Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

các chính sách thuế hiện hành đối với mặt hàng tôm và tác động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.69 KB, 20 trang )

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
***000***

BÁO CÁO
Môn học: Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam

Đề tài: CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG TÔM VÀ TÁC ĐỘNG

Nhóm thực hiên:
Nhóm 10
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, 9/2016


MỤC LỤC


3

I. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH MẶT HÀNG TÔM Ở
VIỆT NAM
1. Tình hình sản xuất, kinh doanh
Số liệu thống kê của Bộ Thủy sản Việt Nam cho thấy phần lớn diện tích nuôi tôm (ha)
và sản lượng tôm (tấn) xuất phát từ Nam bộ Việt Nam, đặc biệt tập trung ở 1 số tỉnh
thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Sau này nuôi tôm mới được phát triển rộng ra các
tỉnh duyên hải khác của Việt Nam, từ Cà Mau đến Vịnh Bắc Bộ. Mặc dù vậy, Nam bộ
vẫn luôn là nơi nuôi tôm nhiều nhất Việt Nam, trong đó có 5 tỉnh đứng đầu cả nước


theo thống kê năm 2014 là: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang.
Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng tôm nuôi không ngừng tăng. Trong
đó do tôm chân trắng có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn tôm sú nên đã có sự dịch
chuyển lớn về diện tích nuôi tôm chân trắng và tôm sú.
Theo số liệu của tổng cục thủy sản, năm 2012 có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước lợ, cả
nước có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu tôm, tập trung chủ yếu
ở Miền Trung, Nam Trung Bộ (Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng
Tàu…), Đồng Bằng Sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Cà Mau, Kiên Giang), đã thả nuôi 657.523 ha, sản lượng 476.424 tấn , tăng
0,2% diện tích và giảm 3,9% sản lượng. Trong đó diện tích nuôi tôm sú 619.355 ha,
sản lượng 98.607 tấn , giảm 7,1% diện tích và 6,5% sản lượng; tôm chân trắng 38.169
ha tăng 15,5%, sản lượng 177.817, tăng 3,2% so với năm 2011.
Năm 2013, do ảnh hưởng của dịch bệnh trên diện rộng nên ngành tôm khá khó khăn.
Diện tích nuôi tôm bị thu hẹp bớt, thêm vào đó do tôm chân trắng ít bệnh và có hiệu
quả kinh tế hơn nên cơ cấu cũng dịch chuyển mạnh, tăng nhanh về cả diện tích và số
lượng của tôm chân trắng. Tuy nhiên Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp hợp lý,
làm hạn chế dịch bệnh và tiếp tục tăng nhanh sản lượng. Thậm chí còn vượt mục tiêu
đề ra. Tổng diện tích nuôi tôm là 652.509 ha giảm 0,76; sản lượng đạt mức 548.172
tấn, tăng 15,6%. Diện tích nuôi tôm sú giảm 5% xuống còn 588.984 ha, sản lượng tăng
gấp đôi. Tôm chân trắng tăng 60% cả về sản lượng và diện tích nuôi.


4

Diện tích và sản lượng tôm nuôi tăng mạnh trong năm 2014, diện tích tôm bị dịch
bệnh giảm so với năm 2013. Tổng diện tích nuôi tôm là 676.000 ha, tăng 3,6% so với
cùng kỳ năm ngoái. diện tích nuôi tôm sú là 583.000 ha và tôm thẻ chân trắng chiếm
93.000 ha, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng ước đạt 660.000 tấn (tăng
20,4% so với năm trước), bao gồm 400.000 tấn tôm thẻ chân trắng (tăng 45,3% so với
năm trước), và 260.000 tấn tôm sú (tương đương năm 2013).

Năm

2011
Sản
lượng
(tấn)

Tổng
Tôm

Tôm
chân
trắng

Diện
tích
(ha)

495.005

2012
Sản
lượng
(tấn)

2013

Diện
Sản
tích (ha) lượng

(tấn)

656.21 476.424 657.523
1
105.016 623.07 98.607
619.355
5
172.303 33.046 177.817 38.169

2014

Diện
tích (ha)

Sản
lượng
(tấn)

Diện
tích
(ha)

