Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

bài tập lớn trả công lao động bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.33 KB, 21 trang )

TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG
I. Khái niệm và nguyên tắc tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp.
1. Thực chất của tiền lương.
- Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của nước ta hiện nay đã thể hiện rõ
rang sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về tư liệu sản xuất với mức
độ khác nhau.
-Đối với thành phần kinh tế tư nhân, sức lao động rõ rang đã trở thành hàng hoá vì
người lao động sử dụng lao động không phải là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất,
hị là người làm thuê, người bán sức lao động cho người chủ sở hữu.
- Đối với thành phần kinh tế nhà nước, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu nhà nước, tập
thể lao động từ giám đốc đến cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là người
làm thuê cho nhà nước và được Nhà nước trả lương, ở đây là nhà nước giao quyền
sử dụng tư liệu sản xuất cho người lao đông chứ ko giao quyền sở hữu
- Sức lao động là yếu tố quan trọng quyết định các yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất, nên tiền công là vón đầu tư ứng trước quan trọng nhất là giá cả sức lao động
và là một phạm trù của sản xuất, yêu phải tính đúng tính đủ khi thực hiện quá trình
sản xuất.
- Sức lao động là một yếu tố của quá trình sản xuất cho nên cần phải được bù đắp
sau khi đã hao phí, do đó tiền công hay tiền lương phải được thực hiện thông qua
quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân dựa trên hao phí lao động
và hiệu quả lao động của mỗi người, do vậy tiền công hay tiền lương là một phạm
trù của phân phối.
- Như vậy, tiền công hay tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp quan trọng
nhất trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần của nước ta hiện nay.
2. Khái niệm.
Sự phức tạp về tiền lương đã thể hiện ngay trong quan điểm triết lý về tiền lương.
Trên thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các nước trên thế giới.
- Ở Pháp “Sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình
thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền



hay hiện vậ, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của
người lao động”.
- Ở Nhật Bản:Tiền lương là thù lao bằng tiền mặt và hiện vật trả cho người làm
công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao động thực tế, cùng với
thù lao cho khoảng thời gian không làm việc, như là nghỉ mát hàng năm, các ngày
nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ. Tiền lương không tính đến những đóng góp của
người thuê lao động đối với bảo hiểm xã hội và quỹ hưu trí cho người lao động và
phúc lợi mà người lao động được hưởng nhờ có những chính sách này . Khoản tiền
được trả khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động cũng không được coi là
tiền lương.
- Ở Việt nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương. Một số khái niệm
về tiền lương có thể được nêu ra như sau:
“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử
dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động
trong nền kinh tế thị trường”.
“Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc
sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn
cấm” .
“Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng
từ công việc”.
Trong đó khái niệm tiền lương được bài giảng Quản trị nhân lực đưa ra như
sau:
Tiền lương là số tiền mà người lao động nhân được từ người sử dụng dức lao động
của họ thanh toán lại căn cứ tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà
họ đã tiêu hao trong qá trình lao động.hay nói cách khác tiền lương là số tiền mà
nhà nước trả cho người lao động thông qua các thang bẳng lương và phụ cấp.
Trong đó:
-Tiền lương danh nghĩa là số tiền mà người sử dụng sức lao động trả cho người bán
sức lao động.
-Tiền lương thực tế được biểu hiện qua số lượng hàng hoá tiêu dung và các loại

dịch vụ khác nhau mà người tiêu dùng mua được bằng tiền lương của họ.
Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được
hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền lương có nhữngvai trò sau đây:
+Thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có
nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động , là căn cứ để
thuê mướn lao động , là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm .


+Tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền
lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động
mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc
lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn
sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của
các thành viên trong gia đình họ. Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu
cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.
+Kích thích:Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng
hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả .

+ Tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc
sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài
khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.

3. Yêu cầu của công tác tổ chức tiền lương.
- Đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người lao động.
-Làm cho năng suất lao động
- Đảm bảo tính rõ rang và dễ hiểu.

không


ngừng

được

tăng

cao.

5. Các nguyên tắc tổ chức tiền lương.
-Phù hợp với quy luật phân phối theo lao động.
-Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau.
- Đam bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lí về tiền lương bình quân giữa những người lao động
làm các nghề khác trong nên kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo mối quan hệ hợp lí giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.



