Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở hàn quốc và đài loan, bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.58 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP:

MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀN QUỐC VÀ ĐÀI LOAN,
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

TP. Hồ Chí Minh, 19/09/2017

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Hàn Quốc và Đài Loan là hai nền kinh tế phát triển nằm trong Top 10 của thế giới
và Top 4 ở khu vực Châu Á. Đạt được những thành tựu như bây giờ cả hai nền kinh tế
này đã phải trải qua các giai đoạn khủng hoảng trầm trọng và những hệ lụy thảm khốc
sau chiến tranh. Trong đó phải kể đến là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 bắt nguồn
từ Thái Lan sau đó lan rộng sang các nước lân cận và ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ
thống tài chính trên toàn thế giới. Tại thời kì đó, tăng trưởng GDP của Đài Loan là 6.3%,
tỉ lệ tăng trưởng của Hàn Quốc là 5.5%. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng
tích cực hơn, điểm giống nhau giữa hai quốc gia này là tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu,
tận dụng các nguồn vốn ODA, các nguồn viện trợ từ các tổ chức thế giới như Qũy tiền tệ
Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),… để kích thích phục hồi tăng trưởng kinh tế
lúc bấy giờ, nhưng xét trên phương diện khách quan mà nói là nhờ chính sách hoạch định
khôn ngoan của Chính phủ có vai trò to lớn đã từng bước từng bước dẫn dắt nền kinh tế
thoát khỏi vòng suy thoái đạt được nhiều thành tựu mà trong lúc này các nước khác trong
khu vực và trên toàn thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Đến nay, sự phát
triển vượt bậc của nền kinh tế Hàn Quốc được cả thế giới khâm phục bởi “Kì tích sông
Hàn”, còn tại Đài Loan nhờ nới lỏng chính sách tiền tệ và các dự án đầu tư công cộng


làm gia tăng mức tổng cầu trong nước kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng trưởng kinh tế
tốt hơn. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, nhóm chúng tôi đã chọn chủ đề “Vai trò của
Nhà nước trong phát triển kinh tế ở Hàn Quốc và Đài Loan, bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam” cùng với những gì đã xảy ra trong lịch sử từ đó ta liên hệ vào thực tiễn kinh tế
Việt Nam để rút ra những kinh nghiệm quý báu áp dụng vào để thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng hơn và phù hợp với thể chế chính trị Nhà nước, hệ thống luật pháp của nước ta tại
thời điểm này.

2


1. Tổng quan chung:
1.1. Khái niệm:

Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế - xã
hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng. Nội dung chủ yếu của
phát triển kinh tế:
- Tăng trưởng kinh tế dài hạn, đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra những tiến bộ về
kinh tế-xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển thu nhập thấp.
- Cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ. Xu hướng tiến bộ của quá trình
thay đổi này thể hiện ở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
và đô thị hoá; đó không đơn thuần là sự gia tăng về quy mô, mà còn bao hàm việc mở
rộng chủng loại và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra;
hoạt động của nền kinh tế ngày càng gia tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở
cho việc đạt được những tiến bộ xã hội một cách sâu rộng.
- Những tiến bộ kinh tế - xã hội chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại. Đến lượt
mình kết quả của những tiến bộ kinh tế đạt được lại làm gia tăng không ngừng năng lực
nội sinh của nền kinh tế (thể hiện ở những tiến bộ về công nghệ, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực và nguồn vốn trong nước…).
- Đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội

như là hàng đầu và là kết quả của sự phát triển. Đương nhiên một kết quả như thế không
chỉ là sự ra tăng thu nhập bình quân đầu ngươi, một số bình quân có thể che lấp đằng sau
nó sự phân phối bất bình đẳng, nạn đói nghèo, thất nghiệp và những thụ hưởng khác về
giáo dục, y tế, văn hoá…
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ để
phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bởi những phương thức
khác nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Nếu phương thức tăng
trưởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng tiến bộ, không
làm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế, sẽ không
thể tạo ra sự phát triển kinh tế. Nếu phương thức tăng trương kinh tế chỉ đem lại lợi ích
kinh tế cho nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng
kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ khoét sâu vào bất
bình đẳng xã hội. Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt cục cũng chỉ là kết quả
ngắn hạn, không những không thúc đẩy được phát triển, mà bản thân nó cũng khó có thể
tồn tại được lâu dài.
1.2. Vì sao cần có vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế?

3


Vai trò, chức năng quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường là
một yêu cầu tất yếu và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước là điều kiện vô cùng quan
trọng để đạt được những mục tiêu mong muốn trên cơ sở phát huy tối đa những mặt tích
cực của thị trường và hạn chế tối thiểu những tiêu cực sinh ra từ cơ chế thị trường. Mặt
khác, sự cần thiết phải thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế còn xuất phát từ
bản thân Nhà nước. Mọi Nhà nước sinh ra đều nhằm nắm giữ quyền lực chính trị, quyền
lực kinh tế để điều tiết mọi quan hệ kinh tế - xã hội để phục vụ cho lợi ích của giai cấp
cầm quyền. Để thực thi quyền lực, Nhà nước phải tiến hành quản lý mọi lĩnh vực của xã
hội, trong đó có lĩnh vực quản lý kinh tế đối với nền kinh tế quốc dân để tác động thúc
đẩy nền kinh tế phát triển đúng theo định hướng mục tiêu của giai cấp cầm quyền, đối với

Nhà nước ta mục tiêu đó chính là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Ngày nay, lực lượng sản xuất phát triển, trình độ xã hội hóa sản xuất cao do cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật tạo ra, cho nên sự quản lý của Nhà nước về kinh tế càng
cần thiết hơn.
Về vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, Nhà nước phải thực thi quyền lực của
nhân dân, bảo vệ lợi ích của quốc gia, lợi ích của nhân dân đồng thời cũng là cơ quan đại
diện cho nhân dân làm chủ sở hữu mọi tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước xây dựng
mô hình kinh tế thị trường và vận hành nền kinh tế bằng cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước. Nhà nước phải tạo điều kiện thúc đẩy thị trường ra đời, đồng thời điều tiết
thị trường để nền kinh tế ổn định, phát triển; Nhà nước phải hạn chế khuyết tật của cơ chế
thị trường và khuyết điểm yếu kém của chính bộ máy Nhà nước khi bộ máy mới chuyển
sang quản lý nền kinh tế thị trường.
Về chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý kinh tế
vĩ mô tập trung với 4 nội dung cơ bản. Một là Nhà nước thực hiện chức năng tạo môi
trường đầu tư an toàn, minh bạch, thuận lợi và bình đẳng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường, bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội cho
sự phát triển của nền kinh tế. Hai là Nhà nước thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt
và hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua chiến lược, kế hoạch, các chính sách kinh tế
sử dụng có trọng điểm các nguồn lực, khai thông quan hệ kinh tế… Ba là Nhà nước thực
hiện chức năng hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm sự thống nhất
giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Bốn là kiểm tra và kiểm soát hoạt động của
nền kinh tế trên lĩnh vực sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia, bảo vệ môi trường, trật tự
kỷ cương của nền kinh tế. Bốn chức năng này đều có vai trò quan trọng như nhau và gắn
chặt nhau không thể tách rời.
Về công cụ luật pháp, Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường trên cơ sở luật
pháp, các văn bản dưới luật. Hệ thống pháp luật là chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động
đầu tư, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, duy trì trật tự kỷ cương kinh tế, điều
chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trong kinh doanh theo các hướng xác định. Chính
vì vậy, pháp luật kinh tế phải rõ ràng, đồng bộ, thực tế, ổn định và phù hợp với luật pháp
kinh tế quốc tế.


4


Về công cụ chiến lược, kế hoạch, chương trình kinh tế - xã hội : Nhà nước thông
qua việc hoạch định chiến lược kinh tế xã hội và kế hoạch hóa ở tầm vĩ mô để định
hướng cho các doanh nghiệp hoạt động và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định
hướng đã lựa chọn. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xem như là sự lựa chọn có
căn cứ khoa học các mục tiêu dài hạn và cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
gắn với chọn lọc các phương tiện, biện pháp chủ yếu để đạt mục tiêu đó. Chiến lược được
cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
nhằm đảm bảo những cân đối chủ yếu cho nền kinh tế và định hướng cho sự vận động
của nền kinh tế.
Về công cụ các chính sách tài chính - tiền tệ - giá cả : đây là những công cụ chủ
yếu của quản lý kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường bởi lẽ kinh tế thị trường thực
chất là kinh tế tiền tệ. Vì vậy, Nhà nước cần phải nắm các công cụ này, sử dụng linh hoạt
các hình thức biện pháp tài chính, tiền tệ, giá cả để điều tiết thị trường, tác động vào các
giai đoạn và thời kỳ phát triển của nền kinh tế, nhằm đảm bảo kích thích tăng trưởng
nhanh và phát triển bền vững.
2. Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế:
2.1. Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc:

Hàn Quốc là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán
đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với biển Nhật Bản, phía
tây giáp biển, Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình
chủ yếu là đồi núi với diện tích khoảng 100,032 km vuông, dân số là 48 triệu người. Kinh
tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ tư ở châu Á và đứng thứ 11 trên thế giới
theo GDP năm 2016. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh
chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước
giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh

tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP bình quân đầu người của đất nước đã
nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000
USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu
Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Hàn Quốc cũng là
một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã
chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình
quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại
trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là
81.000 USD.
2.1.1. Chính sách phát triển công nghiệp:

Là một trong những nước có xuất phát điểm khi giành độc được độc lập (1948)
khá thấp như các nước Châu Á khác, chỉ sau 40 năm thực thi chính sách công nghiệp hoá
hướng về xuất khẩu và gắn với thị trường thế giới, Hàn Quốc không những vượt qua
ngưỡng một nước nghèo khổ, chậm phát triển mà còn đứng ngang hàng với các nước có

5


nền công nghiệp phát triển trên thế giới. Trước năm 1948 Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật
Bản. Sau năm 1948 Hàn Quốc là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, thu nhập
quốc dân đầu người dưới 100 USD (GNP/đầu người). Vào thập kỷ 50 của thế kỷ XX,
Hàn Quốc một mặt phải chịu 3 năm chiến tranh (1950 - 1953), mặt khác đất nước chưa
có chiến lược phát triển kinh tế rõ ràng, về cơ bản tồn tại nhờ viện trợ và chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của nước ngoài. Bắt đầu từ năm 1962, sau khi Tổng thống Pắc Chung Hy lên
cầm quyền, Hàn Quốc mới bắt đầu có chiến lược phát triển công nghiệp rõ ràng thông
qua một loạt kế hoạch 5 năm. Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc được chia
thành các giai đoạn khác nhau.
a) Thời kỳ phát triển công nghiệp nhẹ hướng về xuất khẩu (thập kỷ 60 của thế kỷ XX):