548.172

652.509

260.000

588.984


288.172

63.525

660.00
0
260.00
0
400.00
0

676.00
0
583.00
0
93.000

2. Thị trường tiêu thụ
a. Thị trường trong nước
Nhu cầu trong nước về các mặt hàng tôm vô cùng lớn, người tiêu dùng chủ yếu sử
dụng tôm tươi sống, dù vậy các mặt hàng tôm đã qua chế biến vẫn không ngừng gia
tăng doanh số bán.
Nhìn chung ngành tôm Việt Nam ngày càng phát triển qua các năm. Thị trường nội địa
của Việt Nam chưa phải là thì trường nóng nhưng có tiềm năng phát triển rất cao.
b. Thị trường nước ngoài
Ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam từ trước tới nay luôn có thế mạnh. Việt Nam luôn
cố gắng tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, có
khá nhiều rào cản từ các quốc gia áp đặt mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam. Nhật bản
và Châu Âu đặt ra rào cản về dư lượng kháng sinh oxytetraxycline lần lượt là 0,1 và



5

0,2ppm trong khi với quy trình nuôi tôm của Việt Nam, nhiều lô hàng của Việt Nam
vượt quá chỉ tiêu này. Trên thị trường Nhật bản còn đặt ra chỉ tiêu về triflularin- một
loại hóa chất có nguồn gốc từ thuốc diệt cỏ. Tại Australia, chính phủ dựng lên hàng rào
kỹ thuật kiểm tra virut đốm trắng và đầu vàng để tránh dịch bệnh cho tôm trong
nước…
Trong năm 2013 xuất khẩu tôm của Việt Nam đã thu về 3,1 tỷ USD và tới 88 thị
trường trên thế giới. Một số thị trường chủ lực của tôm Việt Nam là: Mỹ, EU, Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico. Như đã đề cập ở
phần thị trường nội địa, nuôi tôm chân trắng được phát triển mạnh do có hiệu quả kinh
tế cao. Năm 2013, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng đạt gần 1,58 tỷ USD, hơn gấp đôi
so với cùng kỳ 2012 và chiếm hơn một nửa tổng giá trị xuất khẩu tôm. Cũng trong
năm này, Trung Quốc giảm bớt lượng tôm xuất khẩu để phục vụ nhu cầu trong nước,
đồng thời nguồn cung cấp tôm của Việt Nam ổn định hơn trong khi nguồn cung tôm
thế giới giảm do dịch bệnh tôm chết sớm (EMS), giá tôm trên thị trường thế giới tăng
mạnh, nhu cầu nhập khẩu tôm chân trắng tăng cao là những yếu tố chính giúp Việt
Nam thu được doanh thu tăng vọt. Nhân cơ hội này Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3
thế giới về sản lượng xuất khẩu tôm.
Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng dương ở các thị trường chính như
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Vương quốc Anh, Trung Quốc với mức tăng trưởng lần lượt
là 51,2%, 6,5%, 63,8%, 47,8% và 28,3%. Một số thị trường tăng trưởng mạnh mẽ như
thị trường Hà Lan tăng 255,9%, Thụy Sĩ tăng 42,2% so với cùng kỳ năm trước. Đặc
biệt kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Hàn Quốc đã tăng 84,8% so với năm
2013. Hiện tại, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Hàn Quốc.
Theo nhận định của Bộ NN&PTNT, năm 2015 và những năm tiếp theo, xuất khẩu tôm
sẽ phát triển mạnh vào các thị trường lớn như Mỹ và EU do được hưởng các ưu đãi về
thuế và tiếp cận thị trường từ các hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam – EU mới
ký kết. Thị trường tại các quốc gia khác cũng loại bỏ bớt rào cản và nới lỏng các chỉ

tiêu đối với tôm Việt Nam. Đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cũng
đã đoàn kết với nhau, tạo lập các cơ quan, tổ chức lớn đấu tranh, bảo vệ quyền lợi cho


6

người xuất khẩu tôm Việt Nam nói riêng và người xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói
chung.
3. Vai trò của mặt hàng tôm với nền kinh tế
Trong vài năm trở lại đây, ngành nuôi tôm ngày càng phát triển và đã có những đóng
góp lớn cho ngành thủy sản nói riêng và cho nền kinh tế cả nước nói chung. Với thị
trường chính là xuất khẩu, tôm là một trong hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam bên cạnh cá sa, đóng góp giá trị lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam, cũng như góp phần tăng trưởng GDP của cả nước. Năm 2011, kim ngạch xuất
khẩu đạt mức 2.4 tỷ USD, chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trên cả nước.
Năm 2013, Việt Nam trở thành nước thứ 3 trên thế giới về sản lượng, giá trị xuất khẩu
tôm đạt 2.5 tỷ USD, chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Đến năm
2014, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3.95 tỷ USD, tăng 26.9% so với năm 2013, chiếm
khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản.

