Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

hành trình thỉnh kinh của thầy trò đường tăng trong tây du ký của ngô thừa ân và ý nghĩa của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.48 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC

ĐỀ TÀI:
HÀNH TRÌNH THỈNH KINH CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG
TRONG TÂY DU KÝ CỦA NGÔ THỪA ÂN
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Trần Lê Hoa Tranh


BỐ CỤC

A. PHẦN NỘI DUNG
1. Đôi nét về tác giả và tác phẩm
1.1. Về tác giả Ngô Thừa Ân
1.2. Về tác phẩm Tây du ký
2. Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng
2.1. Phân chia các kiếp nạn
2.2. Phân tích một số kiếp nạn tiêu biểu
2.2.1. Nạn thứ 43: Bị nữ vương bắt
2.2.2. Nạn thứ 27: Bị yêu giả hình
2.2.3. Nạn thứ 81: Gặp nạn nơi Thông Thiên hà
2.3. Đánh giá chung về hành trình
2.4. Nghệ thuật diễn tả hành trình
3. Ý nghĩa hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng
3.1. Hành trình tu sửa bản thân để hoàn thiện nhân cách, đạt thành chánh quả


3.2. Hành trình tìm kiếm chân lý, phổ độ chúng sanh
3.3. Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng nhìn từ trang sách đến hiện
thực xã hội Trung Quốc
4. Mở rộng vấn đề về Tây du ký của Ngô Thừa Ân
5. Kết luận
PHỤ LỤC


1. Tác giả và tác phẩm
1.1. Về tác giả Ngô Thừa Ân
Ngô Thừa Ân (1500 hoặc 1506 - 1581), tự Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương Sơn
Nhân, là một tác giả văn học Trung Quốc, sống vào đời Minh.Ông sinh tại Hoài
An, tỉnh Giang Tô. Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồ
thêu, nhưng lại có thú tàng trữ sách. Cả ông nội và cha Ngô Thừa Ân đều xuất
thân là quan lại qua con đường khoa cử.
Ông học tại Nam Kinh Thái học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn 10 năm.
Theo tương truyền, Ngô Thừa Ân từ nhỏ đã say mê những truyện thần tiên yêu
quái. Khi bị cha cấm, ông từng trốn cha mang những cuốn sách thể loại đó ra chợ
ngồi đọc.Lớn lên, ông tỏ ra là người có tính tình khảng khái, những câu nói của
ông lúc bấy giờ thể hiện tính cách của ông: “không để người đời thương hại”,
“trong lòng mài mãi dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức”. Ngô Thừa
Ân nổi tiếng văn hay chữ tốt và rất thích hài kịch. Ông từng viết nhiều tạp kĩ, lừng
danh một thời.
Tuy là người đa tài nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử. Ngô
Thừa Ân thi nhiều lần, nhưng không đỗ. Mãi tới năm khoảng 43 tuổi, ông mới đỗ
Tuế cống sinh. Sau đó, ông còn đi thi hai lần nữa nhưng đều hỏng. Năm 51 tuổi, vì
cảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thế không có nơi
nương tựa nên việc cũng chẳng thành. Mãi đến năm 67 tuổi, ông đến Bắc Kinh để
được tuyển dụng làm quan, ông nhận một chức quan nhỏ (huyện thừa) tại huyện
Trường Hưng. Chẳng bao lâu sau, vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức

ra về.
Ngô Thừa Ân còn được tiến cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương
phủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được 3 năm thì bất đắc chí từ quan


về nhà. Lúc đó Ngô Thừa Ân đã 70 tuổi. Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghề
viết văn, thơ, được hơn 10 năm thì mất.
Sáng tác của ông khá phong phú, nhưng đã bị mất mát gần hết, do chỉ có
một con gái và gia cảnh bần hàn, nên hiện chỉ còn lại một số thơ văn được tập hợp
lại thành bộ Xạ Dương tiên sinh tồn cảo gồm 4 quyển.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tây du ký viết lúc đã ngoài 70
tuổi. Cuốn tiểu thuyết này được nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và là
một trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển phổ biến nhất ở Trung Quốc và nhiều
quốc gia khác.Đương thời, khi ông còn sống, Tây du ký chưa được người đời biết
đến, mãi tới sau khi ông mất nhiều năm, một người cháu ngoại họ Dương mới
mang ra công bố tiểu thuyết này.
1.2. Về tác phẩm Tây du ký
Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung
Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng
chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường
được cho là của học giả Ngô Thừa Ân.
Tác phẩm tổng cộng có một trăm hồi, ra đời vào năm Vạn Lịch thứ 29
(1601), triều Minh. Sau khi Tây du ký xuất hiện, trong giai đoạn này, nhiều tác
phẩm tiếp tục đề tài của Tây du ký, nhưng cốt truyện và nhân vật có thay đổi như
Hậu tây du ký, Tục tây du ký và Tây du bổ. Trong đó, đáng chú ý và có giá trị nhất
là Hậu tây du ký, không rõ tác giả.
Ngày nay, Tây du ký được xem là tác phẩm văn học đạt đến độ mẫu mực,
đứng trong 4 tác phẩm văn học cổ điển vĩ đại nhất của Trung Hoa, gọi là Tứ đại
danh tác (cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi
Nại Am và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần) .



Trong đó, tiểu thuyết kể về hành trình của Trần Huyền Trang đến Tây Trúc
(Ấn Độ) để thỉnh kinh. Theo ông là ba đệ tử: Tôn Ngộ Không một tên khỉ do đá
sinh ra; Trư Ngộ Năng – một yêu quái nửa người nửa lợn; Sa Ngộ Tĩnh –một thủy
quái. Họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Bên cạnh đó, con ngựa mà
Trần Huyền Trang cưỡi cũng là một nhận vật do hoàng tử của Long Vương (Bạch
Long Mã) hóa thành. Cụ thể, câu chuyện diễn ra như sau:
Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra
đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông , xưng vương ởHoa Quả Sơn, tầm sư học đạo,
đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500
năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà
Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.
Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam
Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số
yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến
thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình
với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như
Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa...
Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng
đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật.Đây cũng được tính là một khổ
nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm
xưa chở ông qua ông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam
Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì
Tam Tạng quên hỏi, nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông.
Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì vậy, kinh đến Trung thổ
không được toàn vẹn.


2. Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng

Tây du ký là một tiểu thuyết chương hồi, trong đó tác phẩm tập trung kể lại
hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, cuộc hành trình này là một chuỗi
liên tiếp các kiếp nạn. Tuy nhiên, với dung lượng khá dài, chúng tôi sẽ không thể
đi phân tích hết tất cả kiếp nạn, chỉ xin phân chia các kiếp nạn thành các mối nguy
hiểm chính, đồng thời chọn ra các kiếp nạn tiêu biểu để phân tích, đó là một minh
chứng nhằm giúp chúng tôi đi đến kết luận về các quá trình thỉnh kinh của thầy trò
Đường Tăng.
2.1. Phân loại các kiếp nạn
Các kiếp nạn tuy rất nhiều, nhưng chung quy lại chúng tôi phân ra làm 4
mối nguy hiểm chính:
2.1.1. Đối đầu với yêu tinh, ma quái
Cuộc hành trình của thầy trò Đường Tăng phải trải qua rất nhiều gian truân,
khổ ải, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là những tai nạn do yêu gây ra để thử
thách tâm nguyện, tấm lòng của người thỉnh kinh. Có thể chia ra làm hai loại
chính:
-Tinh linh trên trời: như Kim Giác & Ngân Giác - là 2 Đồng tử của Thái
Thượng Lão Quân, trộm Hồng Hồ Lô và Tịnh Bình xuống xưng vương tại núi
Bình Đỉnh, động Liên Hoa; Độc Giác Tỷ đại vương nguyên là con trâu của Thái
Thượng Lão Quân; Thỏ ngọc là vật nuôi của Hằng Nga; Linh Cảm đại vương là
con cá chép trong hồ sen của Quan Âm Bồ tát…
-Sơn tinh thủy quái dưới trần: Bạch Cốt Tinh, Hồng Hà Nhi, Bò Cạp Tinh
ở động Tỳ Bà, Báo Tinh trong động Liên Hoàn, Bảy Yêu Nhền Nhện, con Béo
Gấm thành tinh tự xưng là Nam Sơn Đại Vương ở núi Ẩn Vụ…
Qua cách xây dựng hình tượng ma quái trên đường thỉnh kinh với bút pháp
nhân cách hóa có hình dáng, tính cách và tâm lý như con người cũng biết tức giận,


vui mừng, lo sợ… Ngô Thừa Ân đã cho chúng ta thấy yêu quái hầu hết đều là
những kẻ có pháp lực, bảo bối… đã không ít lần đã thầy trò Đường Tăng vào cảnh
nguy hiểm, phải cậy nhờ đến sự giúp sức của thần – Phật mới thoát nạn.

2.1.2. Đối mặt với cạm bẫy con người

Những kiếp nạn mà con người là nhân tố gây họa tiêu biểu có: nạn cháy ở
Quan Âm các, nạn với bọn cướp đường, nạn vua giết sư sãi ở nước Diệt Pháp, nạn
ở nước Tỳ Khưu lấy tim trẻ con làm thuốc trường sinh, nạn ở Tây Lương Nữ
Quốc. Bên cạnh đó, thầy trò Đường Tăng còn tìm cách giải quyết các vấn nạn cho
con người trong hình trình thỉnh kỉnh như: cứu vua ở nước Ô Kê, chữa bệnh cho
vua nước Chu Tử, cầu mưa cho quận Phượng Tiên, hoàn hồn cho Khấu Viên
Ngoại…
2.1.3. Vượt qua thử thách của cõi Trời (Phật, Tiên, Thần,…)

Những tai nạn do thần thánh gây ra chiếm số lượng không nhiều nhưng có
vai trò quan trọng trong việc khẳng định ý chí, nghị lực và sức mạnh tâm linh
trong hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng. Có thể thấy rằng, mỗi nạn
đều ẩn chứa những ý nghĩa sâu sắc về tâm thiền, về đạo pháp và đời sống nhân
sinh.Hệ thống các vị thần được tác giả xây dựng rất chi tiết và kỹ lưỡng. Những
kiếp nạn do thần thánh gây ra để thử thách thầy trò Đường Tăng có thể kể đến
như: Nạn bốn thánh hóa phép thử lòng thiền của bốn thầy trò, nạn cây nhân sâm
của Trấn Nguyên đại tiên, nạn lấy kinh không chữ ở Lôi Âm tự… Những tai nạn
do thần thánh thường không gây nguy hiểm cho thầy trò Đường Tăng, bởi bản
chất đó là những thử thách về mặt tinh thần. Đó không phải là cuộc chiến bằng
binh khí mà chủ yếu chính là cuộc chiến bằng nội tâm, phải vượt qua những cám
dỗ, dục vọng thấp hèn nơi bản thân để hoàn thiện nhân cách, đạt được tâm pháp để
đạt thành chánh quả.


2.1.4. Đối đầu với tai nạn thiên nhiên, linh thú, thú dữ

Đường đến Tây Trúc thỉnh kinh phải trải qua mười muôn tám nghìn dặm.
Do vậy, trên đường thỉnh kinh thầy trò Đường Tăng phải đối mặt với những tai

nạn của thiên nhiên. Tai nạn do thiên nhiên là một trong những loại nạn thường
gặp nhất trên đường thỉnh kinh. Đó là những trắc trở gây ra bởi địa hình: núi cao,
sông sâu, vực thẳm, thời tiết khắc nghiệt…Đôi khi, thầy trò Đường Tăng phải đối
mặt với những sinh vật nguy hiểm như: hổ dữ, rắn độc…Thiên nhiên và thú dữ có
thể được xem là môi trường thử thách lòng kiên định để giúp thầy trò Đường Tăng
trưởng thành hơn về tâm đạo. Những kiếp nạn có thể nói đến là: nạn gặp hổ dữ
trước khi rời khỏi thành Trường An, nạn ngã xuống hố sâu, nạn hạn hán ở quận
Phượng Tiên, nạn ở Hỏa Diệm Sơn, nạn ở sông Mẫu Tử… Mặc dù chiếm số lượng
trong nhiều nhưng nó có vai trò quan trọng nhằm rèn luyện sự kiên trì, dũng cảm
và quyết tâm của con người trên chặn đường sang Tây thiên gian nan.
2.2. Phân tích một số kiếp nạn tiêu biểu

Có thể nói, các kiếp nạn diễn ra trong Tây du ký đều là những kiếp nạn đặc
sắc. Đó là một sự sáng tạo vô cùng phong phú của tác giả. Tuy nhiên, trong giới
hạn bài nghiên cứu này, chúng tôi xin chọn phân tích một số kiếp nạn tiêu biểu.
2.2.1. Nạn thứ 43: Bị nữ vương bắt
Bốn thầy trò Đường Tăng đến Tây Lương nữ quốc, đây là một thử thách
của Đường Tăng về nhục dục ái tình và sự cám dỗ của quyền lực. Nữ vương của
Tây Lương nữ quốc là một người "nhan sắc như tiên, má đào da tuyết" đã phải
lòng Đường Tăng ngay từ lần đầu gặp mặt, tỏ lòng mong muốn được sánh duyên,
lại còn muốn nhường ngôi cho Đường Tăng làm Vua và mình làm Hoàng Hậu. Do
vậy, Nữ vương còn cho phí lộ để ba huynh đệ Tôn Ngộ Không lên đường thỉnh
kinh, khi quay về sẽ được trọng thưởng.


Đường Tam Tạng vốn người xuất gia, không rung động sắc giới, lại chẳng
màng công danh có ý muốn từ chối, nhưng thiết nghĩ thân đang ở thế yếu nên dù
muốn từ chối cũng không biết phân xử sao cho đặng. Tôn Ngộ Không bèn nghĩ ra
cách bảo Đường Tăng cứ giả vờ ưng thuận để có được ấn thông quan, rồi Ngộ
Không dùng phép định thân để thầy trò thoát thân, lưỡng toàn vô hại.

