Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

thực trạng – triển vọng phát triển năng lượng gió trên thế giới và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 43 trang )

I.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Thực trạng năng lượng và môi trường

Thế kỷ 20 đã trải qua với bao tiến bộ vượt bậc của loài người. Một thế kỷ
trong đó con người đã làm nên những điều kỳ diệu, phát minh ra vô vàn những
công cụ máy móc giúp nâng cao năng suất lao động, giúp đáp ứng những nhu
cầu không ngừng của con người. Nhưng bên cạnh sự phát triển và tiến bộ đó
thì con người cũng phải đối mặt với những mặt trái của sự phát triển không bền
vững của kinh tế thế giới. Môi trường bị hủy hoại, tài nguyên thiên nhiên cạn
kiệt, áp lực công việc ngày càng lớn với mỗi người và hàng loạt những mặt trái
khác. Trong thế kỷ 21 con người phải đối diện với một loạt các thách thức
mang tính toàn cầu. Chẳng hạn như: năng lượng, môi trường sống bị hủy hoại,
bùng nổ dân số, chiến tranh, y tế, v.v. Trong đó vấn đề năng lượng vẫn là vấn
đề đượcxem là quan trọng nhất và cấp thiết nhất trong thế kỷ 21. Năng lượng
hóa thạch ngày càng cạn kiệt, tranh chấp lãnh thổ, tạo ảnh hưởng để duy trì
nguồn cung cấp năng lượng là những mối họa tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Năng
lượng hóa thạch không đủ cung cấp cho cỗ máy kinh tế thế giới đang ngày
càng phình to làm kinh tế trì trệ dẫn đến những cuộc khủng hoảng và suy thoái
kinh tế. Bất ổn chính trị rất có thể sẽ xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. Bên
cạnh đó việc sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch khiến một loạt các vấn
đề về môi trường nảy sinh. Trái Đất có thể ấm lên, đất canh tác bị thu hẹp, môi
trường bị thay đổi, dịch bệnh xuất hiện khó lường và khó kiểm soát hơn, thiên
tai ngày càng mạnh hơn khó lường hơn, mùa màng thất thu ảnh hưởng đến vấn
đề lương thực. Tất cả những điều đó tiềm ẩn một thế giới hỗn độn, tranh chấp,
không kiểm soát.
Từ những điều trên, để duy trì một thế giới ổn định, không cách nào khác
là chúng ta phải tìm ra những nguồn năng lượng tái sinh thay thế cho nguồn
năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Chúng ta những con người thế
kỷ 21 phải thực hiện một loạt những hành động nhưng quan trọng nhất vẫn là


tìm ra một nguồn năng lượng có thể thaythế cho năng lượng hóa thạch để đáp
ứng cho nhu cầu của thế giới.
Hàng loạt các năng lượng mới hứa hẹn trong thế kỷ 21 này như: năng
lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối và


những nguồn năng lượng khác. Bằng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và
xu hướng tất yếu của thế giới , các năng lượng tái sinh đang được nghiên cứu
và sử dụng ngày càng nhiều. Năng lượng gió là một trong những nguồn năng
lượng tái sinh quan trọng nhất đang và sẽ đóng góp ngày càng lớn vào sản
lượng năng lượng của thế giới.
Cách đây nhiều thế kỷ, con người đã biết tận dụng năng lượng gió phục
vụ lợi ích cho nhân loại, đó là những thuyền buồm lướt sóng vượt đại dương và
cối xay gió hoạt động từ ngày này qua tháng khác để thay thế sức người. Cuối
thế kỷ 19, máy phát điện sức gió đầu tiên trên thế giới ra đời nhưng công suất
còn quá nhỏ.
Gió là nguồn năng lượng sạch và vô cùng lớn, theo ước tính của các nhà
khoa học, hàng năm trái đất nhận được 1x1013 kWh năng lượng từ gió. Nếu
chúng ta chỉ cần thu được vài phần trăm (%) năng lượng này cũng có thể thỏa
mãn cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân loại trên toàn thế giới. Việc sử
dụng năng lượng mới và tái tạo trong đó năng lượng gió được nhiều nước trên
thế giới quan tâm, đặc biệt ở các nước công nghiệp tiên tiến lại có năng lượng
gió ổn định. Ưu điểm cơ bản của loại năng lượng này là không có tính chu kỳ
như năng lượng mặt trời và thuộc loại năng lượng sạch. Vì vậy, trong quá
trình động cơ gió hoạt động không làm nhiễm bẩn môi trường sinh thái.
Những quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp… được thiên nhiên ưu đãi
về năng lượng gió, đã xem năng lượng này như một nguồn động lực chính để
phát điện hòa vào lưới điện và là năng lượng quan trọng góp phần đáng kể
trong việc cân bằng năng lượng quốc gia. Một số nước có tiềm năng lớn về
năng lượng gió người ta đã khuyến khích chế tạo và sử dụng các kiểu động cơ

gió phát điện nhằm khắc phục sự thiếu hụt nhiên liệu hóa thạch đang ngày
càng cạn kiệt đồng thời giảm lượng phát khí thải vào bầu khí quyển như Nghị
định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi.
2. Khuyến khích sử dụng năng lượng gió
Nều cộng tất cả các chi phí bên ngoài ( kể cả các tác hại đến môi trường ví
dụ như thải chất độc hại) thì năng lượng gió bên cạnh sức nước là một nguồn
năng lượng rẻ tiền nhất.


Phát triển năng lượng gió đươc tài trợ nhiều nước không phụ thuộc vào
đường lối chính trị, ví dụ như thông qua việc hoàn trả thuế (PTC tại Hoa Kì, cá
mô hình hạn nghạch hay đấu thầu như Anh, Ý... hay thông qua các hệ thống
giá tối thiểu như Đức, Tây Ban Nha, Áo , Pháp, Bồ Đào Nha, Hy Lạp. Hệ
thống giá tối thiểu ngày càng phổ biến và đã đạt được một giá điện bình quân
thấp hơn trước, khi công suất các nhà máy lắp đặt cao hơn, có đền bù giá giảm
dần theo thời gian từ những nhà cung cấp năng lượng thông thường dưới hình
thức Luật năng lượng sinh thái, tạo điều kiện cho nghành công nghiệp trẻ này
phát triển. Bộ luật này quy định giá tối thiểu mà các doanh nghiệp vận hành
lưới điện phải trả cho các nhà máy sản xuất điện từ năng lượng tái sinh. Mức
giá được ấn định giảm dần theo thời gian. Ngược với việc trợ giá (ví dụ cho
việc than đá Đức) việc khuyến khích này không xuất phát từ tiền thuế, các
doanh nghiệp vận hành lưới điện có trách nhiệm phải mua với giá cao hơn
II. NĂNG LƯỢNG GIÓ
1. Khái niệm về gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí
quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một dạng năng lượng của Mặt Trời. Sử
dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất.
2. Nguồn gốc của gió
Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm cho
bầu khí quyển, nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của

