Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập kinh doanh của công ty đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Viết Bằng

TP HCM, 30 THÁNG 11 NĂM 2016

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2


MỤC LỤC

--------------------------------------------

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong thập niên cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỉ XXI, xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh


mẽ nhất. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam đã và đang định hướng xây dựng nền
kinh tế thị trường, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế, ký kết các hiệp định thương
mại. Sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế: TPP, AEC, Liên minh kinh tế Á-Âu,
Hiệp định Việt Nam-EU, thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng có tiềm năng phát triển
lớn hơn.
Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, đồng thời tạo ra sức hút với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể hoạt động hiệu quả và nhanh
chóng, đòi hỏi các bộ ngành quản lý phải đổi mới. Thủ tục hải quan đóng vai trò then
chốt trong hoạt động xuất nhập khẩu, tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển, tăng
trưởng kinh tế.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thu hút rất nhiều các doanh nghiệp nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Những doanh nghiệp này đã mang lại nguồn lợi lớn cho Việt Nam và cũng nhận được rất
nhiều ưu đãi từ Việt Nam như giảm thuế nhập khẩu, nới lỏng thủ tục hành chính…
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, khâu thủ tục hải quan được xem là khá quan trọng
và phức tạp. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự hiểu biết và có kinh nghiệm về làm thủ tục
hải quan để có thể hoàn thành tốt và nhanh chóng để có thể thông quan hàng hóa một
cách nhanh chóng. Những năm trước đây, việc khai tờ khai hải quan bằng phương pháp
thủ công đã gây ra nhiều khó khăn và làm mất rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Từ
khi phần mềm khai hải quan điện tử xuất hiện đã rút ngắn rất nhiều thời gian, đẩy nhanh
quy trình xuất nhập khẩu, giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan dễ dàng hơn, chủ
động hơn về thời gian. Nhằm để hiểu rõ hơn về quy trình làm thủ tục hải quan, cũng như
giúp cho doanh nghiệp thực hiện quy trình xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, hiệu quả,

4


nên nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích quy trình thủ tục hải quan đối với loại
hình xuất nhập kinh doanh hàng đầu tư”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ việc tìm hiểu thực trang thực hiện thủ tục hải quan
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể là
công ty TNHH OLAM VIỆT NAM. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để giúp quy
trình thực hiện thủ tục hải quan tại doanh nghiệp được hoàn thiện hơn.
Để thực hiện mục tiêu trên, bài tiểu luận cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Tìm hiểu về doanh nghiệp
Phân tích thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng đầu tư (loại hình kinh

-

doanh) tại Chi cục Hải quan quản lý Hàng đầu tư.
Đề xuất, kiến nghị để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu

còn tồn tại trong việc thực hiện thủ tục hải quan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1.
Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cụ thể là công ty TNHH OLAM VIETNAM. Đồng thời đưa ra một số giải pháp kiến
nghị, giải pháp nhằm giúp công ty OLAM hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với
hàng kinh doanh đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian:
3.2.

Tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu

kinh doanh tại công ty TNHH Olam Việt Nam
Về mặt thời gian:
Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 09/2016 đến tháng 11/2016.
3.3.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hàng bằng một số phương pháp chính: Phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quan sát.
Dựa vào bộ chứng từ về hàng hóa xuất nhập khẩu kinh doanh của công ty TNHH OLAM
cùng việc vận dụng những kiến thức trong môn nghiệp vụ hải quan, tiến hành phân tích
5


quá trình xuất nhập khẩu và quá trình khai hải quan. Từ đó rút ra những thuận lợi và khó
khăn của thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của nước ta và quá trình thông quan hàng
hóa, chỉ ra những sự bất cập và các kiến nghị hợp lý.

6


PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.