II.Các chế độ trả lương
1. Chế độ tiền lương cấp bậc
Là chế độ tiền lượng áp dụng cho công nhân .Tiền lương cấp bậc được xây dựng
dựa trên số lượng và chất lượng lao động. Có thể nói rằng chế độ tiền lương cấp
bậc nhằm mục đích xác định chất lượng lao động so sánh chất lượng lao động
trong các ngành nghề khác nhau và trong từng ngành nghề. Đồng thời nó có thể so
sánhđiều kiện làm việc nặng nhọc, có hại cho sức khỏe với điều kiện lao động bình
thường. Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng rất tích cực nó điều chỉnh tiền
lương giữa các ngành nghề một cách hợp lý, nó cũng giảm bớt được tính chất bình
quân trong việc trả lươngthực hiện triệt để quan điểm phân phối theo lao động.
_Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau: thang
lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.....

-Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công nhân cùng
nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương
gồm một số các bậc lương và các hệ số phù hợp với bậc lương đó. Hệ số này Nhà
Nước xây dựng và ban hành.

Ví dụ : Hệ số công nhân nghành cơ khí bậc 3/7 là1.92; bậc 4/7 là 2,33... Mỗi
nghành có một bảng lương riêng.
- Mức lương là số lượng tiền tệ để trả công nhân lao động trongmột đơn vị thời
gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các bậc trong thang lương. Chỉ lương bậc 1
được quy định rõ còn các lương bậc cao thì được tính bằng cách lấy mức lương bậc
nhân với hệ số lương bậc phải tìm, mức lương bậc 1 theo quy định phải lớn hơn
hoặc bằng mức lương tối thiểu. Hiện nay mức lương tối thiểu là 290.000 đồng.
-Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công
việc và yêu cầu lành nghề của công nhân ở bậc nào đó thì phải hiểu biết những gì
về mặt kỹ thuật và phải làm được những gì về mặt thực hành. Cấp bậc kỹ thuật
phản ánh yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là
căn cứ để xác định trình độ tay nghề của người công nhân.
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật gồm 2 phần


*Cấp bậc công việc: muốn xác định công việc ở mức độ nào thì phải dựa vào mức
độ phức tạp của công việc.Để xác định mức độ phức tạp của công việc dựa vào 4
chức năng:
1.Chức năng tính toán
2. Chức năng chuẩn bị và tổ chức công việc
3. Chức năng thực hiện qua trình lao động
4. Chức năng phục vụ
*Cấp bậc công nhân :là xác định những yêu cầu về trình độ lành nghề của công
nhân
_ trình độ lành nghề của công nhân là toàn bộ những kiến thức và kĩ năng mà

người công nhân có thể hoàn thành công việc với mức đọ phức tạp


*Chế độ tiền lương theo cấp bậc chỉ áp dụng đối với những người lao động tạo ra
sản phẩm trực tiếp. Còn đối với những người gián tiếp tạo ra sản phẩm như cán bộ
quản lý nhân viên văn phòng... thì áp dụngchế độ lương theo chức vụ
2. Chế độ tiền lương chức vụ
_ là chế độ quy định tiền lương cho cán bộ công nhân viên không trực tiếp tạo ra
sản phẩm cho doanh nghiệp . VD: cán bộ văn phòng, ban giám đốc
_Để xác định tiền lương cho chức vụ phải căn cứ vào:
+Đặc điểm lao động trí óc
+Trình đọ về từng chuyên môn , trong doanh nghiệp có 4 chức vụ : lãnh đạo, nhân
viên kinh tế, nhân viên kĩ thuật, nhân viên hành chính
+Loại hạng doanh nghiệp: dựa vào 2 nhóm tiêu chí để xác định: mức độ phức tạp
về quản lý doanh nghiệp và nhóm hiệu quả sản xuất kinh doanh
3. Chế độ các khoản phụ cấp
_ Chế độ các khoản phụ cấp bao gồm:
+Phụ cấp khu vực: Áp dụng ở những nơi hẻo lánh , nhiều khó khăn có khí hậu
khắc nghiệt gồm 7 mức 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,7 và 1
VD: nhân viên khí tượng trên sapa chuyên theo dõi kiểm tra thời tiết
+Phụ cấp độc hại nguy hiểm: áp dụng với những nghề và công việc có điều kiện
lao động độc hại nguy hiểm gồm 4 mức 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 mức lương tối thiểu
VD: công nhân đào than trong hầm, nhân viên nghiên cứu hóa chất
+Phụ cấp thu hút: Áp dụng với nhân viên làm trong cùn kinh tế mới , hải đảo gồm
4 mức 20%, 30%,50% và 70% mức lương cấp bậc hoặc chức vụ trong thời hạn 3
đến 5 năm
VD: các giáo viên dạy vùng cáo, chiến sĩ quân nhân công tác tại hải đảo, biển khơi
+ phụ cấp lưu động :Áp dụng đối vơi nhưng công việc thường xuyên thay đổi chỗ
ở và địa điểm , gồm 3 mức 0,2; 0,4; 0,6 mức lương tối thiểu



