Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hãy làm chủ máy tính của ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.23 KB, 9 trang )

Hãy làm chủ máy tính của chính bạn!
Trương Mạnh An – DHBK HN; E-Mail:
Tôi không có tham vọng rằng bài viết này sẽ bổ xung nhiều kiến thức cho các bạn bởi vì đây là
những kiến thức cơ bản, tôi đã học được những kiến thức này qua bạn bè, sách báo, Website phổ
biến kiến thức của anh Lê Hoàn... mà tổng hợp lại. Với mong muốn ai chưa biết thì bổ xung thêm,
ai biết rồi thì có thể góp ý cho hoàn thiện rồi phổ biến cho các bạn khác chưa biết. Bạn có thể hỏi:
Tại sao lại soạn một bức thư lớn như vậy, nhằm mục đích gì, có lợi gì. Tôi xin thưa rằng: tôn chỉ
của tôi giống như các anh Lê Hoàn, Phạm Hồng Phước và nhiều người khác, nếu như người ta
cho tôi là “ôm rơm nặng bụng” thì tôi cũng xin nhận vậy.
Bài viết này rất thích hợp cho những ai vừa mới “ring” một cái máy tính về mà kiến thức lại như
“anh Phước thủa ban đầu”, tôi xin cố gắng viết hài một chút để mọi người ở mọi trình độ có thể
không thấy nhàm chán - dưới dạng những thắc mắc thường gặp.
Để khỏi nhầm ý, tôi sử dụng thuật ngữ sau: CPU (central processing unit) hoặc thường gọi tắt là
chip hay “vxl” – phân biệt với chipset là vi mạch tổng hợp gắn trực tiếp trên mainboard. Nhiều
người có thói quen gọi cả thùng máy (case) của mình là CPU, đây là một thói quen khó sửa và có
thể gây hiểu nhầm khi đọc nhiều tài liệu này cũng như sách khác.
Một chút kiến thức về phần cứng
Máy tính là gì?
Một câu hỏi vẻ ngớ ngẩn, có thể đúng với bạn, tuy nhiên nhiều người chỉ biết rằng máy tính gồm
màn hình, phím, chuột và cục gọi là CPU. Và thế là bạn sử dụng để nghe nhạc, gõ Word và làm
những việc khác “ngon cơm” mà không phải suy nghĩ gì. Đến một ngày kia, bạn thấy thắc mắc
nhiều vấn đề về cái “cục cưng” của mình.
Máy của bạn là máy gì ? Có thể chia thành hai nhóm chính (vì tôi chắc rằng bạn đang dùng máy vi
tính (microcomputer) nằm trong họ PC (Personal computer) nên chẳng quan tâm đến các loại
trước nó là mainframe computer và minicomputer làm gì): máy Đông Nam Á (DNA) và “máy hiệu”.
Hai khái niệm này thực ra không có ranh giới rõ ràng (Acer là hiệu máy nổi tiếng - của Đài Loan -
thuộc hàng hiệu). Có thể hiểu nôm na như sau: máy DNA là các máy có hiệu không nổi tiếng lắm
trên thế giới - lắp ở DNA, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Acer, HP, IBM...cung cấp sang cho
ta cũng đều lắp ráp ở DNA nhưng lại xếp sang hàng hiệu. Về giá cả thì có một khoảng cách: từ vài
trăm đến vài nghìn USD. Còn bạn, hay ông cụ thân sinh ra bạn sang Mỹ, Nhật...xách tay về một
chiếc thì chắc là xịn rồi.


Còn máy bạn tự ráp thì sao, Nếu không phải đồ “hiệu” thì bạn cứ xếp vào máy DNA, bởi chủ yếu
linh kiện của bạn được sản xuất tại Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia…ngoại trừ CPU xịn P!!!, 4
chẳng hạn.
