Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

báo cáo thực tập tại CÔNG TY TNHH NHÀ nước một THÀNH VIÊN ĐÓNG tàu PHÀ RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 70 trang )

MỤC LỤC

Phần I: Bố trí sắp xếp các bộ phận, phân xưởng trong nhà máy
1.1.Tổng quan về nhà máy.
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG
Gọi tắt là: CÔNG TY ĐÓNG TÀU PHÀ RỪNG
Tên tiếng Anh: PHARUNG SHIPYARD COMPANY Limited
Địa chỉ: Thị trấn Minh Đức – Huyện Thuỷ Nguyên – Tp.Hải Phòng.
Điện thoại: 84- 031.3875128/3875066 – Fax: 84-031.875067
Email: – Website: www.pharungyard.com.vn
Công ty Đóng tàu Phà Rừng trước đây là Nhà máy Sửa chữa tàu biển Phà Rừng là
công trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Cộng hoà Phần Lan được đưa vào hoạt
động từ ngày 25 tháng 3 năm 1984.
Ban đầu, Công ty được xây dựng để sửa chữa các loại tàu biển có trọng tải đến
15.000 tấn.Trải qua gần 30 năm hoạt động,công ty đã sửa chữa được gần một ngàn
lượt tàu trong nước và của các quốc gia danh tiếng trên thế giới như: Liên bang Nga,
Đức, Hy Lạp, Hàn Quốc, Singapore... đạt chất lượng cao. Công ty là một trong những
đơn vị đi đầu trong việc sửa chữa các loại tàu biển đòi hỏi kỹ thuật cao như tàu chở khí
gas hoá lỏng, tàu phục vụ giàn khoan... Công ty Đóng tàu Phà Rừng là một trong
những cơ sở hàng đầu của Việt Nam có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực sửa chữa
tàu biển.
Những năm gần đây,công ty bắt đầu tham gia vào thị trường đóng mới. Công ty đã
bàn giao cho khách hàng gần chục tàu có trọng tải từ 6500 tấn đến 12500 tấn. Đó là
tiền đề để Công ty Đóng tàu Phà Rừng thực hiện các hợp đồng đóng mới các loại tàu
có tính năng kỹ thuật cao để xuất khẩu như tàu chở dầu/hoá chất 6500 tấn cho Hàn
1


Quốc, tàu chở hàng rời vỏ kép 34.000 tấn cho Vương Quốc Anh hiện đã được triển
khai tại Công ty.
Hiện tại,do sự suy thoái chung của nền kinh tế thế giới và sự khủng hoảng của


ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Lượng công việc tại công ty còn rất ít,lượng
công nhân giảm 2/3 so với trước. Hiện tại công việc đóng tàu tại công ty là rất khó
khăn, Có 1 tàu chở hàng rời vỏ kép 34.000 tấn đang chạy thử, 1 tàu chở hàng rời vỏ
kép 34.000 tấn đang chờ vốn, 1 tàu chở dầu 13.000 tấn đang được bảo dưỡng ( đóng
theo hợp đồng với Hy Lạp nhưng chủ tàu đã phá hợp đồng ).
Sản lượng và doanh thu năm 2006 của Công ty cao hơn 10 lần so với năm 2000. Kế
hoạch năm 2007 Công ty phấn đấu giá trị tổng sản lượng đạt 1500 tỷ đồng, doanh thu
trên 1.000 tỷ đồng.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng, Nhà nước và của Tập đoàn
Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty đang thực hiện dự án xây dựng Công ty
Đóng tàu Sông Giá có thể đóng tàu trọng tải đến 100.000 tấn, xây dựng cụm công
nghiệp Vinashin Đình Vũ bao gồm hệ thống cảng biển và khu công nghiệp phụ trợ,
xây dựng nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu tại Yên Hưng - Quảng Ninh...
Hiện tại Công ty đóng tàu Phà Rừng bao gồm công ty mẹ, 5 công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, 5 công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Công ty, một
trường dạy nghề. Trong thời gian tới số lượng các đơn vị thành viên sẽ là gần 20 đơn
vị. Công ty Đóng tàu Phà Rừng sẽ trở thành Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Phà
Rừng.
Tổng số nhân lực của nhà máy là 2468 người, công nhân lao động trực tiếp là 1816
người, kỹ sư chuyên ngành sản xuất chính là 239 người, kỹ sư ngành nghề khác là 165
người, công nhân lành nghề từ bậc 5-7/7 là 313 người, thợ hàn vỏ tàu + hàn ống là 522
người, thợ vỏ+ thợ ống ( gia công lắp ráp) là 456 người, công nhân lành nghề sản xuất
chính( thợ bậc cao và có chứng chỉ nghề do cơ quan Đăng Kiểm chứng nhận và cấp
cho các loại thợ) là 145 người.