Trái Đất, mặt ban đêm, bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt Trời và
thêm vào đó là bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn là ở các
cực, do đó có sự khác nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất mà
không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng như không khí giữa mặt ban ngày và
mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo thành gió. Trái Đất xoay tròn cũng góp
phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục quay của Trái Đất nghiêng đi (so
với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi quay quanh Mặt Trời) nên
cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa.
Bản đồ vận tốc gió theo mùa do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Coriolis
được tạo thành từ sự quay quanh trục của Trái Đất nên không khí đi từ vùng
áp cao đến vùng áp thấp không chuyển động thẳng mà tạo thành các cơn gió
xoáy có chiều xoáy khác nhau giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu. Nếu nhìn


từvũ trụ thì trên Bắc bán cầu không khí di chuyển vào một vùng áp thấp ngược
với chiều kim đồng hồ và ra khỏi một vùng áp cao theo chiều kim đồng hồ.
Trên Nam bán cầu thì chiều hướng ngược lại.
Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu trên, gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa
hình tại từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban
ngày đất nóng lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp suất và vì thế có
gió thổi từ biển hay hồ vào đất liền. Vào ban đêm đất liền nguội đi nhanh hơn
nước và hiệu ứng này xảy ra theo chiều ngược lại.
3. Tính toán năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí chuyển động với vận tốc
.Khối lượng đi qua một tiết diện A vuông góc với chiều gió với tốc độ trong
thời gian là:

m = ρ .v. A.t

(2.1)


Vì thế động năng E (kin) và công suất P của gió là:
ρ

: khối lượng riêng của không khí (kg/

A : diện tích mặt cắt gió quét qua

(

m3

m2

)

)

v : vận tốc của dòng không khí mà chưa bị nhiễu loạn ( m/s )
Ekin =

1
1
.( ρ .v. A.t ).v 2 = .ρ . A.t.v 3
2
2

P=

Ekin 1

1
= .( ρ .v. A).v 2 = .ρ . A.v 3
t
2
2

(2.2)

(2.3)

* Ý nghĩa công thức:
Năng lượng gió tỉ lệ với khối lượng riêng của không khí . điều này có
nghĩa với những dòng không khí chuyển động ở vận tốc như nhau thì ở vùng
núi cao công suất thấp hơn


Năng lượng gió tỉ lệ thuận với diện tích quét của cánh
Điều đáng chú ý là công suất gió tăng theo lũy thừa 3 của vận tốc gió và
vì thế vận tốc gió là một trong những yếu tố quyết định khi muốn sử dụng năng
lượng gió.
4. Sử dụng năng lượng gió
Năng lượng gió đã được sử dụng hàng trăm năm nay. Con người đã dùng
năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu.Ngoài ra năng
lượng gió còn được sử dụng tạo công cơ học để làm quay cối xay gió hay điện
năng tubin-gió, xe chạy bằng năng lương gió…

“Tháp quyền lực” sử dụng năng lượng gió tại Đài Loan
Vì gió không thổi đều đặn nên năng lượng điện phát sinh từ các tuabin gió
nên chỉ có thể kết hợp với các nguồn năng lượng khác để cung cấp điện một
cách liên tục. Tại Châu Âu, các tuốc bin gió được nối mạng toàn Châu Âu ,

nhờ vào đó mà việc sản xuất điệncó thể điều hòa một phần. Một khả năng khác
là sử dụng các nhà máy phát điện có bơm trữ để bơm nước vào các bồn chứa ở
trên cao và dùng nước để vận hành tua bin khi không đủ gió. Xây dựng các nhà


máy điện có bơm trũ này là một tác động lớn vào thiên nhiên vì phải xây chúng
trên các đỉnh núi cao.
Mặt khác vì có ánh sáng mặt trời nên gió thổi vào ban ngày thường mạnh
hơn ban đêm và vì vậy mà thích ứng một cách tự nhiên với nhu cầu năng lượng
nhiều hơn vào ban ngày. Công suất dự trữ phụ thuộc vào độ chính xác của dự
báo gió, khả năng điều chỉnh của mạng lưới và nhu cầu dùng điện.
Người ta còn có một công nghệ khác để tích trữ năng lượng gió. Cánh
quạt gió sẽ được truyền động trực tiếp để quay máy nén khí. Động năng của
gió được tích lũy vào hệ thống nhiều bình khí nén. Hệ thống hàng loạt bìn h
nén khí này sẽ được luân phiên tuần tự phun vào các tua bin để làm quay máy
phát điện. Như vậy năng lượng gió được lưu trữ và sử dụng ổn định hơn(dù gió
mạnh hay yếu thì khí vẫn luôn được nén vào bình, và người ta dễ dàng điều
khiển cường độ và lưu lượng khí nén từ bình phun ra), hệ thống các bình khí
nén sẽ được nạp khí và xả khí luân phiên nhau để đẻm bảo sự liên tục cung cấp
năng lượng quay máy phát điện ( khi một bình đang xả khí làm quay máy phát
điện thì các bình khác sẽ đang được cánh quạt gió nạp khí đem vào).

III.THỰC TRẠNG – TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIÓ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. tình hình năng lượng gió trên thế giới
Cuối thể kỷ 20 và đầu thể kỷ 21 này vấn đề về nguồn năng lượng cung
cấp cần phải xem xét lại: hiện nay nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn dần,
đồng thời vấn đề gây ô nhiễm môi trường do việc đốt nhiên liệu hóa thạch càng
trở nên trầm trọng. Vấn đề năng lượng sạch đang được quan tâm nhiều và là
một sự lựa chọn cho ngành năng lượng thay thế trong tương lai. Nguồn năng

lượng sạch đang được quan tâm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng địa nhiệt, năng lượng sóng biển, năng lượng thủy triều…Tất cả
những loại năng lượng sạch này sẽ góp phần rất lớn vào việc cải tạo cuộc sống
nhân loại và cải thiện môi trường. Các hệ thống năng lượng này được xem như
là một sự lựa chọn thay thế cho các hệ thống cung cấp từ lưới điện quốc gia ở
những vùng nông thôn biệt lập, nơi mà việc phát triển lưới điện không khả thi
về mặt kinh tế, trong đó năng lượng gió được xem là nguồn năng lượng dễ khai
thác với công nghệ đơn giản và chi phí đầu tư và vận hành tương đối thấp.


Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, năng lượng từ mặt trời đến trái
đất khoảng 173.000 tỉ KW còn năng lượng từ gió ước tính khoảng 3.500 tỉ
KW. Trên toàn bộ bề mặt hành tinh của chúng ta, năng lượng có thể khai thác
được từ gió lớn hơn năng lượng toàn bộ các dòng sông trên Trái Đất từ 10 đến
20 lần.
Năng lượng gió đã được khai thác và ứng dụng từ rất lâu dùng để chạy
bơm nước, thuyền buồm, các cối xay gió đã xuất hiện từ thế kỷ 12. Từ đó đến
nay việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng năng lượng gió ngày càng
phát triển với tốc độ ngày càng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng tái sinh nói chung và
năng lượng gió nói riêng, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang dốc
tiền của, nhân lực vào việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng thực tiễn năng
lượng gió, giúp giảm sự căng thẳng năng lượng ở các nước.


Hình 1 trình bày công xuất sản xuất từ điện gió trên thế giới trong khoảng
thời gian từ 1996 đến 2008. Tổng lượng công xuất sản xuất trên thế giới vào
năm 2009 là 159,2 GW, với 340 TWh năng lượng, xác nhận mức tăng trưởng
31% mỗi năm, một con số khá lớn giữa lúc nền kinh tế tòan cầu đang gặp
nhiều khó khăn. Theo thống kê trên thế giới, Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Đan

Mạch và Ấn Độ là những quốc gia sử dụng năng lượng gió nhiều nhất trên thế
giới. Chẳng hạn vào năm 2009 , điện gió chiếm 8% tổng số điện xử dụng tại
Đức; trong khi đó con số này lên đến 14% ở Ai-len và 11% tại Tây Ban Nha.
Hoa Kỳ sản xuất nhiều điện gió nhất thế giới với công xuất nhảy vọt từ 6 GW
vào năm 2004 lên đến 35 GW vào 2009 và điện gió chiếm 2,4% tộng số điện
tiêu dùng . Trung Quốc và Ấn Độ cũng phát triễn nhanh về nguồn năng lượng
sạch này với 22,5 GW (Trung Quốc, 2009) và 25 GW (Ấn Độ, 2009)

Hình 1: công suất điện gió trên thế giới (1996-2008)
Trong số 20 thị trường lớn nhất trên thế giới, riêng ở châu Âu đã có 13
nước với Đức là nước dẫn đầu về công suất của các nhà máy dùng năng lượng
gió với khoảng cáchxa so với các nước còn lại. Tại Đức, Đan Mạch và Tây
Ban Nha, năng lượng gió phát triển liên tục trong nhiều năm qua là nhờ sự
nâng đỡ của chính phủ sở tại . Nhờ vào đó mà một ngành công nghiệp mới đã
phát triển tại 3 quốc gia này. Công nghệ Đức (bên cạnh các phát triển mới từ


Đan Mạch và Tây Ban Nha) đã được sử dụng trên thị trường nhiều hơn trong
những năm vừa qua .
Công suất định mức của các nhà máy sản xuất điện gió vào năm 2007
được nâng lên 94.112MW. Công suất này thay đổi dựa trên sức gió qua các
năm, các nước, các vùng
ST
T
01
02
03

Quốc gia


Công
suất(MW)
22.247
16.818
15.145

Đức
Mỹ
Tây Ban
Nha
04
Ấn Độ
8.000
05
Trung Quốc
6.050
06
Đan Mạch
3.125
07
Ý
2.726
08
Pháp
2.454
09
Anh
2.389
10
Bồ Đào

2.150
Nha
11
Ca Na Da
1.846
12
Hà Lan
1.746
13
Nhật
1.538
14
Áo
982
15
Hy Lạp
871
16
Úc
824
17
Ai Len
805
18
Thụy Điển
788
19
Na Uy
333
20

Niu Di Lân
322
Các nước
2.953
khác
Thế Giới
94.112
Bảng 1: công suất năng lượng gió trên thế giới 2007( World wind energy
association)


Hình 1: Sự phát triển của công suất điện phong trên thế giới theo khu
vực (BTM Worl Market Update 2007, AWEA, Jan 2009, Worldpower Monthly)
2. Tình hình sử dụng điện gió ở việt nam
2.1. Vị trí địa lý
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á , đất nước dài hơn 3000.km và
có đường bờ biển kéo dài từ Duyên Hải Miền Trung tới Nam Trung Bộ nên có
nguồn gió dồi dào từ biển thổi vào. Vùng Duyên Hải Miền Trung được chia cắt
bởi các dãy núi cao 1000-1500 m vùng này chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi
nhưng có mật độ dân số khá đông trong khi đó các nhà máy thủy điện hay
nhiệt điện thì rất ít nên thường thiếu điện vào mùa khô
2.2. Khí hậu
Khí hậu Việt Nam là kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều, có gió mùa
Tây Bắc và gió mùa Tây Nam. Đặc biệt ở Duyên Hải Miền Trung có 4 mùa
Xuân-Hạ-Thu-Đông và có lượng gió tương đối lớn và có tốc độ gió hằng năm
đạt đến 8-10m/s vì có bờ biển dài nên có lượng gió quanh năm


2.3. Tiềm năng gió ở Việt Nam
Tình hình cung cầu Điện năng ở Việt Nam:

Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20
năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gần gấp đôi tốc
độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Và theo dự báo của Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì
ởmức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là
khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000 GWh. Trong khi đó, ngay cả
khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa của
chúng ta cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và
208.000 GWh (năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt
điện một cách nghiêm trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm.
Nếu dự báo này của Tổng Công ty Điện lực trở thành hiện thực thì hoặc là
chúng ta phải nhập khẩu điện với giá đắt gấp 2-3 lần so với giá sản xuất trong
nước, hoặc là hoạt động sản xuất của nền kinh tế sẽ rơi vào đình trệ, còn đời
sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đánh giá năng lượng ở Việt Nam
Trong chương trình đánh giá năng lượng cho châu Á, Ngân hàng thế giới
có đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á trong
đó có Việt Nam. Theo tính toán của nghiên cứu này, trong bốn nước được
khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất hơn 39% tổng diện tích của
Việt Nam được ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6 m/s ở
độcao 65 m, tương đương với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện
tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt ( Bảng 2, Hình 2).và hơn
hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào, Campuchia. Trong khi Việt Nam
có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt” đến “rất
tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Thái Lan là 0,2%,
ở Lào là 2,9%, và ở Campuchia là 0,2%.