À, Trung Quốc. Bạn thắc mắc: Linh kiện Trung Quốc có tốt không ?, nhiều bạn giãy nảy lên khi
mua phải “Đồ Tàu”. Thật oan gia, Nhân công TQ rẻ nên các hãng sx phần cứng thường đặt nhà
máy của họ ở đấy với toàn bộ công nghệ của hãng, bạn yên tâm đi (Ổ cứng Seagate sx tại TQ vẫn
bảo hành 2 năm), mặt khác khi Đài Loan xuất hàng sang một số nước vẫn phải “Made in China”.
Mở một Mouse Misumi (made in Malaysia) thấy mạch bên trong có linh kiện made in China. (Mặc
cảm với hàng TQ kém là do hàng tiêu dùng của mấy tỉnh bên họ gần biên giới ta sx hàng giá rẻ
cạnh tranh với chất lượng trung bình sang ta ồ ạt, nếu đúng hàng Thượng Hải, Bắc Kinh... xem).
Về giá máy tính là vấn đề nhiều bạn thắc mắc. Tại sao cùng linh kiện như nhau mà máy tôi tự ráp
lại rẻ hơn nhiều so với máy của các hãng ta ráp (Mekong Green, T&H... chẳng hạn). Thứ nhất:
Các hãng phải mất nhân lực để tìm tòi nghiên cứu tính tương thích của các linh kiện với nhau, với
phần mềm. Thứ hai: Các máy lắp ráp trên dây truyền công nghệ chống tĩnh điện và được thử
nghiệm phù hợp với điều kiện khí hậu (gọi là nhiệt đới hoá, có hãng còn phải đưa các máy đã ráp
vào phòng có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn trong một thời gian nhất định để thử khả năng chịu đựng
của máy – nghe khó tin nhưng tuỳ bạn). Bạn lại hỏi: Tại sao máy “hiệu” lại đắt hơn máy Việt Nam
lắp trong khi cấu hình lại có vẻ giống nhau ? Điều này cũng có nhiều nguyên nhân: Trước hết bạn
phải trả tiền cho sự nổi tiếng của nó và chịu thêm thuế nhập khẩu vào Việt Nam; Thứ hai là do linh
kiện thì “xịn” luôn không phải lo ngại gì (có đồ sản xuất tại Mỹ nhé); Thứ ba là do bạn được hưởng
một chế độ bảo hành lâu dài (thường là ba năm – ăn đứt chế độ bảo hành của ta); Và thứ tư là
bạn “lại phải dùng một Hệ điều hành kèm theo – có bản quyền” thông dụng nhất là Win98SE, sau
là Win2000, sau nữa là WinMe (Điều này có vẻ tôi không thích lắm J nó là phần quan trọng để
nâng giá lên cao).
Vậy bạn có thể tự lắp ráp một máy tính được không ?. Có thể, nếu bạn có một chút kiến thức về
phần cứng và một chút may mắn. Học hỏi bạn bè một chút, học hỏi sách một tý, và cuối cùng là
khi ra hiệu máy, bạn sẽ được cố vấn thêm (đôi khi những cố vấn này làm bạn rối trí, mong bạn đủ
kiến thức để nghe họ nói và chấp nhận thay đổi sự đưa ra phi lý của bạn, chẳng hạn “tôi muốn
Pen4 “xịn” với mainboard 440BX này cho rẻ, quan trọng là CPU mà...hà, hà”). Tốt nhất bạn chọn
cấu hình chuẩn, tương thích nhau, phù hợp túi tiền, sau đó họ sẽ có trách nhiệm góp ý, lắp ráp cho

bạn (điều này khó khăn cho việc mua CPU ở đây đắt, tôi ra kia mua – mouse ở chỗ nọ rẻ hơn,
main mua ở chỗ khác rẻ hơn). Bạn có thể thắc mắc: tại sao lại cần may mắn: Thứ nhất là do chính
sự lộ cộ trong việc lựa chọn linh kiện mà có thể phần cứng không tương thích nhau (dù theo lý
thuyết là phải tương thích); Thứ hai là các linh kiện nhập ngoại theo đủ con đường khác nhau
(chính thức, nhập lậu, hàng “xách tay về”...), từ đủ nguồn gốc khác nhau (chính thức, giả mạo,
nhái) mà chất lượng của nó có thể không đảm bảo – hôm nay nó tốt, vài hôm sau có khi nó không
chịu được khí hậu nhiệt đới mà lăn quay ra.