Trọng tâm của chính sách phát triển trong kế hoạch 5 năm đầu tiên là phát triển
nền công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách này ngay lập tức đã tỏ
ra không hiệu quả do những nguyên nhân: thứ nhất, mặc dù dân số Hàn Quốc đông
nhưng thị trường trong nước kém phát triển do trình độ phát triển kinh tế thấp, thu nhập
của dân cư chưa cao, hàng hoá sản xuất ra không có thị trường tiêu thụ; thứ hai, vì Hàn
Quốc phải nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất, nếu không có xuất khẩu sẽ
không có ngoại tệ để trả nợ. Vì thế, ngay từ cuối kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hàn Quốc
đã phải chuyển hướng chính sách phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu và định
hướng chính sách đó được duy trì cho đến ngày nay.
Vào nửa cuối thập kỷ 60, chính sách công nghiệp của Hàn Quốc tập trung vào đẩy
mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất các mặt hàng khai thác được lợi thế
so sánh của đất nước. Ở thời điểm lúc bấy giờ Hàn Quốc không có lợi thế so sánh nào
khác ngoài nguồn nhân công rẻ và được đào tạo tốt (năm 1945: 97% người dân mù chữ;
năm 1960: còn 20% người dân mù chữ). Do đó, chính sách của Hàn Quốc là khai thác
tối đa khả năng buôn bán của các doanh nghiệp Hàn Quốc để tìm thị trường xuất khẩu
cho hàng hoá rẻ của mình. Với chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn, lại được sự
hỗ trợ thuận lợi từ nền kinh tế thế giới (tăng trưởng liên tục 30 năm, các nước phát triển
ủng hộ), nên công nghiệp nhẹ xuất khẩu của Hàn Quốc đã đạt được bước tăng trưởng
cao, tạo được tích luỹ để hình thành một số doanh nghiệp làm ăn thành đạt. Kết quả là
đến năm 1969 công nghiệp chế biến của Hàn Quốc đã đóng góp hơn 50% GDP (1962:
70% GDP là nông nghiệp).
b) Thời kỳ chuyển sang trọng tâm đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng và công

nghiệp hoá dầu:
Sau 10 năm phát triển công nghiệp nhẹ, thu nhập quốc dân đầu người của Hàn
Quốc đạt mức 2000-3000USD. Nếu tiếp tục phát triển công nghiệp nhẹ thì lợi thế nhân
công rẻ không còn nữa do đó hàng hoá của Hàn Quốc sẽ kém sức cạnh tranh. Mặt khác,
Chính phủ Hàn Quốc muốn làm chủ kỹ thuật công nghệ sản xuất thiết bị và nguyên liệu,
một mặt cung cấp cho các cơ sở công nghiệp nhẹ trong nước, mặt khác tăng tiềm lực

quốc phòng (thép, ôtô, đóng tàu....). Để thực hiện thành công chiến lược chuyển hướng
này, Chính phủ đã vạch ra các kế hoạch 5 năm (lần 3, lần 4) định rõ các ngành chiến lược
và đổ nguồn vốn ưu đãi vào đây khá lớn. Đồng thời Chính phủ thi hành chính sách bảo
6


hộ cho các doanh nghiệp trong các ngành chiến lược. Với sự hỗ trợ rất lớn của Chính
phủ, các cơ sở công nghiệp luyện kim, chế tạo ôtô, sản xuất xăng dầu của Hàn Quốc đã
hình thành, có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nhiều nước phát triển và đang phát
triển. Sở dĩ giai đoạn này xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến của Hàn Quốc thành
công là do Hàn Quốc chủ định giảm giá đồng won, bảo hộ thị trường trong nước, quản lý
chặt chẽ ngoại hối, do đó sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc dù không tốt bằng của
Nhật Bản nhưng rẻ hơn nhiều nên có thể vào thị trường Châu Âu và Mỹ. Kết quả của thời
kỳ này là Hàn Quốc đã hình thành các ngành công nghiệp nặng khá phát triển dựa trên
các tập đoàn kinh tế lớn.
Từ năm 1970 đến 1980, kinh tế Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào ngành công
nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành công nghiệp ô tô và
công nghiệp đóng tàu đã phát triển mạnh mẽ, hiện giờ Hàn Quốc có nhiều công ty nổi
tiếng hoạt động đa quốc gia như Huyndai, Samsung có thị phần lớn trên thị trường đóng
tàu và ô tô toàn cầu, tập đoàn Hyundai Kia Automotive Group đã đưa Hàn Quốc trở
thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. Bên cạnh đó, hai nhà sản xuất thiết
bị bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix cũng chiếm gần 50% thị
trường toàn cầu.
c) Thời kỳ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX: chuyển hướng trọng tâm sang các ngành

công nghiệp có kỹ thuật cao:
Mặc dù thành tích phát triển công nghệ của hai thập kỷ trước là ngoạn mục nhưng
nền kinh tế Hàn Quốc đã xuất hiện những vấn đề mất cân đối cơ cấu và những ngành
công nghiệp phát triển ở thập kỷ 70 do quá dựa vào bảo hộ tín dụng ưu đãi của Nhà nước
nên sức cạnh tranh yếu, chất lượng hàng hoá không cao. Mặt khác, kế hoạch Nhà nước

định hướng công nghiệp hoá tỏ ra không bao quát được quy mô quá lớn của nền kinh tế.
Cùng với quá trình tự do hoá chung của nền kinh tế, quá trình phát triển công nghiệp đã
được giao về cho các doanh nghiệp tự lựa chọn. Trọng tâm của chiến lược công nghiệp
trong hai thập kỷ này là phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp tiết kiệm nguyên vật
liệu, sử dụng lao động có tay nghề và tri thức cao, khuyến khích phát triển công nghệ cơ
khí... Thời kỳ này, Hàn Quốc đã xây dựng thành công 13 khu công nghiệp trong cả nước.
Kết quả nổi bật nhất của chính sách phát triển công nghiệp ở Hàn Quốc chính là tốc độ
phát triển nhanh của cơ sở công nghiệp trong thời gian ngắn. Nếu như năm 1960 công
nghiệp chỉ chiếm chưa đến 25% trong GDP thì năm 1996 công nghiệp đã đạt tỷ lệ hơn
50% GDP.
Vào năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, trở thành một nền kinh
tế phát triển. Hàn Quốc đã tập trung vào việc phát triển ngành dịch vụ. Từ năm 1962 đến
2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ USD lên tới 928,7 tỷ
USD, tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người tăng vọt từ 87 USD lên khoảng
19.231 USD. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất
nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và
các nước Bắc Mỹ.

7


Đến cuối năm 2011, thu nhập bình quân đầu người Hàn Quốc còn hơn cả mức
trung bình của Liên minh châu Âu. Cũng trong năm 2011, kim ngạch thương mại của
Hàn Quốc đạt mức 1.080 tỷ USD, đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu.
Năm 2014, Hàn Quốc đã đạt mức kỷ lục về khối lượng mậu dịch, xuất khẩu và
thặng dư tài khoản mậu dịch trong hai năm liên tiếp. Chính phủ dự tính tăng trưởng kinh
tế Hàn Quốc trong năm 2015 là vào khoảng 3,8%, nhưng có khả năng có thể thấp hơn
mức tăng trưởng của năm ngoái (3,4%). Do bị ảnh hưởng nặng nề của Hội chứng hô hấp
vùng Trung Đông (MERS), mới đây Chính phủ Hàn Quốc đã nhất trí kế hoạch tung ra
gói kích thích trị giá 15.000 tỷ won (khoảng 13,5 tỷ USD) để hỗ trợ nền kinh tế do dịch

bệnh này đã làm giảm mạnh mức chi tiêu của người dân và ảnh hưởng nặng nề đến nhiều
ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch. Theo đề xuất, số tiền trên sẽ được huy động từ việc tận
dụng ở mức cao nhất những khoản tiền chưa sử dụng đến của ngân sách năm 2014 và
phát hành trái phiếu của Chính phủ ở mức thấp nhất.
Có thể thấy chiến lược phát triển kinh tế của Hàn Quốc rất rõ ràng và khôn ngoan:
- Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc dựa trên sự phân tích sâu sắc những
đặc điểm từng thời kỳ của kinh tế thế giới, tiềm lực kinh tế trong khoảng trống cho phép
xây dựng nền công nghiệp hướng về xuất khẩu từ rất sớm của mình. Ngay từ thời kỳ các
nước đang phát triển còn tập trung vào chiến lược công nghiệp hoá thay thế hàng nhập
khẩu, Hàn Quốc đã sáng suốt lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
- Chính sách phát triển công nghiệp của Hàn Quốc hợp lý (đi từ công nghiệp nhẹ để có
tích luỹ sau đó chuyển sang công nghiệp nặng, luyện kim và cuối cùng chuyển sang công
nghiệp chế biến có trình độ cao) và được điều chỉnh chuyển giai đoạn rất linh hoạt và
kiên quyết do đó có khả năng tái cơ cấu nhanh.
- Chính sách phát triển công nghiệp được ưu tiên tuyệt đốt so với chính sách phát triển
nông nghiệp, chính sách xã hội do đó đã tập trung được nguồn vốn quý báu đẩy công
nghiệp phát triển với tốc độ cao trong nhiều năm.
2.1.2. Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn:

Lịch sử phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc được chia thành các giai đoạn:
1948-1960 với đặc trưng là cải cách ruộng đất (CP mua lại của địa chủ bán cho nông dân)
phát triển nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng thiếu lương thực; giai đoạn 1961-1976
với đặc trưng là áp dụng kỹ thuật để tìm ra giống lúa có năng suất cao và cải thiện điều
kiện sống cho nông dân bằng phong trào làng mới; giai đoạn 1977-1978: thụ hưởng kết
quả của giai đoạn trước nông nghiệp có bước phát triển, thu nhập của nông dân (từ nông
nghiệp và phi nông nghiệp) đã gần bằng thu nhập của dân thành thị; giai đoạn 1989- nay:
Hàn Quốc đang phải tìm giải pháp cân đối giữa bảo hộ nông nghiệp và hội nhập. Kinh
nghiệm nổi bật của chính sách nông nghiệp thể hiện ở hai lĩnh vực; tổ chức lưu thông
nông sản và xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích nông dân làm giàu ở nông thôn.
a) Tổ chức lưu thông nông sản cho nông dân:


8


Ở Hàn Quốc rất phát triển tổ chức hợp tác xã ở từng địa phương giúp nông dân
tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tác xã hoạt động không giống như các doanh nghiệp vì lợi
nhuận mà về cơ bản hoạt dộng như một hội nông dân hoặc liên minh nông dân. Thông
qua các hợp tác xã nông dân có thể uỷ thác cho họ bán sản phẩm, hoặc hợp tác xã mua lại
sản phẩm cho nông dân có thể uỷ thác cho họ bán sản phẩm cho nông dân và bán lại trên
thị trường với phần cộng chi phí nhỏ. Một mặt các hợp tác xã giúp Chính phủ có cơ chế
hỗ trợ giá cho nông dân thông qua hình thức bảo hộ thị trường nông sản trong nước để
nông dân bán với giá cao. Mặt khác qua các hợp tác xã các cơ quan phụ trách về nông
nghiệp của Chính phủ hỗ trợ nông dân nghiên cứu thị trường, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm
và áp dụng kỹ thuật cao về giống, về bảo quản, đóng gói sản phẩm. Do vậy nông dân có
thị trường đầu ra khá đảm bảo nên hăng hái sản xuất. Chính sách tiêu thụ này rất có hiệu
quả do chỗ Nhà nước ủng hộ để các hợp tác xã có độc quyền bán buôn nông sản. Gần đây
Chính phủ cho phép các công ty về tận nông thôn thu gom sản phẩm. Nhưng hình thức
này chưa thể cạnh tranh với các hợp tác xã do chi phí thu gom, vận chuyển của các công
ty khá cao. Ngoài ra Chính phủ cũng tổ chức các chợ đấu giá nông sản để hỗ trợ nông
dân tiêu thụ hàng hoá. Với chính sách lưu thông tích cực như vậy, Hàn Quốc đã đạt được
thành tích cung cấp đủ lương thực cho đất nước vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Ngày nay
vấn đề khó khăn của chính sách nông nghiệp không phải là khuyến khích nông dân sản
xuất mà là mở cửa thị trường nông sản như thế nào. Do điều kiện canh tác của Hàn Quốc
khó khăn (khí hậu khắc nghiệt, đồng ruộng phân tán) nên nếu mở cửa thị trường nông
sản, nông dân Hàn Quốc sẽ điêu đứng vì sức cạnh tranh thấp.
b) Phong trào làng mới:

Thực chất đây là chính sách xây dựng nông thôn mới của Chính phủ Hàn Quốc.
Chính sách này dựa trên hai mặt: Thứ nhất, Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở
nông thôn để cải tiến chất lượng sống của nông dân, ngăn ngừa tình trạng di dân quá mức

vào đô thị tạo ra các khu dân cư ổ chuột; thứ hai, phát động ý chí làm giàu (cả bằng nghề
nông lẫn bằng việc mở ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn). Nhờ sự nỗ lực của
Chính phủ trên cả hai mặt đó đã tạo điều kiện khai thác được nguồn nội lực trong nông
nghiệp (sức lao động) và điều kiện chuyên trở giao lưu nông sản với thành thị khá tốt
(đường nhựa ra tận ruộng). Đặc biệt được đánh giá cao là khía cạnh khuấy động phong
trào làm giàu ở nông thôn. Người nông dân Hàn Quốc bao đời nay cực khổ, giờ đây tận
mắt nhìn thấy những người sản xuất giỏi giàu lên. Đồng thời, Chính phủ cũng khuyếch
trương những tấm gương này thông qua các Đại hội người sản xuất giỏi. Chính ý chí làm
giàu đã giúp nông dân Hàn Quốc đạt tới mức thu nhập xấp xỉ thành thị. Tuy nhiên, phong
trào xây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn không có sức sống (chỉ thành công
nhất định ở thập kỷ 80), sau đó không duy trì được vì không hấp dẫn thanh niên nông
thôn. Gần đây Chính phủ Hàn Quốc đang phát động chủ trương xây dựng nông nghiệp đa
dạng, gắn nông nghiệp với du lịch và bảo vệ môi trường.
Kinh tế Hàn Quốc có sự nhảy vọt như vậy là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế
của Chính phủ. Vào năm 1961 khi GDP bình quân đầu người ít hơn 80 USD, hầu hết
người dân không thể đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu, nền kinh tế thuần nông lúc đó
cũng phải chịu những trận lũ lụt nối tiếp hạn hán triền miên, nạn đói đã từng xảy ra
9


không bỏ sót một vùng đất nào, Chính phủ của Tổng thống Park Jung Hee nhận ra rằng
trợ giúp của Nhà nước sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân không có quyết tâm tự lực.
Chính vì vậy, ông đã ban hành chính sách tập trung phát triển nông thôn, xây dựng phong
trào Saemaeul (còn gọi là Saemaul Undong, phong trào cộng đồng cư dân mới ra đời).
Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột đó là Chuyên cần – Tự giác – Hợp tác. Ba
trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng và sự phát
triển của toàn xã hội Hàn Quốc nói chung.
Cụ thể là Chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng để nông dân tự lực đứng lên, sản
xuất chế biến tại chỗ với nhấn mạnh “nông dân là người chủ đích thực”. Ban đầu Chính
phủ cấp cho mỗi làng 300 bao xi măng, hệ thống chính quyền cấp làng tự quyết định

phương án sử dụng số xi măng này. Người dân tự bỏ sức lao động để thực hiện việc xây
dựng làng xã. Kết quả là sau một thời gian ngắn, có hơn 16.000 ngôi làng đã có những
cải thiện rõ rệt về bộ mặt nông thôn.
Vào năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư của Chính phủ tăng
lên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép. Nhờ đó mà khu vực nông thôn của nước này đã
thay đổi mạnh mẽ. Có khoảng 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậc
nhận được mức hỗ trợ khác nhau từ Nhà nước. Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển hạ tầng,
Chính phủ đẩy mạnh cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại
giống mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá… Kết quả là đời sống khu vực nông thôn
được cải thiện rõ rệt.
Vào năm 1974, thu nhập ở nông thôn vượt thu nhập ở thành phố. Đến năm 1979,
98% làng ở Hàn Quốc đã có thể tự lực kinh tế. Tinh thần Saemaul Undong đã vượt biên
giới làng quê nông thôn, lan tỏa đến thành phố, không chỉ nằm ở hộ gia đình mà còn là
tinh thần của các trường học, công sở. Phong trào Samuel Udong được đánh giá là cuộc
cách mạng tinh thần, đánh thức khát vọng của người dân Hàn Quốc.
Ông Lee Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ về Nông – lâm - ngư nghiệp
cho biết “Theo tôi nông dân ở đâu cũng vậy, họ thích làm theo ý mình. Bổn phận của
Chính phủ là chỉ cho họ thấy làm theo khuyến cáo của Chính phủ có lợi hơn. Chính phủ
Hàn Quốc đã áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ
cho chế biến nông sản, cho nông dân thuê máy nông nghiệp. Tôi nhận ra rằng dù Chính
phủ trợ giúp nhưng phải có cạnh tranh mới thành công. Mô hình hợp tác xã không thích
hợp với cạnh tranh. Hãy biến mỗi gia đình, mỗi làng thành một công ty. Hàn Quốc đi
theo hướng đó.”
2.1.3. Các Chaebols và sự điều hành kinh tế của Chính phủ:

Ai muốn tìm hiểu bí mật của sự thần kỳ kinh tế Hàn Quốc không thể bỏ qua
Chaebols. Chaebols là một sự tập hợp khổng lồ các doanh nghiệp đóng vai trò làm cốt lõi
của nền kinh tế nước này. Khái niệm này hình thành từ hai từ trong tiếng Triều Tiên đó là
chae và bol, cả hai từ đều khó dịch – chae có nghĩa là sở hữu, tài sản hoặc sự giầu có; pol
có nghĩa là gia đình, họ tộc, nhưng cũng có nghĩa là nhóm lợi ích, phe nhóm.


10


Chaebols là những gã khổng lồ, mà người khổng lồ lớn nhất là Samsung. Đối với
phương Tây thì Samsung chỉ chuyên sản xuất sản phẩm điện tử nhưng thực ra ngành xây
dựng mới là chủ lực hàng đầu của tập đoàn này. Samsung chính là nhà thầu xây dựng tòa
nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai cao 828 mét. Samsung cũng đóng tàu biển, có
ngành hóa chất khá mạnh, và kinh doanh cả mảng bảo hiểm. Kế đó là các tập đoàn đối
thủ ngang ngửa như Hyundai và LG.
Tuy các Chaebols không được hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng Samsung là
hãng bảo hiểm lớn nhất nước đã đầu tư nhiều tiền của và qua đó tìm mọi cách để gây ảnh
hưởng, không những chỉ trong nội bộ Chaebol của mình mà vươn xa ra ngoài. “Thực tế là
ở Hàn Quốc không thể làm gì nếu đi ngược lại lợi ích của Samsung”, theo lời HansBernd Merforth, một người Đức làm ăn sinh sống ở Hàn Quốc từ cuối những năm bẩy
mươi, phần lớn là làm việc cho Commerzbank. Hiện nay ông có mặt trong Hội đồng
quản trị Phòng Thương mại châu Âu ở Seoul.
Tuy nhiên Samsung chỉ là một ví dụ điển hình ở một chừng mực nhất định cho
một Chaebols. “Samsung được tổ chức tương đối tập trung, trái ngược với Hyundai từ
năm 2001 đã có các bộ phận khá độc lập với nhau”, Merforth nói. Bên cạnh các thái cực
như Samsung và Hyundai còn có một loạt Chaebols đan xen, liên kết với nhau và có sức
mạnh khác nhau. Khoảng 20 Chaebols gộp lại tạo nên 80% GDP của HQ.
Bí mật của thần kỳ về nền kinh tế của Hàn Quốc là ở chỗ, quốc gia này có một nhà
nước mạnh mẽ - nhưng tuyệt nhiên không phải là một nhà nước tồi tệ. “Hàn Quốc đi lên
chủ yếu nhờ sự lèo lái của nhà nước”, theo lời Changsoo Kim, giáo sư kinh tế của Đại
học Quốc gia Busan. Busan là thành phố công nghiệp ở phía nam bán đảo Hàn Quốc và
là thành phố quan trọng đứng hàng thứ hai sau thủ đô Seoul. “Trong những năm sáu mươi
nhà nước đã tạo ra một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển công
nghiệp của Hàn Quốc và từ đó tạo ra sự phát triển mang tính bùng nổ”, ông Kim nói.
Chính phủ đã nhận ra rằng chiến lược thay thế nhập khẩu (tức là tự cung cấp cho thị
trường nội địa bằng các sản phẩm do trong nước sản xuất để tránh phải nhập khẩu) không