Giới thiệu Tập đoàn OLAM INTERNATIONAL LIMITED

Olam International Limited là một công ty được thành lập vào năm 1989, sản phẩm
kinh doanh ban đầu của công ty là kinh doanh hạt điều từ Nigeria sang Ấn Độ. Đến nay,
Olam International Limited đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong
hoạt động kinh doanh hàng nông nghiệp, các loại hạt tại 70 quốc gia, cung cấp thực phẩm

và nguyên liệu công nghiệp cho hơn 16,200 khách hàng trên toàn thế giới. Với đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp, linh động ( nhân viên toàn thời gian, nhân viên thời vụ, nhân
viên hợp đồng) đã giúp cho công ty xây dựng được một vị trí lãnh đạo trong nhiều doanh
nghiệp kinh doanh hàng nông nghiệp ( cacao, cà phê, hạt điều, gạo và bông). Hiện nay,
công ty đang kinh doanh 47 sản phẩm khác nhau trên 16 nền tảng.
Hiện tại, công ty đã phát triển trên toàn thế giới, đã đặt trụ sở ở 5 châu lục với hơn 70
quốc gia như:
Châu Á: Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, Lào, Thái Lan, …
Châu Phi: Nigeria, Ghana, Congo, …
Châu Mỹ: Mexico, Hoa Kỳ, Brazil, Colombia, Peru,…
Châu Âu: Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nga,…
Australia.
2. Giới thiệu Công ty TNHH OLAM VIỆT NAM
-

2.1. Sơ lược về công ty TNHH Olam Việt Nam
Công ty Olam Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn
International Olam. Trải qua hơn 16 năm hoạt động, Công ty TNHH Olam Việt Nam đã
thiết lập được một hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại nhiều tỉnh, thành phố
thuộc khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đồng thời, hoạt động sản xuất, xuất
khẩu của công ty cũng được mở rộng sang Campuchia và Lào.
Được đầu tư lớn về vốn, cùng hệ thống dây chuyền chế biến hiện đại, nhập khẩu từ
nước ngoài, Olam Việt Nam đã nhanh chóng khẳng định được vị thế là một trong những
doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu và cà phê hòa tan lớn nhất tại Việt Nam. Hiện
tại, công ty có hơn 1700 nhân viên làm việc tại 12 nhà máy chế biến nông sản lớn đặt tại
miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, công ty cũng được đánh giá là nhà xuất
khẩu cà phê thô lớn thứ ba tại Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp thu mua gạo
lớn trên cả nước. Olam hiện đang cung cấp bông, sản phẩm gỗ, sản phẩm từ sữa và lúa
mì vào Việt Nam.
7



Công ty Olam Việt Nam bắt đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 2000 với:


Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Olam Việt Nam



Tên giao dịch tiếng Anh: Olam Vietnam Limited.



Địa chỉ trụ sở chính: Unit 1, Lầu 10, Tòa Nhà A&B, 76 đường Lê Lai, phường Bến
Thành, quận 1,thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.



Điện thoại: (+84) 8 3521 0740



Fax: (+84) 8 3521 0770



Email:




Website:



Mã số thuế: 6000346337



Tổng giám đốc: Jhanwer Prakash Chand

2.2. Triết lý và mục tiêu kinh doanh








Kinh doanh – “Chúng tôi dám ước mơ”
Tham vọng – “Niềm đam mê của chúng tôi là được làm nhiều hơn”
Quan hệ đối tác - "Chúng tôi cố gắng để phát triển các mối quan hệ tích cực và lâu
dài với các đối tác của chúng tôi '
Tôn trọng và làm việc nhóm - 'Chúng ta đối xử với nhau theo cách chúng ta muốn
được đối xử'
Chính trực – “ Chúng tôi luôn sống với những gì chúng tôi tin, nói và làm”
Quyền sở hữu – “Chúng tôi chịu trách nhiệm như thể chúng tôi là những người
sáng lập của doanh nghiệp'
Một số hình ảnh hoạt động:


8


3.

Giới thiệu sản phẩm của công ty Olam Việt Nam

SẢN PHẨM
Các loại hạt ăn được

Hạt hạnh nhân , hạt điều, hạt phỉ, đậu
9


Đồ ngọt và thành phần thức uống
Lương thực và đồ đóng hộp
Gia vị và nguyên liệu thực vật
Nguyên liệu công nghiệp

phộng, vừng
Cà phê hòa tan và Cacao
Sữa, ngũ cốc, cây cọ, gạo, đường, sốt cà
chua, pasta, bánh quy, dầu ăn, mì ăn liền…
Rau khô, cà chua….
Bông, phân bón, cao su, gỗ…

PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN

ĐỐI VỚI LÔ HÀNG NHẬP KHẨU
1.1.