VD: các nhân viên thường xuyên đi công tác, đàm phán công việc, các phóng viên


II. Các hình thức trả lương.
Chính sách lương là một chính sách linh động, uyển chuyển phù hợp với hoàn cảnh
xã hội, với khẳ năng của từng công ty- xí nghiệp, đối chiếu với các công ty – xí
nghiệp khác trong cùng ngành. chúng ta không thể và không nên áp dụng công
thức lương một cách máy móc có tính chất đồng nhất cho mọi công ty, xí nghiệp.
có công ty áp dụng chế độ khoán sản phẩm thì năng xuất lao động cao, giá thành
hạ. nhưng công ty khác lại thất bại nếu áp dụng chế độ trả lương này, mà phải áp
dụng chế độ trả lương theo giờ cộng với thưởng . . . do vậy việc trả lương rất đa
dạng, nhiều công ty phối hợp nhiều phương pháp trả lương cho phù hợp với khung
cảnh kinh doanh của mình. thường thì một công ty, xí nghiệp áp dụng các hình
thức trả lương sau :
1.Trả lương theo sản phẩm:
Khái niệm: là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng
và chất lượng sản phẩm ( hay dịch vụ ) mà họ hoàn thành. đây là hình thức được áp
dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp sản xuất chế taọ sản
phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có những ý nghĩa sau:
+ Quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo lao động vì tiền lương mà người lao
động nhận được phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã hoàn thành. điều này sẽ có
tác dụng làm tăng năng xuất của người lao động.
+ Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người lao động ra
sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng,
phát huy sáng tạo, . . . để nâng cao khẳ năng làm việc và năng xuất lao động.
+ Trả lương theo sản phẩm còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn thiện
công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động làm việc của người lao động.
+ Củng cố và phát triển mạnh mẽ phong trào thi đua, xây dựng tác phong, thái độ

lao động xã hội chủ nghĩa.
Có các chế độ trả lương sản phẩm như sau:
a)

Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân


Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp được áp dụng rộng rãi đối với người
trực tiếp sản xuất trong điều kiện lao động của họ mang tính độc lập tương đối, có
thể định mức và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt.
Theo hình thức này, thu nhập của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào số
lượng sản phẩm và đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm mà họ làm ra trong một đơn
vị thời gian.
Ưu điểm:
+mối quan hệ giữa tiền lương, và kết quả lao động thể hiện rõ ràng=> kích thích
công nhân nâng cao trình độ lành nghề để nâng cao năng suất lao động, tăng thu
nhập
+ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
Nhược điểm: người lao động ít quan tâm đến việc sử dụng máy móc, thiết bị và
nguyên vật liệu


VD: Bảng thanh toán tiền lương theo hình thức sản phẩm trực tiếp cá nhân.

VD: Bảng thanh toán tiền lương
b)Trả lương theo sản phẩm tập thể
Áp dụng cho những công việc đòi hỏi phải có một tổ công nhân cùng
hoàn thành, kết quả lao động không thể tính riêng cho từng công nhân mà
chỉ có thể tính cho cả tổ công nhân.
Chú ý: Phân phối tiền lương cho từng thành viên trong tổ phù hợp với

trình độ lành nghề và thời gian công tác của họ.
Ưu điểm: khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm
trước tập thể, quan tâm đến kết quả cuối cùng của tập thể.
Nhược điểm: sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định
đến tiền lương của họ=> ít khuyến khích nâng cao năng suất lao động cá
nhân.