phát huy được tác dụng. Mặc dù nhiều nước ở Nam Mỹ thực hiện được chính sách thay
thế nhập khẩu này nhưng ở Hàn Quốc thị trường quá nhỏ bé, vả lại nước này lại rất nghèo
tài nguyên. “Sau đó giới hoạch định chính sách đã quyết định đảo ngược, nghĩa là sản
xuất để phục vụ xuất khẩu”, ông Kim cho biết. Về mặt chiến lược, điều chỉnh theo kế
hoạch 5 năm của Chính phủ tỏ ra khá hiệu quả:
Thứ nhất là, sự thay đổi chiến lược hết sức linh hoạt của Chính phủ. Ví dụ chiến
lược công nghiệp hoá hướng về thay thế nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1962-1967) khi có dấu hiệu không thành công đã được điều chỉnh ngay trong kế hoạch.
Tiếp theo đó trong từng thập kỷ sự chuyển hướng của Chính phủ từ công nghiệp nhẹ sang
công nghiệp nặng, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao
rất kiên quyết, phù hợp với các điều kiện trong nước và quốc tế đã thay đổi. Chính vì thế
mặc dù không có tài nguyên, không có công nghệ, không có vốn, chỉ có lao động rẻ,
được đào tạo và một Chính phủ khôn ngoan, có hiệu lực, Hàn Quốc đã tận dụng được cơ
hội, biến nó thành sức mạnh để công nghiệp hoá nhanh.

11


Thứ hai, thực thi đường lối độc lập kinh tế của Hàn Quốc cũng có điểm khác biệt.
Xuất phát từ đặc điểm rất khó khăn là không có tài nguyên, không có vốn, Hàn Quốc đã
dám lựa chọn đường lối hội nhập thị trường một cách tích cực, hạn chế đầu tư nước ngoài
với quan điểm các ngành công nghiệp chủ chốt Hàn Quốc phải do người Hàn Quốc nắm,
đồng thời dám mạo hiểm vay vốn với quy mô lớn (hơn 50% tổng tài sản doanh nghiệp)
tài trợ cho công nghiệp. Để trả nợ được vốn vay nước ngoài Chính phủ Hàn Quốc đã lựa
chọn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tiết kiệm tiêu dùng bằng nhiều loại thuế, thậm chí
phần nào hy sinh cả phúc lợi xã hội của dân cư để tập trung vốn cho phát triển công
nghiệp. có thể thấy chính sách khắc khổ đó đã phần nào có hiệu lực, tập trung được vốn
cho tăng trưởng. Nếu như tỷ lệ tiết kiệm của Hàn Quốc vào năm 1960 là 3% GDP thì đến
năm 1969 là 20% GDP.
Thứ ba, Chính phủ Hàn Quốc vạch ra chương trình công nghiệp hoá, chương trình

xuất khẩu, chương trình làng mới ở nông thôn... nhưng rất ít khi Nhà nước Hàn Quốc
dùng doanh nghiệp Nhà nước để giải quyết vấn đề. Phương thức điều hành của Chính
phủ là dùng tín dụng ưu đãi để định hướng các doanh nghiệp tư nhân. Vì thế các doanh
nghiệp thành công trong hoạt động xuất khẩu, trong công nghiệp, đa phần đều là doanh
nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, do lựa chọn của Chính phủ chú trọng vào một vài doanh
nghiệp có khả năng và tạo cho chúng độc quyền, cung cấp vốn cho chúng thậm chí bảo
hộ thị trường cho chúng nên đã dẫn đến mô hình tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá
dựa vào các công ty lớn (Chaebol), không hỗ trợ thích đáng các doanh nghiệp vừa và nhỏ
nên đã dẫn đến hai kết quả tiêu cực: Một mặt, các Chaebol do được hưởng ưu đãi tín
dụng của Nhà nước nên hoạt động thiếu tính cạnh tranh, chất lượng hàng hoá do đó chưa
được chú trọng đúng mức và nền kinh tế kém năng động. Mặt khác , mối quan hệ thân
thiện giữa giới quản lý tài chính Nhà nước và giới quản lý Chaebol đã là điều kiện gây ra
những quan hệ mờ ám giữa chính trị và kinh tế, làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp
khó bị kiểm soát. Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế 19971998 ở Hàn Quốc.
Thứ tư , Chính phủ Hàn Quốc đã tỏ rõ quyết tâm thực hiện đến cùng các chương
trình của mình. Điều đó vừa khẳng định hiệu lực quản lý cao của Nhà nước, vừa giúp
Nhà nước có được những nhận thức, kinh nghiệm điều hành tốt nền kinh tế.Và khi khả
năng định hướng bằng kế hoạch đã hết, Chính phủ Hàn Quốc đã biết lựa chọn giải pháp
khuyến khích doanh nghiệp và thị trường giải quyết thông tin theo hướng có lợi nhất cho
doanh nghiệp. Sự ưu tiên lúc đầu cho tăng trưởng, trì hoãn các nhiệm vụ xã hội mà Nhà
nước phải bảo đảm nhiệm vụ cũng đã được điều chỉnh theo mức độ tiến bộ của nền kinh
tế.
Kết quả là, người Hàn Quốc thu được ngoại tệ và lại càng có khả năng nhập khẩu
nhiều hơn, chất lượng đời sống được cải thiện. Trong những năm bẩy mươi diễn ra bước
ngoặt có ý nghĩa quyết định thứ hai – chính phủ quyết định đẩy mạnh phát triển công
nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Giáo sư Kim nói: “Trong nhiều thập niên chính
phủ đã đóng vai trò quyết định về phát triển kinh tế”. Không những thế, chính quyền
quân sự độc tài được hình thành sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều tiên năm 1953 và
mãi đến năm 1987 mới chấm dứt.
12



2.1.4. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI):

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc không có gì nổi bật ngoại trừ
giai đoạn từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (1997-1998). Trước đây khi khủng
hoảng, chính sách công nghiệp hoá của Hàn Quốc dựa chủ yếu vào vốn vay nước ngoài
chứ không phải chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp. Cội nguồn của chính sách này là thái
độ không thiện cảm của người dân và Chính phủ Hàn Quốc đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Hơn nữa trước khi khủng hoảng xảy ra, Hàn Quốc đã rất thành công trong tăng
trưởng kinh tế dựa trên nguồn vốn vay cộng với mua bằng sáng chế phát minh của nước
ngoài. Mặc dù Chính phủ đã thành lập khu chế xuất Masan nhưng vai trò của khu chế
xuất này đối với nền kinh tế còn hạn chế.
Sau khủng hoảng kinh tế tài chính (1997-1998), một mặt, Chính phủ Hàn Quốc đã
mở rộng khuyến khích đối với đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực như: Ban hành luật
xúc tiến đầu tư nước ngoài; mở rộng ưu đãi thuế cho đầu tư nước ngoài về thời gian (7
năm), về ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, về tỷ lệ chiếm giữ cổ phiếu...; thành lập cơ quan tư
vấn đầu tư nước ngoài... Mặt khác, thái độ của người dân đối với đầu tư nước ngoài đã có
sự thay đổi theo hướng tích cực. Chính vì vậy đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc đã mở
rộng nhanh chóng.
2.1.5. Giáo dục cũng phát triển ấn tượng:

Không chỉ phát triển về kinh tế, mà hệ thống giáo dục đại học của Hàn Quốc cũng
phát triển rất ấn tượng. Năm 1945, sau khi giành được độc lập, Hàn Quốc chỉ có 7.819
sinh viên. Nhưng đến năm 1998, tỉ lệ ghi danh đại học đã 98%, cao nhất trong các nước
thuộc khối OECD. Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2010, Hàn Quốc có 3,2 triệu
sinh viên đại học và 316 ngàn sinh viên sau đại học. Các đại học Hàn Quốc đã bắt đầu
tạo được uy danh trên trường quốc tế. Đại học Quốc gia Seoul được xem là một trong
những đại học hàng đầu của Á châu (đứng hạng 13) và trên thế giới (hạng 124, theo bảng
xếp hạng của THES). Nhiều đại học khác như Chungnam, Chonbuk, Chonnam, Pusan,

Sogang, Inha,... cũng đã trở thành những cái tên đáng kính nể trong vùng và trên thế giới.
Các đại học Hàn Quốc, công cũng như tư, đã thu hút sinh viên ngoại quốc, kể cả Việt
Nam, đến theo học.
Giáo dục cơ sở: Quá trình phát triển giáo dục đại học của Hàn Quốc tùy thuộc một
phần vào hệ thống giáo dục tiểu học và trung học. Nhìn vào bảng số liệu phía dưới bài
này, chúng ta thấy số học sinh tiểu học tăng đến mức đỉnh vào những năm cuối thập niên
1960, và số học sinh trung học tăng đến mức đỉnh vào thập niên 1970 và 1980. Sự tăng
trưởng này tạo nên một áp lực "nút chai" cho đại học. Chính vì thế mà hệ thống đại học
phải phát triển để đáp ứng nhu cầu giáo dục đại chúng. Theo một phân tích của các
chuyên gia Hàn Quốc, phát triển giáo dục tiểu học và trung học cũng góp phần quan
trọng vào việc tạo nên nền kinh tế công nghiệp như hiện nay. Hệ thống giáo dục tiểu học
cung cấp nhân lực cho các ngành công nghiệp nhẹ trong thập niên 1960 và 1970. Giáo
dục trung học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành công nghiệp cao hơn và nặng như
hóa học vào thập niên 1970 và 1980, thời gian mà Hàn Quốc đang ở giữa giai đoạn công
nghiệp hóa. Giáo dục đại học chỉ trở nên quan trọng vào thập niên 1990, khi kinh tế tri
13


thức và kinh tế dựa vào công nghệ tiên tiến bắt đầu hình thành. Do đó, nền kinh tế của
Hàn Quốc có sự đóng góp quan trọng của hệ thống giáo dục cơ sở, chứ không phải chỉ
giáo dục đại học.
Vai trò của trường tư: Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục đại học gia tăng nhanh
chóng, trong khi hệ thống GD công không đủ đáp ứng, hệ thống giáo dục tư nhân đã hình
thành. Hơn 80% sinh viên Hàn Quốc theo học tại các đại học tư. Chính phủ Hàn Quốc
khuyến khích các đại học tư thục bằng cách chuyển đầu tư cho giáo dục trung học và tiểu
học sang giáo dục đại học tư. Một điều đáng chú ý là Chính phủ Hàn Quốc cho các đại
học tư tự chủ về tài chính và tuyền sinh. Ngày nay, có thể nói rằng số đại học tư của Hàn
Quốc có tên tuổi trên trường quốc tế không thua kém đại học công.
Chất lượng giáo dục: Vì sự tăng trưởng nhanh của giáo dục đại học, Chính phủ
Hàn Quốc rất chú trọng đến vấn đề chất lượng. Họ dùng 3 phương tiện để kiểm soát chất

