Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước tại việt nam các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.69 KB, 33 trang )

`

MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

NSNN

Ngân sách nhà nước

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

NHTM

Ngân hàng thương mại

CPH

Cổ phần hóa

HĐQT


Hội đồng quản trị

TCTD

Tổ chức tín dụng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

2


DANH MỤC BẢNG , BIỂU ĐỒ
Mục
Bảng 2.1
Bảng 2.2.
Bảng 2.3
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2

Tên
Tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội từ năm
1995 – 1999
Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 - 2010
Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước
năm 2013
thực trạng huy động và sử dung vốn tromg nước giai
đoạn 2011 -2015 tại Việt Nam
Tỷ trọng vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010

– 2015 tại Việt Nam

3

Trang
11
13
17
14
15


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, tự do hóa thương mại và ngày càng
hội nhập. Vai trò của vốn được đánh giá là một yếu tố quan trọng để một nước tăng
trưởng và phát triển. Nhưng huy động vốn từ những nguồn lực nào và sử dụng nó
ra sao để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất thì không phải quốc gia nào cũng làm tốt.
Đối với Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập thì vấn đề
hàng đầu là phải có vốn và sử dụng sao cho hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay
nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài.
Tuy nhiên cần nhìn thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu, nguồn vốn trong
nước phong phú và chủ động nằm trong tầm tay. Nguồn vốn trong nước vừa là tiền
đề vừa là điều kiện để đón đầu nguồn vốn nước ngoài, giúp đất nước ngày càng
phát triển.
Vì vậy, nhóm 4 xin được nghiên cứu về : “Thực trạng huy động và sử dụng
nguồn vốn trong nước tại Việt Nam. Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn vốn này’’

2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

-

Mục đích : Đưa ra giải pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả trong

-

nước
Nhiệm vụ: Làm rõ được thực trạng huy động vốn trong nước và sử dụng
vốn nước ta hiện nay. Đồng thời đưa ra được một số giải pháp sử dụng
nguồn vốn trong nước một cách có hiệu quả.

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: Vấn đề huy động và sử dụng vốn tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nguồn vốn trong nước ở Việt Nam.
+ Thời gian: trước 2000 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu: tìm hiểu , phân tích số liệu và
rút ra nhận xét

5. Kết cấu của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội
dung còn bao gồm chương sau:
Chương 1. Khái niệm, bản chất và vai trò của nguồn vốn trong nước

Chương 2. Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước
Chương 3. Giải pháp và một số kiến nghị
Vì thời gian hạn hẹp và việc tìm hiểu còn gặp nhiều bất cập, vấn đề nghiên
cứu còn nhiều thiếu sót. Nhóm 4 rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy để bài tìm hiểu được hoàn thiện. Chúng em xin trân thành cảm ơn!

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN
VỐN TRONG NƯỚC

1.1. Khái niệm vốn, và nguồn vốn trong nước
1.1.1.

Khái niệm vốn

Khái niệm 1: vốn chỉ các nguồn tập trung và phân phối cho đầu tư kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
Khái niệm 2 : Vốn là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh
doanh, là tiền tiết kiệm của dân cư được đua vào sử dụng trong quá trình tái sản
xuất xã hội nhằm duy trì tềm lực có sẵn và tạo ra tiềm lực mới cho nền sản xuất xa
hội.
1.1.2.

Khái niệm nguồn vốn trong nước

Nguồn vốn trong nước là vốn hình thành từ phần tích lũy nội bộ của nền kinh
tế. Bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và

tiết kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình sản xuất của xã hội.
Nguồn vốn trong nươc được huy động từ nguồn vốn nhà nước; nguồn vốn tư
nhân
-

Nguồn vốn nhà nước bao gồm các nguồn vốn từ NSNN: các khoản tín

-

dụng đầu tư phát triển; vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư; phần tích lũy của
các doanh nghiệp...
1.2.
Bản chất của nguồn vốn trong nước

Vốn là tiết kiệm, là tích lũy
Thế kỉ XIX C.Mác đã chứng minh trong một nền kinh tế có 2 khu vực
6


-

Khu vực I : sản xuất tư liệu sản xuất
Khu vực II : sản xuất tư liệu tiêu dùng

Điều kiện để tái sản xuất mở rộng không ngừng là :
vI + mI > cI hay ( c + m + v )I > cII + cI
Trong đó:
c là phần tiêu hao vật chất
- v + m là phần giá trị mới tạo ra

Với phân tích trên, theo quan điểm cảu C.Mác, con đường cơ bản và quan
trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết
kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác nguồn lực cho đầu tư tái
sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của
nền kinh tế.
1.3.