Đây là kiếp nạn của con người đối với thầy trò Đường Tăng. Tuy nhiên,
Tam Tạng đã vượt qua cám dỗ, không màng sắc dục, công danh để tiếp tục quá
trình tu luyện, giữ vững bản ngã để hoàn thành hành trình thỉnh kinh. Còn đối với
các đệ tử của Đường Tăng, đó như một thử thách để nhắc họ cần phải giữ vững
lòng tin, có sự quyết tâm hướng đến con đường đã chọn. Đây cũng có thể xem là
một kiếp nạn về “Mỹ nhân kế” giống với nhiều kiếp nạn khác trong hành trình của
Đường Tăng.
2.2.2. Nạn thứ 27: Bị yêu giả hình

Trong kiếp nạn này, cuộc hành trình của phái đoàn Tây du đi qua vùng núi
Đẩu Vân. Tại đây, nữ yêu tinh Bạch Cốt ba lần quyết hại Ðường Tăng, ba lần hóa
hiện dân lành để đánh lừa lòng từ bi của Ðường Tăng, nhưng cả ba lần đều bị Tôn
Ngộ Không phát hiện đánh chết. Sự kiện này khiến Ðường Tăng phẫn nộ. Bát Giới
lại xúc siểm với Ðường Tăng, bảo rằng Tôn NGộ Không đã ác ý giết chết ba
người lương thiện mà lừa dối với Ðường Tăng là ba con yêu tinh. Ðường Tăng
quyết định đuổi Ngộ Không về Hoa Quả sơn. Điều này đã làm cho Đường Tăng
rơi vào nguy hiểm. Như tác phẩm cho thấy, suốt cuộc hành trình, Đường Tăng
dường như chỉ một chiều trang nghiêm giữ gìn giới tướng, một lòng giữ chặt điều
nhân, chỉ tu giới và tu phước mà thiếu hẳn đôi mắt trí tuệ để phân biệt thật, giả,
thiếu hẳn đôi mắt của Thánh hữu học để nhận ra các tướng ma quỷ trá hình. Do vì
thiếu tuệ nhãn mà Ðường Tăng không biết nghe theo Tôn Ngộ Không, lại nghe
tiếng nói đố kỵ, hiềm khích và thiểu trí của Trư Bát Giới, nên vướng ngay vào các
thảm họa của các ma nạn. Ðây là chỗ diễn đạt tài tình của Ngô Thừa Ân: Nữ ma
Bạch Cốt là biểu tượng của các vọng tâm sinh khởi từ tham, sân, si mà giáo lý có


khi chỉ nói vắn tắt là ái tâm. Và Lần thứ ba, Tôn Ngộ Không đánh chết Bạch Cốt
Tinh là biểu tượng cho việc tu tập đoạn trừ vọng tâm phải thực hiện nhiều lần. Ngô
Thừa Ân muốn nói lên một sự thật giáo lý Phật giáo rằng: nếu hành giả tu tập Giới
và tu tập từ tâm mà thiếu trí tuệ giải thoát thì công phu tu tập giải thoát chỉ là các

xác sống không hồn, ảm đạm, vô cùng ảm đạm: Không có trí tuệ Vô ngã thì sẽ
không có giải thoát và không có đạo Phật. như đã bàn, đi đôi với từ bi là cần được
trí tuệ soi tỏ. Từ bi mà tách rời khỏi trí tuệ thì không còn ý nghĩa từ bi. Trí tuệ là
linh hồn; thiền định là sức mạnh; và từ bi là sắc thái đặc thù, là sứ mệnh độ sinh.
Ðường Tăng thì thiếu mất sức mạnh của định lực và của trí tuệ Vô ngã. Vì thế,
thảm kịch trong công phu giải thoát xẩy ra. Hễ ánh sáng đi thì bóng tối đến. Nếu
vắng mặt Tôn Ngộ Không thì ma “Bạch cốt phu nhân” xuất hiện hãm hại. Mà bạch
cốt là biểu tượng của cõi vô minh, âm u của tham, sân, si và quyến thuộc của
tham, sân, si. Có một vấn đề giáo dục hiện đại mà Ngô Thừa Ân đã đặt ra suốt tập
truyện, đặc biệt là trong các hồi từ 27. là giáo dục con người thể hiện sự hòa điệu
trong tự thân mỗi người: thế nào để điều hòa giữa tim và óc giữa lý trí, tình cảm,
dục vọng và ý chí của con người, như sự hòa điệu giữa các thành viên của phái
đoàn Tây du. Khi nào có mặt sự hòa điệu thì cá nhân ổn định, sáng suốt, an lạc và
hạnh phúc. Khi nào tâm thức bất hòa điệu thì tâm lý rối loạn, thiếu sáng suốt và
phiền não, khổ đau. Cũng thế, cần có sự thể hiện hòa điệu giữa cá nhân mình và
các cá nhân khác trong một tập thể. Khi nào sự hòa điệu trong tập thể được thể
hiện, thì tương giao của tập thể trở nên xấu đi, mất đoàn kết, và các cá thể trong
tập thể cảm thấy bất an. Ðây là điểm giáo dục tâm lý rất người và rất thiết thực.
Lý trí và tình cảm, đạo đức và dục vọng thường hay chống trái nhau. giáo dục là
giúp con người nhận thức sự thật chống trái ấy và thể hiện quân bình tâm thức
theo sự soi sáng của lý trí. Cái nhìn và thái độ sống của Ðường Tăng thì khác với
cái nhìn và thái độ sống của Tôn Ngộ Không; cái nhìn và thái độ sống của Bát
Giới cũng khác như thế. Nghệ thuật sống phải là nghệ thuật thể hiện hòa điệu tâm
lý. Đây là nghĩa sống lớn và thực của con người.


Nghĩa sống của tương giao cũng quan trọng. Nghĩa sống ấy là tình người
chân thật, sự hiểu biết nhau, sự thông cảm nhau, sự chấp nhận, tin tưởng nhau, và
sự tôn trọng nhau. Nếu đầy đủ các yếu tố vừa kể thì đã không xẩy ra cảnh ngộ
nhận đầy bi kịch giữa Ðường Tăng và Tôn Ngộ Không, giữa Bát Giới và Tôn Ngộ