II. CHÍNH SÁCH THUẾ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TÔM VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
1. Thuế tài nguyên
a. Chính sách thuế
Theo điều 2 khoản 6 Luật Thuế tài nguyên Việt Nam năm 2009, Hải sản tự nhiên bao
gồm động vật và thực vật biển là một trong những đối tượng chịu thuế. Như vậy loại
tôm chịu thuế tài nguyên là loại tôm tự nhiên được khai thác.
Về thuế suất, theo điều 7 khoản 1 Luật Thuế Tài Nguyên Việt Nam 2009, mức thuế
suất áp dụng với Hải sản tự nhiên khác là từ 1-5%. Tuy nhiên tại điều 9 của Luật này
quy định về việc miễn giảm thuế, Khoản 2 có quy định miễn thuế đối với Hải sản tự

nhiên. Theo thông tư số 105/2010/TT-BTC của Bộ tài chính có quy định chi tiết hết về
việc miễn giảm thuế tại điều 9: Miễn thuế tài nguyên với các tổ chức, cá nhân khai
thác hải sản tự nhiên. Như vậy việc miễn thuế tài nguyên không chỉ là ưu đãi với các
hộ cá nhân khai thác nhỏ lẻ mà dành chung cho cả ngành khai thác hải sản tự nhiên.
Theo quy định tại khoản 2 điều này “Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản trên
biển thuộc diện miễn thuế tài nguyên không phải lập tờ khai thuế tài nguyên hàng
tháng và quyết toán thuế thuế tài nguyên năm.”.


7

Do vậy, theo Luật thuế tài nguyên Việt Nam năm 2009, Tôm là đối tượng chịu thuế với
mức thuế suất từ 1-5%, nhưng thuộc diện được miễn thuế.
b. Đánh giá tác động
Thuế tài nguyên chỉ áp dụng với tôm khai thác tự nhiên trong khi mặt hàng tôm chủ
yếu của Việt Nam là tôm nuôi trồng. Vì vậy không chịu tác động nhiều bởi luật thuế
này.
Đối với tôm khai thác tự nhiên, việc miễn thuế đối với mặt hàng này góp phần giúp đỡ
các cá nhân trong việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản nói chung và ngành tôm nói
riêng. Do ngành khai thác tôm tuy là một ngành truyền thống nhưng phụ thuộc nhiều
vào điều kiện thiên nhiên, rủi ro lớn, việc miễn thuế tạo diều kiện thuận lợi, giảm bớt
khó khăn cho người dân.
2. Thuế Giá trị gia tăng
a. Chính sách thuế
Theo điều 5 Luật thuế Giá trị Gia tăng Việt Nam quy định các đối tượng không chịu
thuế trong đó bao gồm: “Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt
chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức,
cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.”. Theo thông tư
06/2012/TT- BTC, “các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được
làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình

thức bảo quản thông thường khác.” “ Làm sạch, phơi, sấy khô, ướp muối, ướp đá các
sản phẩm thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt khác”. Như vậy, cá nhân, hộ gia đình
hoặc các tổ chức khác khi tự sản xuất, đánh bắt tôm chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế
thông thường như quy định trên bán ra sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Tương
tự mặt hàng tôm nhập khẩu với đặc điểm trên cũng không thuộc đối tượng chịu thuế ở
khâu nhập khẩu.
Ngoài các loại tôm nêu trên, các loại còn lại vẫn thuộc danh sách đối tượng chịu thuế
theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng. Cụ thể như sau:
Đối với mặt hàng tôm chưa qua chế biến: Theo thông tư 06/2012/TT-BTC và luật Thuế
Giá trị gia tăng, Điều 10 khoản 5 quy định mức thuế suất 5% áp dụng với: “Sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm
sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức
bảo quản thông thường khác ở khâu kinh doanh thương mại.” Theo đó, sản phẩm tôm
chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch sẽ chịu mức thuế suất 5% ở khâu kinh
doanh thương mại. Tuy nhiên, nếu hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã
và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT,