2


Công ty đã xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2000 có hiệu lực và hiệu quả, đã được DET NOSKE VERITAS

(DNV) đánh giá cấp chứng chỉ từ năm 2000.
Với những thành tích đã đạt được Công ty đã được tặng thưởng: Huân chương độc
lập hạng Ba (2005), Huân chương lao động hạng nhất (2004), Huân chương lao động
hạng nhà (1992), Huân chương lao động hạng Ba ( 1987), 5 cờ thi đua của Chính phủ.

1.2.Sơ đồ mặt bằng nhà máy

3


Hình 1.1 Mô hình tổng thể của nhà máy

4


23
22

26

21

7

6

13

3


1

4
5

2

25
24
20

9

19

27
28

10
11
14

29

15

Q
=
T
0

1

17

Q
=
T
0
1

16

§
ê

n

g
n

é

i

é
b
r

é


n

18

g
m
0
2

Hình 1.2 Sơ đồ mặt bằng nhà máy
1-Cổng nhà máy
3-Nhà phun cát-sơn
5-9-21-22-Bãi lắp ráp
7-Phân xưởng vỏ 1
10-Phân xưởng vỏ 3
12-phân xưởng ống
14-Phân xưởng vỏ 2
16-Phân xưởng máy-điện-mộc
18-Khu vực đang mở rộng
23-Phân xưởng vỏ 4
25-Đà 30.000T
28-Ụ nổi 4.200T
Đây là hình thức bố trí nhà máy theo

2- Bãi tập kết vật tư
4-Khu tập kết phân tổng đoạn
6-Phân xưởng máy-điện
8-Nhà điều hành
11-Nhà phóng dạng
13-Nhà ăn

15-Nhà ăn mới
17-19-Bãi tập kết vật tư
20-Ụ khô 16.000T
24-Khu tập kết phân tổng đoạn
26-27-Cầu trang trí
29-Cầu trang trí L=200m
một quy trình khép kín trong đó các phân

xưởng trọng yếu ôm bao xung quanh nơi lắp ráp tàu cũng như các phân đoạn.
Người ta tính đến việc bố trí sao cho những phân xưởng quan trọng nhất thì ở gần,
kém quan trọng hơn thì ở xa, hoặc phân xưởng có độ bụi cao không ở gần nơi tập
trung đông công nhân.
5


Cách bố trí trên khoa học ở chỗ có sự đan xen giữa nơi lắp ráp và thiết bị nâng đảm
bảo quá trình đóng mới sửa chữa được thuận tiện, giảm bớt lao động cho công nhân ,
dễ dàng kết nối các công đoạn với nhau.
1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổng công ty

1.4. Nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận, phân xưởng
1.4.1. Ban tổ chức cán bộ lao động
Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành sản xuất và tổ chức lao động khoa học trong
công ty.
Làm công tác quản lý, quy hoạch, tiêu chuẩn hoá, đào tạo, đề bạt cán bộ đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ SXKD của công ty.
Thực hiện các chính sách đối với CB,CNV: đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ
luật, giải quyết các chế độ chính sách về BHXH, BHYT, BHTN...
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch LĐTL trong Công ty.
Thực hiện việc phân phối tiền lương, thưởng và các quyền lợi, chế độ... cho người

lao động trong Công ty theo chính quy định của Nhà nước.
6


Làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý hồ sơ nhân sự của CB,CNV theo quy
định của Nhà nước và phân cấp của Tổng công ty.
Tổ chức thực hiện công tác định mức lao động khoa học, xây dựng và quản lý định
mức tổng hợp của Công ty.
Quản lý và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, phân
phối tiền lương, định mức lao động, quản lý lao động... ở các đơn vị.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo ở Công ty:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (trong và ngoài nước).
- Đào tạo nâng cao trình độ: quản lý kinh tế, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học... cho cán bộ quản lý, nhân viên thừa hành.
- Đào tạo đội ngũ CNKT gồm: đào tạo bổ túc, nâng cao, nâng bậc, đào tạo lại và
đào tạo mới.
Thực hiện việc ký hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đã sửa
đổi, bổ sung; bố trí, sử dụng lao động một cách khoa học, hợp lý.
Thực hiện công tác quản lý lao động, duy trì kỷ luật lao động trong công ty, làm
công tác thống kê lao động, tiền lương, báo cáo cấp trên theo quy định.
Tham mưu cho Tổng Giám đốc và Công đoàn công ty về sử dụng quỹ phúc lợi của
công ty.
1.4.2. Phòng tài chính kế toán
Thực hiện các nghiệp vụ về kế toán tài chính và thống kê doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh của Công ty theo các quy định hiện hành.
Thực hiện công tác hạch toán và phân tích kinh doanh của Công ty.