Không như ở hồi Tôn Ngộ Không đánh chết Bạch cốt tinh.
Sức mạnh của tập thể là sự hợp quần. Sức mạnh ấy được phát triển nếu
được hướng dẫn bởi tiếng nói trí tuệ. Nếu thiếu sự hợp quần thì tập thể sẽ tan rã,
và nếu sự hợp quần không được thực hiện bởi trí tuệ thì tập thể cũng lâm nguy.
Ðây là những gì Ngô Thừa Ân muốn nói ở hồi 27. Tiếng nói trí tuệ thiện xảo của
tập thể cần được truyền đạt một cách thiện xảo thì mới có tác dụng sâu rộng trong
quần chúng. Nếu tiếng nói trí tuệ đó thiếu sự hỗ trợ của kỹ thuật truyền đạt thì tập
thể vẫn có thể rơi vào những khó khăn đáng kể làm suy yếu sức mạnh hợp quần
như thái độ nói năng và ngôn ngữ diễn đạt của Tôn Ngộ Không thiếu tế nhị, thiếu
khế cơ đã gây ra những cú “sốc” tâm lý ở Ðường Tăng và Bát Giới dẫn đến hậu
quả tai hại là Ðường Tăng cắt đứt nghĩa thầy trò với Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ
Không cần tỉnh ngộ về hậu quả này mới có thể diễn xuất thiện xảo vai trò của
mình.
2.2.3. Nạn thứ 81 (nạn cuối cùng): Gặp nạn nơi Thông Thiên hà
Có thể nói, kiếp nạn cuối cùng có những chi tiết mang ẩn ý sâu xa, nếu
không am hiểu kĩ thì dễ gây hiểu nhầm. Một kiếp nạn có bàn tay can thiệp của các
vị đức Phật. Ví dụ, chi tiết A Nan và Ca Diếp đòi Đường Tăng phải dâng bát vàng
mới truyền kinh thư. Đọc lơ mơ, lắm người bảo rằng A Nan và Ca Diếp đòi ăn hối
lộ. Thực ra, làm gì có chuyện vòi vĩnh của đút lót ở cửa Phật. Cả hai vị này đều
đắc quả A-la-hán, dứt bỏ hết các lậu hoặc, không thể vướng lụy vì chút của cải vụn
vặt của thế gian. Chiếc bình bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho
Đường Tăng. Vì thế, trong tình huống này, nó còn tượng trưng cho của cải và danh
vọng ở thế gian. Để lãnh kinh báu của Phật, dâng nạp bình bát là ngụ ý: “muốn thọ


lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, lìa bỏ danh vọng và của
cải thế tục. Hành động của Đường Tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng”.
Cũng nên chú ý đến lời nói của A Nan và Ca Diếp: “Hai vị tôn giả cười
nói: Hà Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất”. Theo
truyền thống đạo học thì đạo pháp không thể truyền thụ dễ dàng (đạo pháp bất

khinh truyền), cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi. Dâng bát vàng
chính là mang ý nghĩa đánh đổi. Nếu dễ dàng truyền đạo pháp cho người không
xứng đáng thì chẳng những kẻ ấy không thể hoằng dương được chánh pháp mà
còn khiến cho dòng đạo pháp suy tàn, bế tắc. Như thế, đời sau sẽ không còn hưởng
được pháp thực nữa, nghĩa là tâm linh con người sẽ “đói”.
So với kiếp nạn đầu tiên thì đến kiếp nạn cuối cùng đã có thể thấy đó là một
quá trình từ hiện thực đi đến một thế giới hư ảo cõi trời. Từ những kiếp nạn đơn
giản đến các kiếp nạn phức tạp, nguy hiểm, khó lường hơn. Do vậy, t có thể thấy
các kiếp nạn dù khác nhau nhưng có một mối liên hệ, một sự sắp xếp có ý đồ từ
tác giả.
2.3.

Đáng giá chung về hành trình
Từ những phân tích về các kiếp nạn tiêu biểu ở trên, chúng tôi xin được đưa
ra những nhận xét chung về hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng:
-Đó là một hành trình dài vượt qua những kiếp nạn đa dạng, liên tiếp nhau.
-Đó là một hành trình có sự vận động, gắn chặt với quá trình đó là sự phát
triển của mối quan hệ thầy trò.
-Đó là hành trình có mối tương tác với nội tại và thế giới bên ngoài, chịu sự
tác động bởi nhiều phía.
-Các kiếp nạn của hành trình có sự độc đáo, đa dạng, đó là những thử thách
được tạo nên bởi nhiều thế lực khác nhau.


-Đó là một hành trình nhiều ý nghĩa, đối với nhân vật và cả những người
tiếp nhận nó, mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần tiếp theo.


2.4. Nghệ thuật diễn tả hành trình
Có thể nói, yếu tố về nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc tác giả kể

lại hành trình của thầy trò Đường Tăng. Đặc biệt, với một tác phẩm có dung lượng
lớn, với nhiều nhân vật. Điều này càng quan trọng để tác phẩm không gây nên sự
nhàm chán. Từ quá trình làm việc với tác phẩm Tây du ký, chúng tôi xin đưa ra
những nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
Thứ nhất, tác phẩm cho thấy một sự tưởng tượng phong phú về thế giới,
con người. Đó là một hành trình nhiều khám phá, thử thách trước yêu quái, tiên,
Phật,… với sự hóa thân, hình dạng khác nhau nhằm giúp tác phẩm tạo nên tính
huyền ảo, kì diệu, gây hứng thú cho người đọc. Đồng thời, cho thấy tài năng sáng
tạo của tác giả.
Thứ hai, tác phẩm cho thấy một lối miêu tả điêu luyện về cảnh quan và
diện mạo, tính cách, tâm lý nhân vật. Trong tác phẩm, cuộc hành trình xuất phát
từ nhiều điểm khác nhau, trải qua nghìn trùng núi sông, việc miêu tả khung cảnh
của nó cũng là một thành công cho tác phẩm. Bên cạnh đó, các nhân vật dù là yêu
ma, thánh thần, hiện lên không bị trùng lấp do cách miêu tả độc đáo về ngoại hình,
nét riêng trong tính cách, đặc biệt là có suy nghĩ, tâm lý như con người như: yêu,
ghét, tranh giành, tham lam,…
Thứ ba, tác phẩm sử dụng bút pháp châm biếm. Đó là những hình tượng
thần Phật, thần tiên trong Tây du ký đều mang màu sắc con người trần thế. Ngọc
Hoàng Thượng đế trong bảy hồi đầu được miêu tả như một người u mê, không có
chủ kiến. Cự Linh thần là một vị tướng thích phô trương thanh thế nhưng vừa xuất
trận đã thảm bại. Thái Bạch Kim tinh thì phép thuật siêu phàm, có tài ứng đối,
thường xuất hiện trong vai “người hòa giải”. Thập Đại Minh vương lâu nay tác oai
tác phúc, nhưng thấy Tôn Ngộ Không tướng mạo dữ tợn, đánh đến điện Sâm La,
liền sắp hàng quần thần mà nói to: “Xin Thượng Tiên cho biết tên! Xin Thượng
Tiên cho biết tên!” Những nhân vật này đều có những nét nào đó của tầng lớp


thống trị phong kiến, đều bị tác giả châm biếm. Từ hồi bảy trở đi, việc miêu tả
Thần Phật chỉ còn là thứ yếu, trừ Phật Tổ Như Lai và Quan Âm Bồ Tát vì hai vị
này khởi xướng và tổ chức việc đi lấy kinh. Như Lai là một vị giáo chủ hết sức