Tôi đang dùng máy tính cũ quá, chạy mấy chương trình mới không được, có nâng cấp được
không, nâng cấp thế nào (?) là một câu hỏi hay thường gặp nhất (để trả lời câu hỏi này cần bổ trợ
một lượng kiến thức khá lớn, vậy tôi xin lồng vào đó việc trả lời các câu hỏi khác). Cũng đúng thôi,
theo ước tính: trên 60% máy tính hiện nay ở nước ta cài Win95 với Office97. Nếu cấu hình máy
của bạn thấp quá, các chuyên gia thường khuyên bạn nâng cấp này nọ và thường gặp nhất là:
thay main đi, mua chip mới, tăng RAM lên giá đang rẻ mà, những thứ khác có thể dùng lại được.
Cũng đúng thôi, nhưng xét kỹ ra thì việc này không đơn giản là muốn giữ thì giữ vì còn nhiều vấn
đề mà tôi sẽ liệt kê ra sau. Tôi thấy như thế này: Bạn thay main thì hợp lý (với những máy quá cũ,
nhưng nếu bạn có một máy có Socket 7 chạy chíp Cyrix thì nên thay chip bằng PenMMX 233 vẫn
còn bán khá nhiều, chạy khá tốt, chỉ còn cần tăng Ram), thay chip đồng bộ với thay main là đúng,
vậy ta còn lại: nguồn+case, màn hình, phím, chuột, ổ cứng, Ram, Cache, CDRoom...
* Nguồn: Thông thường bạn sẽ còn một bộ nguồn AT (AT là một chuẩn cũ của IBM cho máy PC-
AT (Advanced Technology) ra đời năm 1984), phân biệt với nguồn hiện nay ATX là nguồn AT có
hai ổ cắm từ nguồn vào mainboard, mà khi bạn cắm nhầm thì có thể gây ra cháy main (với nguồn
ATX chỉ có một ổ cắm nguồn 20 chân duy nhất nên tránh được sự nguy hiểm này). Main mới bạn
mua có thể không hỗ trợ loại ổ cắm này (AT), một số mainboard hỗ trợ cả hai ổ cắm (AT&ATX) là
điều may mắn cho bạn. Với nguồn AT bạn sẽ không có một số tính năng quản lý điện năng thông
minh (hẹn giờ bật tắt máy trong Bios, khởi động máy từ xa (mạng), Hibernate tuyệt vời của
Win2000/Me). Không sao, bạn không nhất thiết phải sử dụng các chức năng ấy. Vậy bạn có thể
giữ lại nguồn với điều kiện công suất nguồn cho phép với những gì bạn sẽ nâng cấp.
* Case không quan trọng với bạn, bạn là người không ưa hình thức mà (quan trọng là trong nó có
gì !). Tuy nhiên bạn có thể gặp rắc rối trong vấn đề có hai ổ CD (thêm một ổ CD-R hoặc CD-RW)
khi bạn không có 2 khoang trống (giải pháp: bỏ ổ CD cũ đi, không cần sao chép CD làm gì). Hoặc

mainboard mà bạn sẽ mua lại “ATX Form Factor” có cái Board Size: 305X202mm chẳng hạn thì
bạn sẽ chẳng nhét vừa case được đâu, lúc này bạn nên mua một Case mới và kéo theo là nó kèm
một bộ nguồn mới mà bạn phải trả tiền cả hai.
* Màn hình mà bạn còn thật là hay nếu bạn mới mua nó gần đây và có thể đạt độ phân giải
800*600(SVGA) (còn phụ thuộc Card màn hình). Nếu thấp hơn 640*480(VGA) thì chắc đã sử dụng
quá 5-6 năm rồi, lớp photpho trên bề mặt đã kém đi, hình mờ nhạt. Tuy nhiên màn hình có thể giữ
lại được mà không sợ vấn đề tương thích.