lượng. Thứ nhất, phát triển hệ tiêu chuẩn để công nhận đại học và chương trình giảng dạy
(accreditation). Thứ hai, dùng các chỉ tiêu về thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu khoa
học để cấp ngân sách cho đại học. Thứ ba, Chính phủ và giới kĩ nghệ đầu tư vào nghiên
cứu khoa học và dùng nghiên cứu khoa học làm thước đo để cung cấp ngân sách cho các
đại học. Hiện nay, khoảng 3,5% GDP của Hàn Quốc dành cho nghiên cứu và phát triển,
và tỉ trọng này thuộc mức cao nhất trong các nước OECD.
Mô hình giáo dục đại học của Hàn Quốc là một hỗn hợp giữa hai mô hình Đức và
Mĩ. Mô hình giáo dục đại học của Đức (mô hình Humboldt) nhấn mạnh đến tự do học
thuật, đào tạo những chuyên gia tinh hoa (elite), và cơ cấu khoa bảng rất "giai cấp". Mô
hình của Mĩ mở rộng đại học cho đại chúng, sinh viên phải đóng tiền, khuyến khích tư
nhân, và hệ thống tín chỉ. Cùng với việc mở rộng đại học cho đại chúng, Hàn Quốc cũng
cố gắng xây dựng các đại học elite, đại học đặt nặng về nghiên cứu khoa học, và cho đến
nay hai "hệ thống" đại học này song hành nhau và bổ sung cho nhau. Thật ra, trong
những năm sau này, hệ thống giáo dục đại học của Hàn Quốc có mô hình theo hệ thống
của Mĩ gần như tuyệt đối. Điều này cũng dễ hiểu vì rất nhiều giáo sư đại học của Hàn
Quốc được đào tạo từ Mĩ hoặc là Hàn kiều hồi hương, và những người này đã xây dựng
và góp phần vào sự phát triển vượt bậc của nền giáo dục đại học Hàn Quốc.
Tóm lại, sự thần kỳ của Hàn quốc là tổng hợp của nhiều yếu tố thuận lợi như: sự
ủng hộ của Mỹ và các nước phương Tây, chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại đúng
đắn từ khi các nước khác vẫn còn theo đuổi chiến lược hướng nội nên đã tận dụng được
cơ hội hiếm hoi, Nhà nước hoạch định chính sách đúng, linh hoạt và thực thi hiệu quả,
dân tộc có ý chí làm giàu và được giáo dục tốt. Tuy nhiên, sự thần kỳ đó không tránh khỏi
các mâu thuẫn, mất cân đối tiềm tàng làm bùng nổ khủng hoảng như cơ cấu kinh tế quá
chú trọng doanh nghiệp lớn, chính sách tín dụng và tài chính công chưa minh bạch, nợ và
phụ thuộc vào thị trường thế giới.
2.2. Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế ở Đài Loan:

Đài Loan là một hòn đảo có tổng diện tích 36.000km 2, cách bờ biển Đông Nam lục
địa Trung Hoa khoảng 160km, được ngăn cách bởi tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc bởi
14



eo biển Đài Loan, cách Philipin 350 km về phía Nam, cách Nhật Bản 1.070 km về phía
Bắc. Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp,
và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho
vùng đất nơi đây. Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, Đài Loan còn được
mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực
châu Á. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu
dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả
các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính
cho công nghiệp hóa. Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp
vào loại lớn so với những nước phát triển. Có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra
còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan,
đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Các xí
nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan trong suốt 40
năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân
theo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới. Sau Chiến tranh Thế giới lần
thứ hai, nền kinh tế - xã hội Đài Loan lâm vào tình trạng vô cùng rối ren, bế tắc. Sản xuất
đình đốn, hàng hoá khan hiếm, lạm phát với tốc độ “ngựa đứt dây cương”, nạn tham
nhũng, tiêu cực, trộm cắp hoành hành nghiêm trọng trong xã hội. Có thể nói, vào những
năm cuối thập kỷ 40 của thế kỷ XX, nền kinh tế - xã hội Đài Loan đứng trước nguy cơ
suy thoái chưa từng thấy, thách thức đối với người dân Đài Loan lúc này không chỉ là đói
nghèo, lạc hậu, mà còn là nguy cơ suy tàn, sụp đổ. Vậy mà, chưa đầy 30 năm sau, thế
giới không khỏi thán phục trước sự trỗi dậy và biến đổi lớn lao của Đài Loan. Từ một nền
kinh tế nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, Đài Loan bước vào hàng các nước và khu vực công
nghiệp mới và được đánh giá là một trong “những nền kinh tế thần kỳ ở Châu Á”. Tốc độ
tăng trưởng trung bình hàng năm của Đài Loan trong thập kỷ 50 là 8%, thập kỷ 60 là
9,1%, thập kỷ 70 là 10%, thập kỷ 80 là 8,1% và thập kỷ 90 (tính đến hết năm 2000) là
6,3%. Từ một xã hội nghèo nàn, hỗn loạn, Đài Loan trở thành một hòn đảo ổn định với
mức thu nhập bình quân đầu người thuộc loại cao trên thế giới: 169 USD vào năm 1952

tăng lên 1.132 USD vào năm 1976 và đạt 14.216 USD vào năm 2000. Hơn thế, Đài Loan
còn là khu vực vừa có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định, vừa nhanh
chóng thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo đến một tỷ lệ khá lý tưởng. Tất cả những
điều đó là nhờ những chính sách cải cách phù hợp của Nhà nước Đài Loan trong quá
trình đưa đất nước đi lên.
2.2.1. Các chính sách, giải pháp trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
a) Chính sách tự do hoá kinh tế và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:
Chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa về xuất khẩu, chính quyền Đài
Loan đã thực thi chính sách tự do hóa kinh tế thị trường nhằm huy động các nguồn lực
cho công nghiệp hóa thông qua các biện pháp như cải cách chế độ tỷ giá, thực hiện chính
sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân, nới lỏng kiểm soát xuất nhập khẩu
và tiến tới chính sách tự do mậu dịch.
15


Trong thực hiện chiến lược mới, mặc dù theo mục tiêu gia tăng xuất khẩu nhưng
Nhà nước Đài Loan vẫn kiên trì phương châm “phát triển trong ổn định”. Do vậy, nhiều
biện pháp đã áp dụng để thực hiện là chú trọng cân bằng ngân sách, kiểm soát và ngăn
chặn tình trạng lạm phát. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong số
những giải pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế vĩ mô để khuyến khích đầu tư phát
triển. Khi xuất hiện lạm phát Nhà nước đều áp dụng những biện pháp hữu hiệu để ngăn
chặn, ví dụ như để chống lạm phát năm 1970, Chính phủ đã thực hiện thắt chặt tiền tệ
bằng cách nâng lãi suất ngân hàng, đồng thời điều chỉnh giá cả hàng hóa và lao động
trong phạm vi cho phép. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn chỉ số giá tiêu dùng đã
giảm xuống, lạm phát bị chặn đứng. Thực tế, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô đã
tạo điều kiện gia tăng nguồn vốn, nhất là vốn của khu vực tư nhân cho đầu tư phát triển.
b) Chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược mới, Nhà nước Đài Loan xác định công
nghiệp là ngành chủ đạo, đặc biệt là các ngành hướng về xuất khẩu, còn nông nghiệp và
dịch vụ đóng vai trò hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp. Chính quyền Đài Loan đã đề ra

các chính sách nhằm điều chỉnh cơ cấu ngành cũng như cơ cấu nội bộ ngành để thực hiện
mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu.
- Về công nghiệp, những năm 1960, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều
lao động, quy mô nhỏ và kỹ thuật không đòi hỏi cao, chủ yếu là công nghiệp nhẹ và lắp
ráp. Đầu những năm 1970, khuyến khích phát triển công nghiệp có hàm lượng vốn và kỹ
thuật cao, đồng thời phát triển một số ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất
nhằm sản xuất nguyên liệu, máy móc và thiết bị thay cho nhập khẩu. Từ cuối những năm
1970, Chính phủ Đài Loan ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp công nghệ cao,
sản phẩm có giá trị gia tăng lớn.
- Về khu vực dịch vụ, chính quyền Đài Loan khuyến khích phát triển những ngành
dịch vụ phục vụ sản xuất như vận tải, thông tin, dịch vụ tài chính, tiền tệ...nhằm điều
chỉnh cơ cấu dịch vụ theo hướng hiện đại hóa.
- Về nông nghiệp, chính sách của Nhà nước tập trung phát triển một số loại sản phẩm
cây trồng, vật nuôi có năng suất cao để phục vụ xuất khẩu.
c) Chính sách huy động nguồn lực tài chính cho công nghiệp hoá:
Trong nội dung chiến lược mới, chính quyền Đài Loan xác định khu vực kinh tế tư
nhân là xương sống của nền kinh tế, của sự phát triển. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của
khu vực kinh tế Nhà nước vẫn không bị xem nhẹ trong cũng cấp các dịch vụ công cộng
và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân. Đây chính là cơ sở để Chính phủ Đài Loan ban hành
các chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính cho công nghiệp hóa:

16


- Đảm bảo cân đối ngân sách nhằm tập trung chi cho công nghiệp hoá:
Chính phủ Đài Loan rất coi trọng việc đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước với
việc hạn chế các khoản chi tiêu của Nhà nước, đặc biệt là các khoản chi tiêu thường
xuyên. Năm 1960, chi thường xuyên của Nhà nước chỉ chiếm 19% GDP. Theo số liệu
thống kê, từ sau 1961, ngân sách Nhà nước ở Đài Loan đảm bảo cân bằng và có thặng dư.
Điều đó cho phép Chính phủ Đài Loan tập trung vốn cho công nghiệp hóa, đặc biệt cho

xây dựng cơ bản.
Về cơ bản, các khoản đầu tư của Nhà nước đều nhằm mục đích ching là tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân. Với những ngành công
nghiệp mới đòi hỏi vốn lớn, nhiều rủi ro, Nhà nước có thể đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn
từ ngân sách hoặc góp cổ phần. Khi những ngành này phát triển, hoạt động kinh doanh có
hiệu quả thì Chính phủ dần bán lại cổ phần cho tư nhân để tập trung cho các lĩnh vực
khác. Điều đáng chú ý là khu vực doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào một số ngành
then chốt như công nghiệp khai khoáng, giao thông vận tải, năng lượng. Từ những năm
1070, các doanh nghiệp Nhà nước tập trung chủ yếu vào một số ngành công nghiệp nặng
hiện đại như đóng tàu, sắt thép…, công nghiệp quốc phòng và dịch vụ công cộng.
- Chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân:
Để biến tiết kiệm thành các khoản đầu tư có hiệu quả vào sản xuất, Chính phủ Đài
Loan đã kiên trì chính sách phát triển công nghiệp và có những cam kết mạnh mẽ đối với
mục tiêu phát triển đã khiến các nhà đầu tư tin tưởng vào sự nhất quán trong các chính
sách kinh tế của Nhà nước. Các chính sách cụ thể:
+ Chính quyền Đài Loan đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo môi
trường pháp lý ổn định để khuyến khích đầu tư tư nhân. Tiêu biểu như các điều luật: “
Điều lệ chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân”, “Quy định về
khen thưởng đầu tư”. Đồng thời nhằm khuyến khích phát triển cách ngành công nghiệp
có khả năng xuất khẩu, Chính phủ đã nới lỏng các biện pháp nhập khẩu như cho phép tự
do nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu và có chính sách miễn hoặc giảm thuế đối
với việc nhập khẩu các sản phẩm cần thiết phục vụ sản xuất và các ngành xuất khẩu. Nhà
nước còn cho phép các công ty tư nhân được tự do xuất khẩu, được hưởng chế độ miễn
và giảm thuế đối với một số sản phẩm xuất khẩu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh
của hàng hóa Đài Loan trên thị trường quốc tế.
+ Để huy động tối đa nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, Chính phủ khuyến
khích thứ hiện mô hình cơ cấu công nghiệp hai tầng với tầng trên là các xí nghiệp quy mô
lớn, được trang bị kỹ thuật, công nghệ mới hiện đại có nhiệm vụ đóng vai trò chủ lực đi
đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tầng dưới là các xí nghiệp quy mô nhỏ hoặc
những xưởng nhỏ, thậm chí quy mô hộ gia đình nằm rải rác khắp nơi, hoạt động như các

vệ tinh có nhiệm vụ lắp ráp hoặc gia công những bộ phận rời.

17


+ Nhà nước còn thực hiện những chính sách trợ cấp, chính sách tín dụng lãi suất thấp.
Những chính sách ưu đãi và khuyến khích của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế tư bản tư nhân phát triển. Đến những năm 1980, khu vực tư nhân có hơn 100 tập
đoàn doanh nghiệp lớn, hơn 70 vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) với tổng vốn
đầu tư là 7,2 tỷ USD, đóng góp 51,5% tổng vốn đầu tư của Đài Loan. Tính đến năm
1982, các DNVVN chiếm 99,5% trong tổng số doanh nghiệp và chiếm 70% số lao động
có việc làm, chiếm 55% giá trị tăng thêm và 65% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Tăng cường huy động nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống ngân hàng
và các trung gian tài chính:
+ Để tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển, Nhà nước đã
thực hiện chính sách lãi suất thực dương. Nhà nước còn quy định miễn thuế thu nhập đối
với cá nhân có khoản thu nhập từ lãi suất tiền gửi ngân hàng với thời hạn gửi hai năm.
Bên cạch đó, do tâm lý của người dân Đài Loan là tiết kiệm trong chi tiêu nên tỷ lệ cá
nhân ở Đài Loan ở mức cao. Từ 1952 đến 1980, tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong dân cư Đài
Loan tăng gấp 7 lần, từ 3% lên 21% thu nhập sau thuế.
+ Nhà nước cho phép tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức tài chính phi ngân
hàng như các công ty bảo hiểm, các công ty đầu tư uỷ thác, các công ty tài chính ngắn
hạn... thực hiện chức năng huy động vốn cho đầu tư phát triển. Cuối năm 1970, Đài Loan
sửa đổi điều lện quản lý ngoại hối và xây dựng “trung tâm giao dịch ngoại hối”. Cùng
thời gian đó, thị trường tiền tệ chính thức ra đời đã góp phần cũng ứng vốn ngắn hạn cho
các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chính sách thu hút nguồn vốn nước ngoài Đài Loan cũng chú ý khai thác nguồn vốn từ
nước ngoài bao gồm vốn viện trợ, vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp:
Để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Nhà nước Đài Loan đã
không ngừng cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc ban hành hệ thống pháp luật

đồng bộ; xây dựng các khu chế xuất; có chính sách đảm bảo đặc quyền và ưu đãi về thuế
cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Với những biện pháp tích cực, tỷ lệ tích lũy ở
Đài Loan đã đạt 32,1% GDP trung bình hằng năm trong giai đoạn 1971-1980. Tốc độ
tăng vốn của Đài Loan trong thời kỳ 1960-1980 bình quân là 14,6%. Cùng với các chính
sách và biện pháp huy động vốn cho công nghiệp hóa, Đài Loan cũng có chính sách và
biện pháp phân bổ sử dụng vốn có hiệu quả. Trong các kế hoạch phát triển kinh tế, Nhà
nước công bố công khai nguồn vốn huy động được (tích lũy trong nước, vốn ODA, vốn
vay nước ngoài) để phân bổ cho các dự án đầu tư. Với nguồn vốn đầu tư của tư nhân
trong nước và nguồn vốn FDI, Nhà nước luôn có định hướng như cầu đầu tư thông qua
các biện phá khuyến khích, thực hiện chế độ ưu đãi về tài chính, thuế quan đối với những
ngành ưu tiên, đặc biệt cho khu vực xuất khẩu.
d) Chính sách phát triển khoa học - công nghệ - chính sách nhập khẩu công nghệ:

18


Trong những năm 1960, Nhà nước khuyến khích nhập khẩu các dây chuyền sản
xuất đồng bộ nhằm phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, cần ít vốn
đầu tư. Những năm 1980, Đài Loan triển khai nhập khẩu các công nghệ cao để phát triển
các ngành đòi hỏi vốn và kỹ thuật nhiều hơn. Do vậy, công nghệ sản xuất của các ngành
luyện kim, đóng tàu, máy điện, viễn thông,… từng bước nâng cấp.
- Để tạo thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua FDI, Nhà nước áp dụng chế độ
thuế ưu đãi với các công ty nước ngoài đầu tư vào những ngành kỹ thuật cao. Để thúc đẩy
chuyển giao công nghệ, tiếp nhận và sử dụng hiệu quả công nghệ chuyển giao gắn với sự
hình thành các ngành công nghiệp kỹ thuật cao là xây dựng các khu chế xuất với hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và phát triển nguồn nhân lực khoa học- kỹ thuật.
Thực tế, xét về chuyển giao công nghệ, Đài Loan là một trong những quốc gia và vùng
lãnh thổ được hưởng lợi nhiều từ FDI và các hợp động phụ với Nhật Bản. Nhiều nhà
nghiên cứu đã khẳng định rằng Đài Loan đã thành công trong việc trở thành một khâu
trong dây chuyền sản xuất của các công ty siêu quốc gia.

- Chú trọng nâng cao năng lực khoa học - công nghệ quốc gia. Trong những năm 1980,
ngân sách đầu tư cho khoa học - công nghệ trung bình tăng 20% hàng năm. Nhà nước Đài
Loan rất chú trọng khuyến khích tư nhân và có chính sách phối hợp, hỗ trợ khu vực kinh tế
tư nhân đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D). Các dự án R&D trong ngành công nghiệp
được Chính phủ giao cho Viện nghiên cứu công nghiệp (ITRI) quản lý với chức năng chỉ
đạo ID những kỹ thuật theo nội dung của các dự án được ký với cơ quan cấp vốn là Bộ
kinh tế Đài Loan. Chính quyền Đài Loan còn cho xây dựng khu vực công nghiệp gần ITRI
để tạo điều kiện cho các kết quả nghiên cứu được thử nghiệm, ứng dụng tại các cơ sở kinh
doanh.
- Nhà nước cũng chú trọng phát triển thị trường công nghệ và có chính sách ưu đãi,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan Nhà nước đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ
và triển lãm công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các nhà tế tạo công nghệ và các doanh
nghiệp có thể tiếp cận, trao đổi công nghệ cần mua và quảng cáo công nghệ cần bán. Hoạt
động giao dịch mua bán công nghệ có thể tiến hành nhanh chóng với sự giúp đỡ của các
chuyên gia tư vấn về công nghệ có thể tiến hành nhanh chóng với sự giúp đỡ của các
chuyên gia tư vấn về công nghệ, về tài chính và pháp luật. Nhờ đó, các doanh nghiệp Đài
Loan có thể chủ động tiếp cận với thông tin công nghệ cập nhật, chính xác và góp phần làm
giảm thiệt hại trong tiếp cận chuyển giao công nghệ.
e) Chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Thực tế, Chính phủ Đài Loan có một tầm nhìn chiến lược toàn diện cho sự phát triển
nguồn lực con người nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo về
văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp cho CNH, HĐH. Chính sách giáo dục - đào tạo của Đài
Loan tập trung vào mục tiêu mở rộng hệ thống các trường học, cơ sở đào tạo. Thực tế, khi
thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, Đài Loan đã hoàn thành phổ