Vai trò của nguồn vốn trong nước

Để nền kinh tế của một quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển bền vững
thì điều đầu tiên cần chú trọng là phát huy các yếu tố nội lực. Điều đó có nghĩa là
vai trò quyết định cho quá trình tăng trưởng và phát triển đất nước phải đặt lên các
nhân tố từ trong nước. Nguồn vốn trong nước đã thể hiện được các vai trò quyết
định của mình. Vai trò của nguồn vốn trong nước được thể hiện ở các yếu tố sau :
-

Nguồn vốn trong nước là nguồn đóng góp lớn cho GDP toàn xã hội, góp

-

phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò định hướng trong việc thay đổi
cơ cấu kinh tế, cân bằng thị trường hàng hóa giúp cho nền kinh tế quốc

-

gia tăng trưởng và phát triển toàn diện
Nguồn vốn trong nước góp phần kiềm chế lạm phát đẩy mạnh tiến trình
cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước tạo đà tăng trưởng và phát
triển kinh tế


7


-

Nguồn vốn trong nước ổn định và lớn mạnh là một điểm tựa vững chắc
cho nền kinh tế quốc gia chống lại những cơn sóng gió từ thị trường kinh

-

tế thế giới
Nguồn vốn trong nước giúp quốc gia phát triền đồng đều, giảm sự phân
cách giữa các vùng làm cho nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Các bộ phận cấu thành vốn trong nước
Vốn huy động từ ngân sách nhà nước: Nguồn thu trong nước
Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn huy động từ trong dân cư.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: nguồn thu bổ sung từ bên ngoài, chủ yếu
1.4.

-

thông qua nguồn vốn ODA và một số ít là vay nợ của tư nhân nước ngoài

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
TRONG NƯỚC

Trước hết, vốn là điều kiện để duy trì và phát triển sản xuất, đồng thời là cơ
sở để phân phối lợi nhuận và đánh giá hiệu qủa các hoạt động kinh tế, nó bao gồm

8


những nguồn vật tư và tài sản trong các doanh nghiệp, nguồn tiền mặt hoặc các tài
sản khác dự trữ trong dân. Vì vậy, chính sách tạo vốn cơ bản phải tuân thủ nguyên
tắc lợi ích của người có vốn và do đó, việc sử dụng vốn nhất thiết phải tuân thủ
nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Mục tiêu của chính sách tạo vốn trước hết và chủ yếu
là tạo ra môi trường kinh tế và tiền đề pháp lý để biến mọi nguồn tiền tệ thành tư
bản sinh lợi và tăng trưởng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các nguồn chủ yếu
bao gồm: vốn đầu tư kinh tế của nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn
bằng tiền và tiền nhàn rỗi của dân cư và vốn của các doanh nghiệp và tổ chức tài
chính quốc tế.
Điều mà ai cũng có thể đồng ý là một nền kinh tế kém phát triển không thể
cất cánh được nếu không có sự tham gia của các nguồn vốn từ nước ngoài. Vai trò
của nguồn vốn bên ngoài có ý nghĩa quan trọng nhằm hỗ trợ khai thông những cản
ngại, tạo sức bật cho nền kinh tế phát triển. Vì vậy chúng ta nên nỗ lực huy động
nguồn vốn từ bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta
không nên trông chờ và ỷ lại vào nguồn vốn từ bên ngoài. Trong việc huy động vốn
để đầu tư phát triển, chúng ta cần phải khẳng định vai trò của nguồn vốn trong
nước đóng vai trò quan trọng quyết định. Mặc dù nguồn vốn này còn thấp so với
vốn dài hạn và vẫn còn khó huy động trong hiện tại. Theo ý kiến của các chuyên
gia trong và ngoài nước, cùng với kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho
thấy: Nguồn vốn trong nước vẫn là nguồn vốn có tính chất quyết định, người dân
trong nước vẫn chưa dám bỏ vốn ra đầu tư thì người nước ngoài cũng chưa mạnh
dạn bỏ vốn dầu tư vào Việt nam. Vấn đề đặt ra là không phải tìm mọi cách để huy
động cho được các nguồn vốn, mà phải coi trọng việc quản lý và sử dụng nguồn
vốn ấy cho đầu tư phát triển sao cho có hiệu quả để nguồn vốn ấy sinh sôi nảy nở
và đạt được chiến lược hiệu quả kinh tế - xã hội đề ra.
2.1.