trang nghiêm, pháp thuật thần thông quảng đại ; Quan Âm là một vị bồ tát rất nhiệt
tâm lo toan cho Phật pháp, hăng hái cứu thế độ nhân. Nhưng Tôn Ngộ Không cũng
bỡn cợt đối với họ, rủa Quan Âm: “Làm gái già suốt đời là đáng lắm”; và mỉa mai
Như Lai, bảo ông ta là cháu ngoại yêu tinh. Cuối cùng, trong vùng đất thánh Linh
Sơn, còn có cảnh A Nan, Già Diệp đòi ăn lễ của Đường tăng. Như Lai lại bào chữa
cho họ, nói là trước kia bán rẻ kinh, nên con cháu đời sau không có tiền tiêu. Tất
cả những điều đó chứng tỏ đối với Thần Phật, tác giả không lấy gì làm kính trọng
lắm.
Thứ tư, cuộc hành trình được viết lên bằng lời văn gần gũi, giàu cảm
xúc. Đồng thời, xuất hiện nhiều ngôn từ liên quan về Phật giáo, làm cho tác phẩm
có hơi thở triết lí sống, hướng đạo. Đó cũng là một trong những đặc điểm giúp Tây
du ký đi sâu vào lòng người. Hơn nữa, dù đây là một câu chuyện tưởng tượng,
nhưng sự tưởng tượng đó không xa rời sự hiểu của số đông người đọc. Ngược lại,
bằng lời văn của mình, tác giản đưa các nhân vật của kình gần hơn với độc giả.
Tiêu biểu như lời Ngộ Không nói với sư phụ Đường Tăng của mình: “Không ai
phải cảm ơn ai cả, thầy trò ta giúp đỡ nhau thôi. Con đây nhờ ơn giải thoát của sư
phụ, theo chân Người tu luyện, may này thành chính quả sư phụ cũng nhờ có con
hộ tống, thỉnh được Phật pháp, thoát kiếp phàm tục”.

3. Ý nghĩa hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng
3.1. Hành trình tu sửa bản thân để hoàn thiện nhân cách, đạt thành
chánh quả
Đối với thầy trò Đường Tăng, hành trình thỉnh kinh là quá trình tự hoàn
thiện nhân cách của chính mình. Trải qua những kiếp nạn trên đường, mỗi nhân


vật trong đoàn đều có những bước chuyển hóa tâm thức theo chiều hướng tích cực,
tự biết trau dồi nhân cách, nhân sinh quan và tâm tánh.
Cuộc hành trình của phái đoàn Tây du thực ra là cuộc hành trình giải thoát
ở mỗi con người muốn thoát khỏi mọi nỗi khổ đau của sinh tử mà Tam tạng kinh

điển của nhà Phật đã vạch ra. Đó là ba tạng kinh mà Đường Tăng đã thỉnh về
Đông Độ từ Tây Trúc. Cuộc hành trình ấy phải vượt qua 81 nạn tai, tức là phải
vượt qua 81 cảnh giới tâm để hiển thị chân tâm bất diệt gọi là Phật tâm hay còn
gọi là Tri kiến Phật.
Toàn bộ phái đoàn Tây du gồm 5 thầy trò Đường Tăng (bao gồm Tiểu Long
Mã) đều thành Phật, an trú trong cảnh giới giải thoát. Con đường giải thoát là con
đường chuyển hóa tâm thức, làm thăng hoa tâm thức nơi tự thân. Ta có thể thấy rõ
điều nay thông qua các nhân vật mà Ngô Thừa Ân xây dựng:
+ Nhân vật Đường Tăng: là tiếng nói của hạnh nguyện giải thoát, của bi
nguyện độ sinh và sau hết là tiếng nói của con tim trần thế. Đồng thời, Ngài còn là
trưởng đoàn thỉnh kinh của phái đoàn Tây du. Nhân vật Đường Tăng là linh hồn
của sự sống. Đây không phải là tiếng nói của trí tuệ, của khối óc nên thường thiếu
khả năng phân biệt chánh tà, hư thực, tính cách khá bảo thủ, giáo điều, hay đưa ra
những phán đoán sai lầm, thường bị mắc vào cạm bẫy của ma quái. Tiếng nói con
tim ấy cần được soi sáng bởi tiếng nói trí tuệ, thiền định và giới đức. Chính vì thế,
Ngô Thừa Ân đã khéo xây dựng 3 môn đồ phò tá Đường Tăng. Có thể nói, các
nhân vật đệ tử của Đường Tăng là biểu tượng các phần tố tâm thức của một tâm
hồn trong Đường Tăng. Tuy nhiên, càng về sau, ở nhân vật này đã có những sự
chuyển biến tích cực do sự nỗ lực tu tập để thành tựu Phật quả với danh hiệu
Chiên Đàn Công Đức Phật.
+ Nhân vật Tôn Ngộ Không: biểu trưng cho trí tuệ. Trí tuệ ấy biết tự tìm
đường học đạo với ngài Tu Bồ Đề để đạt được trường sinh bất tử. Nhân vật là
người quyết định sự thành bại trong cuộc hành trình thỉnh kinh, nên Tôn Ngộ
Không lúc nào cũng người dẫn đầu phái đoàn. Điều này thể hiện rõ ở chỗ khi nào


Đường Tăng không nghe lời Ngộ Không thì thì phái đoàn Tây du mắc nạn lớn, khi
nào vắng bóng Ngộ Không thì ma quái hiện ra (cảnh quỷ Hoàng Bào hãm hại
Đường Tăng sau khi Ngộ Không bị đuổi về Hoa Quả sơn hồi 20).
Tôn Hành Giả có sự thay đổi rõ nét qua công cuộc thỉnh kinh. Từ một nhân

vật nóng tính, mang tính bộc phát và manh động ở giai đoạn đầu nhưng khi hành
trình của phái đoàn càng đi xa, gần đến Lôi Âm Tự thì Ngộ Không đã giác ngộ sâu
sắc, thấm nhuần tư tưởng từ bi thông qua việc đối nhân xử thế, cách giải quyết các
kiếp nạn. Ngộ Không đã giảm tập khí sân si nóng nảy, hành động biết suy tính
trước sau, tâm thiện chế ngự được tâm ác nên dần có khuynh hướng thu phục ma
quái hơn là tiêu diệt. . Như vậy, thông qua hành trình thỉnh kinh, Ngộ Không đã
được cải hóa, thiện tâm tăng trưởng, biết hướng đến việc tu tập bi tâm độ sanh,
vận dụng trí tuệ viên thông mới đạt đến giải thoát tối hậu. Đặc biệt, nhân vật này
luôn tiên phong trong việc diệt trừ yêu tinh, ma quái trên hành trình tu tập, đã luôn
lập công đầu qua các ma nạn để cuối cùng thành tựu đạo quả ở đỉnh cao của chiến
thắng ma nghiệp nên có danh hiệu là Đấu Chiến Thắng Phật.
+ Nhân vật Trư Bát Giới: là người lười biếng, háo sắc, ham ăn, mê ngủ,
dễ nhụt chí, thường xuyên ca cẩm, hễ gặp khó khăn thì muốn trốn chạy… Tuy
nhiên, nhân vật này cũng có những biến chuyển nhất định. Ở hồi 90, khi các hoàng
tử nước Châu Ngọc Hoa mở yến tiệc, lấy vàng bạc ra báo đáp ơn dạy dỗ của ba
huynh đệ Tôn Ngộ Không, Bát Giới đã nói: “Vàng bạc chúng tôi không dám nhận,
bộ quần áo của tôi bị con sư tử tinh đó kéo rách mất rồi, xin đổi y phục mới cho
chúng tôi là đủ rồi, xin cám ơn…”. Có thể nói nhân vật này tượng trưng cho
những tánh xấu trong lòng con người. Nhìn chung, Trư Bát Giới cũng lập được
nhiều công trạng trên đường thỉnh kinh, dần dần loại bỏ những thói hư tật xấu để
trở nên chững chạc hơn, có vai trò ngày càng rõ rệt trong đoàn thỉnh kinh. Chính
vì thế, Trư Ngộ Năng trong suốt lộ trình thỉnh kinh phải đấu tranh với chính dục
vọng, tính lười biếng và tham ăn của mình, nên khi đến đích giải thoát trở thành
Tịnh Đàn Sứ Giả Bồ tát (làm chủ vật thực, hoa quả).