19


cập tiểu học nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cần thiết cho sự phát triển các ngành công
nghiệp trong giai đoạn sau. Từ cuối những năm 1950, Đài Loan tập trung phát triển hệ

thống các trường dạy nghề đào tạo lao động có trình độ đại học, dành ưu tiên cao độ cho
các trường học đẳng cấp, nơi đào tạo ra những kỹ sư, nhà khoa học, nhà quản lý, và những
quan chức Chính phủ để đáp ứng yêu cầu thực tế. Chính phủ Đài Loan cũng rất chú trọng
khuyến khích sinh viên du học, nhất là các nước phát triển, đồng thời có những biện pháp
khuyến khích thích đáng để thu hút sinh viên về nước. Chính phủ Đài Loan còn mời các
chuyên gia nước ngoài làm việc với chế độ lương cao, trao quyền độc lập trong nghiên cứu
và xây dựng cac chương trình nghiên cứu riêng.
Nhìn chung, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo đã giúp cho Đài Loan có mặt
bằng dân trí cao. Hoạt động dạy nghề đã cung cấp cho dân di cư từ nông thôn ra thành thị
những kỹ năng cần thiết, giúp họ có thể tìm được việc làm trong các nhà máy với mức thu
nhập tốt hơn. Mức độ tiếp cận giáo dục đại học của Đài Loan được mở rộng nhanh chóng.
Năm 1982, trong số 6.811.000 lao động có 1.465.000 người tốt nghiệp các trường trung
cấp và đào tạo nghề (chiếm 21,51%), 758.000 người tốt nghiệp các trường đại học, cao
đẳng và sau đại học (chiếm 11,12%).
f) Chính sách khuyến khích xuất khẩu:
- Nhằm khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Đài Loan tiến hành cải cách chế độ tỷ giá
hối đoái theo hướng thực hiện chế độ một tỷ giá hối đoái thống nhất và hạ giá đồng tiền
mới Đài Loan 62%. Đồng thời, Chính phủ nới lỏng kiểm soát nhập khẩu và thực hiện
chính sách tự do hoá đối với các đầu vào nhập khẩu cần thiết cho việc sản xuất hàng xuất
khẩu. Từ cuối những năm 1960, Chính phủ Đài Loan đã thông qua danh mục 201 mặt
hàng được tự do xất nhập khẩu, năm 1970 có thêm 1056 mặt hàng và đến năm 1973 lại
có thêm 824 mặt hàng. Chính sách cải cách tỷ giá và việc tự do hóa nhập khẩu đã tạo ra
tỷ giá hối đoái được xác lập dựa trên quan hệ cung - cầu và trên cơ sở đó tạo điều kiện
xác lập một cách đúng đăn giá cả các yếu tố sản xuất.
- Chính quyền có chính sách bảo hộ và trợ cấp với nhiều hình thức, thực hiện khen
thưởng cho những cơ sở có doanh thu xuất khẩu. Để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu, chính quyền Đài Loan có chính sách bảo hộ và trợ
cấp với nhiều hình thức, nhất là chế độ thuues ưu đã với các loại hàng xuất khẩu và vật tư
nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. , Nhà nước quy định, những xí nghiệp có trên
50% sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế 5 năm, những xí nghiệp tăng đầu tư được miễn

thuế thêm 4 năm, những xí nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công xuất khẩu được áp
dụng chế độ hoàn thuế, lãi suất tiền vay cho sản xuất xuất khẩu thấp hơn lãi suất các
khoản vay thông thường. Thủ tục hải quan cũng được đơn giản hóa, hủy bỏ bớt một số
thủ tục không cần thiết.

20


- Thành lập các khu chế xuất (Cao Hùng, Nam Tử, Đài Trung) nhằm thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài để thúc đẩy xuất khẩu. Giai đoạn từ 1966 đến 1978, tổng kim ngạch
xuất khẩu của ba khu chế xuất là 7 tỷ USD, xuất siêu 1,68 tỷ USD.
g) Chính sách xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng:
Để tạo điều kiện cho sự phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu và tạo sự liên
kết giữa các ngành kinh tế, Đài Loan đã chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở
hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm hệ thống giao thông vận tải, khu công
nghiệp. Chính quyền Đài Loan đã đầu tư toàn bộ tư nguồn ngân sách Nhà nước cho các
công trình then chốt như đường sắt, đường bộ, sân bay, bến cảng, điện lực, hệ thống cũng
cấp nước, các công trình công cộng,…Đầu tư cho giao thông vận tải chiếm khoảng 10%
tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn 1953-1972. Từ năm 1974, Nhà nước
Đài Loan đã cho xây dựng một số hạng mục giao thông vận tải lớn như đường cao tốc
Bắc Nam, cảng mậu dịch quốc tế Đài Trung, đường sắt Bắc Hồi, cảng Tô Áo, sân bay
quốc tế Đài Nguyên,…
2.2.2. Những giai đoạn phát triển của các khu công nghiệp:
Sự phát triển kinh tế ở Đài Loan đã tạo nên sự thay đổi lớn trong cơ cấu công
nghiệp. Chẳng hạn theo như số liệu của sản phẩm quốc nội thực (NDP), đóng góp của
khu vực nông nghiệp giảm từ 38,3% xuống còn 6,5% trong thời gian từ năm 1953 đến
1986. Cùng trong khoảng thời gian đó, khu vực công nghiệp tăng lên từ 17,7% lên mức
47,1% và khu vực dịch vụ vẫn giữ nguyên ở mức 45%. Khu vực công nghiệp đã trở thành
một khu vực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Đài Loan. Ở đây chính quyền
đã đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ sự tăng trưởng công nghiệp. Nó giúp thiết kế

các khu công nghiệp trên khắp Đài Loan. Theo như Báo cáo năm 2005 về Phát triển và
Quản lý các khu công nghiệp của IDB, sự phát triển các khu công nghiệp Đài Loan có
thể chia thành sáu giai đoạn tính từ năm 1953.
a) Giai đoạn đầu của sự phát triển công nghiệp (1953-1960):

Nông nghiệp là khu vực quan trọng nhất những năm 1950. Chính sách kinh tế chủ
yếu tập trung vào sử dụng thặng dư nông nghiệp để hỗ trợ phát triển công nghiệp. Chính
sách công nghiệp là nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động và
sản xuất những mặt hàng thiết yếu cho đời sống. Mục tiêu của của chính sách trên là để
giảm bớt nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài khu công nghiệp Lục Đổ ở phía bắc, chính phủ
không có quy hoạch thêm một khu công nghiệp nào. Ở khu vực thành thị, đất công
nghiệp theo yêu cầu của các ngành công nghiệp được tập trung ở khu vực công nghiệp. Ở
vùng phi thành thị, những người chủ doanh nghiệp về cơ bản sử dụng ngay mảnh đất
riêng của họ để tiến hành hoạt động kinh doanh, và họ không bị hạn chế gì về việc sử
dụng đất. Tuy nhiên chỉ có rất ít các ngành công nghiệp tồn tại được trong thời kỳ này.

21


b) Giai đoạn 10 năm đầu khuyến khích đầu tư công nghiệp (1961-1970):

Đạo luật khuyến khích đầu tư đã tạo nên sự thay đổi lớn lao trong chính sách công
nghiệp của Đài Loan. Trong giai đoạn này, chính phủ khuyến khích đầu tư và phát triển
mạnh các ngành công nghiệp xuất khẩu với hy vọng mở rộng thị trường ngoài nước. Các
khu công nghiệp được phát triển trong thời kỳ này tập trung ở các vùng phía Bắc và Nam,
đặc biệt là ở khu vực trung tâm đô thị Đài Bắc và Cao Hùng. Qui mô của các khu công
nghiệp thiên về hướng quy mô lớn. Nhiều khu chế xuất được hình thành và đã thu hút
nhiều lao động di chuyển từ vùng nông thôn ra thành thị. Đó là bởi vì ngành công nghiệp
được phát triển là ngành sử dụng nhiều lao động.
c) Giai đoạn tái cơ cấu kinh tế (1971-1980):


Bởi vì khủng hoảng năng lượng nên chính phủ đã cố gắng tái cơ cấu lại chính sách
kinh tế. Một trong những mục tiêu cốt lõi của chính sách công nghiệp là phát triển các
ngành công nghiệp nặng và hóa dầu. Hầu như các ngành công nghiệp được qui hoạch ở
vùng phía Nam bởi ở đây có sẵn cảng biển tự nhiên. Nhiều khu công nghiệp đã được
thành lập ở khu trung tâm Cao Hùng. Thêm vào đó, một tỉ lệ lớn cư dân nông thôn đã tiếp
tục chuyển đến khu vực trung tâm thành thị từ thời công nghiệp hóa những năm 1960 của
Đài Loan. Sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng khác nhau, giữa thành thị và nông
thôn đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Các thành phố không thể đáp ứng đủ
và tốt các dịch vụ cho người dân thành thị. Làm sao để đạt sự cân bằng về phát triển giữa
các vùng đã trở thành một chủ đề rất quan trọng. Năm 1972 và 1973, Nhà nước đã
khuyến khích các doanh nhân thành lập các khu công nghiệp tại vùng nông thôn để giữ
người dân ở vùng nông thôn không di cư lên thành thị. Đây có thể gọi là những khu công
nghiệp nông thôn. Và những khu này luôn ở dạng qui mô nhỏ. Tuy nhiên, những khu này
không thành công lắm bởi vì các vị trí địa lý của chúng thiếu điều kiện phát triển. Từ năm
1974 đến 1980, chính phủ đã khuyến khích đưa nhiều khu công nghiệp đến khu vực miền
Trung bằng cách cố gắng chuyển các ngành công nghiệp và cư dân từ khu vực miền Bắc
và miền Nam đến khu vực miền Trung này. Có 28 khu công nghiệp phức hợp đã được
xây dựng và tổng diện tích của chúng lớn đến mức kỳ lạ. Quy mô của những khu công
nghiệp này về cơ bản là rộng lớn.
d) Thời kỳ nâng cấp công nghiệp (1981-1990):

Nền kinh tế Đài Loan lại lần nữa bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng
lần thứ hai vào năm 1979. Nhà nước đã cố gắng xử trí các ngành công nghiệp tiêu hao
nhiều năng lượng và đã lên kế hoạch để thúc đẩy một số ngành công nghiệp mang tính
chiến lược. Tuy nhiên, do một số lượng lớn đất trong các khu công nghiệp không thể bán
hết được nên chính phủ không tích cực quy hoạch thêm các khu công nghiệp mới.
e) Thời kỳ của ngành công nghiệp công nghệ cao, thông minh và công nghiệp nặng

(1991-2000):


22


Trong thời kỳ này, hầu hết các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động đã
chuyển ra khỏi Đài Loan và được thay thế bởi các ngành công nghiệp công nghệ cao và
sử dụng nhiều vốn. Vào những năm 1990, Chính phủ đã thực hiện kế hoạch phát triển
quốc gia 6 năm quan trọng. Kế hoạch này đã rất nỗ lực để thúc đẩy ngành công nghiệp
công nghệ cao. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất của ngành hoá chất, công nghiệp nặng và
các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn đã mở rộng mạnh mẽ từ năm 1987 đến 1996.
Giá trị xuất khẩu của các ngành này cũng gia tăng, thậm chí trở thành ngành công nghiệp
quan trọng nhất cho hoạt động xuất khẩu.