Thực trạng huy động vốn trong nước

9


2.1.1.

Điểm qua các hoạt động huy động và sử dụng vốn trong nước kinh tế
trước năm 2000
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 1995 – 1999
Đơn vị : tỷ đồng

Năm

Vốn đầu tư

1995
1996
1997
1998
1999

68047,8
79367,4
96870,4
96400
103900

Trong đó
%

Vốn nước
ngoài
67,8
22000
71,4
22700
68,8
30300
74,8
24300
81,8
18900

Vốn trong
nước
46047,8
56667,4
66570,4
72100
85000

%
32,2
28,6
31,2
25,2
18,2

Nền kinh tế nước ta mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh trên mình còn mang đầy
thương tích, khủng hoảng trầm trọng. Vì thế nền kinh tế nước ta mang nặng tính tập

trung, quan liêu, bao cấp cho nên chưa tạo ra động lực kinh doanh phát triển. Chính
Phủ tiến hành đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ lấy một đồng tiền mới, mỗi người
dân chỉ được đổi ở một mức độ giới hạn, nếu vượt qua giới hạn thì bị giữ lại ở ngân
hàng một thời gian khá dài sau đó mới được rút ra. Bằng việc đổi tiền sẽ hy vọng
sớm cải thiện được cán cân tiền tệ trong nền kinh tế. Tuy nhiên biện pháp này chỉ
cắt giảm được lượng tiền tích trữ ngoài sổ sách của các doanh nghiệp trong khu vực
kinh tế quốc doanh còn trong khu vực tư nhân và trong nhân dân kết quả thu được
rất hạn chế vì phần lớn tiền tồn tại dưới dạng vàng và đô la Mỹ. Sau khi tiến hành
đổi tiền mặt thì các doanh nghiệp quốc doanh gần như bị tê liệt, gây nên tình trạng
thiếu tiền mặt nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này buộc Chính phủ phải phát
hành tiền để duy trì sự hoạt động cho các doanh nghiệp quốc doanh và vì vậy làm
tăng thêm mức độ lạm phát.
Nguyên nhân của việc sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả là do quản lý và sử dụng
vốn theo cơ chế quan liêu bao cấp, thể hiện:
10


- Lãng phí vốn do bao cấp và bao cấp tín dụng thể hiện:
+ Tỷ trọng vốn đầu tư cho thiết bị quá thấp, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ.
+ Chi phí quá lớn, 1 đồng vốn bỏ ra chỉ có 0,54 đồng chuyển thành tài sản cố định.
- Đầu tư tràn lan thiếu trọng điểm, không tính toán rõ hiệu quả đầu tư. Còn nguyên
nhân khách quan là do các nguồn vốn vay và các khoản viện trợ, ta không có toàn
quyền lựa chọn và quyết định các dự án có hiệu quả, thậm trí nhiều trường hợp phải
nhận các thiết bị lạc hậu.
Nguồn vốn trong nước trong thời gian trước năm 2000 còn nhiều hạn chế,
một phần là do tích luỹ nội bộ là chưa lớn, nhưng nguyên nhân quan trọng là chưa
có các chính sách thích hợp để khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế,
trong đó có kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình.
2.1.2.


Thực trạng huy động và sử dụng vốn giai đoạn từ 2000- 2010 của nước ta

Giai đoạn này là giai đoạn vàng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Nền kinh
tế Việt Nam chuyển mình sâu sắc trong giai đoạn này. Giai đoạn 2001 - 2010, nền
kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư so GDP
bình quân cả giai đoạn là 38,7%, trong đó vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước
chiếm tỷ trọng lớn.
Giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa rộng hơn, đặc biệt sau khi gia
nhập WTO, sự biến động về nền kinh tế thay đổi càng rõ nét. Để có vốn đầu tư
Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng tín dụng
trong thời gian kéo dài và tốc độ tăng cung tiền đạt mức 31,4% trong giai đoạn này
cao hơn nhiều nước trong khu vực. Tuy có mặt tích cực nhưng kinh tế Việt Nam đối
mặt với không ít tiêu cực điển hình là lạm phát- VNĐ mất giá. Giá trị đầu tư sử
dụng trong nước giảm.

