mẫu giống địa phương, một số giống đã tiến
hành chọn lọc phụ vụ sản xuất .
Giai đoạn 1996 – 2005, đây là giai đoạn mà hàng loạt các giống lai mới
đã được công nhận và đưa vào sản xuất. Các giống lai thời kỳ này chủ yếu là
lai đơn với tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, đa dạng về thời gian sinh
trưởng, khả năng thích nghi khá cao. Đó là LVN4, , LVN20, LVN 22,
LVN23, LVN25, VN8960,LVN99, HQ2000,...(Ngô Hữu Tình, 2005)[13].
Giai đoạn 2006 – nay, công tác chọn tạo giống ngô vẫn được đẩy mạnh,
đã bắt đầu có những kết quả tốt trong việc tạo dòng đơn bội kép bằng nuôi
cấy bao phấn. Nhiều dòng triển vọng đã được tạo ra, bước đầu đã có các
giống ngô nếp lai, ngô ngọt lai cho năng suất và chất lượng cao phục vụ sản
xuất. Các giống lai đã được tạo ra trong giai đoạn này là LVN98, LVN145,
LVN45, LVN14, LVN885, LVN37, LVN184, LVN146, HT119, VN5885....


8
Năm 2015, ngô của Việt Nam đạt 44,8 tạ/ha, diện tích là 1,2 triệu ha
chiếm 12,4% tổng diện tích toàn khu vực Đông Nam Á và sản lượng là 5,28
triệu tấn chiếm gần 13% tổng sản lượng cả khu vực (Tổng cục thống kê,
2015)[47]. Tuy vậy, năng suất ngô của Việt Nam năm 2015 (44,8 tạ/ha) vẫn
thấp hơn năng suất trung bình thế giới (55,6 tạ/ha).
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Năm
2011

2012
2013
2014
2015

Diện tích
(1.000 ha)
1121,3
1156,6
1172,5
1177,5
1180,0

Năng suất
( Tạ/ha)
43,1
43,0
44,3
44,1
44,8

Sản lượng
(1.000 tấn)
4.835,6
4.973,6
5.193,5
5.191,7
5.280,0

(Nguồn: USDA ,Apr 2016)[50].

Với sản lượng thu được 5,28 triệu tấn ngô năm 2015 thì có 5 – 10% được
sử dụng làm lương thực cho đồng bào dân tộc và vùng cao miền núi, còn lại là
dùng làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên sản lượng ngô hiện tại mới chỉ đáp ứng
được khoảng 49% nhu cầu chăn nuôi do đó hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập
một lượng lớn ngô từ nước ngoài, cụ thể năm 2015 Việt Nam phải nhập 7,6 triệu
tấn ngô để phục vụ và phát triển chăn nuôi.

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015[47].
Hình 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô Việt Nam 2012-2015


9
Có thể thấy sản lượng ngô ở Việt Nam tăng qua các năm nhưng vẫn
không thể đáp ứng hết được nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, hàng năm Việt Nam
phải nhập khẩu một lượng lớn ngô từ các nước.
* Tình hình tiêu thụ ngô ở Việt Nam
Ở nước ta, ngô là một trong những cây trồng quan trọng góp phần đảm
bảo an ninh lương thực và là nguồn thức ăn chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi.
Năm 2013, giá trị nhập khẩu ngô là 0,67 tỷ USD đạt 0,5% trong tỷ trọng nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam, tăng 34,4% so với năm 2012. Năm 2014, lượng
ngô nhập khẩu là 4,79 triệu tấn, tổng giá trị nhập khẩu là 1,22 tỉ USD, tăng
80,8% so với năm 2013 (Tổng cục Hải Quan, 2015)[15].
Trong niên vụ 2014/15, sản lượng ngô nhập khẩu ở nước ta giảm 21,82%
so với niên vụ 2013/14. Sản lượng ngô nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ các
nước Ấn Độ, Braxin, Achentina và Hoa Kỳ, trong đó đứng đầu là Braxin trong
cả hai niên vụ (927,68 nghìn tấn – niên vụ 2013/14 và 744,16 nghìn tấn – niên
vụ 2014/15) (Bảng 1.3). Tính đến giữa tháng 5 năm 2016, nhập khẩu ngô ở nước
ta đã là 2.719,42 tấn với giá trị 535,57 triệu USD (Tổng cục hải quan, 2016)[48].
Bảng 1.3: Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2013-2015
Tháng 5/2013 đến

tháng 4/2014
Số lượng (1000 tấn)