Hình 2: Bản đồ tài nguyên gió Việt Nam
Tổng điện năng điện gió của Việt Nam là 513.600 MW tức là bằng

hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng dự báo ngành
điện vào năm 2020. Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ
phục vụ cho phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn thì Việt Nam có đến
41% diện tích nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ. Nếu so sánh con
số này với nước láng giềng thì Campuchia có 6%, Lào có 13% và Thái Lan có
9% diện tích nông thôn c ó thể phát triển điện gió loại nhỏ. Đây quả thật là ưu
đãi dành cho Việt Nam mà chúng ta chưa nghĩ đến cách tận dụng .
Tốc độ
Kém
gió trung bình (<6m/s)

Khá
(6-

Tốt
(7-

Rất
tốt

Rất
rất tốt


7m/s)
Diện tích

197.4

100.36


8m/s)
25.67

(8(>9m
9m/s)
/s)
2.178
113

km
32
7
9
(
)
% trên
60.6
30.8
7.8
0.7
0.1
tổng diện tích
Tiềm
401.44
102.7
8.748
452
năng
4

16
(MW)
Bảng 2 : Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam (65m )theo WB 2000
2

Tốc độ gió một số vùng ở Việt Nam
Các dãy núi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam nằm ở vị trí đặc biệt,
chúng tạo thành những rào chắn liên tiếp đón nhận gió mùa Đông bắc từ tháng
10 – tháng 5 và gió mùa Tây Nam từ tháng 6 – tháng 9.
Khu vực đồng bằng sông cữu long có tiềm năng năng lượng gió tương
đối khá, nhất là khu vực duyên hải , tốc độ gió trung bình từ 7-1.5m/s ở độ cao
65m, đảo Côn Sơn có tiềm năng khá cao, tốc độ gió trung bình đạt 8-9m/s. Hai
duyên hải (tỉnh Trà Vinh) và huyện Thanh Phú (tỉnh Bến Tre)tốc độ gió trung
bình đạt 7-7.5m/s
Khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, vùng núi Bảo Lộc có tiềm năng gió
khá lớn, tốc độ đạt 7-7.5 m/s (cao so với mực nước biển 800m-1000m) . trong
khi đó khu vực Pleyku và Buôn Mê Thuột (độ cao 500m so với mực nước
biển) cũng có tiềm năng năng lượng gió tương đối tốt, tốc độ gió đạt 7m/s
Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ của Việt Nam có tiềm năng rất tốt, tốc
độ gió từ 8-9.5m/s , tuy nhiên những nơi này tập trung ở độ cao 1600-2000m
so với mực nước biển. Khu vực miền núi phía tây Quy Nhơn và Tuy Hòa cao
so với mưc nước biển 100-1200m, tốc độ gió đạt 7.5-7.8m/s . khu vực huyện
Ninh Phước ( Ninh Thuận) có tiềm năng năng lượng gió cũng khá lớn trên các
đỉnh núi các khu vực Ninh Thuận , Bình Thuận và Lâm Đồng tốc độ gió trung
bình lên đến 8-8.5m/s
Khu vực Bắc Trung Bộ, Dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới Lào-Việt,
những nơi có độ cao 1800m, tốc độ gió trung bình có thể lên đến 8.5-9m/s, có


nơi lên cao đến 9.0-9.5m/s. Tuy nhiên , một số nơi có khả năng phát triển điện

gió được tìm thấy thuộc khu vực núi đồi biên giới của Lào và Việt Nam đi về
phía tây Huế, độ cao 400-800m tốc độ gió đạt 7-8 m/s khu vực Đông Trường
Sơn, độ cao 800-1200m cũng có tiềm năng tương tuwjtoocs độ gió trung bình
7-8m/s . tiềm năng năng lượng gió cho tuabin nhỏ ở độ cao 30m đo được vào
khoảng 5.5-6m/s và có nơi sát vùng duyên hải còn vượt quá 6m/s. Vùng duyên
hải của Quảng Ngãi và Trường Sơn Đông , tiềm năng gió ở mức khá tốt tập
trung ở vùng núi cao độ khoảng 700-1100m
Khu vực Miền Bắc, đặc biệt khu vực Duyên hải gần Hải Phòng có tốc độ
gió trung bình 6.5-7m/s. Hải đảo ngoài khơi, đỉnh đồi tốc độ gió đo được lên
đến hơn 7m/s, tuy nhiên sẽ giảm rất nhanh khi đi sau vào đất liền. Tốc độ gió
trung bình đo được 8-9m/s tại một số đỉnh núi có độ cao 1300-1800m. Vùng
biên giới Việt-Lào, vùng đông nam của Vinh và vùng đồi núi đông bắc biên
giới Trung Quốc-Việt Nam có độ cao 700-1000m có tiềm năng gió rất tốt
Khu vực phía bắc Việt Nam , khu vực lân cận Hải Phòng thì gió khá tốt
vận tốc gió đạt 7m/s . trên đỉnh núi Việt Nam – Lào đên vùng núi Tây Nam
thành phố Vinh có gió rất tốt từ 8-9m/s. Ở biên giới phía bắc với Trung quốc và
phía Bắc Đông Bắc của Hải Phòng tốc độ gió đạt tới 7-8m/s.
Theo nghiên cứu của NHTG, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng
giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và
vùng đồi cát ở độ cao 60 – 100 m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình
Thuận). Gió vùng này không những có vận tốc trung bình lớn, mà còn có một
thuận lợi khác, đó là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn
định. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong
những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc
trung bình 6-7m/s, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất
3 -3,5 MW. Thực tế là người dân khu vực Ninh Thuận cũng đã tự chế tạo một
sốmáy phát điện gió cỡ nhỏ nhằm mục đích thắp sáng. Ở cả hai khu vực này
dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc đặc
biệt khó khăn của Việt Nam.