+ Nhân vật Sa Ngộ Tịnh: hiền lành, trầm lặng, chuyên chú biết kham nhẫn
khó khăn. Ông vốn là Quyển Liêm đại tướng ở nhà trời, do vì chếch choáng rượu
trời nên sơ ý “lỡ tay đánh vỡ chiếc chén bằng ngọc lưu ly” nên bị đày xuống trần
gian. Khi đi theo Đường Tăng thì Ngộ Tịnh thiết lập chánh niệm tỉnh giác. Trải

qua hành trình dài cùng với Đường Tăng, Sa Ngộ Tịnh đạt thành chánh quả và
được phong làm Kim Thân La Hán.
+ Nhân vật Tiểu Long Mã: đây là nhân vật ẩn kín của phái đoàn Tây du,
nếu thiếu sự chú tâm, chúng ta sẽ không phát hiện ra. Tiểu Long Mã trong suốt
cuộc chiến đấu với ma quân luôn luôn là phương tiện đưa đường cho Đường Tăng,
luôn luôn phò trì hạnh nguyện độ sanh, nên khi thành chánh quả có tên là Thiên
Long Bát Bộ tiếp tục cứu độ, giải khổ cho chúng sanh.
Bên cạnh các nhân vật hoàn thiện nhân cách đạo đức thì việc khiến Tôn
Ngộ Không, Sa Ngộ Năng, Sa Ngộ Tịnh, Tiểu Long Mã quy phục Đường Tăng, tu
sửa bản thân đó chính là việc tu thành chánh quả. Đây chính là mục đích quan
trong của cuộc hành trình thỉnh kinh của phái đoàn Tây du. Khi đến Linh Sơn,
Đường Tăng đã cảm ơn các đồ đệ, Ngộ Không nói rằng: “Không ai phải cảm ơn ai
cả, thầy trò chúng ta giúp đỡ nhau thôi. Con đây nhờ ơn giải thoát của sư phụ, theo
chân Người tu luyện, may thành chánh quả, sư phụ cũng nhờ có con hộ tống, thỉnh
được Phật pháp, thoát kiếp phàm tục” (hồi 98). Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng
nhờ có các đệ tử, đặc biệt là Tôn Ngộ Không đã mở đường giúp Đường Tăng vượt
qua bao nhiêu gian nan hiểm trở, vượt qua nhiều kiếp nạn ma quỷ mới đến được
Tây Trúc thỉnh kỉnh. Mặt khác, Đường Tăng là người khai ngộ tâm trí cho các đệ
tử thoát khỏi mọi sự giam cầm, trói buộc của thân tâm để hướng đến sự giải thoát
viên mãn. Sự có mặt của thầy trò Đường Tăng đã hỗ trợ lẫn nhau dọc suốt hành
trình thỉnh kinh. Đôi lúc, giữa thầy trò có quan hệ bất đồng. Chẳng hạn, Đường
Tăng một lòng hướng thiện, quan niệm dùng đức cảm hóa yêu ma, thể hiện tâm từ
bi, có xu hướng cứu vớt hơn là loại trừ; Đường Tăng muốn lấy “cái thiện” để trừ


ác. Ngược lại, Tôn Ngộ Không là người nóng tánh, thấy yêu ma là đánh, giết hại;
Tôn Ngộ Không lại muốn lấy cái “không thiện để trừ ác”.
Tuy nhiên, càng về sau mối xung đột của Tôn Ngộ Không và Đường Tăng
càng được hóa giải tốt đẹp, thầy và trò càng ngày càng hiểu rõ nhau hơn. Quá trình
thỉnh kinh cũng chính là quá trình tu tập để chuyển hóa tâm thức từ phàm phu trở

nên thánh thiện, từ mê mờ trở nên giác ngộ. Do vậy, thầy trò đã đạt đến sự hài hòa,
thống nhất, đạt đến tâm và tuệ giải thoát khi họ thỉnh được chân kinh. Sau mỗi lần
gặp nạn tai do không tin lời Ngộ Không mà mắc bẫy yêu quái, Đường Tăng lần
lần rút được kinh nghiệm và tín nhiệm Ngộ Không hơn. Điều này thể hiện qua chi
tiết, khi Địa Dũng phu nhân trong Hắc Tùng Lâm biến thành mỹ nữ bị trói trong
rừng định bắt sống, ăn thịt Đường Tăng. Đường Tăng muốn cứu giúp nhưng bị
Ngộ Không phản đối, Đường Tăng đã nói với Bát Giới: “Thôi đi, thôi đi. Sư
huynh con nhìn không lầm đâu. Sư huynh đã nói vậy, thì không cần quan tâm đến
nữ thí chủ đó nữa, chúng ta lên đường thôi”.
3.2. Hành trình tìm kiếm chân lý, phổ độ chúng sanh
Qua tác phẩm Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân đã cho ta thấy rõ mục đích cuộc
hành trình sang Tây Trúc của thầy trò Đường Tăng là đi tìm chân lý để phổ độ
chúng sanh.
Mỗi nhân vật trong đoàn Tây du tuy xuất thân ở mỗi hoàn cảnh khác nhau,
nhưng họ đều có chung lý tưởng là đi tìm chân lý giải thoát khỏi những nỗi khổ
niềm đau cho chính mình. Không những thế, thầy trò Đường Tăng còn đem ước
nguyện ấy cùng với tâm yêu thương của mình mà cùng chia sẻ, giải quyết các vấn
nạn xảy ra trong đời sống hiện thực của con người: trên đường thỉnh kinh, Tôn
Ngộ Không đã trừ rất nhiều tà ma, quỉ mị để cứu đời. Ở các hồi 44 – 46: tại nước
Xa Trì, Ngộ Không đấu phép hàng ba tên yêu quái lốt đạo sĩ; tại hồi 62, 63 phái
đoàn Tây Du giúp vua Tế Trại đi ra khỏi quyết định sai lầm, cứu chư Tăng chùa
Kim Quang khỏi hàm oan, trừ tà lấy lại quốc bảo cho nước Tế Trại. Ngộ Không và