* Bàn phím và chuột là những thiết bị thường hay hỏng hóc nhất (các cửa hàng thường chỉ bảo
hành 3-6 tháng cho thiết bị này bán ra) nhưng hoá ra lại trung thành với bạn cho đến lúc này (nếu
không bạn đã thay cái khác J). Và bạn gặp may mắn với phím chuột cùng cổng COM cho dù
mainboard mới của bạn đều có hai cổng PS/2 cho phím, chuột - bạn cứ cắm nó vào COM và nó lại
mỉm cười với bạn.
* Ổ cứng trung thành nhất của bạn dù dung lượng quá nhỏ vẫn đủ dùng với bạn cài Win95/98,
nếu dung lượng lớn hơn 2Gb thì thậm trí bạn có thể cài cả Win2000. Bạn lắng nghe nhịp thở của
nó trong đêm, nếu to quá, bạn Scan thấy bad lung tung và ngày càng bad nhiều thêm thì bạn nên
mua một ổ cứng mới và dùng nó để chứa nhạc mp3 hay làm một ổ lưu động để trao đổi dữ liệu
với bạn bè. Thật tốt khi nó không phụ lòng ta.
* RAM (& CACHE) của bạn là 8, 16, hay 32 ?, mấy thanh ?, SIM hay DIMM, nếu là SIM thì có
nhiều khả năng bạn nên cất đi vì giá của nó đắt đấy, mà lại khó kiếm nữa. Nếu là DIMM thì cũng
chưa chắc mainboard mới của bạn đã dùng được. Không sao, giá Ram bây giờ quá rẻ, bạn có thể
mua một thanh 64M với giá dưới 18USD. Những thanh Cache cũ bây giờ các nhà sx chip lại giấu
luôn vào trong chip nên bạn lại có thêm một món đồ cổ cho những người săn lùng nó với mục đích
như bạn vậy.
* CDRoom là thứ chắc chắn bạn dùng lại được nếu nó còn tốt. Tôi có cái CDRoom 40X mà tôi chỉ
muốn đổi thành 32X hay 24X cho nó đỡ kêu gào mỗi khi bắt nó làm việc. Bạn sẽ hiểu rằng tốc độ
cao chỉ nhanh vào thời điểm nó tìm cái file nào đó nó cần nằm ở đâu để nó đọc, khi nó thấy rồi thì
nó đọc với tốc độ 8-24X cho đỡ mệt chứ chuyển dữ liệu nhanh quá thì anh Đĩa cứng ghi không
kịp, anh CPU cũng không sử lý kịp.
* Card màn hình là thứ ảnh hưởng đến khả năng chơi game và xem VCD trên máy tính của bạn.
Nếu bạn thiết kế đồ hoạ, vẽ ACAD 3D, chơi Tomb 5 thì bạn cần một card dồ hoạ mạnh (khi mua

mainboard nên tìm loại có khe AGP hỗ trợ 4X). Nếu không thì bạn tạm hài lòng với bậc tiền bối
PCI chơi cờ với tiền bối Monitor của bạn – nhưng mainboard phải có khe AGP để khi bạn giàu lên
sẽ nâng cấp.
* Soundcard ISA của bạn vẫn nghe mp3 hay với một bộ loa Microlab 2.1 (đây là loại loa trung
bình kém, giá từ 18-40 USD tuỳ công suất, mua loa xịn với sound ISA là khập khiễng) và không
cần nâng cấp nếu bạn không xem phim DVD với 6 đường tiếng. Nếu là card PCI thì khá hơn.
· ...
Và sau khi tính toán mọi khả năng, bạn đến một cửa hàng bán thiết bị PC, xin một danh sách thiết
bị và giá bán của nó rồi mang về nhà ngâm cứu, tra sách, hỏi bạn bè. Bạn đừng nóng vội mà chọn
mua ngay khi chưa hiểu rõ về nó.