11


Cơ cấu vốn đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước đã giảm dần
từ 59,1% (năm 2000) xuống còn 33,9% (năm 2008)
Bảng 2.2. Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005 - 2010
Năm

Tổng vốn

Kinh tế nhà
nước

Kinh tế ngoài
nhà nước


FDI

2005
2006
2007
2008
2009
2010

343,135
404,712
532,093
616,735
708,826
830,178

162,635
185,102
197,989
209,031
2887,534
316,285

130,398
154,006
204,705
217,034
240,109
299,487


51,102
65,604
129,399
190,670
181,183
214,506

Số liệu tại bảng 1 cho thấy:


Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội đã liên tục tăng từ 343.135 tỷ đồng năm



2010 lên 830,178 tỷ đồng năm 2010 (tăng lên 2,42 lần).
Trong đó, khu vực vốn FDI tăng nhanh nhất (4,5 lần); tiếp đến là khu
vực kinh tế ngoài nhà nước (2,95 lần) và cuối cùng là khu vực KTNN
2,32 lần.

=> Nhìn chung, quy mô vốn cho ĐTPT đều tăng trong thời gian từ 2005 – 2010,
do Chính phủ thực hiện rà soát,cắt giảm ,điều chuyển vốn đầu tư nhằm sử dụng
hiệu quả chống thất thoát, lãng phí.
2.1.3.

Thực trạng huy động và sử dụng vốn của nước ta giai đoạn từ 2011 đến
2015

Biểu đồ 2.1. Thực trạng huy động và sử dung vốn tromg nước giai đoạn
2011 -2015 tại Việt Nam


Cơ cấu vốn đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước tăng nhẹ trở
lại lên mức 40,4% năm 2013 và 38% năm 2015 nhằm duy trì ổn định và phát triển
12


kinh tế khi khu vực đầu tư ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó
khăn, cầu tăng thấp do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.

13


Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2015
tại Việt Nam

Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh
(khoảng 16% từ năm 2001 đến 2015), nguyên nhân chủ yếu là do việc cổ phần hóa
các doanh nghiệp Nhà nước; nhiều cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh và thành lập
mới.
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không ổn định
nhưng nhìn chung có xu hướng tăng dần. Trong đó, đáng chú ý, trong bối cảnh nền
kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, vốn FDI giải ngân giai đoạn
2011-2015 vẫn duy trì ở mức khoảng 10,5-12 tỷ USD (trong đó năm 2015 đã tăng
mạnh lên mức 14,5 tỷ USD).
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước vẫn ở mức cao (bình quân giai
đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 39,1%). Trong đó, vốn từ NSNN tuy có xu hướng
giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Riêng năm 2015, vốn từ NSNN tăng cao hơn so với các năm trước do tính bổ
sung thêm 30.000 tỷ đồng giai ngân vốn nước ngoài nguồn ngân sách nhà nước
theo các hiệp định đã ký kết với các nhà tài trợ và tiến độ thực hiện . Vốn tín dụng

nhà nước cũng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để: năm
2010, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn ngân sách nhà nước
cho tổng số 16.658 dự án với số vốn bình quân phân bổ cho dự án là gần 7 tỷ đồng;
vốn bình quân phân bổ cho dự án nhóm A ở trung ương năm 2010 xấp xỉ 115 nghìn
tỷ đồng. Đến năm 2011, quy mô trung bình một dự án đầu tư là 11 tỷ đồng/dự án;
năm 2012 tăng lên là 17 tỷ đồng dự án .

14


Bảng 2.3. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước năm 2013
(đơn vị tính : triệu đồng )
STT

Nội dung

Địa điểm

Kế hoạch vốn

xây dựng

đầu tư năm
2013

A

B


C

D

TỐNG SỐ

1,762,130

VỐN TRONG NƯỚC

1,762,130

I CHUẨN BỊ ĐẨU TƯ (05 DỰ ÁN)