2.2.3. Chính sánh phát triển nông nghiệp:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm
trọng: thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng 3,5%/năm, tỷ
lệ đất nông nghiệp tên đầu người 0,2 ha/người, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 50%. Tuy nhiên,
giai đoạn 1950-1980, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt trên
12%. Những yếu tố tạo nên sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan có thể kể đến là: đầu tư
phát triển nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp, chiến lược
công nghiệp hóa hướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng, vai trò hỗ
trợ hợp lý của Chính phủ. Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nền nông nghiệp qui mô
nhỏ ở Đài Loan đã trải qua thời kỳ hơn 50 năm phát triển thành công, một thời kỳ phát
triển liên tục song ở mỗi giai đoạn phát triển chung của Đài Loan thì nông nghiệp lại có
một vai trò riêng của mình. Sự phát triển của nông nghiệp đã đặt nền tảng cho “thần kỳ
kinh tế” của Đài Loan. Có thể chia các giai đoạn phát triển nông nghiệp như sau:
a) Giai đoạn khôi phục (đáp ứng nhu cầu thực phẩm) từ 1945 đến 1953:

Do hậu quả tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ hai, các cơ sở nông nghiệp ở Đài
Loan đã bị thiệt hại nghiêm trọng và nhìn chung đều trong tình trạng tan hoang. Sau đó,

hàng triệu người lính và gia đình của họ đã được đưa từ Trung Quốc đến Đài Loan và
chính quyền cố gắng phục hồi các cơ sở thuỷ nông để gia tăng mức sản xuất nông phẩm.
Ở thời điểm đó, vấn đề này được coi là cực kỳ khẩn cấp và các chương trình nông nghiệp
lần lượt ra đời và có hiệu lực, đó là “Hệ thống hàng đổi hàng: gạo - phân bón”, “Qui định
phân phối phân bón”, “Luật quản lý thực phẩm”, “Luật giảm tiền thuế 37,5%”, “Luật bán
đất công”. Nhờ những biện pháp này, sản xuất nông nghiệp được phục hồi lên tới mức
cao nhất của thời kỳ trước chiến tranh.
b) Giai đoạn phát triển công nghiệp thông qua nông nghiệp (1954 – 1967):

Khi đã tạo lập hiệu quả nền tảng cho phát triển nông nghiệp, chính quyền Đài
Loan đã đưa ra kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân 4 năm lần thứ nhất, với chủ
trương “Nuôi dưỡng công nghiệp thông qua nông nghiệp - phát triển nông nghiệp bằng
23


công nghiệp”. Chính quyền, một mặt đưa ra những biện pháp khuyến khích nâng cao
mức sản xuất nông nghiệp tổng thể thông qua các chương trình như “Chương trình nuôi
heo hợp nhất”, “Chương trình vụ mùa và vật nuôi hợp nhất”, “Dự án cung cấp tài chính
nông nghiệp” và “Qui định mở rộng nông nghiệp”; mặt khác để tăng chuyển giao các quỹ
vốn từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, chính quyền trung ương
giới thiệu “Các loại thuế đất nông nghiệp” và “Thu mua bắt buộc lúa gạo” năm 1954 làm
công cụ theo đuổi chính sách đặt giới hạn giá thực phẩm.
c) Giai đoạn phát triển công nghiệp song song với nông nghiệp (1967-1983):

Theo sau giai đoạn cất cánh của nền công nghiệp, Đài Loan đã có những bước
phát triển xa hơn trong nền kinh tế. Mặc dù các dịch vụ công nghiệp và thương mại đã
góp phần cực kỳ quan trọng vào sự phát triển kinh tế thành công của Đài Loan, vai trò
của nông nghiệp vẫn được thừa nhận về phương diện cụ thể là cung cấp thực phẩm và
lương thực thiết yếu và những đóng góp khác của nông nghiệp đối với nền kinh tế nói
chung. Trong giai đoạn ban đầu, các phương pháp sản xuất tập trung vào việc tăng cường

thu hoạch để xuất khẩu lấy tiền mặt, sử dụng nhiều lao động phục vụ cho việc chế biến
măng tây, cà chua... Trong khi ở giai đoạn sau, các phương pháp sản xuất đòi hỏi nhiều
vốn được khuyến khích như đánh bắt cá xa bờ và ven bờ, xuất khẩu thịt gà và thịt lợn.
Trong thời kỳ này, chính quyền Đài Loan tiếp tục đưa ra các chương trình và ban hành
một số đạo luật phù hợp như: “Chương trình xúc tiến cơ giới (1970)”, “Luật phát triển
nông nghiệp (1973)”, “Luật về giá bán nông sản (1974)”, “Luật tái thiết nông thôn và
nâng cao thu nhập nông dân (1979)” và chương trình “Nâng cao xây dựng cơ bản và giúp
người nông dân có thu nhập cao hơn (1982)”.
d) Giai đoạn điều chỉnh và phục hồi (1984-1990):

Sau 30 năm phát triển thành công, ngành nông nghiệp Đài Loan bấy giờ mang tính
chất truyền thống và hướng nội sâu sắc, đã đạt đến mức phát triển cao nhất trong điều
kiện nguồn lực tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh đó, do đòi hỏi của các đối tác mậu dịch
khác nhau, các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài đã bắt đầu xâm chiếm thị
trường Đài Loan, gây ra sự mất cân đối giữa cơ cấu sản xuất và marketing. Điều này
khiến chính quyền phải bắt tay thực hiện “Chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
và tăng cường thu nhập nông dân” và “Chương trình tăng cường lúa gạo”. Mặc dù sản
xuất nông nghiệp của Đài Loan gia tăng với tỷ lệ hàng năm là 2%, những đóng góp từ
nông nghiệp cho tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của quốc đảo này giảm từ 6,3% năm
1984, xuống 4,2% năm 1990. Trong cùng thời kỳ, người có việc làm trong lĩnh vực nông
nghiệp giảm từ 17,6% xuống 12,9% trong tổng số lao động của Đài Loan.
e) Giai đoạn đa chức năng (từ 1991 trở đi):

Để đối phó với những thách thức như tự do hoá mậu dịch, giữ gìn tự nhiên và bảo
vệ môi trường, chính quyền Đài Loan thực thi chương trình “Điều chỉnh thống nhất” năm
1991, nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của việc phối hợp đồng bộ các yếu tố
bao gồm nguồn nhân lực, đất đai, thị trường, kỹ thuật, phương pháp tổ chức, phúc lợi xã
hội và bảo tồn tự nhiên. “Sách trắng về chính sách nông nghiệp” năm 1995 công bố chính

24



sách cam kết dài hạn các yếu tố sản xuất, bảo vệ môi trường và duy trì mức sống của
người dân Đài Loan. Đến năm 1997, chương trình “Phát triển nông nghiệp xuyên thế kỷ”
bắt đầu phát huy hiệu lực. Nhờ đó nông nghiệp tăng trưởng liên tục, nhưng đóng góp cho
GDP của nông nghiệp vẫn tiếp tục giảm. Năm 2000, đóng góp của nông nghiệp trong
GDP chỉ còn 2,1%. Đây là một xu hướng tích cực. Như vậy có thể thấy, ngành nông
nghiệp Đài Loan đã hoàn thành sự chuyển đổi của nó, từ một yếu tố quan trọng trong
tổng sản phẩm quốc dân, thành một yếu tố mang tính phi kinh tế với vai trò tạo ra những
khoảng không gian của thiên nhiên và làm xanh môi trường, tiếp tục bảo tồn tự nhiên và
các thắng cảnh.
Nếu không có sự đóng góp to lớn của ngành nông nghiệp, “thần kỳ kinh tế” Đài
Loan sẽ không bao giờ xảy ra. Và thực ra nông nghiệp của Đài Loan nhìn chung được
thừa nhận là mô hình phù hợp, được các nước đang phát triển khác chấp nhận và học tập,
đặc biệt là những nền kinh tế dựa trên nông nghiệp qui mô tương đối nhỏ. Những yếu tố
được coi là góp phần quan trọng cho sự thành công của mô hình phát triển nông nghiệp
Đài Loan là các thể chế và đầu tư hợp lý:
- Uỷ ban chung Trung - Mĩ về tái thiết nông thôn: Uỷ ban chung Trung – Mĩ về tái thiết
nông thôn (JCRR) được thành lập để tài trợ cho một số dự án nhằm đẩy mạnh cơ giới hoá
nông thôn, phát triển nông nghiệp vùng đất dốc, khuyến khích ngành vật nuôi, phát triển
ngành chế biến thực phẩm và tăng cường xuất khẩu thực phẩm. JCRR hỗ trợ cả kỹ thuật
và tài chính cho các cơ quan và các tổ chức khác nhau, giúp đỡ những dự án nông nghiệp
và nông thôn trong thời gian đáng kể (1950-1978), và những dự án này đã tạo ra nhiều cơ
hội việc làm trong ngành nông nghiệp Đài Loan.
- Các tổ chức nông nghiệp: hiện nay có 4 tổ chức nông nghiệp chính ở Đài Loan: Hiệp
hội nông dân, Hiệp hội thuỷ lợi, Hiệp hội ngư dân và Hợp tác xã marketing cây ăn quả.
Các hội nông dân là những nhóm hợp tác đa mục đích, do chính những người nông dân
lập ra nhằm mang lại những lợi ích cho chính họ. Đó là nâng cao tri thức nông nghiệp ,
các kỹ năng gia tăng sản xuất, tăng thu nhập nông nghiệp và cải thiện điều kiện sống của
nông dân. Rải rác khắp quốc đảo này là các hiệp hội thuỷ lợi với chức năng chính là qui

định sử dụng nước tưới tiêu, thu phí nước, xây dựng và bảo trì các cơ sở thuỷ lợi. Các hội
ngư dân cũng tương tự như hội nông dân, chỉ khác ở chỗ các hoạt động nhắm đến ngư
dân. Hợp tác xã marketing cây ăn quả trồng trong nước và chỉ những nông dân tích cực
tham gia trồng cây ăn quả mới đủ điều kiện là thành viên của hội này.
- Các viện nghiên cứu kỹ thuật: những ý tưởng nghiên cứu đổi mới công nghệ và áp dụng
công nghệ mới là những yếu tố hết sức quan trọng trong việc cải tiến và thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển nông thôn nói chung. Viện sinh kỹ thuộc cơ
quan Academia Sinica ở Đài Loan chủ yếu nghiên cứu khoa học cơ bản, trong khi Viện
nghiên cứu nông nghiệp và sáu trạm cấp huyện chịu trách nhiệm tiến hành những thí
nghiệm ứng dụng ở từng khu vực. Ngoài ra, một số viện nghiên cứu khác đã được thành
lập trong thời gian qua tập trung vào các vấn đề cụ thể như sâu bọ, thuốc lá, đường, chè,
chuối, rừng, vật nuôi, đánh bắt cá và chế biến thực phẩm.

25


×