Vậy với điều kiện khí hậu , lượng gió, mật độ gió và tốc độ gió như trên ở
Việt Nam có nhiều điều kiên xây dựng nhà máy điện gió ở những vùng có điều
kiện gió tương đối tốt và phát triển để đáp ứng nhu cầu điện của quốc gia.
2.4. Những dự án điện gió ở Việt nam
Hiện tại Việt Nam có tất cả 20 dự án diện gió với dự kiến sản xụất 20 GW.
Nguồn điện gió này sẽ kết nối với hệ thống điện lưới quốc gia và sẽ được phân
phối và quản lý bởi Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam. Trong thời gian qua
(tháng 4 năm 2004), Việt Nam đã lắp đặt trạm năng lượng gió công suất
858KW trên đảo Bạch Long Vĩ do chính phù tài trợ và các tổ máy được chế
tạo bởi hãng Technology SA (Tây Ban Nha) . Ngoài ra Trung Tâm Năng
Lượng Tái Tạo và Thiết Bị Nhiệt (RECTARE) Đại học Bách Khoa tp Hồ Chí
Minh đã lắp đặt trên 800 tuabin gió trong hơn 40 tỉnh thành với sự tài trợ
củaHiệp hội Việt Nam - Thụy Sĩ tập trung nhiều nhất gần Nha Trang, trong đó
có gần 140 tuabin gió đã hoạt động. Ở Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh với sự
hỗ trợ của Pháp cũng đã lắp đặt được 50 tuabin gió.
Tháng 8-2008 Fuhrlaender AG, một tập đoàn sản xuất tuabin gió hàng đầu
của Đức đã bàn giao 5 tổ máy (cánh quạt gió) sản xuất điện gió đầu tiên cho dự
án điện gió tại Tuy Phong , Bình Thuận với mỗi tổ máy có công suất 1.5MW
(cũng xin ghi nhận nơi đây thời tiết ở Tuy Phong rất khô khan, nhưng có nhiều
nắng vá gió. Tốc độ gió trung bình ở đây là 6.7 m/s) . Tổ máy đầu tiên được
lắp đặt vào tháng 11-2008 và chính thức hòan thành kết nối vào điện lưới
quốc gia vào tháng 8 năm 2009.
Toàn bộ thiết bị của 15 tổ máy còn lại của giai đọan 1 sẽ được hoàn
thành trong thời gian sắp tới để hòan tất việc lắp đặt toàn bộ 20 tổ máy cho giai
đọan 1. Tổng công suất của nhà máy điện gió tại Bình Thuận trong giai đoạn
này là 30MW do Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Tái tạo Việt Nam (REVN)
làm chủ đầu tư. Thời gian hoạt động của dự án là 49 năm. Nhà máy được xây
dựng trên diện tích 328ha. Theo kế hoạch giai đoạn 2 sẽ mở rộng sau đó với
công suất lên 120MW.

Tháng 10-2008 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết giữa Tổng Công Ty Điện
Lực Dầu Khí Việt Nam (PV Power) thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và Tập
Đoàn Luyện Kim của Argentina Industrias Metallurgica Pescamona S.A.I.yF


(IMPSA) thỏa thuận chi tiết về việc sản suất và phát triển các dự án điện gió và
thủy điện tại Việt Nam. Hai bên đã đồng ý góp vốn để kinh doanh và thương
mại hóa tuabin gió, phát triển và quản lý các dự án điện gió, cung cấp các dịch
vụ bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện gió ở Việt Nam. Hai bên cũng đã kí thỏa
thuận hợp tác triển khai nhà máy điện gió công suất 1 GW trên diện tích
10.000 ha nằm cách xã Hòa Thắng huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận khoảng 6
km về hướng đông bắc. Nhà máy sẽ được lắp đặt tuabin gió IMPESA
Unipower IWP –Class II công suất 2,1MW các tổ máy gồm nhiều tuabin gió
cho phép sản xuất 5,5 Gwh/năm. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho dự án là 2,35
tỷ USD trong 5 năm. Hai bên cũng thỏa thuận về dự án sản suất tuabin gió
công suất 2MW có sải cánh quạt dài 80m cho Việt Nam và cho xuất khẩu.
Những đế án khác chẳng hạn như: Phương Mai - Quy-Nhơn với công
xuất 2,5 MW do chuyên viên tập đòan Avantis Energy Group; hai đề án với
công xuất 150 MW & 80 MW tại tỉnh Lâm Đồng đang được tích cực triển
khai; Công ty Thụy Sĩ Aerogie Plus Solution AG lắp đặt nhà máy điện gió có
công xuất 7,5 MW kết hợp với động cơ diesel tại Côn Đảo , tỉnh Bà RịaVũng Tàu.
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng năng lượng gió
Những thuận lợi:
Năng lượng gió là nhiên liệu sinh ra bởi gió, vì vậy nó là nguồn nhiên liệu
sạch. Năng lượng gió không gây ô nhiễm không khí so với các nhà máy nhiệt
điện dựa vào sự đốt cháy nhiên liệu than hoặc khí ga.
Năng lượng gió là 1dạng nguồn năng lượng trong nước, năng lượng gió có
ở nhiều vùng. Do đó nguồn cung cấp năng lượng gió của đất nước thì rất
phong phú.
Năng lượng gió là một dạng năng lượng có thể tái tạo lại được mà giá cả

lại thấp do công nghệ khoa học tiên tiến ngày nay, giá khoảng 4÷6
cent/kWh, điều đó còn tuỳ thuộc vào nguồn gió, tài chính của công trình và
đặc điểm công trình.
Tuabin gió có thể xây dựng trên các nông trại, vì vậy đó là một điều kiện
kinh tế cho các vùng nông thôn, là nơi tốt nhất về gió mà có thể tìm thấy.