2,300.0

1 Ngành Giáo dục và đào tạo

500.0

1.1 Dự án ĐTXD Khu thực hành, thực tập và

TPHCM

500.0

ứng dụng công nghệ - Trường Cao đẳng
Xây dựng số 2
2 Ngành Xã hội


500.0

2.1 Dự án cải tạo cơ sở vật chất - Trung tâm
điều dưỡng phục hồi chức năng Sầm Sơn

Thanh

250.0

Hóa

2.2 Dự án đầu tư xây dựng nhà điều dưỡng - Hải Phòng

250.0

Trung tâm phục hồi chức năng điểu trị bệnh
nghề nghiệp Đồ Sơn
3 Ngành Thể thao

300.0

3.1 Dự án ĐTXD Nhà giáo dục thể chất Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

Vĩnh

300.0

Long

4 Ngành Quản lý Nhà nước


1,000.0

4.1 Dự án ĐTXD Trụ sở mới của Bộ Xây dựng
15

Hà Nội

1,000.0


II THỰC HIỆN DỰ ÁN (20 DỰ ÁN)

238,100

1 Ngành cấp nước và xử lý nước thải (04

13,100.0

dự án)
Các dự án dự kiến hoàn thành năm 2013

11,096

(03 dự án)
Dự án nhóm C
1.1 Dự án ĐTXD hệ thống cấp nước, xử lý Nam Định

3,007.0


nước thải Trường Cao đẳng Xây dựng Nam
Định
1.2 Dự án ĐTXD hệ thống cấp nước, xử lý Xuân Hòa

4,600.0

nước thải Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số
1
1.3 Dự án ĐTXD hệ thống cấp nước, xử lý Xuân Hòa

3,489.0

nước thải Trường Trung cấp Xây dựng số 4
Các dự án khởi công mới năm 2013 (01 dự

2,004

án)
1.4 Dự án ĐTXD hệ thống cấp nước, xử lý

Hà Nội

2,004.0

nước thải Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
2 Ngành khoa học công nghệ (04 dự án)

38,000.0

Các dự án hoàn thành, bàn giao, đi vào sử


4,800

đụng trước 31/12/2012 (01 dự án)
Dự án nhóm B
2.1 Dự án đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu

Hà Nội

4,800

khoa học - Viện Kinh tế XD
Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm
16

6,000


2013 (01 dự án)
Dự án nhóm C
2.2 Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên

TPHCM

6,000

cứu vật liệu mới thuộc Viện Vật liệu Xây
dựng
Các dự án khởi công mới năm 2013 (02 dự


27,200

án)
Dự án nhóm A
2.3 Đề án tăng cường năng lực kiểm định chất Hà Nội và
lượng công trình xây dựng ở Việt Nam

15,000

các địa
phương

Dự án thành phần "Đầu tư tăng cường

Hà Nội

15,000

Phú Yên

12,200

năng lực, nâng cấp trang thiết bị thí
nghiệm và cải tạo sửa chữa phòng làm việc
- Trung tâm công nghệ quản lý chất lượng
công trình xây dựng Việt Nam"
Dự án nhóm C
2.4 Dự án đầu tư tăng cường năng lực nghiên
cứu khoa học - Trường Đại học Xây dựng
Miền Trung

3 Ngành giáo dục và đào tạo (08 dự án)

148,000.0

Các dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử

13,000

dụng trước ngày 31/12/2012 (02 dự án)
Dự án nhóm B (01 dự án)
3.1 Dự án ĐTXD Nhà học 13 tầng - Trường
17

Hà Nội

5,000.0


ĐHKT Hà Nội
Dự án nhóm C (01 dự án)
3.2 Dự án Cải tạo, sửa chữa cơ sở 196 Pasteur,

TPHCM

8,000.0

Q.3, TPHCM của Trường ĐHKT TPHCM
Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm

83,500


2013 (03 dự án)
Dự án nhóm A (01 dự án)
3.3 Dự án ĐTXD Đại học Quốc gia Hà Nội tại

Hà Nội

50,000.0

Hoà Lạc
a Dự án thành phán hạ tầng kỹ thuật (QG-

15,000.0

HN02)
b Dự án Đền bù, GPMB và tái định cư tại

20,000.0

chỗ (QG-HN01)
c Dự án thành phần ĐTXD Khu KTX sinh

10,000.0

viên (QG-HN05)
d Dự án thành phần Khu nhà công vụ (QG-

5,000.0

HN06)

Dự án nhóm B (02 dự án)
3.4 Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở vật chất

Vĩnh

Trường CĐXD Miền Tây giai đoạn 1

Long

16,000.0

(2011- 2015)
3.5 Dự án đầu tư xây dựng công trình Khối lớp
học - giảng đường - phòng thí nghiệm tại 48
Đặng Văn Bí, Q.Thủ Đức, TPHCM của
Trường ĐHKT TPHCM
18