Từ tháng 5/2014 đến
tháng 2/2015
Số lượng (1000 tấn)

Ấn Độ

771,63

329,16

Braxin

927,68

744,16

Thái Lan

198,49

10,62

Achentina

141,29

477,85


Campuchia

25,90

3,64

Lào

62,85

18,75

Hoa Kỳ

253,27

263,04

Nước

Tổng

2.398,63
1.875,22
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại (2015)[43]


10
Trong những năm tới, sản xuất ngô ở Việt Nam cần chú trọng rất nhiều

vào công tác chọn tạo giống mới và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào
trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
1.3. Kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới
Đạm là yếu tố phân bón đầu tiên cần chú ý cung cấp cho cây ngô vì cây
cần với lượng nhiều mà đất không cung cấp đủ, nhất là loại đạm dễ tiêu. Khi
thiếu đạm lá sẽ không phát triển đầy đủ hoàn toàn, sự phân chia tế bào ở đỉnh
sinh trưởng bị kìm hãm, giảm tốc độ ra lá, giảm diện tích lá, giảm kích thước
của cây và năng suất, làm chậm sinh trưởng của cả hai giai đoạn sinh trưởng
sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Thiếu đạm hạn chế đến hiệu quả sử
dụng bức xạ, việc cung cấp và tích luỹ đạm ở thời kỳ ra hoa có tính quyết
định số lượng hạt ngô, thiếu đạm trong thời kỳ này làm giảm khả năng đồng
hoá Cacbon của cây, nhất là giai đoạn ra hoa sẽ giảm năng suất hạt (Uhart and
Andrade, 1995)[38].
Nghiên cứu lân và kali Quốc tế - Atlanta (Mỹ) cho thấy để tạo ra 10 tấn
ngô hạt/ha, cây ngô lấy đi lượng dinh dưỡng như sau:
Bảng 1.4: Lượng dinh dưỡng cây ngô hút từ đất và phân bón (kg/ha)

Chỉ tiêu

N

P2O5

K2 O

Mg

S


Năng suất chất khô

%

Hạt (10 tấn) 190

78

54

18

16

9.769

52,0

Thân, lá, cùi

79

33

215

38

18


8.955

48,0

Tổng số

269

111

269

56

34

18.724

100,0


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3

3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
Chương I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới và Việt Nam .................... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới ..................................... 4
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô ở Việt Nam ...................................... 7
1.3. Kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới và Việt Nam ....................... 10
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về phân bón trên thế giới ........................................ 10
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón ở Việt Nam ........................................ 13
1.4. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới và Việt Nam ....... 16
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới ......................... 16
1.4.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô tại Việt Nam ........................ 19
Chương II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 24
2.1. Vật liệu, địa điểm , thời gian nghiên cứu ................................................. 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng .......................................... 24
2.3.2. Xác định hiệu quả kinh tế...................................................................... 26
2.4. Các biện pháp kĩ thuật canh tác ............................................................... 26


12
Bảng 1.6. Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc mật độ và phân bón
Mật độ (cây/ha)
Công thức bón
7 vạn

10,5 vạn


260 kgN/ha + 30 kg P2O5 + 0 K2O + 0 S

8,10

7,95

260 kgN/ha + 100 kg P2O5 + 80 K2O + 40 S

10,25

11,15

Như vậy, các kết quả đã cho thấy rõ mối tương tác giữa mật độ cây ngô
và việc quản lý phân bón, nó cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét có hệ
thống trong kỹ thuật canh tác để tăng năng suất chứ không phải chỉ áp dụng
những biện pháp đơn lẻ. Mặt khác, việc xác định mức dinh dưỡng cao hay
thấp của đất còn tuỳ thuộc vào mức thâm canh tăng năng suất [4].
Các nghiên cứu ở Liên Xô (cũ) và Bungari [5] cho thấy năng suất ngô
vẫn tăng khi tăng mật độ đến trên 10 vạn cây/ha với điều kiện đủ ẩm và dinh
dưỡng. Trường hợp đủ ẩm nhưng không bón phân thì càng tăng mật độ, năng
suất càng giảm và mật độ tối ưu không vượt quá 4,5 vạn cây/ha. Trường hợp
có bón phân nhưng không đủ ẩm thì khi tăng mật độ lên 9 – 10 vạn/ha vẫn
cho năng cao hơn trường hợp đủ ẩm nhưng thiếu dinh dưỡng. Còn trường hợp
không đủ ẩm và dinh dưỡng thì năng suất thấp nhất trong mọi mật độ [5].
Thổ Nhĩ Kỳ (2004) đã xác định khoảng cách cây từ 10; 12,5; 15; 17,5 và
20 cm đối với giống ngô lai thương phẩm và khoảng cách hàng là như nhau
70cm, trong điều kiện có tưới và bón phân 2 lần: Lần 1 bón lượng phân 90
kg/ha N – P – K trước khi gieo và lần 2 bón thúc với lượng 180 kg/ha đối với
các giống ngô Pioneer-3223, Pioneer-3335, DK-71 và DK-626 [35]. Kết quả