Thời hạn và nơi làm thủ tục hàng nhập

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hàng đến cửa khẩu dỡ hàng, được thể hiện trên tờ
khai hàng hóa (Cargo Manifest) thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục
hải quan. Nếu quá hạn 30 ngày thì doanh nghiệp sẽ bị phạt, quá hạn 06 tháng lô hàng sẽ
bị giải tỏa theo dạng hàng tồn đọng không chủ (sau khi thông báo nhiều lần nhưng chủ
hàng vẫn không đến nhận, Hải quan sẽ kiểm tra và tiến hành bán đấu giá…)
1.2.

Sơ đồ tóm tắt quy trình thủ tục hải quan

10


Chuẩn bị hồ sơ khai hải quan

Khai tờ khai hải quan điện tử và
truyền tờ khai

Đóng phí Local charges, phí cược cont, và
lấy D/O

Đóng thuế nhập khẩu

Làm thủ tục thông quan

Rút tờ khai


Thanh lý cổng và lấy hàng

1.3.

Giải thích quy trình
1.3.1. Chuẩn bị hồ sơ khai hải quan

Sau khi nhận được thông báo nhận hàng, nhân viên chứng từ tiến hành chuẩn bị bộ hồ
sơ để tiến hành khai hải quan. Bộ hồ sơ bao gồm:
-

Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: 1 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp.
Hóa đơn thương mại (Invoice) : 01 bản chính
Vận đơn (Bill of Lading) : 01 bản sao y bản chính (Nếu B/L Surendered) hoặc bản
chính Original B/L (có thể nộp bản sao có xác nhận của doanh nghiệp).
Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List) : 01 bản chính
1.3.2. Đăng ký khai hải quan điện tử

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nhân viên chứng từ tiến hành khai hải quan điện tử
trên phần mềm ECUSS VNACCS.
1.3.2.1.

Nhập dữ liệu tờ khai
11


Doanh nghiệp mở phần mềm ECUSS VNACCS
>> Đăng nhập vào hệ thống

>> Chọn mục tờ khai xuất nhập khẩu >> Chọn đăng ký mới tờ khai nhập khẩu >> Tờ
khai hải quan điện tử xuất hiện.

Nhân viên chứng từ tiến hành nhập dữ liệu và những thông tin cần thiết vào tờ khai
hải quan điện tử. Cụ thể theo như bộ chứng từ thì nhập dữ liệu như sau:


Nhập dữ liệu phần “Thông tin chung”
Nhóm loại hình: Kinh doanh, đầu tư

Vì công ty Olam là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nên loại hình phải là loại hình
hàng đầu tư.
Mã loại hình: A12 – Nhập kinh doanh sản xuất
-

Loại hình A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng – được dùng khi làm thủ tục hải quan
tại chi cục hải quan cửa khẩu
Loại hình A12: Nhập kinh doanh sản xuất – Được dùng khi làm thủ tục hải quan
tại chi cục hải quan khác cửa khẩu.

12


Vì công ty Olam là công ty có vốn đầu tư nước ngoài nên sẽ chịu sự quản lý của chi
cục hải quan quản lý hàng đầu tư. Vì thế công ty Olam sẽ tiến hành khai ở hải quan quản
lý hàng đầu tư, đây là chi cục hải quan khác cửa khẩu => Chọn Loại hình A12
Cơ quan Hải quan: 02PG – Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư
Đây là cơ quan hải quan chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu dành
cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Phân loại cá nhân/tổ chức: 4 – Hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức.

Theo như hợp đồng mua bán, 2 bên đều là công ty thực hiện mua bán với nhau nên
hàng hóa sẽ là từ tổ chức đến tổ chức.
Mã bộ phân xử lý tờ khai: 01 – Đội Thủ tục hàng kinh doanh và đầu tư
Vì đây là hàng nhập kinh doanh của công ty đầu tư nước ngoài nên Đội thủ tục
hàng kinh doanh đầu tư sẽ thực hiện xử lý tờ khai.
Mã hiệu phương thức vận chuyển: 2 – Đường biển (Container)
Dựa theo thông tin trên Hợp đồng, Invoice thì điều kiện giá hóa đơn là CFR Cat
Lai Terminal và theo thông tin trên Bill of Lading là “Eighteen Container only” =>
Phương thức vận chuyển là bằng đường biển hàng container => Chọn mã phương thức
vận chuyển là 2 – Đường biển (Container)