TPHCM

17,500.0


Các dự án khởi công mới năm 2013 (03 dự

51,500

án)
Dự án nhóm B (03 dự án)
3.6 Dự án ĐTXD Khu Giảng đường - Hiệu bộ


Phú Yên

25,000.0

Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
3.7 Dự án ĐTXD công trình Nhà đa năng - Vĩnh Phúc

9,500.0

Trường Trung cấp Xây dựng số 4
3.8 Dự án ĐTXD các xưởng thực hành của Đồng Nai

17,000.0

Trường CĐN LILAMA2 - đối ứng vốn vay
ODA của Chính phủ Pháp (Dự án đầu tư
phát triển Trường CĐN LILAMA2 thành
Trung tâm đào tạo chất lượng cao vốn ODA
của Chính phủ Cộng hòa Pháp)
4 Ngành Y tế (01 dự án)

15,000.0

Các dự án khởi công mới năm 2013
Dự án nhóm B (01 dự án)
4.1 Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp cơ

Phú Thọ


15,000.0

sở vật chất, trang thiết bị y tế - Bệnh viện
Xây dựng Việt Trì
5 Ngành Thể thao (01 dự án)

9,000.0

Các dự án khởi công mới năm 2013
Dự án nhóm C (01 dự án)
5.1 Dự án ĐTXD Nhà thể thao đa năng - Nam Định

9,000.0

Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định
6 Ngành Quản lý Nhà nước (02 dự án)
19

15,000.0


Các dự án khởi công mới năm 2013
Dự án nhóm B (01 dự án)
6.1 Dự án ĐTXD cải tạo, sửa chữa trụ sở

TPHCM

7,000.0

Hà Nội


8,000.0

làm việc của Cơ quan dại diện Bộ Xây
dựng tại TPHCM
Dự án nhóm C (01 dự án)
6.2 Dự án Cải tạo, nâng cấp một số hạng mục
nhà làm việc cơ quan Bộ Xây dựng
III ĐẦU TƯ THEO MỤC TIÊU, NHIỆM

1,521,730.0

VỤ CỤ THỂ
Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm
2013 (01 dự án)
1 Dự án ĐTXD công trình nhà Quốc hội

Hà Nội

1,521,730

Tình trạng đầu tư phong trào, rập khuôn của nhiều ngành, địa phương vẫn
diễn ra phổ biến và không thực sự chú trọng tới hiệu quả lợi thế so sánh của địa
phương. Hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn tiếp tục tăng
và ở mức cao. Nguyên nhân làm cho ICOR của Việt Nam cao một phần là do Việt
Nam đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng
cơ sở ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã
hội. Nhưng mặt chủ quan vẫn là cơ chế quản lý đầu tư xây dựng lỏng lẻo, lãng phí
nghiêm trọng, quy hoạch đầu chưa hợp lý… chính vì vậy, so với các quốc gia khác


20


đã trải qua giai đoạn phát triển tương đồng như Việt Nam thì hệ số ICOR của Việt
Nam hiện nay vẫn ở ngưỡng cao...
2.2.
2.2.1.

Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn trong nước
Ưu điểm

- Cấu trúc quản lý tài chính hiện nay trong các doanh nghiệp đã tạo được sự chủ
động trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện
nay, với việc quy định rõ cơ cấu vốn trong mỗi doanh nghiệp, cơ chế quản lý tài
chính đã cơ bản giải quyết được vấn đề giao vốn, quản lý và sử dụng vốn như thế
nào để đem lại hiệu quả cao nhất.
Cơ chế quản lý tài chính đã tạo điều kiện để doanh nghiệp huy động vốn
phục vụ nhu cầu của sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau. Huy
động vốn bằng hình thức vay của các ngân hàng thương mại mà không phải thế
chấp tài sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều. Trong thời gian
vừa qua, các doanh nghiệp đã khai thác và cân đối nguồn vốn đảm bảo nhu cầu sản
xuất kinh doanh và đầu tư sản xuất cơ bản, mua sắm trang thiết bị, bổ sung vốn lưu
động từ đó từng bước giải quyết khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp mới thành
lập hoặc mới sáp nhập, góp phần đảm bảo tính cân đối về vốn trong doanh nghiệp.
- Cơ chế huy động vốn và sử dụng đã thúc đẩy sự đổi mới và hiện đại hóa các trang
thiết bị trong tất cả các ngành kinh tế. Dựa vào đó mới khai thác, đáp ứng nhu cầu
thị hiếu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Cơ chế về thu sử dụng vốn đổi mới đã tạo nguồn đầu tư để lại cho doanh nghiệp
tháo gỡ một phần khó khăn về vốn góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.