Xem danh sách, có thể bạn hoa mắt trước hàng loạt mainboard, hàng loạt chíp mà có thể bạn hiểu
được nó hoặc không, ta sẽ phân tích sau. Sơ bộ như sau:
CPU Có quá nhiều loại cho bạn chọn lựa: Riêng Pentium của Intel đã có 7-8 loại khác nhau (Tuy
nhiên Pen, PenPro, Pen2bus66 có thể đã biến mất trên thị trường) Celeron cũng có đến 3 loại (có
thể loại không cache đã biến mất, loại bus100 có thể chưa đến VN vì mới ra ?), AMD thì phong
phú, Cyrix thì ít hơn.
MAINBOARD cũng có nhiều loại khác nhau, “hiệu” hoặc “không hiệu”, tuy nhiên việc phân tích nó
không vất vả bằng CPU. Mainboard chủ yếu phân tích qua vi mạch tổng hợp của nó theo: 430,
440, 450, 810, 815...850 (ái chà, nhiều phết).
Ôi chao. Đến đây tôi rất hoang mang không biết trình bày những gì vì nói đến vi mạch, chipset,
bus,... là đã động đến một khối kiến thức khổng lồ. Trình bày điều gì trước, sau và có đủ không khi
mà hộp thư chỉ cho phép gửi tối đa 100K, nếu kết nối chậm mà bạn tải thư về lại thấy là những thứ
vớ vẩn đã biết rồi thì bạn rủa tôi chết. Thôi, đã viết thì viết cho chót, đã nêu khẩu hiệu “Vì sự phát
triển về tin học của nước nhà sánh vai cùng Ấn độ, Singapo...” trên hộp thư Kiến thức mà cố trả lời
thật chi tiết (cứ sợ người ta không hiểu) người khác những gì mình biết, không biết thì đọc trộm
thư hỏi đáp của người khác cho biết để nâng kiến thức của mình lên. Rồi thấy có nhiều người hỏi
nhau những kiến thức cơ bản mà lẽ ra cần phải biết - như mình vậy, nên quyết vắt óc, tham khảo
tài liệu mà viết nên những dòng này.
Main và CPU có liên quan chặt chẽ với nhau mà bạn cần phải biết một số khái niệm, trong phần
này sẽ lồng vào một số kiến thức về mainboard cũng như chip. Xin trình bày dưới dạng câu hỏi

như sau:
Bus là gì ? Để khỏi nhức dầu về những từ chuyên môn, bạn chỉ cần biết một cách đơn giản là
đường dẫn tín hiệu, dữ liệu nội bộ truyền trong máy tính từ bộ phận này đến bộ phận kia hoặc đến
thiết bị ngoại vi. Vậy nó có đặc trưng là tần số làm việc tính theo MHz, nếu có mainboard nào nói
Bus66/100/133 là nó có thể làm việc với các tần số 66/100 hoặc 133 MHz.
Ram là gì ? Chúng ta đã quá quen với từ này, vì vậy thiết nghĩ không cần giải thích nhiều. Tuy
nhiên ta đôi khi còn nhiều thắc mắc, tại sao RAM lớn thì các chương trình lại chạy nhanh hơn, ít
thì sao ? nói một cách dễ hiểu có thể coi Hệ điều hành dùng Ram như ta dùng một bảng xoá (như
bảng con viết phấn của trẻ em mẫu giáo, lớp một) nháp khi ta giải một bài tập Toán hóc búa, nếu
càng khó thì càng phải xoá, nháp nhiều, nếu bảng có kích thước nhỏ, phải xoá viết nhiều lần, nếu
bảng lớn hơn – xoá viết ít hơn, và bảng vô cùng lớn thì ta chẳng cần dùng hết mà tính toán thì
nhanh hơn vì không cần viết nháp xong phải mất công xoá. Không đơn giản như vậy, khi khởi
động HDH luôn phải giữ một lượng Ram nhất định cho riêng mình (clock memory) mà trong ví dụ
bảng xoá trên ta thêm: phải có vài công thức trên bảng xóa mà không thể xoá nó được, nên mới
có chuyện lượng Ram tối thiểu cho HDH.
Cache là gì ? Hiểu đơn giản cache là một loại Ram đặc biệt, có tốc độ và vị trí khác Ram. Cache
trước đây còn đặt trên mainboard với khe cắm riêng, hiện nay cache được tích hợp vào bộ xử lý.