Đơn vị xuất nhập khẩu:

Người nhập khẩu: thông tin người nhập khẩu là thông tin của đơn vị đang khai tờ
khai, thông tin này đã được nhập vào hệ thống trước đó nên chương trình sẽ tự động lấy
thông tin doanh nghiệp đã đăng ký trước đó, hoặc chỉ cần nhập mã số thuế thì các thông
tin về doanh nghiệp sẽ tự động hiện ra.
13


Người ủy thác nhập khẩu: vì 2 bên công ty giao dịch trực tiếp với nhau, không có
qua trung gian ủy thác nên phần này sẽ để trống.
Người xuất khẩu: Dựa vào hợp đồng nhập vào các thông tin của công ty đối tác, khi
nhập thông tin cần lưu ý nhập theo dạng chữ in hoa không dấu. Chi tiết như sau:
-

Tên: OLAM INTERNATIONAL LIMITED
Địa chỉ: 9 TEMASEK BOULEVARD #11-02 SUNTEC TOWER TWO

SINGAPORE 038989
Mã nước: SG - Singapore

Người ủy thác xuất khẩu: Vì không có giao dịch thông qua trung gian ủy thác nên
phần này không điền vào.



Thông tin vận đơn: dựa vào vận đơn, nhập các thông tin như sau:

Số vận đơn: SNKO079161000279
Số lượng kiện: 3510 BAGS
Tổng trọng lượng hàng (Gross Weight): 351140.00 KGS
14


Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: 02CIS01 – TỔNG CÔNG TY
TÂN CẢNG SÀI GÒN
Trên Bill of Lading có thể hiện cảng đến là CAT LAI TERMINAL, vì thế hàng
hóa khi đến nơi sẽ được dỡ xuống tại cảng Cát Lái và được lưu kho tại đây để chờ được
thông quan. Vì cảng Cát Lái trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nên mã kho sẽ
là mã của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn: 02CIS01 – TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG
SÀI GÒN
Phương tiện vận chuyển: 9999 – NORTHERN VOLITION V.1610N
Mã 9999 – là mã mặc định sẽ hiện ra khi chọn phương thức vận chuyển “Đường
biển (Container)”
Tên tàu sẽ dựa vào thông tin trên Thông báo hàng đến (Cargo Arrival Notice) ở
mục “Tên tàu – Số chuyến” (Ocean Vessel / Voy No.)
Ngày hàng đến: 31/10/2016
Công ty Olam sẽ dựa vào “Thông báo hàng đến” (Cargo Arrival Notice) nhận

được từ hãng tàu để xem ngày hàng đến.
Địa điểm dỡ hàng: CAT LAI TERMINAL (Xem trên Thông báo hàng đến và Vận đơn)
Địa điểm xếp hàng: SURABAYA, INDONESIA (Xem trên Thông báo hàng đến và Vận
đơn)
Số lượng Container: 18 (Xem trên Thông báo hàng đến và Vận đơn)

15




Nhập dữ liệu Sheet “Thông tin chung 2”:
Hóa đơn thương mại:

Phân loại hình thức hóa đơn: A – Hóa đơn thương mại
Vì đây là hình thức mua bán giữa 2 bên và chỉ có 1 hóa đơn nên hình thức hóa đơn
sẽ là A – Hóa đơn thương mại.
Trong trường hợp có nhiều hóa đơn cho cùng hợp đồng, cùng 2 bên mua bán và
khai cùng tờ khai thì công ty phải tiến hành lập hóa đơn tổng cho tất cả các hóa đơn. Và
khi khai hải quan thì sẽ phải chọn hình thức hóa đơn là “B – Chứng từ thay thế hóa đơn
thương mại hoặc không có hóa đơn thương mại”
Số hóa đơn: 84677/10/2016
Đây là số hóa đơn do công ty Olam International Limited – công ty xuất khẩu lập
ra để Công ty Olam Việt Nam thanh toán. Còn hóa đơn số EKSB 041/OLAM/10/2016
của công ty P.T.E.K.PRIMA EKSPOR INDONESIA không dùng để khai hải quan, vì
công ty OLAM Việt Nam mua hàng của Olam International chứ không trực tiếp ký kết
hợp đồng với công ty này.
Ngày phát hành: 28/10/2016
16