21


2.2.2.

Nhược điểm

- Cơ chế huy động và sử dụng vốn chưa phát huy được hết tính chủ động, sáng tạo
của các doanh nghiệp: Việc phân cấp, phân quyền, nhất là quyền đầu tư, mua sắm,
nhượng bán, cho thuê hoặc thế chấp, cầm cố tài sản để đi vay hoặc cho vay, cho
nợ... vẫn chưa được thiết lập cụ thể từ trưởng đơn vị quyết định thành lập cho đến
Hội đồng quản trị và Giám đốc các doanh nghiệp. Vì lẽ đó, luôn có tính trạng đưa
lên cấp trên chờ phê duyệt hoặc cấp trên ủy quyền một cách hình thức cho cấp
dưới, gây khó khăn lúng túng cho các doanh nghiệp có cấu trúc nhân sự dày và
phức tạp. Quyết định kinh doanh của các công ty đôi khi vì thế mà bị chậm, bị
động.
- Cơ chế điều hòa vốn của trong doanh nghiệp chưa được xác định một cách rõ
ràng, đầy đủ. Cái khó là ở chỗ việc điều hòa vốn và tài sản phải làm sao cho có hiệu
quả nhất. Trên thực tế, việc điều hòa vốn của doanh nghiệp chưa được đặt trên
nguyên tắc nhất định. Doanh nghiệp áp dụng cách thức điều hòa vốn theo phương
thức ghi tăng, ghi giảm vốn là chưa hiệu quả. Lý do là trong cơ chế thị trường từng
doanh nghiệp lúc này thiếu vốn nhưng lúc khác lại thừa vốn cho sản xuất kinh
doanh, vì vậy, nếu điều động vốn từ đơn vị thừa vốn sang đơn vị thiếu vốn sẽ phải
ghi tăng, ghi giảm vốn một cách thường xuyên, điều này là bất cập và không hiệu
quả.
- Tổ chức thực hiện cơ chế huy động vốn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ
quan. Cơ chế hoạt động huy động vốn từ nội bộ còn rất khiêm tốn trong khi khả
năng có thể huy động được nhiều hơn nữa cho sản xuất kinh doanh do thủ tục rườm
rà, cứng nhắc, hạn mức cho vay thấp, không đảm bảo vốn cho các dự án đúng tiến
độ, thời hạn thanh toán ngắn, đôi khi các khoản vay giữa các doanh nghiệp không

thực sự tự nguyện mà do sức ép của các cam kết kinh tế giữa các doanh nghiệp với
nhau.
22


Ngoài việc huy động các nguồn lực trong nước, hiên nay việc các doanh nghiệp
huy động vốn trực tiếp từ các nguồn vốn từ nước ngoài cũng đang rất hạn chế. Các
dự án của doanh nghiệp với quy mô lớn rất khó khăn trong việc huy động vốn thực
hiện dự án. Doanh nghiệp muốn có được các hợp đồng tài trợ này bắt buộc phải
thông qua các tổ chức tín dụng và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực. Do
vây, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài rất hạn chế được đi đến trực tiếp các
dự án của doanh nghiệp, mà muốn có được thông thường đều phải thông qua các tổ
chức tài chính trung gian, dẫn đến chi phí vốn từ nước ngoài rất cao.
2.3.

KẾT LUẬN
Việc huy động và sử dụng được nguồn vốn trong dân cư còn rất khó khăn do

tâm lý ngại đầu tư ngại rủi ro ở Việt Nam. Với đức tính ăn chắc mặc bền người Việt
chủ yếu quy đổi tiền mặt ra vàng hay đôla để tích trữ. Các chính sách thu hút đầu tư
của các doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp khó tiếp cận với đồng vốn do
thị trường của Việt Nam khác với thị trường các nước khác phức tạp và không đi
theo một quy luật kinh tế nào.
Việc vay tiền ở các ngân hàng để đầu tư còn hạn chế do việc xin cấp giấy tờ
trong hoạt động kinh doanh còn khó khăn tuy nhà nước đã và đang cắt giảm giấy tờ
để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Các chính sách huy động nguồn
vốn đã và đang có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế.
Tóm lại kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo kinh tế tư nhân đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.