7



Cung cấp thông tin kinh tế cho Lãnh đạo doanh nghiệp điều hành sản xuất kinh
doanh, cho các cơ quan chức năng của Nhà nước, cho khách hàng, cho các nhà cung
cấp, cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động có sử dụng vốn của Công ty, nhằm bảo
vệ tài sản, vật tư, tiền vốn mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp
1.4.3.Phòng kinh doanh
Phòng KD có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty và sau đó nhận sự chỉ đạo
- thông qua sự hiểu biết chuyên môn sâu về nghiệp vụ, phù hợp với luật pháp nhà
nước, với các quy định, quy chế .... của Công ty - để trực tiếp thực hiện các lĩnh vực
dưới đây của Công ty :
- Kế hoạch hoá SXKD và đầu tư, phát triển Công ty .
- Kinh doanh và các hoạt động phục vụ SXKD .
- Thị trường và tiếp thị.
- Giá và các chính sách về giá.
1.4.4.Phòng sản xuất
Phòng Sản xuất là phòng nghiệp vụ trong bộ máy chỉ huy điều hành sản xuất của
Công ty, chịu sự quản lý , điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc Sản xuất có chức
năng:
Lập kế hoạch sản xuất, chuẩn bị sản xuất: nhân lực, vật tư, thiết bị...
Tổ chức điều hành sản xuất (đóng mới, sửa chữa) theo đúng kế hoạch, tiến độ, chất
lượng đã cam kết với chủ tàu trong hợp đồng đóng và sửa chữa tàu.
Tổ chức nghiệm thu, quyết toán, hạch toán sản phẩm và bảo hành
1.4.5.Phòng ATLĐ
8


Tham gia, tư vấn với Lãnh đạo công ty và phối hợp các hoạt động trong việc xây
dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch bảo hộ lao động và các biện
pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp của Công ty.

Tham gia, tư vấn với Lãnh đạo công ty và phối hợp các hoạt động trong việc xây
dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường;
Tổ chức và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về công tác BHLĐ và An toàn vệ
sinh lao động PCCN, môi trường tại Công ty.
1.4.6. Phòng khoa học kỹ thuật cơ điện
Quản lý kỹ thuật và bảo quản bảo dưỡng các tài sản là máy móc ,thiết bị của Công
ty
Chức năng tham gia:
+Tham gia công tác đào tạo
+Tham gia kiểm kê tài sản Nhà máy , các đại diện ,chi nhánh
+Tham gia đánh giá kế hoạch
+Tham gia thanh lý tài sản

1.4.7. Phòng công nghệ
Phòng Công nghệ là phòng nghiệp vụ trong hệ thống quản lý, chỉ huy điều hành sản
xuất của công ty. Có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công tác quản lý
và phát triển công nghệ đóng tàu và sửa chữa tàu theo kế hoạch phát triển của công ty.
Phòng Công nghệ chịu sự điều hành trực tiếp của Phó Tổng Giám đốc phụ trách về
công nghệ.
1.4.8. Phòng chất lượng
9


Phòng Chất lượng là phòng nghiệp vụ trong bộ máy chỉ huy điều hành sản xuẩt của
công ty, chịu sự quản lý điều hành của Phó Tổng Giám đốc Công nghệ, có chức năng
sau:
+Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào, trong quá trình sản xuất, nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra luôn phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
+Quản lý công tác tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng toàn Công ty.
1.4.9. Phòng ISO