Ngộ Năng đã không quản lao nhọc hành Phật sự cứu độ, giúp dân ra khỏi khổ nạn.
Hay trừ nạn hạn hán ở quận Phụng Tiên ở hồi 87.
Cuộc hành trình thỉnh kinh từ Đông Độ sang Tây Trúc với ngòi bút tài hoa
của mình, Ngô Thừa Ân, đã xây dựng thành công 81 nạn với nhiều yêu tinh, ma
mị mê hoặc ngăn cản cuộc hành trình của thầy trò Đường Tăng. Họ không chỉ phải
chiến thắng những yêu ma, những thế lực hung tàn trên đường thỉnh kinh, đi tìm

chân lý mà năm thầy trò còn phải chiến thắng cả những yêu ma ẩn sâu bên trong
con người họ - đó là những thói hư tật xấu, là tham sân si, là trạng thái mê mờ của
tâm thức rất dễ chạy theo những pháp trần: Như ở hồi thứ 50, khi qua vùng núi
Kim Đầu, Ngộ Không biết là có yêu tà ngăn cản Đường Tăng đến một toà nhà lớn
nghi do yêu quái biến hoá ra và đã vạch một vòng an toàn cho sư phụ, Ngộ Năng,
Ngộ Tịnh. Ngộ Không phải đi xa xin cơm cho Đường Tăng. Lúc này đây, năm
thầy trò phải vượt qua những tật xấu trong bản thân họ, nhất là Ngộ Năng. Ngộ
Năng lại khởi lên niệm đố kị Ngộ Không, giục Đường Tăng đến thẳng ngôi nhà
quỷ mà khất thực. Độc Giác Tỷ đại vương đã bắt giam Đường Tăng, Ngộ Năng,
Ngộ Tịnh. Hồi này, tác giả cho ta thấy vì lòng tật đố mà lý trí bị mê mờ thầy trò
Đường Tăng không còn tin vào bản lĩnh của Ngộ Không nữa. Chính khuyết điểm
này của tâm thức đã mở ra ma nạn ở động Kim Đầu.
Có thể nói, đối với Ngộ Không, việc đối phó với các thế lực ma quái bên
ngoài là không có gì đáng e ngại, thế nhưng chính sự bất hoà, không tin tưởng lẫn
nhau, sự mê mờ của tâm thức đã dẫn đến những tai nạn bất ngờ gây nên nhiều khó
khăn, ngăn cản bước đi đến đích của cuộc hành trình tìm kiếm chân lý, thỉnh chân
kinh mà phổ độ chúng sanh. Nhưng càng gần đến chùa Lôi Âm bên Thiên Trúc,
các nhân vật trong phái đoàn Tây Du cũng dần dần khắc phục được những khuyết
điểm của mình như ở hồi 62, 63 dục vọng khi được chuyển đổi thì thành dục vọng
giải thoát, sức mạnh tinh cần để tự độ và độ tha, Trư Ngộ Năng đã trở nên năng nổ
làm việc thiện mà không cầu danh, cầu lợi.


Trên con đường đi tìm chân lý, thầy trò Đường Tăng vừa dùng bản lĩnh, tài
năng, tâm lực của mình để cứu giúp hoạn nạn cho mọi người, vừa phải chiến đấu
với ma quân bên ngoài cùng với những tạp khí xấu ác của con người. Dần dần họ
tự hoàn thiện mình hơn và cuối cùng đã tìm được chân lý với cái vô ngã của các
pháp. Khi đến được Thiên Trúc, được Phật Tổ Như Lai truyền cho 35 bộ kinh,
công đức viên mãn, thầy trò đắc thành chánh quả rồi cùng nhau quay về tiếp tục lý
tưởng phổ độ chúng sinh sau chuyến du hành đi tìm chân lý.

3.3. Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng nhìn từ trang sách
đến hiện thực xã hội Trung Quốc
Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung
Quốc. Truyện lấy bối cảnh của xã hội Trung Quốc đời Đường để tái hiện hiện thực
xã hội đương thời thông qua chuyến đi sang đất Phật để thỉnh kinh của thầy trò
Đường Huyền Trang. Đây là một thể loại tiểu thuyết chương hồi,viết về thần ma
nhưng không hẳn vì thế mà mất đi giá trị đích thực của lịch sử.
Vốn là người thông minh, có nhiều tài năng nhưng không đắc chí trong
cuộc thi khoa cử, có thể nói là thi trượt liền. Cho nên cảnh ngộ của ông không tốt,
cuộc sống hết sức nghèo túng. Sự từng trải như vậy khiến ông nhận thức sâu sắc
sự hủ bại của quan trường phong kiến và nhân tình thế thái trong xã hội, trong
lòng ông đầy tình cảm bất bình và chống đối. Ngô Thừa Ân đã bày tỏ quan điểm
của mình trong tác phẩm Tây du ký. Ông cho rằng cái xấu xa trong hiện thực xã
hội có nguồn gốc là kẻ thống trị dùng người không thích đáng, khiến người xấu
cầm quyền. Ông rất mong thay đổi hiện thực đen tối, nhưng tuy có tài năng và
hoài bão mà không có cơ hội thực hiện, cho nên chỉ có thể thở dài. Chính vì thế,
Ngô Thừa Ân đã dốc hết sự phẫn uất và nguyện vọng tốt đẹp của mình vào tiểu
thuyết Tây du ký.
Thông qua truyện Tây du, ngoài ngòi bút tài hoa, giàu sức tưởng tượng, hài
hước… Ngô Thừa Ân đã khéo dựng nên chuyện yêu ma quấy nhiễu dân lành, đa


phần chúng có lai lịch thân thế từ dòng dõi cao quý ở cõi trời, là con cháu, đệ tử,
vật cưỡi… của thần tiên nên có nhiều phép thuật, tác oai tác quái ở trần gian mà
không một ai diệt trừ được. Yêu quái ở đây chính là biểu tượng cho những thế lực
độc ác, tàn bạo, bất công trong đời sống hiện thực, là nguyên nhân cốt yếu gây ra
những nỗi cực khổ, ai oán cho dân chúng. Trong trường hợp này, hành động tiêu
diệt yêu quái của Tôn Ngộ Không mang tính chất “tế thiên hành đạo”, nhằm lập lại
trật tự và khôi phục sự yên bình cho cuộc sống. Tôn Ngộ Không coi mọi điều gian
ác như thù địch, trước “gậy Như Ý bịt vàng” mọi yêu ma quỷ quái hung tàn đều