Những người nông dân và các chủ trang trại có thể tiếp tục công việc trên đất
của họ bởi vì Tuabin gió chỉ sử dụng một phần nhỏ đất trồng của họ. Chủ đầu
tư năng lượng gió phải trả tiền bồi thường cho những nông dân và chủ các
trang trại mà có đất sử dụng cho việc lắp đặt các Tuabin gió.
Những khó khăn:
Năng lượng gió phải cạnh tranh với các nguồn phát sinh thông
thường ở một giá cơ bản. Điều đó còn tuỳ thuộc vào nơi có gió mãnh liệt như
thế nào. Vì thế nó đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao hơn các máy phát chạy bằng
nhiên liệu khác.
Năng lượng gió là một nguồn năng lượng không liên tục và nó không luôn
luôn có khi cần có điện. Năng lượng gió không thể giữ trữ được và
không phải tất cả năng lượng gió có thể khai thác được tại thời điểm mà có
nhu cầu về điện.
Những nơi có năng lượng gió tốt thường ở những vị trí xa xôi cách
thành phố nhưng những nơi đó lại cần điện.- Mặc dù năng lượng gió ít ảnh
hưởng tới môi trường so với các dạng năng lượng khác nhưng lại có thể ồn
do cánh quạt gây ra, mỹ quan bị ảnh hưởng, đôi khi chim chóc bị chết do bị
dính vào roto.
Nhóm rào
cản
Thị trường

Kinh tế và

tài chính

Các rào cản
Thiếu thông tin
tin cậy về tiềm năng
năng lượng gió

Giá thành cao

Ghi chú
Việc đo gió đã được thực hiện ở
hơn 20 điểm nhưng rất khó đánh giá
chất lượng của những số liệu này.Số
liệu từ các trạm khí tượng và atlas gió
của WB là không đủ tin cậy.
Một số số liệu gió do Bộ Công
Thương thực hiện với sự hỗ trợ của các
nhà tài trợ quốc tế như WB… nhưng
không thể tiếp cận số liệu chi tiết ngay
cả cho mục đích nghiên cứu.
Giá này tăng cao trong các năm
gần đây do giá nguyên vật liệu đầu vào
để sản xuất tua-bin gió tăng mạnh và
sựmất cân đối giữa cung và cầu đối với


tua - bin gió nhu cầu đối với sản phẩm
này tăng mạnh trong khi cung không
được cải thiện nhiều
Vốn đầu tư ban

đầu tương đối lớn

Suất đầu tư nằm trong dải
1.800 - 2.000 $/kW.

Khó khăn trong
việc tiếp cận với
nguồn tài chính

Kỹ thuật

Có nguồn tín dụng từ các tổ chức
tài chính quốc tế nhưng ở mức hạn chế
và được cấp trên cơ sở tính khả thi của
dự án. Đối với một khoản vay lớn, phải
có sự bảo lãnh của chính phủ.
Những ngân hàng thương mại
trong nước còn nhỏ và một ngân hàng
thì không thểcung cấp đủ tài chính cho
dự án điện gió. Hơn nữa, phần lớn các
ngân hàng trong nước còn thiếu kinh
nghiệm trong việc đánh giá và thẩm
định các dự án NLTT.
Thiếu các đơn vị
Tua bin gió ở đảo Bạch Long Vĩ,
tư vấn có chuyên
được phát triển với tư vấn trong nước
môn và nhân lực có
đã ngừng hoạt động do thiếu nhân sự
chuyên môn sâu về

có kỹ năng và phụ tùng thay thế, bảo
năng lượng gió.
dưỡng.
PECC3 là nhà tư vấn hàng đầu về
phát triển năng lượng gió, nhưng mới
chỉ hoạt động ở mảng đánh giá tài
nguyên gió và lập báo cáo đầu tư.
Cơ sở hạ tầng
kém

Bao gồm đường xá, cầu và các
phương tiện vận tải phục vụ việc vận
tải và lắp đặt các tua-bin gió và các
thiết bị khác.
Đối với trường hợp của REVN,
phải mất hơn hai tháng để vận chuyển 5
tua-bin gió ở khoảng cách 200 km từ
cảng biển Phú Mỹ về địa điểm dự án.
Ngoài ra, do không có cần cẩu phù
hợp để lắp dựng tua-bin gió ởViệt Nam
nên REVN đã phải tự mua cần cẩu ở


nước ngoài. Tất cả những khó khăn này
đều dẫn đến tăng chi phí đầu tưcủa dự
án, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự
án.
Không có công
nghệ trong nước


Tổ chức

Không có quy
hoạch

Thiếu phối hợp

Tua-bin gió và các thiết bị liên
quan khác đều phải nhập khẩu. Việt
Nam sản xuất cột cho cho tua-bin,
nhưng các nhà máy sản xuất đều là
100% vốn nước ngoài và 100% sản
phẩm là dành cho xuất khẩu.
REVN đang trong giai đoạn xây
dựng nhà máy sản xuất cột cho riêng
mình nhưng phải đến cuối năm 2010
mới có thểcho ra sản phẩm đầu tiên.
Nhà máy GE ởHải Phòng vừa xây
dựng xong, mới bắt đầu đi vào hoạt
động.
Các nhà đầu tư khó tìm được địa
điểm phù hợp. Do các nhà đầu tư có xu
hướng giữ chỗ trước, rồi mới thực hiện
dự án .
Vì điện gió chưa được quy hoạch
chính thức nên địa điểm có thể bị thu
hồi lại cho các họat động khác khi đang
trong quá trình đánh giá. Các dự án
điện gió ở Bình Thuận là những ví dụ
cụ thể về xung đột sử dụng đất.

Phần lớn các dự án được chấp
thuận nằm trong vùng có tiềm năng
titan do vậy không thể triển khai được.
Nhiều cơquan có thẩm quyền tham
gia vào NLTT dẫn đến khó khăn trong
việc điều phối.
Chưa phân định rõ trách nhiệm
giữa địa phương và trung ương.

Chính sách và cơ
Thiếu cơ chế chính sách cụ thể có
chế hỗ trợ năng lượng hiệu quả


gió chưa đủ mạnh

Quyết định số18/2008/QĐ-BCT
của Bộ Công Thương quy định vềbiểu
giá chi phí tránh được và hợp đồng mua
bán điện mẫu cho các dựán NLTT có
công suất lắp đặt nhỏhơn 30 MW,
không làm cho các dựán năng lượng
gió có khả năng thực hiện nếu không có
hỗ trợ thêm.
Cơ chế hỗ trợ nhưng dường như
không khả thi, cả về cơ chế thực thi và
nguồn quĩ cho việc hỗ trợ.
Sự độc quyền của công ty EVN
dẫn đến khó đàm phán và hợp tác. Ví
dụ như Dự án điện gió của REVN phát

lên lưới từ tháng 9 năm 2009 những
đến tháng 1 năm 2011 vẫn chưa thỏa
thuận được giá bán điện với EVN.