Phương thức thanh toán: TTR (Xem trên Commercial Invoice, Hợp đồng)
Mã phân loại giá hóa đơn: A – GIÁ HÓA ĐƠN CHO HÀNG HÓA PHẢI TRẢ TIỀN
Vì đây là hình thức nhập kinh doanh đầu tư không phải hình thức Phi mậu dịch và
Gia công, nên thực hiện giao dịch hàng hóa thì phải trả tiền.
Điều kiện giá hóa đơn: CFR (Dựa theo Commercial Invoice)
Tổng trị giá hóa đơn: 726,097.90
Mã đồng tiền của hóa đơn: USD



Tờ khai trị giá:

Mã phân loại khai trị giá: 6 – ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH
Vì doanh nghiệp chỉ thực hiện phân loại trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch,
còn những phương pháp còn lại do hải quan áp dụng. Cho nên chỉ được chọn mã số 6.
Phí vận chuyển: để trống
Vì điều kiện giá hóa đơn là điều kiện CFR – điều kiện này đã bao gồm luôn phí
vận chuyển => không có phí vận chuyển.
Phí bảo hiểm: Loại D – KHÔNG BẢO HIỂM
Vì điều kiện giá hóa đơn là CFR – Điều kiện này chưa bao gồm phí bảo hiểm
nhưng công ty Olam cho rằng quảng đường vận chuyển từ Indonesia đến Việt Nam khá
ngắn và ít rủi ro, vì thế công ty không mua bảo hiểm cho lô hàng này.

17


Người nộp thuế: 1 – NGƯỜI XUẤT KHẨU (NHẬP KHẨU)
Vì công ty trực tiếp thực hiện thủ tục khai hải quan mà không qua Đại lý khai hải
quan nên người chịu trách nhiệm nộp thuế cho hải quan là người nhập khẩu, tức là Công

ty OLAM sẽ nộp thuế.
Trong trường hợp công ty nhờ Đại lý khai hải quan làm thủ tục thì Đại lý khai hải
quan sẽ có trách nhiệm nộp thuế cho Hải quan và sau đó công ty sẽ thanh toán lại cho Đại
lý.



Thuế và bảo lãnh:

Mã xác định thời hạn nộp thuế: D – Trường hợp nộp thuế ngay
Vì đây là hàng nhập kinh doanh nên Doanh nghiệp phải tiến hành nộp thuế ngay
để lấy hàng về theo quy định.



Thông tin đính kèm:

Vì đây là hàng container (18 cont), không phải là hàng lẻ, doanh nghiệp sẽ phải lập
một file excel danh sách container chất lên tàu để đính kèm vào. Vì thế, trong phần
“Thông tin đính kèm” sẽ phân loại đính kèm là “ETC – Loại khác” vì danh sách
container đính kèm không có trong mục phân loại. Số đính kèm sẽ được cơ quan hải quan
cấp khi thực hiện nghiệp vụ đính kèm danh sách Container.

18




Thông tin vận chuyển: Đây là phần thông tin vận chuyển hàng từ cảng về đến kho
của người nhập.


Vì đây là hình thức nhập kinh doanh nên phần “Thông tin vận chuyển” không cần
thiết phải nhập vào.


Thông tin hợp đồng:

Số hợp đồng: 16/S/15921/A/01
Ngày hợp đồng: 08/05/2016


Thông tin khác:

Phần ghi chú: “HÀNG THUỘC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ GTGT ÁP DỤNG
THEO KHOẢN 1 ĐIỀU 1 TT 26/2015/TT”

-

Nhập thông tin cho Sheet “Danh sách hàng”

STT: Hệ thống sẽ tự động cập nhật STT theo số mặt hàng khai báo.
Tên hàng (mô tả chi tiết): “HẠT ĐIỀU THÔ CHƯA BÓC VỎ”
Mã HS: 08013100
“Hạt điều chưa bóc vỏ” –Xem trong Biểu thuế nhập khẩu 2016 hoặc tra trực tiếp
trên trang web của Hải quan Việt Nam mục “Tra cứu CSDL Danh mục – Biểu thuế - Phân
loại – HS”. Vì đây mà mặt hàng :Hạt điều chưa bóc vỏ” đã được thể hiện rõ trong Phần
II, Chương 8, Mục 0801
19