c)Trả lương sản phẩm gián tiếp:
Áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng đến kết
quả lao động của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm.
Ưu điểm: khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính=>
tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động cho công nhân chính để nâng cao năng
suất lao động.
d)Trả lương theo sản phẩm có thưởng có phạt:
Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm
gắn với chế độ tiền lương trong sản xuất như : thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng nâng
cao chất lượng sản phẩm, thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng, . . . và có thể phạt trong
trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, hao phí vật tư, không đảm bảo
ngày công qui định, không hoàn thành kế hoạch được giao.
Mục đích:
+ khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, hoàn thành và hoàn
thành vượt mức kế hoạch sản lượng.
+ khuyến khích công nhân sử dụng tốt, tiết kiệm máy móc thiết bị và nguyên
vật liệu
+ là một hình thức răn đe những công nhân chưa làm tốt được công việc của
mình
Cách tính như sau:
Tiền lương = tiền lương theo sản phẩm + tiền thưởng – tiền trực tiếp (gián tiếp)
phạt

e)Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Theo hình thức này tiền lương bao gồm hai phần:
- Phần thứ nhất : căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động, tính ra phải trả
cho người lao động trong định mức. (đơn giá cố định)


- Phần thứ hai : căn cứ vào mức độ vượt định mức để tính tiền lương phải trả theo
tỷ lệ luỹ tiến. tỷ lệ hoàn thành vượt mức càng cao thì tỷ lệ luỹ tiến càng nhiều.( đơn
giá lũy tiến)
hình thức này khuyến khích người lao động tăng năng xuất lao động và cường độ
lao động đến mức tôí đa do vậy thường áp dụng để trả cho người làm việc trong
khâu trọng yếu nhất hoặc khi doanh nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng.
f)Hình thức trả lương khoán:
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và
chất lượng công việc mà họ hoàn thành. hình thức này áp dụng cho nhưng công
việc nếu giao cho từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi phải bàn giao toàn bộ
khối lượng công việc cho cả nhóm hoàn thành trong thời gian nhất định.
Ưu điểm: khuyến khích công nhân hoàn thành trước thời hạn mà vẫn đảm bảo chất
lượng công việc thông qua hợp đồng khoán.
Nhược điểm: phức tạp, dễ xảy ra sai sót khi tính lương=> khi tính toán đơn giá
phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để xây dựng đơn giá trả công chính xác cho công nhân
làm khoán
Hình thức trả lương theo thời gian:
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác
quản lý. đối với những công nhân trực tiến sản xuất thì hình thức trả lương này chỉ
áp dụng ở những bộ phận lao động bằng máy móc là chủ yếu hoặc công việc không
thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác, hoặc vì tính chất của sản
xuất nếu thực hiện trả lương theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản
phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm hơn hình thức tiền

lương theo sản phẩm vì nó chưa gắn thu nhập của người với kết quả lao động mà
họ đã đạt được trong thời gian làm việc.


VD: Bảng chấm công theo hình thức trả lương theo thời gian.


VD: Bảng thanh toán tiền lương theo hình thức trả lương theo thời gian.
1. Sự khác nhau giữa trả lương theo sản phẩm và trả lương theo giờ
Giống:
+đều kích thích người lao động học hỏi,, phát triển bản thân để nâng cao năng
suất lao động hoặc tích lũy kinh nghiệm, trình độ
+ đảm bảo mức sống, đời sống cho công nhân viên một cách công bằng theo
trình độ và năng suất của họ

Đặc điểm so sánh

Lương theo sản phẩm

Theo giờ

Cơ sở để tính lương

Số sản phẩm mà công Theo trình độ kĩ thuật,
nhân tạo ra trong 1 thời hiệu quả công việc và
gian xác định
thời gian công tác


Chủ thể nhận lương


Điều kiện áp dụng

Cán bộ và nhân viên
Là những công nhân
không trực tiếp sản xuất
sản xuất trực tiếp ra sản
ra sản phẩm cho doanh
phẩm cho doanh nghiệp
nghiệp
+ các mức lao động đã + mức lao động chưa
được xác định và có được xác định cho
đơn giá cụ thể
những công việc cụ thể
+ quá trình sản xuất + quá trình sản xuất đã
chưa được tự động hóa được tự động hóa