Cache có hai mức là L1 (bên trong bộ vxl) và L2 (trong hoặc ngoài chip, nếu ngoài thì rất gần chip,
thường chạy với một nửa xung nhịp bộ vxl). Vậy cache gần CPU hơn Ram nên nó hiệu quả hơn
ram. Để hiểu thêm về cơ cấu làm việc của CPU với Ram, cache, ta xem cơ cấu tìm kiếm dữ liệu
như thế nào: Khi cần tìm kiếm dữ liệu, CPU tìm dữ liệu đó trước hết ở cache L1, nếu không thấy
nó quay ra tìm ở cache L2, lại không thấy nữa thì tìm trên Ram, và vẫn không thấy, thất vọng quá
nó đành tìm trên đĩa cứng. Như vậy cache càng lớn, Ram càng lớn thì dữ liệu được chuyển vào
dần bên trong gần CPU hơn và thế nên CPU không phải chờ mỗi khi cần tìm kiếm một dữ liệu mới
nên xử lý liên tục – khi đó chương trình của ta chạy nhanh hơn. Tuy nhiên không phải chip nào
cũng có cache, và chúng có kích thước, tần số làm việc khác nhau theo từng loại chip. (Về phần
sử dụng Ram của Win, file hoán đổi SWP... xin trình bày trong phần 2)
Thế thì bạn lại thắc mắc rằng không hiểu máy bạn có cache không, dung lượng bao nhiêu. Với câu
hỏi này, xin bạn xem các phần dưới đây đây về CPU, và tự tra ra.
ISA, PCI, AGP... là gì ? Bạn thường nghe nói mainboard này 5 PCI, 2 ISA, AGP 4X mà bạn lại

không hiểu chúng. Khi bạn mở thùng máy của bạn ra, thấy các thanh ngang màu đen, trắng, xám...
nằm song song nhau có khe ở giữa như có thể cắm một thứ gì mỏng vào đấy, thì chính là nó đấy
– đây là hệ thống bus mở rộng của máy tính, nó giúp cho máy tính cá nhân phát triển mạnh hơn.
Bạn hình dung ra cái radio cổ lỗ của mình, trên mạch của nó chi chít linh kiện và chắc là không thể
nâng cấp để nó chạy được đĩa CD hay VCD được rồi, nhưng với PC thì làm được điều này chính
nhờ các khe cắm ấy. Nếu ai có cái máy hiệu “Compaq” thì sẽ chẳng thấy cardsound, card màn
hình của mình ở đâu, chính là hãng Compaq đã tích hợp chúng trên mainboard, điều này có cái
hay và có cái không hay. Hay là ở chỗ các linh kiện của chính hãng, được tích hợp và hoàn toàn
tương thích nhau, nên chạy ổn định và bền (chứ không có vụ: Tôi nâng cấp Card màn hình, cứ
thấy trục trặc hơn card cũ, có phải do Driver không). Không hay là ở chỗ nó không nâng cấp được,
muốn chơi games 3D mà không làm sao được vì nó cứ đòi mình phải có AGP 4X. Tích hợp sẵn,
người ta thường gọi là “onboard”, vậy nếu mainboard có “sound onboard” là bạn mua mainboard
đã có sẵn soundcard tích hợp trên main, cũng có thể main ghi: “MSI 5191 Ali Sound&Graphics
ATX S7” thì có nghiã là tích hợp sẵn cả sound lẫn card màn hình (các thông số khác trong ví dụ
trên tôi sẽ giải thích sau). Trở lại vấn đề chính, Bus ISA là bus cổ nhất (theo quy định chuẩn PC99
thì bus này phải biến mất khỏi cầu nam), chậm nhất và có tần số làm việc là 8MHz rộng 16 bit,
thường thấy dùng cho soundcard hoặc modem lắp trong, ngày nay ISA không đáp ứng được tốc
độ của vxl và các thiết bị ngoại vi nên bị xoá bỏ. PCI (peripheral component interconnect) là chuẩn
mới hơn, có tần số bus là 33 MHz và sau đó là 66 Mhz, rộng 32 hoặc 64 bit, hỗ trợ plug-and-play
(“cắm là chạy”, cho phép máy tính tự động cài đặt và hiệu chỉnh các thẻ cắm mới từ HDH Win95
trở đi). AGP (accelerated graphics port) là một khe cắm dành riêng cho card hiển thị đồ hoạ cực
nhanh nên PC chỉ có duy nhất một khe cắm này, AGP không thực sự là một bus mở rộng, vxl của
card màn hình được cắm vào có thể truy cập bộ nhớ hệ thống (Ram) trực tiếp, bus AGP bình
thường làm việc với tần số 66MHz.