8

theo quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC, đối với sản phẩm tôm chưa chế biến
thành sản phẩm khác hoặc mới qua sơ chế sẽ tính theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Đối với tôm đã được tẩm ướp gia vị, theo thông tư 06/2012/TT-BTC, điều 10 khoản 7,
mức thuế suất áp dụng là 10% ở khâu kinh doanh thương mại.
Đối với bột tôm: Theo công văn 4005/TCT-CS đã hướng dẫn:
Mặt hàng vỏ tôm, đầu tôm sơ chế rửa sạch bằng nước và hóa chất nhưng vẫn giữ
nguyên dạng nguyên liệu đầu tôm, vỏ tôm do tổ chức, cá nhân tự nuôi trồng, đánh bắt
bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trước ngày 1-1-2014, mặt hàng vỏ
tôm, đầu tôm sơ chế áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5% ở khâu kinh doanh thương
mại. Từ ngày 1-1-2014, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp

khấu trừ bán mặt hàng vỏ tôm, đầu tôm sơ chế nêu trên cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở
khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn
GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ bán sản phẩm đầu tôm, vỏ tôm sơ chế nêu trên cho các đối
tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.
b. Đánh giá tác động
Thuế GTGT là loại thuế gián thu để cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh mặt
hàng tôm, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Đối với khâu sản xuất, việc không đánh thuế đối với tôm chưa chế biến hoặc mới qua
sơ chế là một chính sách ưu đãi đối với mặt hàng này cũng như hộ sản xuất. Chính
sách này góp phần khuyến khích ngành sản xuất tôm phát triển, tạo điều kiện giúp đỡ,
giảm gánh nặng khó khăn với các đơn vị sản xuất tôm, đặc biệt là các hộ gia đình do
chủ yếu các hộ gia đình sản xuất tôm chỉ dừng lại ở bước sơ chế hoặc thậm chí chưa
chế biến.
Đối với khâu xuất khẩu, tôm không những không chịu thuế GTGT tại khâu xuất khẩu
lại được khấu trừ hay hoàn lại thuế GTGT đầu vào, khuyến khích xuất khẩu.
Thuế GTGT gắn liền với sự sửa đổi, bổ sung đối thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XNK do
đó giúp hoàn thiện hệ thống thuế của Việt Nam.


9

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Chính sách thuế
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa
đổi năm 2013 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014 thì
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh
mặt hàng tôm:
+ Đối tượng nộp thuế: Doanh nghiệp là tổ chức sản xuất, kinh doanh mặt hàng tôm có

thu nhập.
+ Thu nhập chịu thuế: Gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng tôm.
+ Thu nhập được miễn thuế: Thu nhập từ chăn nuôi, nuôi trồng tôm của hợp tác xã;
thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngư nghiệp ở địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ nuôi trồng, chế biến tôm ở địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thu nhập từ hoạt động đánh bắt tôm.
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, kinh
doanh mặt hàng tôm là 20% khi doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 20 tỷ VND và
22% khi doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 20 tỷ VND.
+ Ưu đãi thuế suất:
- Thu nhập của doanh nghiệp từ nuôi trồng, chế biến tôm ở địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm.
- Áp dụng thuế suất 15% đối thu nhập của doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến tôm
không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Phương pháp tính thuế: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kì tính thuế
được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
b. Đánh giá tác động


10

Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi và miễn thuế đối với sản xuất,
kinh doanh các mặt hàng tôm, đặc biệt khu vực có tình hình kinh tế - xã hội khó khăn.
Điều này góp phần khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh mặt hàng tôm.
Ngoài ra thuế thu nhập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôm cũng góp một
phần tương đối quan trọng trong đóng góp ngân sách nhà nước.
4. Thuế xuất nhập khẩu
a. Chính sách thuế

Theo Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2005 thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối
với mặt hàng tôm:
+ Đối tượng chịu thuế: Mặt hàng tôm xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam hoặc mặt hàng tôm được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan
và khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
+ Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân có hàng hóa là mặt hàng tôm xuất khẩu, nhập
khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Phương pháp tính thuế: Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng
đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với
giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính
thuế.
+ Thuế suất: Được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất nhập khẩu.
- Đối với thuế suất nhập khẩu: Xem thêm phần phụ lục
- Đối với thuế suất xuất khẩu: Mặt hàng tôm không được quy định cụ thể tên trong
Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế nên người xuất khẩu thực hiện
ghi mức thuế theo Điều 2 Khoản 2 Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013
của Bộ Tài chính:
“Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất
khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của