Phòng quản lý kiểm soát sự vận hành Hệ thống quản lý chất lượng, là phòng nghiệp
vụ nằm trong hệ thống quản lý, điều hành sản xuất của Công ty; chịu sự quản lý, điều
hành trực tiếp của Phó giám đốc Sản xuất – Đại diện lãnh đạo chất lượng Công ty, có
chức năng sau:
+ Quản lý, kiểm soát thông tin hệ thống quản lý chất lượng toàn Công ty, để đảm
bảo hệ thống vận hành đúng và đạt được chính sách, mục tiêu chất lượng đã coogn bó.
+Tham mưu trợ giúp cho Giám đốc, Đại diện chất lượng Công ty công tác cải tiến,
áp dụng và kiểm soát sự vận hành Hệ thống quản lý chất lượng, nhằm đảm bảo hệ
thống luôn duy trì có hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động đóng mới, sửa chữa tàu tại
Công ty.
1.4.10. Phòng vật tư
Phòng Vật tư là phòng nghiệp vụ trong hệ thống quản lý, điều hành của Công ty,
chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Phó giám đốc thường trục có chức năng:
Tổ chức mua sắm, tiếp nhận, quản lý, và cấp phát vật tư, phụ tùng, thiết bị, dụng cụ,
nhiên liệu, năng lượng… phục vụ sản xuất và sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị nội bộ;
quản lý hệ thống kho tàng.

10


1.4.11. Phòng bảo vệ quân sự
Phòng bảo vệ - Quân sự (Phòng BV-QS) là phòng nghiệp vụ trong bộ máy tổ chức,
quản lý của Công ty, chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Phó Giám đốc Nội chính.
Phòng có các chức năng chủ yếu sau:
+Tổ chức công tác tuần tra canh gác và thường xuyên xem xét nghiên cứu đề xuất
các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh trật tự trong mặt bằng Công ty.
+Làm công tác quân sự địa phương tại doanh nghiệp.
+Đại diện cho Công ty kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hợp đồng bảo vệ số
1027/HĐKT ngày 19/06/2006 của Công ty Công ty Nam Triệu với Công ty và các
phụ lục hợp đồng kèm theo.

1.4.12.Văn phòng giám đốc
Văn phòng giám đốc (VPGĐ) là phòng nghiệp vụ trong bộ máy tổ chức quản lý của
Công ty, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ : quản lý hành
chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, khánh tiết, thi đua, thông tin tuyên truyền, quản lý trực
tiếp và điều vận tổ xe con của Công ty.
1.4.13. Phòng y tế
Quản lý, tổ chức công tác y tế của công ty.
Quản lý, tổ chức công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh, vệ
sinh an toàn thực phẩm tại công ty.
1.4.14. Phân xưởng vỏ
a. Phân xưởng vỏ 1
Chịu trách nhiệm chính trong việc sửa chữa phần vỏ tàu thủy. Chuyên sản xuất gia
công, lắp ráp, hàn hoàn chỉnh các cơ cấu vỏ tàu thủy và các kết cấu trên boong của các
tàu sửa chữa.

11


Thực hiện nhiệm vụ đóng mới các Block cabin, sản xuất, gia công, lắp ráp, hàn
hoàn chỉnh Outfitting của các tàu đóng mới.
Tham gia: Đóng mới các chi tiết, phân đoạn, tổng đoạn của vỏ tàu thủy; Gia công,
lắp ráp các cấu kiện thép; Hỗ trợ với đơn vị theo sự phân công của Lãnh đạo.
b. Phân xưởng vỏ 2
Làm sạch và sơn lót tôn tấm, thép hình cho đóng mới và sửa chữa tàu thủy và các
sản phẩm khác của Công ty.
Gia công chi tiết, kết cấu thép cho lắp ráp thân tàu thủy và các sản phẩm khác của
Công ty.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do công ty giao cho.
c. Phân xưởng vỏ 3
Gia công chi tiết, cụm chi tiết trong đóng mới tàu thủy và các cấu kiện khác.

Lắp ráp phân đoạn tổng đoạn vỏ tàu thủy.
Tham gia sửa chữa phần vỏ theo yêu cầu của công ty giao.
d. Phân xưởng vỏ 4
Đấu lắp các phân đoạn thành tổng đoạn.
Đấu lắp các phân đoạn, tổng đoạn trên Đà tàu và trong Ụ khô của Công ty.
Gia công lắp ráp trên tàu.
Tham gia sửa chữa phần vỏ theo yêu cầu của Công ty giao.
e. Phân xưởng vỏ 5
1.4.15.Phân xưởng máy