2.5. Vị trí địa lý phù hợp để đặt trạm phong điện
Trạm phong điện có thể đặt ở những địa điểm và vị trí khác nhau, với
những giải pháp rất linh hoạt và phong phú:
Các trạm phong điện đặt ở ven biển cho sản lượng cao hơn các trạm nội
địa vì bờ biển thường có gió mạnh. Giải pháp này tiết kiệm đất xây dựng,
đồng thời việc vận chuyển các cấu kiện lớn trên biển cũng thuận lợi hơn trên
bộ. Giải bờ biển Việt Nam trên 3000 km có thể tạo ra công suất hàng tỷ kW
phong điện.
Những mỏm núi, những đồi hoang không sử dụng được cho công nghiệp,
nông nghiệp cũng có thể đặt được trạm phong điện. Trường hợp này không cần
làm trụ đỡ cao, tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng.
Trên mái nhà cao tầng cũng có thể đặt trạm phong điện, dùng cho các nhu
cầu trong nhà và cung cấp điện cho thành phố khi không dùng hết điện. Trạm
điện này càng có ý nghĩa thiết thực khi thành phố bất ngờ bị mất điện.
Ngay tại các khu chế xuất cũng có thể đặt các trạm phong điện. Nếu tận
dụng không gian phía trên các nhà xưởng để đặt các trạm phong điện thì sẽ


giảm tới mức thấp nhất diện tích đất xây dựng và chi phí làm đường dây
điện.Điện khí hóa ngành đường sắt là xu hướng tất yếu của các nước công
nghiệp. Chỉ cần đặt với khoảng cách 10 km một trạm 4800kW dọc các tuyến
đường sắt đã có đủ điện năng cho tất cả các đoàn tàu ở Việt nam hiện nay. Các
vùng phong điện lớn đặt gần tuyến đường sắt cũng rất thuận tiện trong việc vận
chuyển và dựng lắp. Các đầu máy diesel và than đá tiêu thụ lượng nhiên liệu
rất lớn và gây ô nhiễm môi trường sẽ được thay thế bằng đầu máy điện trong
tương lai.

Đặt một trạm phong điện bên cạnh các trạm bơm thủy lợi ở xa lưới điện
quốc gia sẽ tránh được việc xây dựng đường dây tải điện với chi phí lớn gấp
nhiều lần chi phí xây dựng một trạm phong điện. Việc bảo quản một
trạm phong điện cũng đơn giản hơn việc bảo vệ đường dây tải điện rất
nhiều.Nhà máy nước ngọt đặt cạnh những trạm phong điện là mô hình tối ưu
để giải quyết việc cung cấp nước ngọt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long,
tiết kiệm nhiên liệu và đường dây điện.
Một trạm phong điện 4 kW có thể đủ điện cho một trạm kiểm lâm trong
rừng sâu hoặc một ngọn hải đăng xa đất liền. Một trạm 10 kW đủ cho một đồn
biên phòng trên núi cao, hoặc một đơn vị hải quân nơi đảo xa. Một trạm 40 kW
có thể đủ cho một xã vùng cao, một đoàn thăm dò địa chất hay một khách sạn
du lịch biệt lập, nơi đường dây chưa thể vươn tới được. Một nông trường cà
phê hay cao su trên cao nguyên có thể xây dựng trạm phong điện hàng trăm
hoặc hàng ngàn kW, vừa phục vụ đời sống công nhân, vừa cung cấp nước tưới
và dùng cho xưởng chế biến sản phẩm....
Không phải nơi nào đặt trạm phong điện cũng có hiệu quả như nhau. Để
có sản lượng điện cao cần tìm đến những nơi có nhiều gió. Các vùng đất nhô
ra biển và các thung lũng sông thường là những nơi có lượng gió lớn. Một
vách núi cao có thể là vật cản gió nhưng cũng có thể lại tạo ra một nguồn gió
mạnh thường xuyên, rất có lợi cho việc khai thác phong điện. Khi chọn địa
điểm đặt trạm có thể dựa vào các số liệu thống kê của cơ quan khí tượng hoặc
kinh nghiệm của nhân đân địa phương, nhưng chỉ là căn cứ sơ bộ. Lượng
gió mỗi nơi còn thay đổi theo từng địa hình cụ thể và từng thời gian. Tại nơi dự
định dựng trạm phong điện cần đặt các thiết bị đo gió và ghi lại tổng lượng gió
hàng năm, từ đó tính ra sản lượng điện có t hể khai thác, tuơng ứng với từng


thiết bị phong điện. Việc này càng quan trọng hơn khi xây dựng các trạm công
suất lớn hoặc các vùng phong điện tập trung.
Gió là dạng năng lượng vô hình và mang tính ngẫu nhiên rất cao nên khi

đầu tư vào lĩnh vực này cần có các số liệu thống kê đủ tin cậy. Rào cản chủ
yếu đối với việc phát triển phong điện ở Việt nam chính là sự thiếu thông tin về
năng lượng gió.Tới nay đã có một số công ty nước ngoài đến Việt nam tìm
cách khai thác phong điện, nhưng vì chưa đủ những số liệ u cần thiết nên cũng
chưa có sự đầu tư nào đáng kể vào thị trường này. Một hãng Đức đã xây dựng
tại Ấn độ hàng ngàn trạm phong điện, có cơ sở thường trực giám sát hoạt động
các trạm qua hệ thống vệ tinh viễn thông, xử lý kỹ thuật ngay khi cần thiết, và
hoàn toàn hài lòng về kết quả đã thu được ở Ấn độ. Hãng này cũng đã đến Việt
Nam tìm thị trường nhưng chưa quyết định đầu tư, vì chưa có đủ cứ liệu để xây
dựng trên quy mô lớn, còn với quy mô nhỏ thì lợi tức không đủ bù lại chi phí
cho một cơ sở kỹ thuật thường trực. Một công ty khác chuẩn bị xây dựng 12
trạm phong điện với công suất 3000 kW trên huyện đảo Lý Sơn đã khẳng định
công nghệ phong điện rất phù hợp với Việt Nam!
3. Các dạng năng lượng đang được khai thác và nghiên cứu năng lượng
sạch
3.1. Các dạng năng lượng đang khai thác, phân tích ưu và nhước điểm
của từng loại
Thủy điện
Ưu điểm :
a.

Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Là
nguồn nhiên liệu không bị đốt cháy, do vậy ít gây ô nhiễm. Các nhà máy thuỷ
điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí
thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu
Các nhà máy thuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn, một số nhà máy thuỷ điện
đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước. Chi phí
nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít
người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường.
Điều tiết nước từ thượng nguồn, Các đập đa chức năngđược xây dựng để

tưới tiêu, kiểm soát lũ,
Nhược điểm :


Làm mất dòng chảy tự nhiên, gây ảnh hưởng tới môi trường sống, ảnh
hưởng tới sự hình thành và phát triển và đặc tính tổ chức của sinh vật của tự
nhiên. Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ
sung nước không thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng
Nhà máy thuỷ điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung
quanh. Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường
của dòng sông bên dưới, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ
lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông.
Nhiệt điện
Ưu điểm:
Có khả năng xây dựng tại bất kỳ khu vực nào (thường được chọn bố trí
gần các khu vực có phụ tải lớn như khu công nghiệp, thành phố, khu dân cư
tập trung đông)
Không bị giới hạn về công suất lắp đặt. Các cụm nhiệt điện có thể được
xây dựng với công suất rất lớn (hơn 1000MW) cái này rất hiếm đối với thủy
điện
Giá thành xây dựng nhà máy thấp hơn thủy điện có cùng công suất
Không phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên: địa hình, địa chất, chế độ dòng
chảy mưa nắng.
Chủ động trong vận hành vì không phụ thuộc mưa hay nắng
Diện tích chiếm đất của nhà máy ít hơn nhiều so với thủy điện cùng công
suất do đó ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đền bù giải tỏa.
Nhược điểm:
Đốt cháy nguyên liệu trong quá trình sản xuất (dầu, than, khí từ mỏ
dầu...) do đó phụ thuộc vào nguồn cung các nguyện liệu này. Tạo ra khí thải
làm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính. Trong tình hình nguồn

nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, giá thành cao sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động
của nhà máy (than đá, dầu mỏ sắp hết trong khoảng vài chục năm nữa).
Nguyên liệu bị đốt cháy sẽ mất đi không thể tái sinh như nước của thủy điện.
+ Do sử dụng nguyên liệu nên giá thành sản xuất địên năng lớn hơn thủy điện
(khoãng 8 - 10 cent/kWh)
Không linh hoạt trong chế độ vận hành. Khi cần thiết nâng công suất vào
giờ cao điểm phải mất hàng giờ trong khi thủy điện chỉ mất khoảng 7 - 10 s.
Do đó nhiệt điện thường chủ yếu chạy đáy hoặc bán đỉnh
b.

c.

Điện hạt nhân


Ưu điểm:
Điện hạt nhân thải ra một lượng tương đối thấp khí cacbon điôxít (CO2).
Phát thải khí nhà kính thấp do đó các nhà máy điện hạt nhân chỉ góp phần
tương đối bé vào sự nóng lên toàn cầu.
Đây là công nghệ sẵn có, không đòi hỏi phải nghiên cứu, phát triển nhiều.
Có thể cung cấp được một sản lượng điện cao chỉ với một nhà máy duy
nhất.
Nhược điểm:
Chất thải phóng xạ vẫn còn là một vấn đề chưa được giải quyết. Chất thải
từ năng lượng hạt nhân cực kỳ nguy hiểm và phải được bảo quản cẩn thận
trong hàng ngàn năm (10.000 năm theo tiêu chuẩn của các Cơ quan bảo vệ môi
trường Hoa Kỳ).
- Rủi ro cao: Mặc dù có một tiêu chuẩn an toàn cao nói chung, nhưng các
tai nạn vẫn có thể xảy ra. Việc xây dựng một nhà máy với độ an toàn 100% là
không thể. Luôn luôn có một xác suất nhỏ sẽ xảy ra sự cố. Hậu quả của một tai

nạn là có sức tàn phá tuyệt đối tới cả con người lẫn tự nhiên.
- Nguồn nguyên liệu cho năng lượng hạt nhân là Uranium. Uranium là
một nguồn tài nguyên khan hiếm, dự trữ Uranium ước tính chỉ đủ cho từ 30
đến 60 năm tới tùy thuộc vào nhu cầu thực tế.
- Các nhà máy điện hạt nhân cũng như chất thải hạt nhân có thể là mục
tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công khủng bố. Không có nhà máy điện nguyên
tử nào trên thế giới có thể trụ lại được với một cuộc tấn công tương tự như hôm
9/11 ở New York. Một hành động khủng bố như vậy có thể đem lại những tác
động thảm khốc cho toàn thế giới.
- Trong quá trình vận hành các nhà máy điện hạt nhân, chúng thải ra một
lượng chất thải phóng xạ, rồi lần lượt có thể được sử dụng cho sản xuất vũ khí
hạt nhân.
d.

Phong điện

Ưu điểm :


- Dễ thấy nhất của phong điện là không tiêu tốn nhiên liệu, không
gây ô nhiễm môi trường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết
kiệm đất xây dựng, khác hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng
gần dòng nước mạnh với những điều kiện đặc biệt và cần diện tích rất lớn cho
hồ chứa nước.
- Các trạm phong điện có thể đặt gần nơi tiêu thụ điện, như vậy sẽ tránh
được chi phí cho việc xây dựng đường dây tải điện.Trước đây, khi công nghệ
phong điện còn ít được ứng dụng, việc xây dựng một trạm phong điện rất tốn
kém, chi phí cho thiết bị và xây lắp đều rất đắt nên chỉ được áp dụng trong một
số trường hợp thật cần thiết. Ngày nay phong điện đã trở nên rất phổ biến,
thiết bị được sản xuất hàng loạt, công nghệ lắp ráp đã hoàn thiện nên chi phí

cho việc hoàn thành một trạm phong điện hiện nay chỉ bằng ¼ so với năm
1986. Phong điện đã trở thành một trong những giải pháp năng lượng quan
trọng ở nhiều nước, và cũng rất phù hợp với điều kiện Việt nam.
Nhược điểm :
- Phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, nên việc khảo sát từng vùng, lắp
những bản đồ gió chi tiết là một điều cực kì quan trọng để đem lại hiệu quả
cho năng lượng gió.
- Có thể thay đổi dòng không khí làm ảnh hưởng đến các loài chim cư trú.
- Thay đổi hoặc làm phá vỡ cảnh quan của vùng lắp đặt diện gió.
- Tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng đến các loài động vật hoặc con người
sống gần nơi đặt các trạm năng lượng gió.
- Có thể ảnh hưởng dến các trạm thu phát sóng điện thoại, truyền hình.
Đó là những mặt hạn chế của năng lượng gió, nhưng cơ bản thì các hạn
chế này rất nhỏ so với các hạn chế của các nguồn năng lượng hóa thạch.

IV.

Tìm hiểu về TuaBin gió
1. Cấu tạo tua bin gió


×