11

mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư nay
và ghi mức thuế suất xuất khẩu là 0% (không phần trăm).”
b. Đánh giá tác động
Hiện tại, thuế suất nhập khẩu của các mặt hàng tôm nhập khẩu vào thị trường
Việt Nam đều không vượt quá 27%. Đây là một mức thuế suất ưu đãi của nhà nước
góp phần tăng nguồn cung cho thị trường trong nước đối với những mặt hàng tôm

trong nước không sản xuất, kinh doanh.
Thuế suất xuất khẩu của các mặt hàng tôm là 0%. Điều này cho thấy Việt Nam
đang thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu tôm, góp phần đưa tôm trở thành
một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đồng thời đưa Việt Nam vào nhóm các
nước xuất khẩu tôm đứng đầu thế giới.
Tuy nhiên giá xuất khẩu tôm vào các thị trường ngoài thấp, kết hợp với thuế xuất
khẩu là 0% nên tôm nói riêng và các mặt hàng thủy sản của Việt Nam nói chung
thường xuyên bị các thị trường lớn như Mỹ nghi ngờ, khởi kiện và áp dụng các mức
thuế chống bán phá giá hoặc áp dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế sản
lượng xuất khẩu sang các thị trường đó.
5. Thuế thu nhập cá nhân
a. Chính sách thuế
Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
các luật về thuế 2014 thì:
+ Đối tượng nộp thuế: cá nhân có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật
+ Thu nhập được miễn thuế:
- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp nuôi trồng, đánh bắt tôm chưa qua chế
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.


12

- Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc
trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai
thác, đánh bắt tôm xa bờ.
+ Cách tính thuế:
- Đối với cá nhân kinh doanh: Theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu đối với lĩnh vực,
ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Thu nhập cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không
thuộc thu nhập chịu thuế.

Thuế suất:
• Phân phối, cung cấp các hàng hóa liên quan đến tôm: 0,5%
• Hoạt động kinh doanh khác có liên quan: 1%
- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công: Tính theo biểu thuế lũy tiến
từng phần:

Bậc thuế
1
2
3
4
5
6
7

Phần thu nhập tính thuế/năm
(triệu đồng)
Đến 60
Trên 60 đến 120
Trên 120 đến 216
Trên 216 đến 384
Trên 384 đến 624
Trên 624 đến 960
Trên 960

Phần thu nhập tính
thuế/tháng
(triệu đồng)
Đến 5
Trên 5 đến 10

Trên 10 đến 18
Trên 18 đến 32
Trên 32 đến 52
Trên 52 đến 80
Trên 80

Thuế
suất (%)
5
10
15
20
25
30
35

b. Đánh giá tác động
Chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân đối với mặt hàng tôm khuyến khích hoạt động
khai thác, đánh bắt, nuôi trồng tôm của các ngư dân. Điều này không chỉ có ý nghĩa
trong phát triển kinh tế đối về mặt hàng thủy sản và còn có ý nghĩa chính trị trong việc
thực hiện chủ quyền đối với vùng biển Việt Nam có quyền khai thác.


13

III. KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị về chính sách thuế
a. Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu xuống còn 0%
Theo điều tra mới đây của VASEP, gần 90% số DN làm hàng hải sản trả lời phiếu điều
tra cho biết, họ đang có nhu cầu NK nguyên liệu hải sản cho chế biến XK, và số DN