Link tra cứu:
/>portlet=Structure&tariff=0801&language=vi-VN
Xuất xứ: INDNSIA – INDONESIA (xem nước phát hành C/O trên C/O)
Lượng: 311,630
Đơn vị tính: KGM - KILOGRAM
Đơn giá hóa đơn: 2.33 (USD)
Trị giá hóa đơn: 726,097.90 (USD) – Đây là kết quả do hệ thống tự cập nhật khi đã khai
“Lượng” và “Đơn giá”.
Mã biểu thuế NK: B04
Đây là mặt hàng nhập khẩu từ Indonesia (Thành viên của tổ chức ASEAN) về Việt
Nam (cũng là thanh viên của ASEAN) nên được hưởng ưu đãi như quy định và được áp
mã biểu thuế B04 – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Mã biểu thuế TTĐB: Không điền vì mặt hàng “Hạt điều” không nằm trong danh mục
các mặt hàng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt.
Mã biểu thuế môi trường: Không điền vì mặt hàng “Hạt điều” không nằm trong danh
mục các mặt hàng chịu thuế môi trường.
Mã biểu thuế VAT: Mã V – Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế
suất 0%. Tra cứu trong biểu thuế VAT.

20


LƯU Ý: Vì lô hàng dùng phương thức vận chuyển đường biển (Container) nên nhân viên
phải làm 1 file excel danh sách container chất lên tàu đính kèm. Các bước thực hiện
đính kèm danh sách container thực hiện như sau:
Chọn “Nghiệp vụ khác” => chọn “Đăng ký file đính kèm (HYS)”

21



=> Hiện ra cửa sổ “Khai báo file đính kèm” => nhập các thông tin chung:
Nhóm xử lý hồ sơ: 01 – Đội thủ tục hàng Đầu tư và Kinh doanh
Phân loại thủ tục khai báo: 02 – Danh sách Container chất lên tàu
Số điện thoại người khai báo: nhập số điện thoại vào

=> chọn nút “Thêm file”

=> Chọn file chứa danh sách container đã làm lưu trong máy tính, sau đó file sẽ hiện ra
trong phần thông tin đính kèm

22


=> Click chuột chọn nút “Ghi”. Sau khi ghi dữ liệu, bên góc trái màn hình hiện ra bước 1
“Khai báo chứng từ đính kèm HYS”

Click chuột vào chọn => Hiện ra bảng thông báo rồi nhập chữ ký số của doanh nghiệp
vào => Hải quan sẽ cấp số đính kèm để doanh nghiệp điền vào phần “Thông tin đính
kèm”.

=> Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên vào tờ khai nhập khẩu, thì nhấn nút
để thực hiện các bước tiếp theo.

1.3.2.2.

Truyền tờ khai nhập khẩu

Doanh nghiệp sau khi đã nhập đầy đủ thông tin cần thiết vào tờ khai nhập sẽ thực hiện
nghiệp vụ truyền trước tờ khai nhập (Nghiệp vụ IDA)


23


Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi
đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình, người khai hải
quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu
liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu
tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự
động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải
quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.
Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.
Hệ thống hải quan đã cấp số tờ khai là: 101113657302, ngày đăng ký tờ khai:
07/11/2016 08:44:17.

1.3.2.3.

Kiểm tra lại thông tin IDA

24


Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải
quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính
toán.
-

Nếu tất cả thông tin đã đúng thì tiến hành khai chính thức tờ khai.
Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin

khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn
hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện
các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
1.3.2.4.
Khai chính thức

Doanh nghiệp dùng nghiệp vụ IDC để khai chính thức tờ khai. Thực hiện gửi khai báo
điện tử. Khi có số tiếp nhận của hệ thống hải quan trả về thì đã xong bước truyền tờ khai.

1.3.2.5.

Lấy kết quả phân luồng

Sau khi truyền tờ khai, chờ một thời gian nhất định để cán bộ Hải quan xử lý tờ khai và
phản hồi kết quả.
Chọn tiếp bước 4 ở góc trái cửa sổ tờ khai “Lấy kết quả phân luồng, thông quan” sẽ hiện
ra cửa sổ phản hồi của cơ quan hải quan.

25


×