cho thấy trong 5 khoảng cách gieo thì khoảng cách 70 x 15 cho năng suất cao
nhất, với giống Pioneer 3223 đạt 1,17 tấn và giống Dracma đạt 1,12 kg [35].
Tại Achentina (1996 – 1997) công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của
khoảng cách hàng và mức cung cấp đạm đến sự hấp thụ bức xạ mặt trời, số


13
hàng hạt, năng suất hạt ở điều kiện đất chỉ được làm tối thiểu, với khoảng
cách hàng gieo là 35 và 70 cm cùng các mức đạm là 0; 120 và 140N (kg/ha)
trên cùng một mật độ là 7,6 vạn cây/ha với hai giống ngô là Dekalb 636 và
Dekalb 639 trong 2 năm từ 1996 – 1997. Kết quả cho thấy năng suất ngô tăng
từ 27 – 46% khi gieo ở khoảng cách hàng hẹp và trong điều kiện thiếu đạm thì
việc thu hẹp khoảng cách hàng là cần thiết để cho năng suất cao hơn với
khoảng cách gieo truyền thống [22].
Các nghiên cứu cho thấy để đạt được năng suất cao và ổn định, ngô cần
được bón phân cân đối, đặc biệt là giữa các yếu tố N, P, K.
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về phân bón ở Việt Nam
Việc sử dụng phân bón một cách hợp lý đúng thời điểm, liều lượng sẽ
làm cây ngô sinh trưởng phát triển tốt phát huy được hết tiềm năng năng suất
của giống. Ngoài Viện Nghiên cứu Ngô thì nhiều trường Đại học, Cao đẳng
cũng đã và đang thực hiện các thí nhiệm về phân bón liên quan đến cây ngô
trên khắp cả nước.
Theo Nguyễn Thị Quý Mùi (1995)[9] thì dinh dưỡng quyết định
50 - 60% năng suất của ngô. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
Việt Nam cũng cho thấy bón phân cân đối hợp lý là yếu tố quan trọng nhất để
tăng năng suất ngô.
Theo các tác giả Nguyễn Văn Soàn và cs (1970) [10], hiệu suất phân đạm
đối với ngô là 15 - 20kg ngô hạt/kg N, liều lượng N bón để đạt hiệu quả kinh tế
cao đối với bông, ngô, lúa (60 kg N/ha); Loại phân đạm nitrat > sunphát > Clo.
Khi nghiên cứu về phân bón cho ngô trên đất bạc màu, Nguyễn Thế

Hùng (1996) [7] đã chỉ ra rằng phân N có tác dụng rất rõ đối với ngô trên đất
bạc màu, song lượng bón tối đa là 225 kg/ha, ngưỡng bón đạm kinh tế là:
150kg/ha trên nền cân đối PK.
Trong phạm vi nghiên cứu thuộc chương trình phát triển lương thực,
Tạ Văn Sơn (1995)[11] đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cây ngô ở vùng


14
đồng bằng sông Hồng thu được kết quả sau:
- Để tạo ra 1 tấn hạt, ngô lấy đi từ đất trung bình một lượng đạm, lân,
kali là: N = 22,3kg; P2O5 = 8,2kg; K2O = 12,2kg.
- Lượng NPK tiêu tốn để sản xuất 1 tấn ngô hạt là:

N = 33,9kg;

P2O5 = 14,5kg; K2O = 17,2kg.
- Tỷ lệ nhu cầu dinh dưỡng NPK là: 1:0,35:0,45.
- Tỷ lệ NPK thay đổi trong quá trình sinh trưởng phát triển như sau:
Bảng 1.7: Nhu cầu dinh dưỡng cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%)
Nguyên tố