chế biến tôm có nhu cầu NK tôm chân trắng và tôm sú là tương đương nhau. Nguyên
nhân chủ yếu là do không đủ nguồn cung trong nước, việc giảm số lượng tàu đánh bắt
do vấn đề biển đông và thu gom mua nguyên liệu của các thương nhân Trung Quốc
dẫn đến việc thiếu nguyên liệu chế biến và nhiều doanh nghiệp sản suất cầm chừng.
Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng mức thuế NK nguyên liệu thủy sản hiện tại là
cao và đề xuất giảm xuống 0% nhằm giảm bớt những khó khăn, tạo nguồn nguyên liệu
dồi dào để DN chủ động tăng cường đẩy mạnh chế biến XK, phấn đấu hoàn thành mục
tiêu Chính phủ giao là XK thủy sản đạt 6,5 - 6,7 tỷ USD vào năm 2015 và 8 tỷ vào
năm 2020.
Số liệu Hải quan cho thấy, đến nay Việt Nam đã NK nguyên liệu thủy sản từ trên 70
nước và vùng lãnh thổ, trong đó NK để sản xuất XK chiếm 70 – 85% giá trị NK. Từ
năm 2001 - 2004, giá trị NK đạt khoảng 90 - 100 triệu USD/năm và từ năm 2005 2008, giá trị NK tăng lên, đạt khoảng 200 - 300 triệu USD/năm. Đến năm 2010, khối
lượng nguyên liệu thủy sản NK là 130,2 nghìn tấn, trị giá 325,375 triệu USD. Các
nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản chính cho Việt Nam là Nhật Bản, ASEAN, Đài
Loan, Hàn Quốc, Mỹ... Như vậy, nếu so sánh với giá trị XK đạt trên 5 tỷ USD thì với
khoảng 300 triệu USD NK nguyên liệu thủy sản mỗi năm, việc NK nguyên liệu để chế
biến XK không ảnh hưởng tới sản xuất trong nước
b. Sửa đổi bổ sung nghị định 67 về cấp tín dụng đóng tàu cho ngư dân
Nghị định 67 được ban hành thực hiện mục tiêu khuyến khích ngư dân bám biển, trên
cơ sở đó tái cơ cấu ngành thủy sản, khuyến khích đóng tàu lớn, nhưng vững chắc để có
thể khái thác xa bờ đúng với lợi thế từng địa phương giúp ngư dân dân ổn định sản


14

xuất, phát triển bền vững, và thu nhập ngày càng cao, góp phần giữ vững chủ quyền
biển đảo của Tổ quốc.
Tuy nhiên đến nay vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn khi thực hiện nghị định này như,
yêu cầu khắt khe về mẫu tàu và máy tàu, việc tính tuổi thọ của máy cũ, phê duyệt hồ
sơ ở địa phương và vốn đối ứng của ngư dân. Mức lãi suất còn cao trong khi làm thủ

tục vay vốn tốn nhiều thời gian và phức tạp, quá trình giải ngân vốn còn chậm chạp,
mâu thuẫn quy đinnh về thuế giá trị gia tăng của NĐ 67/2014/NĐ-CP (Chủ tàu khai
thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu
được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên) và NĐ
12/2015/NĐ-CP (tàu đánh bắt xa bờ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ) …
Giải pháp nhóm đề suất là:
- Chính phủ đẩy nhanh “Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp đóng tàu”,
để các cơ sở đóng tàu có thể nhanh chóng tiếp cận được với những chính sách ưu đãi
về thuế, thủ tục hải quan, chính sách tín dụng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong
lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản.
- Chính quyền địa phương cần tiếp xúc và giải thích, giúp ngư dân thay đổi suy nghĩ,
hiểu về những lợi ích của phương thức sản xuất mới, đồng thời hướng dẫn ngư dân
cách xây dựng mô hình thông qua việc xây dựng một mô hình mẫu
- Ngân hàng tổ chức nhiều hơn các buổi tiếp xúc với ngư dân để tháo gỡ khó khăn
trong thủ tục hồ sơ và hiểu rõ hơn chính sách tính dụng ưu đãi của từng ngân hàng.
- Tích cực thực hiện liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các bên tham gia.

2. Kiến nghị về ngành sản xuất, kinh doanh mặt hàng tôm
a. Kinh doanh tôm phải có điều kiện
Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tôm, hiện nay đang có một số doanh nghiệp lớn
và nhỏ rơi vào tình trạng tê liệt do bị cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách
bằng mọi giá. Nhiều doanh nghiệp coi trọng lợi ích trước mắt, coi nhẹ chất lượng, đã


15

mua tôm có tạp chất, chế biến thiếu trọng lượng, gian lận thương mại … dẫn đến phải
đền bù và mất khách hàng.
Đặc biệt, một số doanh nghiệp có vốn tự có thấp, nên khi gặp sự cố về tài chính, sức
chịu đựng kém, khiến cho các ngân hàng thiếu an tâm khi cho vay vốn.