23


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
3.1.
3.1.1.

Giải pháp chung
Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn tư nhân
Có thể xem xét vị thế là quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của khu vực tư

nhân từ góc độ huy động và sử dụng các nguồn vốn tư nhân... Tuy nhiên, cũng có
thể thấy một số tồn tại, hạn chế là một số cơ chế, chính sách của Nhà nước cũng
chưa thực sự mang tính ưu đãi cho khu vực này. Để nâng cao hiệu quả huy động và
sử dụng nguốn vốn tư nhân, các giải pháp đặt ra là:
Tháo gỡ nút thắt về nhận thức cản trở sự phát triển khu vực tư nhân
Cần thay đổi triệt để sự đánh giá còn mập mờ vai trò khu vực DN ngoài nhà
nước (chủ yếu là DNNVV) so với các khu vực khác, nhất là khu vực FDI và khu
vực DNNN. Đây là cản trở lớn chi phối từ hoạch định chủ trương, chính sách đến
tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển các DN ngoài nhà nước. Kết
quả lâu nay thực chất vẫn đảm bảo đặc quyền của nhiều DNNN và tạo lợi thế dễ
dàng cho DN FDI, làm cho khoảng cách và trình độ phát triển giữa các khu vực
ngày càng rộng ra.
Khắc phục hạn chế tự thân của doanh nghiệp tư nhân
Việt Nam có đến 99% DN tư nhân có quy mô nhỏ và vừa, trong đó chủ yếu
quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Phần lớn còn hạn chế về huy động vốn, lao động, công
nghệ, quản trị, thị trường, mặt bằng sản xuất kinh doanh, thông tin, pháp lý. Theo
đó, yêu cầu tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực này là vô cùng cấp thiết.
Vì vậy các DN tư nhân cần:

-

Chú trọng gắn kết quyền, nghĩa vụ pháp lý về sở hữu và quản trị DN của
chủ DN
24


-

Khuyến khích sử dụng đa diện, đa dạng các yếu tố bên ngoài để nâng cao

-

kỹ năng quản trị DN
Từ bỏ tâm lý đầu tư ngắn hạn, kinh doanh chụp giật nhất thời còn chi
phối nặng nề hoạt động của nhiều DN.

Hoàn thiện khung khổ pháp lý minh bạch, bình đẳng và môi trường cạnh tranh
công bằng giữa các khu vực kinh tế
Sự bình đẳng cần được thực hiện trong việc xây dựng, thực thi các cơ chế,
chính sách; Sớm ban hành mới văn bản luật liên quan (Luật DNNVV và Luật về
công nghiệp phụ trợ).
Cần sự hỗ trợ kịp thời, thực chất và hiệu quả ưu tiên DN nhỏ, siêu nhỏ; Cần
khắc phục ngay tình trạng trợ giúp nửa vời, hình thức, thiếu trọng tâm, trọng điểm,
lãng phí nguồn lực vốn hạn chế, theo kiểu cơ chế xin, cho, phân bổ kế hoạch của
các cơ quan quản lý nhà nước. Cần bắt buộc kiểm điểm, đánh giá định lượng được
hiệu quả chi tiêu hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân nói chung/DNNVV nói riêng, kể cả
khả năng thu hồi vốn hỗ trợ theo các phương pháp tính khác nhau; Khắc phục ngay
tình trạng nhiều chính sách mới chỉ quy định về nguyên tắc, chưa cụ thể về đối
tượng, thủ tục, nội dung hỗ trợ đang tình trạng chờ giải quyết nợ đọng văn bản

hướng dẫn nằm đâu đó ở các bộ, ban, ngành; Thường xuyên bổ sung các chương
trình hỗ trợ mới cho DN theo yêu cầu thực tiễn (khởi sự DN, hỗ trợ doanh nhân trẻ,
khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tham gia chuỗi cung ứng, dịch vụ
công...)
Tự thân các doanh nghiệp phải thay đổi bản thân
Trong thời buổi kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng thì các doanh
nghiệp lại càng cần phải tự thân thay đổi để thích nghi với tình hình kinh tế thế
giới. Ngày từ bên trong doanh nghiệp cần phải có những thay đổi như:

25


×