2. Sự khác nhau giữa các hình thức trả lương theo sản phẩm
Đặc điểm so
Trực tiếp cá nhân
sánh
Sản phẩm do 1 Là sản phẩm hoàn
công nhân tạo ra chỉnh, có tính chất
độc lập, có thể định
mức, kiểm tra và
nghiệm thu sp riêng
biệt, cụ thể
Mối quan hệ giữa Rõ ràng, trực tiếp,
lương với kết quả qhe tỉ lệ thuận
lao động

Khả năng kích Có tính kích thích
thích, động viên
nhiều hơn
Khuyến khích công
nhân nâng cao trình
độ tay nghề, nâng
cao NSLĐ cá nhân
hơn

Sản phẩm gián
tiếp
Chỉ là 1 phần của Sản phẩm vô hình,
một sản phẩm hoàn sự hỗ trợ đối với
chỉnh đồng bộ
công nhân sản xuất
trực tiếp
Sản phẩm tập thể

Quan hệ gián tiếp, Quan hệ gián
ko rõ ràng
tiếp,phụ thuộc vào
NSLD của công
nhân chính
Ít khuyến khích Khuyến
khích
công nhân nâng công nhân phụ
cao năng suất lao phục vụ tốt hơn
động cá nhân do cho công nhân
chỉ quan tâm đến chính, tạo điều
kết quả cuối cùng kiện nâng cao

của tập thể
NSLĐ cho công
nhân chính để tăng
thu nhập


IV. Hình thức tiền thưởng.
Tất cả mọi người khi đi làm đều mong muốn sẽ được nhiều tiền thưởng cùng
với tiền lương. Vậy để làm rõ hơn về tiền thưởng của doanh nghiệp chúng ta cùng
đi tìm hiểu các hình thức tiền thưởng.

2.

1.


Khái niệm và vai trò của tiền thưởng



Bản chất:
Tiền thưởng thực chất là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán
triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.



Vai trò:
Tiền thưởng khuyến kích họ quan tâm tiết kiệm lao động sống và lao động vật
hóa đảm bảo những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về thời gian hoàn thành

công việc.

Khái niệm:
Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất với người lao
động nhằm thu hút sự quan tâm đầy đủ của họ tới kết quả sản xuất kinh doanh.

Nội dung tiền thưởng
a. Chỉ tiêu thưởng
Chỉ tiêu thưởng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một hình thức tiền
thưởng. Yêu cầu của chi tiền thưởng là: Rõ ràng; Chính xác; Cụ thể: chỉ tiêu xét
thưởng bao gồm:
- Chỉ tiêu số lượng: hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng, hoàn
thành và hoàn thành vượt mức lao động.
- Chỉ tiêu chất lượng: tỷ lệ sản phẩm loại một, tiết kiệm nguyên vật liệu...
- Điều kiện thưởng: Điều kiện thưởng đưa ra để xác định những tiền đề, chuẩn mực
để thực hiện một hình thức tiền thưởng nào đó, đồng thời các điều kiện đó còn
được dùng để kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu thưởng.
b. Nguồn tiền thưởng:
Nguồn tiền thưởng là những nguồn tiền có thể được dùng (toàn bộ hay một phần)
để trả tiền thưởng cho người lao động. Trong các doanh nghiệp thì nguồn tiền
thưởng có thể gồm nhiều nguồn khác nhau như: từ lợi nhuận, từ tiết kiệm quỹ tiền
lương...


c. Mức tiền thưởng:
Mức tiền thưởng là số tiền thưởng cho người lao động khi họ đạt các chỉ tiêu và
điều kiện thưởng. Mức tiền thưởng trực tiếp khuyến khích người lao động. Tuy
nhiên, mức tiền thưởng được xác định cao hay thấp tuỳ thuộc vào nguồn tiền
thưởng và yêu cầu khuyến khích của từng loại công việc.
Ví dụ: Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Tân Hoàng Anh đề ra tiêu chuẩn đánh

tiền thưởng của công nhân như sau:

Loại thưởng

Yêu cầu tiêu chuẩn

A

Đủ ngày công trong tháng
Lương sản phẩm >= 1000000
Vắng một ngày công
Lượng sản phẩm > 950000
Vắng 2 ngày công
Lượng sản phẩm >900000

B
C

Tiền thưởng tương ứng với loại A, B, C như sau:

Loại thưởng

Tiền thưởng tương ứng

A

140000

B


120000

C

130000

3. Các hình thức tiền thưởng
Có nhiều hình thức tiền thưởng nhưng thông thường những hình thức sau đây được
áp dụng tương đối phổ biến.
a. Thưởng nâng cao tỷ lệ hàng có chất lượng cao (hàng loại một)


- Chỉ tiêu thưởng: hoàn thành và hoàn thành vượt mức sản phẩm loại một và hai
trong một thời gian nhất định
- Điều kiện xét thưởng: cần xác đình rõ tiêu chuẩn chất lượng cho các loại sản
phẩm, phải tổ chức kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ
- Nguồn tiền thưởng: dựa vào chênh lệch giá trị sản phẩm các loại đạt được so với
tỷ lệ sản lượng từng mặt hàng đã quy định
Ví dụ: Tiền thưởng cho chất lượng sản phẩm của công ty TNHH may Phù Đổng
như sau:
Điều kiện thưởng:

- Trong tháng không có sai hỏng hàng loạt
- Không có biên bản vi phạm chất lượng của QA
- Không có đơn đặt hàng bị yêu cầu tái chế hoặc khiếu lại
Mức tiền thưởng:
Tổ may: 200.000 đồng
Tổ là: 150.000 đồng
Tổ cắt: 150.000 đồng
Tổ hòm hộp: 50.000 đồng

Tổ kiểm hóa: 80.000 đồng
Tổ quản trị: 50.000 đồng
Tổ chuẩn bị sản xuất: 100.000 đồng
b. Thưởng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng
- Chỉ tiêu thưởng: hoàn thành và hoàn thành vượt mức kết hoạch sản xuất
- Điều kiện thưởng: đối với công nhân sản xuất và nhân viên trực tiếp kinh doanh
phải hoàn thành mức lao động được giao, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và yêu
cầu về quy trình kỹ thuật. Đối với công nhân và nhân viên phụ, phục vụ không để
xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sản xuất, đồng thời bảo quản tốt thiết bị, máy móc,
thực hiện đúng kỹ thuật luật lao động.
Ví dụ: Đối với bộ phận may của công ty TNHH may phù đổng như sau:
Xếp loại công nhân

Số sản phẩm / tháng

Tiền thưởng (đồng)


A

500 sp

600.000

B

480sp

500.000


C

460sp

400.000

c. Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu
- Chỉ tiêu xét thưởng: hoàn thành và hoan thành vượt mức chỉ tiêu tiết kiệm vật tư
- Điều kiện xét thưởng: nguyên nhiên vật liệu tiết kiệm được phải sử dụng được
trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, làm tốt công tác
thông kê, hạch toán số lượng và giá trị vật tư tiết kiêm được.
Ví dụ: Công ty TNHH may phù đổng:
Điều kiện thưởng: Trong kỳ sản xuất bộ phận hay tổ có sự tiết kiêm nguyên vật
liệu như chỉ vải mex....
Mức thưởng
Đối với tổ may: Trong 4 tổ may, hai tổ nào tiết kiệm được nhiều nguyên vật
liệu nhất thì được thưởng 100.000 đồng
Đối với cắt là: cũng tương tự như tổ may nếu tiết kiệm được nguyên vật liệu thì
được thưởng 100.000 đồng
|Đối với tổ hộp: 30.000 đồng
Ngoài ra còn các hình thức tiền thưởng khác như:
Thưởng sáng kiến: Áp dụng khi người lao động có các sáng kiến, cải tiến
kỹ thuật, tìm ra các phương pháp làm việc mới. . . có tác dụng làm nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ..

Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp:
Áp dụng khi doanh nghiệp hoạt động có lãi, người lao động sẽ được chia một phần
tiền lãi dưới dạng tiền thưởng.



Thưởng tìm được nơi cung ứng tiêu thụ sản phẩm: Áp dụng cho các
nhân viên tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm…. hoặc có các hoạt động khác
có tác dụng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp : Áp dụng khi
người lao động có thời gian phục vụ trong doanh nghiệp vượt mức giới hạn nhất
định.



Các loại tiền thưởng rất đa dạng và cách tính cũng rất đa dạng. Ngoài các hình thức
trên các doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức tiền thưởng khác để phù hợp
với điều kiện đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình.



×