Thời gian qua, theo phản ánh từ nhiều doanh nghiệp, hiện nay có nhiều đơn vị mặc dù
không đủ năng lực tài chính, cũng như các điều kiện để sản xuất kinh doanh tôm
nhưng vẫn thành lập và có những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh là làm nhiễu
thị trường.
Do đó, việc đưa mặt hàng tôm thành ngành sản xuất có điều kiện sẽ giúp Nhà nước dễ
quản lý các doanh nghiệp hơn, đồng thời cũng chấn chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh
doanh tôm hiệu quả hơn. Đây là hướng lâu dài để tạo ra sự phát triển bền vững cho
ngành tôm. Các doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh tôm phải đáp ứng điều kiện
về: Vốn, nhân sự có bằng cấp và có kinh nghiệm, phương án về bảo vệ môi trường…
b. Mở rộng tiêu thụ thị trường nội địa
Hiện nay vẫn còn ít doanh nghiệp chú trọng việc mở rộng hoạt động tại thị trường nội
địa. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ nội địa không lớn, trong khi chi phí vận
chuyển, bảo quản, quảng bá cao. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất
khẩu cũng có chung một điểm bất lợi là, thế mạnh của họ là hàng đông lạnh, trong khi
người tiêu dung Việt Nam có thói quen tiêu dùng hàng thủy sản tươi sống, bên cạnh đó
là chiết khấu của hệ thống bán lẻ (Đối với các siêu thị trong nước, mức chiết khấu
khoảng 10%, nhưng với các siêu thị nước ngoài phải 10% trở lên, thậm chí 20% doanh
thu. Chưa kể, hằng năm các siêu thị lại đều đặn tăng mức chiết khấu, ít là 2 - 3%,
nhiều là 5 - 15% so với năm trước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải “hỗ trợ” nhiều
khoản, như: hoạt động thường niên của siêu thị hay siêu thị tổ chức đợt khuyến mãi
hoặc mở các điểm bán hàng mới… ) .
Bên cạnh những khó khăn cho doanh nghiệp, thị trường nội địa vẫn được đánh giá là
một thị trường tiềm năng. Theo thống kê của Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và
Nghề muối, năm 2013, giá trị sản phẩm thủy sản nội địa chỉ khoảng 8.400 tỷ đồng;


16

năm 2014 đã lên 13.000 tỷ đồng; dự kiến năm nay 15.000 tỷ đồng. Khi đáp ứng được
các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm thì thói quen tiêu dùng thủy sản thô của người

dân trong nước sẽ giảm và tăng tiêu dùng hàng thủy sản đông lạnh, đã qua chế biến
hơn. Mặt khác, việc mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa để giảm phụ thuộc thị trường
xuất khẩu, đồng thời góp phần làm giảm sự bấp bênh của sản phẩm, giá cả nông sản.
Hơn nữa, việc bỏ ngỏ thị trường nội địa quá lâu khiến nhiều doanh nghiệp phát triển
thiếu bền vững.

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mã số và mức thuế suất nhập khẩu một số nhóm mặt hàng, mặt hàng
tôm
Chú giải
nhóm/phân
Tên nhóm
nhóm
03061
ĐÔNG LẠNH
03061100
Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp.,
Panulirus spp., Jasus spp.)
03061200
Tôm hùm (Homarus spp.)
03061500
Tôm hùm Na Uy (Nephros norvegicus)
03061600
Tôm shrimps và tôm prawn nước lạnh (Pandalus spp.,
Crangon rangon)
030617
Tôm shrimps và tôm prawn khác:
03061710
Tôm sú (Penaeus monodon)
03061720

Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
03061730
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
03061790
Loại khác
03061900
Loại khác, kể cả bột thô, bột mịn và viên của động vật
giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người
03062
KHÔNG ĐÔNG LẠNH
030621
Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp.,
Panulirus spp., Jasus spp.):
03062110
Để nhân giống
03062120
Loại khác, sống
03062130
Tươi hoặc ướp lạnh
0306219
Loại khác
03062191
Đóng hộp kín khí (1)
03062199
Loại khác

Thuế suất
nhập khẩu
15%
10%

10%
3%
12%
12%
12%
0%
0%

0%
10%
10%
10%
10%


17

030622
03062210
03062220
03062230
0306229
03062291
03062299
03062500
030626
03062610
03062620
03062630
0306264

03062641
03062649
0306269
03062691
03062699
030627
0306271
03062711
03062712
03062719
0306272
03062721
03062722
03062729
0306273
03062731
03062732
03062739
0306274
03062741
03062749
0306279
03062791
03062799
030629
03062910
03062920
03062930
0306299