12


Đảm nhận sửa chữa phần máy, nguồi tàu thủy.
Gia công cơ khí.
Thực hiện nhiệm vụ đóng mới tàu thủy và các công việc khác theo quyết định của
giám đốc Công ty.
1.4.16. Phân xưởng ống
Đóng mới: Đảm nhiệm việc gia công lắp đặt van - ống, các thiết bị đường ống và
lắp đặt các thiết bị đường ống và lắp đặt các thiết bị nội bộ khi Công ty yêu cầu.
Sửa chữa: Đảm nhận sửa chữa, thay mới: Văn, ống, bơm, sinh hàn, nồi hơi …
Tham gia sửa chữa thiết bị nội bộ khi Công ty yêu cầu.
1.4.17. Phân xưởng điện tàu thủy
Đảm nhận phần thi công sửa chữa điện trên các tầu sửa chữa theo hạng mục công
việc công ty giao cho
Đảm nhận phần thi công các công việc để lắp đặt, thử nghiệm , chỉnh định , kết nối
toàn bộ các hệ thống điện động lực, điều khiển trên các tầu công ty đóng mới hoặc
tham gia đóng mới
Đảm nhận phần thi công các công việc để lắp đặt, thử nghiệm , chỉnh định , kết nối
toàn bộ các hệ thống thiết bị hàng hải và thông tin liên lạc trên các tầu công ty đóng

mới hoặc tham gia đóng mới
Đảm nhận phần thi công các phần việc khác trên các tầu sửa chữa và các tầu đóng
mới , các công việc sửa chữa thiết bị nội bộ … theo yêu cầu của công ty.
1.4.18. Phân xưởng Ụ đà
Tổ chức đưa tàu ra (vào) Âu, lên (xuống) Ụ nổi, di chuyển vị trí các tàu cho phù
hợp với kế hoạch sản xuất, phục vụ các tàu đến và rời khỏi Công ty.
13


Kê căn phục vụ đấu đà tàu đóng mới tại Âu 12.000T và đà tàu 30.000T.
Bơm vét nước la canh buồng máy và các vị trí khác theo yêu cầu của Chủ nhiệm
công trình, lọc tách dầu lẫn trong nước để đảm bảo chống ô nhiễm môi trường nước.
Tháo bảo dưỡng và lắp lại các hệ thống cáp cẩu, cáp treo buồng cứu sinh, cầu thang
mạn.
Đấu cáp và lắp mới hệ thống cáp cẩu, cáp treo buồng cứu sinh, cáp chằng cột, cáp
treo cầu thang mạn…
Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt cầu thang, giàn giáo phục vụ nhu cầu sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Vệ sinh công nghiệp tại Âu 12.000T, Ụ nổi 4.200T, Đà tàu 30.000T, cầu nặng, cầu
nhẹ, cầu 30.000T…
Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác do Công ty giao.
1.4.19. Phân xưởng cơ điện
Tổ chức lắp đạt, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị nội bộ: máy phát, trạm
điện, máy nén khí, máy công cụ, cần cẩu, xe nâng, bơm, ống, xe ôtô, điều hòa… luôn
duy trì chúng ở trạng thái hoạt động bình thường để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức quản lý, vận hành hệ thống cung cấp năng lượng để phục vụ cho sản xuất,
sinh hoạt trong Công ty: Cung cấp điện, ánh sáng cho sản xuất, sinh hoạt của Công ty
từ điện lưới, điện máy phát; Cung cấp ooxxy, khí nén, gas, hơi nước, nước kỹ thuật,
nước sinh hoạt…; Hệ thống nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước bơm âu…

Tổ chức phục vụ: thông gió, phòng chống cháy nổ, bơm nước âu tàu… đáp ứng yêu
cầu sản xuất của Công ty.
Đảm bảo các công việc bảo dưỡng, sửa chữa: điện, thiết bị sinh hoạt, nhà văn phòng
làm việc, nhà xưởng, nhà ở công nhân…
14


Đảm bảo thi công phần điện, một phần công việc về bê tông, nề, một phần công
việc sửa chữa lạnh… theo yêu cầu của Công ty.
1.4.20. Các phân xưởng khác
Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế để nắm bắt được chính xác nội dung công việc của
mình từ đó tìm ra phương pháp thi công hợp lý nhất.
Bố trí hợp lý nguồn nhân lực theo tính chất từng phần việc tránh lãng phí và đảm
bảo an toàn, đồng thời hoàn thành công việc đúng thời gian quy định.

15


Phần II: Tìm hiểu kết cấu tàu chở hàng khô 34.000T đã và đang đóng
tại nhà máy

Hình 2.1 Tàu 34.000T
Các thông số cơ bản của tàu:
Chiều dài lớn nhất

: Lmax = 180m.