Slot, Socket là gì ? Đây là các tên gọi của các loại đế cắm chip khác nhau (chính vì có sự khác
nhau đấy mà đã cản trở việc nâng cấp của bạn). Socket là loại đế cắm nằm hình hộp chữ nhật
mỏng (thường màu trắng), bạn nhìn vào socket sẽ thấy chi chít lỗ nhỏ nhiều hàng xung quanh
thành một hình vuông. Slot thì có dạng khe (giống như khe cắm PCI, AGP vậy nhưng thường nằm
vuông góc với nó). Socket thì có nhiều loại, máy đời cũ thường là Socket 7 (S7) mà các loại chip
cắm trên nó là: Cyrix, PenMMX...chạy với bus66 (có loại super S7 chạy bus100). Socket 8 chỉ dành

riêng cho PenPro (ra đời 95, bus66, 150-200MHz) mà ít gặp trên thị trường. Socket 370 (do có 370
chân) thiết kế cho: Celeron, Pen!!!. Socket A dành riêng cho AMD thế hệ sau. Slot thì có Slot 1
dành cho PenII (bus66 cho PenII đời đầu 233-333MHz, bus100 cho đời sau 350-450HZ) và Pen!!!
(mã Katmai) 450 trở lên. Slot 2 dùng cho các loại Pentium Xeon (II, !!!) là loại dành riêng cho thị
trường máy chủ và máy chất lượng cao, đa xử lý.
MMX là gì ? MMX (MultiMedia eXtensiens) không phải là một cái gì đó thuộc phần cứng, có thể coi
đây là một khái niệm chăng ?. Pentium MMX ra đời năm 87 là vxl có thêm 57 lệnh mới dành riêng
cho sử lý video, âm thanh và dữ liệu đồ hoạ (Multi). Như vậy MMX là công nghệ riêng của Intel,
được thừa kế cho PenII và Pen !!! (Celeron những phiên bản đầu không có những lệnh này). Nhân
nói về lệnh tôi xin giải thích theo ý riêng về P!!! - Thực ra P!!! (mã Katmai) không có thay đổi cấu
trúc gì so với PII mà chỉ thêm 70 lệnh mới (50 trong số đó để cải tiến các phép toán số thực dấu
chấm trượt, 15 cho điều hành đa môi trường và 8 lệnh còn lại cho điều khiển cache, như vậy P!!!
không có sự đột phá trong công nghệ nhiều lắm nên có lẽ Intel không dám đặt tên là PIII mà lại là
Pentium và 3 dấu chấm than. Sau này Intel đã đột phá công nghệ thay dây dẫn nhôm bằng đồng
(mã Coppermine), tích hợp L2 vào chip va chạy cùng tần số vxl (cache L2 của PII nằm trên thẻ
SEC của Slot nên vẫn nằm ngoài và chạy với tần số bằng một nửa chip) – nhưng vẫn là P!!! cho
dù công nghệ này làm tăng tốc độ tối đa của chip có thể đến trên 1G.
BIOS là một vi mạch ROM nhỏ nhưng vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mainboard.
BIOS (Basic Input/Output System) chứa chương trình của hệ điều hành I/O, những ct này cần thiết
để khởi động máy và cài đặt chế độ làm việc cơ sở cho các thiết bị ngoại vi. BIOS gồm nhiều hàm
và ct, phần đầu của ct để kiểm tra hệ thống máy tính POST (Power On Self Test), giai đoạn này

×