Tôm hùm (Homarus spp.):
Để nhân giống
Loại khác, sống
Tươi hoặc ướp lạnh
Loại khác
Đóng hộp kín khí (1)
Loại khác
Tôm hùm Na Uy (Nephrops norvegicus)
Tôm shrimps và tôm prawn nước lạnh (Pandalus spp.,
Crangon crangon)
Để nhân giống (1)
Loại khác, sống
Tươi hoặc ướp lạnh
Khô
Đóng hộp kín khí (1)
Loại khác
Loại khác
Đóng hộp kín khí (1)
Loại khác
Tôm shrimps và tôm prawn loại khác:
Để nhân giống:
Tôm sú (Penaeus monodon) (1)
Tôm thẻ chân trắng (Litopeneus vannmei) (1)
Loại khác (1)
Loại khác, sống:
Tôm sú (Penaeus monodon)
Tôm thẻ chân trắng (Litopeneus vannmei)
Loại khác
Tươi hoặc ướp lạnh:
Tôm sú (Penaeus monodon)

Tôm thẻ chân trắng (Litopeneus vannmei)
Loại khác
Khô:
Đóng hộp kín khí (1)
Loại khác
Loại khác:
Đóng hộp kín khí (1)
Loại khác
Loại khác, kể cả bột thô, bột mịn và viên của động vật
giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người:
Sống
Tươi hoặc ướp lạnh
Bột thô, bột mịn và viên
Loại khác:

0%
10%
10%
10%
10%
10%
0%
0%
0%
10%
10%
10%
10%
0%
0%

0%
10%
10%
0%
10%
12%
0%
10%
10%
10%
10%
0%
0%
20%


18

03062991
03062999

Đóng hộp kín khí (1)
Loại khác

10%
10%

Phụ lục 2: Mã số và mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi riêng đối với một số nhóm
mặt hàng, mặt hàng tôm đã được hun khói
Chú giải

nhóm/phâ
n nhóm
98041
98041100
98041200
98041500
98041600
980417
98041710
98041720
89041730
98041790
98041900
98042
980421
98042110
98042190
980422
98042210
98042290
98042400
980425
98042510
98042690
980427
98042710
98042790

Tên nhóm


Thuế suất
nhập khẩu

ĐÔNG LẠNH
Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp., 27%
Panulirus spp., Jasus spp.)
Tôm hùm (Homarus spp.)
27%
Tôm hùm Na Uy (Nephro norvegicus)
27%
Tôm shrimps và tôm prawn nước lạnh (Pandalu spp., 27%
Crangon crangon)
Tôm hrimps và tôm prawmn khác
Tôm sú (Penaeus monodon)
27%
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
27%
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
27%
Loại khác
27%
Loại khác, bao gồm bột thô, bột mịn và bột viên của 27%
động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người
KHÔNG ĐÔNG LẠNH
Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp.,
Panulirus spp,. Jasus spp):
Đóng hộp kín khí
27%
Loại khác
27%

Tôm hùm (Homarus spp.):
Đóng hộp kín khí
27%
Loại khác
27%
Tôm hùm Na Uy (Nephrosps norvegicus)
27%
Tôm shrimps và tôm prawn nước lạnh (Pandalus spp.,
Crangon crangon):
Đóng hộp kín khí
27%
Loại khác
27%
Loại khác, bao gồm bột thô, bột mịn và bột viên của động
vật giáp xác, thích hợp làm thức ăn cho người:
Đóng hộp kín
27%
Loại khác
27%
Nguồn: Hải quan Việt Nam customs.gov.vn


19


20

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
ST
T


Họ và tên

Mã sinh viên

1

Vũ Diệu Hằng

1311110206

2

Phạm Đức Hạnh

1212160073

3

Lê Thị Hạnh

1212210048

4

Đỗ Thị Hiền

1211110223

5


Vũ Thị Phương Thảo

1211110621

6

Nguyễn Phương Thảo 1211110601

7

Hán Thu Thảo

1211110594

Công việc thực hiện
Tìm hiểu tình hình
sản xuất, kinh doanh
Tìm hiểu tác động
của các sắc thuế
Tìm hiểu thị trường
tiêu thụ
* Tìm hiểu thuế thu
nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập cá
nhân, thuế xuất nhập
khẩu
* Đề xuất kiến nghị
* Tổng hợp và chỉnh
sửa báo cáo

* Tìm hiểu tác động
của các sắc thuế
* Thiết kế slide
thuyết trình
* Tìm hiểu thuế tài
nguyên, thuế giá trị
gia tăng
* Đề xuất kiến nghị
* Tổng hợp và chỉnh
sửa báo cáo
* Thuyết trình
Xác định đề cương

Điểm đánh giá



×