Chiều dài thiết kế

: LTK = 176,75m.


Chiều rộng

:B

= 30m.

Chiều cao mạn

:D

= 14,7m.

Chiều chìm

:d

= 9m.

Sự phân khoang của tàu:
Khoang

Số khoang

Vị trí
Khoảng sườn

Kích thước
Chiều dài(m)


Chiều rộng(m)

Khoang đuôi

1

-5 - 34

31,2

30

Khoang hàng

5

34 - 207

27,68

30

Khoang mũi

1

207 - 221

11,2


18,406

16


2.1. Kết cấu vùng mũi

Hình 2.2 Kết cấu vùng mũi

Hình 2.3 Hình ảnh mũi tàu 34.000T

17


Hình 2.3 Mặt cắt sườn 214

18


Hình 2.4 Mô hình mũi tàu 34.000T
1
2
3
4
5
6
7
8
25


Hầm xích
Két mũi
Kho thủy thủ
Mũi quả lê
Tôn tạo mũi
Mã ngang
Boong thứ 2
Boong trên
Đà ngang dâng

9
10
11
12
13
14
15
16
26

Boong thượng tầng
Vách dọc mũi
Tấm chặn
Vách chống va
Sống dọc mạn
Sống dọc chống va
Xà chống va
Cột chống
Sống chống va dưới


17
18
19
20
21
22
23
24
27

Sườn
Mã hông
Mã xà
Xà ngang boong
Sống dọc boong
Sống chính
Thanh gia cường
Nẹp nằm
Mã gia cường

19


2.1.1. Dàn boong

Hình 2.5 Dàn boong vùng mũi
Dàn boong vùng mũi kết cấu hệ thống ngang, xà ngang boong khỏe làm bằng thép
chữ T, xà ngang boong thường làm bằng thép góc không đều cạnh.
2.1.2. Dàn mạn


Hình 2.6 Dàn mạn vùng mũi
Dàn mạn vùng mũi kết cấu hệ thống ngang, sườn thường làm bằng thép góc không
đều cạnh, khoảng cách giữa các sườn là 800mm.
20


2.1.3 Dàn vách
Dàn vách vùng mũi tàu gồm nẹp đứng, sống đứng. Khoảng cách giữa các nẹp là
800mm
2.1.4 Dàn đáy

Hình 2.7 Dàn đáy vùng mũi
Khoảng cách giữa các dầm dọc đáy trên và dưới là 800mm. Liên kết giữa đà ngang
và dàm dọc đáy bằng mã đội.Đà ngang gián đoạn tại sống chính, khoảng cách giữa các
đà ngang là 1,6m. Các lỗ khoét hình ovan có kích thước như hình vẽ.Tại sườn 210,
chiều cao đáy đôi là: 1982mm.

2.2. Kết cấu vùng khoang hàng
Từ sườn 34 đến sườn 207
21


Hình 2.8 Mặt cắt dọc 1 khoang hàng
2.2.1. Dàn boong

Hình 2.9 Kết cấu dàn boong khoang hàng
Dàn boong kết cấu hệ thống hỗn hợp, giữa các khoang hàng kết cấu hệ thống ngang,
2 phía mạn tàu kết cấu hệ thống dọc.Khoảng cách giữa các xà ngang boong và xà dọc
boong đều là 800mm.


2.2.2 Dàn mạn
Gồm có:
22


+Tôn mạn.
+Sống dọc mạn.
+Sườn khỏe đỡ sống dọc man.
+Sườn khỏe đỡ xà ngang công xon.
Dàn mạn kết cấu hệ thống mạn kép,khoảng cách giữa các sườn là 800mm. Cứ 2
sườn thường thí có 1 sườn khỏe.

Hình 2.10 Kết cấu dàn mạn khoang hàng
2.2.3. Kết cấu dàn vách
Gồm có:
+Tôn vách.
+Nẹp vách.
+Sống vách.

23


Hình 2.11 Kết cấu dàn vách

Hình 2.12 Hình ảnh dàn vách

24


2.2.4. Kết cấu dàn đáy

Gồm có:
+Tôn đáy ngoài .
+ Tôn đáy trong .
+ Dầm dọc đáy ngoài .
+ Dầm dọc đáy trong .
+ Thanh chống giữa cặp dầm dọc .
+Sống chính, sống phụ .
+ Đà ngang đặc .

Hình 2.13 Hình ảnh dàn đáy

25


×