mất đi uy phong trước kia, hoặc bị chết thẳng cẳng, hoặc bó tay chịu trói... Các thứ
như trên đều phản ánh nguyện vọng mạnh mẽ quét sạch mọi hiện tượng xấu xa và
thế lực ác bá trong xã hội của Ngô Thừa Ân. Như vậy, chúng ta có thể thấy
rằng,“Tây du ký đã phản ánh lý tưởng tự do bình đẳng, khắc phục mọi khó khăn
để chiến thắng thiên tai địch họa”, thể hiện ước vọng của nhân dân thời bấy giờ.
Bên cạnh đó, Ngô Thừa Ân còn “gửi gắm một tâm sự, thể hiện một lý
tưởng, bênh vực một quan niệm nhân sinh”. Trong Tây du ký, có chỗ tác giả đả
kích cuộc sống hiện thực nơi trần thế thông qua việc thầy trò Đường Tăng thỉnh
kinh đi qua 9 nước, trong đó nhiều nước vua vô đạo, quan bất tài vô dụng, có nước
vua mê mờ tôn 3 con yêu quái hóa thân thành đạo sĩ làm quốc sư, có vua tin vào
thuốc trường sinh làm từ 1111 bộ tim trẻ con.
Tác phẩm Tây du ký đã lấy nguồn cảm hứng từ một câu chuyện có thật về
chuyến đi thỉnh kinh của Đường Huyền Trang. Trong chuyện xoáy sâu vào chuyến
đi huyền thoại của vị Pháp sư trẻ tuổi đời Đường này, để lại cho hậu thế nhiều bài
học và giá trị để tìm tòi và suy ngẫm. Chẳng hạn, truyện Tây Du mượn chuyện nhà
sư đi tìm lý tưởng giải thoát ở một xứ sở khác (Ấn Độ), phải chăng tác giả đã bất
mãn với cuộc sống hiện thực, muốn thoát ly vượt khỏi hiện thực xã hội đen tối
thời Minh. Việc Tôn Ngộ Không sau khi học được 72 phép thuật tinh thông tự
xưng là Tề Thiên Đại Thánh đã lên thiên đình đại náo bắt Ngọc Hoàng nhường
ngôi, xuống địa phủ quấy rối bắt Diêm Vương xóa tên họ loài khỉ để trường sinh,


vào long cung bắt Long Vương nộp gậy vàng… là ý nói tác giả muốn đã kích,
châm biếm, lật nhào từ Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Long Vương. Tề Thiên Đại
Thánh đã “náo loạn thiên cung, địa phu, long cung, trên trời dưới nước gì cũng
đều lật nhào, duy chỉ có cung điện của hoàng đế trần gian là chưa hề bị đụng
chạm”. Điều này có thể thấy được tác giả đã thể hiện sự bất mãn và phản kháng
của mình, chỉ ra tình trạng thối nát, bất công ngang trái và cuộc sống hưởng lạc
của chế độ phong kiến triều đại nhà Minh.
Ngoài ra, “Tây du ký còn là tiếng vang vọng của những phong trào nổi dậy

của nông dân đời Minh”. Tác giả đã dành 7 hồi đầu để ca ngợi hành vi phản động,
nổi loạn của Tôn Ngộ Không, đưa mọi người đến kết luận: chỉ có phản kháng, đấu
tranh mới giải quyết được tình trạng bất công, ngang trái. Tôn Ngộ Không đã nên
khẩu hiệu “thay nhau làm vua, sang năm đến lượt ta”. Khẩu khí này rõ ràng có
ảnh hưởng của những cuộc khởi nghĩa cuối đời Minh. Như vậy, chúng ta có thể
thấy nội dung tư tưởng phản kháng hiện thực cuộc sống được thể hiện mạnh mẽ
trong tác phẩm Tây Du Ký. Nó không đơn thuần là tiểu thuyết ảo tưởng mang tính
chất tưởng tượng phong phú, hài hước, mua vui, với những câu chuyện thần kỳ
mang nhiều ý nghĩa triết lý… mà đằng sau lớp nghĩa đó tác giả còn gửi gắm
những ưu tư và hoài bão của mình về con người và xã hội Trung Quốc đương thời.

4. Mở rộng vấn đề về Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.
Tây Du Ký vốn bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: một nhà sư trẻ đời
Đường Thái Tông là Trần Huyền Trang đã quyết chí một mình sang Ấn Độ (về
phía tây Trung Quốc) tìm thầy học đạo.
Vài điểm khác biệt giữa Ngài Huyền Trang trong tác phẩm và Ngài Huyền
Trang trong lịch sử:
Với Ngô Thừa Ân, Ngài Huyền Trang vâng lệnh vua nước Đại Đường sang
Tây phương lấy kinh Phật. Nhưng trong lịch sử, vì bởi tinh thông giáo lý trong


kinh Phật nên ngài Huyền Trang ngày càng phát hiện ra tình trạng rối ren của Phật
học Trung Quốc vào thời ấy, có quá nhiều việc chưa được giải quyết đến nơi đến
chốn nên ngài quyết chí tìm đến Ấn Độ để trực tiếp học hỏi. Ngài học chữ Phạn và
ngôn ngữ Ấn Độ, bái phỏng không ít danh sư, tham quan nhiều di tích, mở rộng tri
thức và trải qua 17 năm học tập, nghiên cứu, Ngài mới trở về quê hương mình bắt
đầu lãnh đạo công cuộc dịch thuật kinh Phật ra chữ Hán, chứ không giống như
nhân vật Đường Tăng trong Tây Du Ký sau khi thỉnh được chân kinh mang về
Đông thổ Đại Đường thì cả bốn thầy trò đều thành thành chánh quả, bay về
Phương tây hưởng phước.

Dưới ngòi bút của tác giả, Đường Tăng là một hoà thượng thành tâm sùng
đạo, bền gan quyết chí theo đòi việc lớn, nhưng đồng thời cũng là một tri thức
phong kiến chịu sự ràng buộc của mọi thứ lễ nghi quy tắc, lại ít được tôi luyện
trong thực tế cuộc sống do đó thường lúng túng và bó tay trước khó khăn. Nhưng
với Ngài Huyền Trang lịch sử thì khác, Ngài đã một mình vượt qua bao nguy
hiểm, qua hơn một trăm nước với hơn năm mươi ngàn dặm lộ trình không chỉ đưa
về trên 20 thớt ngựa chuyên chở 520 giáp gồm 657 bộ kinh Phật cùng với tượng
Phật và xá lợi Phật; mà Ngài còn dùng ngòi bút của một sử gia chuyên nghiệp ghi
chép cẩn thận về 138 nước mà Pháp Sư từng đặt chân đến. Với nội dung tổng hợp
cả tính chất lịch sử, địa lý và đầy đủ các giá trị văn hoá của từng nước làm nên tập
bút ký “Đại Đường Tây Vực ký”. Và cũng chính nhờ sự miêu tả của Đại Đường
Tây Vực ký mà tiểu thuyết gia Ngô Thừa Ân đã soạn thành bộ tiểu thuyết nổi tiếng
Tây Du Ký, rồi đạo diễn Dương Khiết chuyển thể thành kịch bản phim cùng tên,
đưa lên màn ảnh, minh hoạ sống động hành trình thỉnh kinh của Tam Tạng Pháp
sư Huyền Trang.

5. Kết luận


Từ những gì đã trình bày ở trên, chúng tôi xin rút ra kết luận của mình.
Chuyến hành trình của thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc là một chuyến đi nhiều
ý nghĩa. Trên suốt chặng đường đó, thầy trò Đường họ đã trải qua nhiều thử thách
để có thể tìm đến chân kinh, tìm đến đạo lí, đây có thể xem là mục đích cao cả của
con người. Bên cạnh đó, tác phẩm đã cho người đọc những suy tư độc đáo về một
thế giới tưởng tượng đầy lí thú, kì ảo, đan xen vào đó là các yếu tố hiện thực rất
gần gũi, hiện diện ngay trong đời sống. Qua đó, tác phẩm như đúc kết lên một triết
lí nhân sinh, rằng con người có thể chinh phục mọi thứ nếu có sự đoàn kết, ý chí
và sức mạnh.



×