6 – 7 lá

Trỗ cờ

Thu hoạch

N

51,7


47,4

52,2

P2O5

8,3

9,8

19,1

K2O

40,0

42,7

28,7

Nguồn: Tạ Văn Sơn (1995) [11]
Trên đất phù sa sông Hồng bón kali đã làm tăng năng suất ngô rõ rệt và
đặc biệt trên nền đạm cao. Phân lân có hiệu lực rõ rệt đối với ngô trên đất phù
sa sông Hồng trên nền đầu tư: 180 N - 120 K2O có thể bón tới 150 P2O5, bón
lân có khả năng rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô, làm tăng năng suất
một cách rõ rệt. Lân Supe có hiệu quả trên hầu hết các loại đất, lân nung chảy
có hiệu lực cao hơn trên đất đồi núi [11].
Theo Nguyễn Thế Hùng (1996) [7] trên đất bạc màu vùng Đông Anh Hà Nội, giống ngô lai LVN - 10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức
bón 120 kg N - 120 kg P2O5 - 120kg K2O/ha và cho năng suất hạt gấp hai lần

so với công thức đối chứng không bón phân. Cũng theo tác giả trên thì trên
đất bạc màu, hiệu suất của 1 kg N, P, K là 8,7 kg; 1 kg N là 11,3 kg; 1kg P2O5
là 4,9 kg; 1 kg K2O là 8,5 kg.
Phân bón ngoài việc tăng năng suất cây ngô còn làm ảnh hưởng đến chất
lượng hạt, nếu liều lượng phân bón tăng từ 120 kg N - 60 kg P2O5 - 60 kg
K2O/ha lên 240 kg N - 120 kg P2O5 - 120kg K2O/ha thì hàm lượng đạm trong


15

hạt tăng từ 1,89 % lên 2,16 % Theo Trần Hữu Miện (1987)[8].
Với mỗi một loại đất khác nhau thì liều lượng phân bón thích hợp cho các
giống ngô là khác nhau và hiệu quả kinh tế thu được cũng khác nhau. Theo tác
giả Ngô Hữu Tình (1995)[12], trên đất phù sa sông Hồng tỷ lệ nhu cầu dinh
dưỡng của N, P, K cho cây ngô đạt năng suất cao là 1:0,35:0,45 và liều lượng
phân bón cho 1 ha để đạt năng suất cao là 180 kg N + 60 kg P2O5 + 120 kg
K2O; ở Duyên hải miền Trung: 120 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O; Miền
Đông Nam Bộ: 90 kg N + 90 kg P2O5 + 30 kg K2O; Đồng bằng Sông Cửu
Long: 150 kg N + 50 kg P2O5 + 0 kg K2O.
Theo Nguyễn Văn Bộ và cs (1999)[2] lượng phân bón cho ngô tuỳ thuộc
vào đất và giống ngô;
- Đối với giống chín sớm phân bón cho 1 ha là:
+ Trên đất phù sa: 8 – 10 tấn phân chuồng; 120 – 150 kg N;
70 – 90 kg P2O5; 60 – 90 kg K2O
+ Trên đất bạc màu: 8 – 10 tấn phân chuồng; 120 – 150 kg N;
100 – 120 kg P2O5; 60 – 90 kg K2O
- Đối với giống chín trung bình và muộn, lượng phân bón cho 1 ha là:
+ Trên đất phù sa: 8 – 10 tấn phân chuồng; 150 – 180 kg N;
70 – 90 kg P2O5; 80 – 100 kg K2O
+ Trên đất bạc màu: 8 – 10 tấn phân chuồng; 150 – 180 kg N;

70 – 90 kg P2O5; 120 – 150 kg K2O. [2]
Trên các loại đất khác nhau thì liều lượng và tỷ lệ phân bón cho ngô
cũng khác nhau. Đất phù sa tỷ lệ N: P2O5: K2O là 1: 0,5: 0,75
(120 N – 60 P2O5 – 90 K2O). Đất xám bạc màu, tỷ lệ N: P2O5: K2O là 1: 1: 1,5
(100 N – 100 P2O5 – 150 K2O) (Nguyễn Thị Quý Mùi, 1995)[9].
Tóm lại các nghiên cứu về bón phân cho ngô đều có tác dụng tăng năng
suất rõ rệt. Tuy nhiên hiệu quả phân bón chỉ phát huy tốt nhất khi bón cân đối
hợp lý giữa các nguyên tố dinh dưỡng đặc biệt là N, P, K đồng thời phải căn


×